Thanh Martino De Porres
Cuộc đời Thánh Martinô (theo gxdaminh.net)
Giuse Ngô Văn Công O.P
Chào
đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt - thậm chí có thể nói là bi đát và
thương tâm – giữa thế kỷ mười sáu (ngày 9/12/1579), cậu bé Martinô de
Poret đã sớm chứng tỏ cho mọi người thấy : lòng yêu mến không cần phải
có điều kiện, hay hoàn cảnh thuận lợi.
Mang
trong mình dòng máu hiệp sĩ của người Cha Don Juan de Poret, Martinô đã
vượt qua những rào cản của kỳ thị, của những khinh miệt và nhiễu nhương
của thời cuộc để sống tâm hồn đơn sơ, phó thác, và tin tưởng tuyệt đối
vào tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Nhờ dòng máu của người mẹ
da den Anna velasquez, Martinô đã sớm thấu hiểu thế nào là bị ruồng bỏ,
bị khinh chê và phải hứng chịu bất công của xã hội. Nhưng hoàn cảnh đau
buồn ấy không làm cho cậu bé Martinô nổi loạn hay chống đối xã hội.
Trái lại, cậu đã dùng những bất công, kỳ thị và thiệt thòi ấy của bản
thân để chứng minh cho mọi người thấy rằng “mọi sự đều có thể sinh lợi
ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa”. Không những, Martinô đã vượt qua
hoàn cảnh bất lợi của mình, mà cậu còn sống đẹp và thật hữu ích cho mọi
người, trở thành bài ca bác ái vang mãi đến tận hôm nay và sau này nữa.
Thiếu
vắng tình thương của người cha, Martinô không oán đời hay trách người,
cậu vẫn giữ lòng hiếu thảo và trọng kính với cha, nhờ vào việc cậu đã
thấu cảm tình thương vô biên của Thiên Chúa là CHA THẬT của hết mọi
người, không phân biệt sang hèn, đen trắng… Cậu đã khám phá và xây dựng
cho mình một triết lý sống : “Tất cả mọi người đều là anh em với nhau
trong Chúa, vì là con một Cha trên trời.”
Vì
thế, cậu đã quên đi cái nghèo, cái bất hạnh của mình để đến với mọi
người. Từ những cụ già bị hành hạ, đói lả trên đường, hay những bệnh
nhân đau đớn sống dở chết dở, cho tới những chú mèo, chị chuột… tất cả
đều nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của cậu.
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13).
Khi
biết cha bề trên lo buồn vì những món nợ khổng lồ của tu viện, nguyên
nhân dẫn đến những món đồ trong nhà lần lượt đội nón ra đi, Martinô đã
cầu nguyện rất nhiều và mong muốn làm được chút gì đó để chia sẻ gánh
nặng với cha bề trên và cộng đoàn. Một lần, Martinô đang quét hành lang
thì thấy cha bề trên tất tả ra đi với hai gói lớn. Thoáng nhìn vẻ mặt
mệt mỏi của ngài, Martinô cảm thấy lòng dâng lên một nỗi cảm thông dạt
dào.
Đoán
biết sự việc, cậu chạy vào phòng ăn kiểm tra lại, thì thấy hai bức
tranh trên tường đã biến mất. Martinô cảm thấy tiếc hai bức tranh đẹp,
và chưa biết xử trí ra sao, thì một tia sáng chợt lóe lên trong đầu. Cậu
lật đật đuổi theo cha bề trên, vừa thở hổn hển vừa nói :
"Thưa cha bề trên, cha không cần phải bán hai bức tranh này. Xin cha
hãy đem con đi bán ! Con khỏe mạnh, có chút chữ nghĩa và biết làm nhiều
việc. Như thế, cha có thể bán con với giá cao, chừng đó, chẳng những cha
có dư tiền để trả nợ mà còn có thể mua thêm vài bức tranh nữa. Thật là
đơn giản, thưa cha".
Cha
bề trên há hốc miệng tỏ vẻ kinh ngạc, vì cha vừa được nhìn ngắm vào tận
đáy tâm hồn trong suốt của người giúp việc da đen này, cha cảm thấy nỗi
mệt mỏi tan biến và hai gói hàng nặng dưới tay cha trở nên nhẹ bổng.
Cha đặt hai bức tranh xuống đất, ôm chầm lấy Martinô và nói : "Không !
Martinô ! Con không nên nghĩ như thế. Con quí giá hơn mọi vẻ đẹp trên
thế gian này !"
Một
trong những ơn riêng Thiên Chúa ban cho Martinô, là ơn làm cho bánh hóa
nhiều. Mỗi sáng Martinô thường ăn uống thật vội vã để có giờ tiếp đón
hàng trăm người nghèo đang đứng đợi thày ngoài cổng. Bởi vì Martinô hiểu
được sự thật này : phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa Kitô, thế nên
thày không muốn để Ngài phải đợi lâu ngoài cửa.
"Xin Chúa chúc lành và gia tăng của ăn này để làm no lòng những người đến đây".
Đó là lời "truyền phép" đơn sơ của thày Martinô trên giỏ lương thực.
Trong khoảng một giờ đồng hồ, Martinô đứng ở cửa tu viện phân phát thức
ăn, và dưới con mắt đức tin, thày thấy những bàn tay đang giơ ra kia là
những bàn tay của Chúa. Nghĩ như thế, nên không bao giờ thày nhìn xuống
giỏ thực phẩm để tính toán. Thức ăn vẫn tiếp tục còn trong giỏ bao lâu
thày muốn. Đến khi mọi người đã no nê, Martinô đóng cửa lại, thày thu
góp những mảnh vụn và thực phẩm dư thừa, rồi đi về phía chuồng bò để lo
cho các chú chuột đang chờ thày ở đó được ăn. Lời thày đã hứa là hứa
thật, dù là hứa với đám chuột.
Khi
trái đã chín thơm và khi đóa hoa đã tỏa hương thơm ngát, chính là lúc
được Thiên Chúa hái về để điểm tô thiên giới, và trở thành khí cụ chuyển
thông ơn Thiên Chúa xuống cho những ai tin tưởng và đặt hy vọng vào
Người..
Ngày
3-11-1639, chỉ một cơn đau nhẹ, thày Martinô qua đời, vào ngày mà thày
đã báo trước cho anh em trong Dòng. Người đã từng cứu chữa các bệnh
nhân, làm cho người chết sống lại và thực hiện bao nhiêu phép lạ khác đã
không cứu chữa chính mình. Năm ấy, thày Martinô tròn 60 tuổi.
Lòng
thương cảm người khổ đau của thày Martinô không chấm dứt sau khi quả
tim đã ngừng đập. Khi thi thể thày còn được quàn tại tu viện, nhiều
người bị bệnh nan y đến chạm vào thày và đã được lành bệnh.
Những
người khiêng linh cữu của thày Martinô đến huyệt không phải là các thày
Dòng, mà là hai Giám mục, cùng với Tổng trấn Lima và Quan chánh án
hoàng gia. Đông đảo dân chúng theo sau cầu nguyện và cất cao giọng hát :
"Chúa hạ bệ kẻ kiêu căng và tuyên dương người khiêm hạ".
Thật
không còn lời nào đúng hơn để chúc tụng người tôi tớ da đen hèn mọn của
Chúa, bởi vì họ đang từ giã một con người đặc biệt, mà mỗi nhịp đập nơi
trái tim người ấy, đều hòa nhịp với trái tim của Thiên Chúa, của con
người và của vạn vật.
Năm
1837, đức Grêgorio XVI suy tôn thày Martinô de Porres lên hàng chân
phước. Ngày 6-5-1962, đức Gioan XXIII ghi tên ngài vào sổ các hiển
thánh.
Chúng
con nguyện xin Thánh Martinô chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con biết
theo gương thánh nhân, hát lên “bài ca bác ái”, Lời Yêu Thương trong
đời, để ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa, đã luôn dùng mọi sự để sinh ích lợi
cho những ai yêu mến Người.
Theo nhakhoa.me
Bạn thân của người nghèo khổ và của loài vật vô tri.
Mẹ con cậu Martinô tuy nghèo, nhưng lại rộng lòng bác ái với những người
cùng cảnh ngộ. Một hôm bà mẹ gọi hai anh em Martinô và Gioanna, trao
cho mấy đồng xu và sai chúng ra chợ mua rau. Bà đã cặn kẽ bảo em giữ
tiền cẩn thận đi thẳng đến chợ, không nên nhìn hai bên đường. Vì bà nghĩ
nếu con mình thấy kẻ nghèo khó thì sẽ thương mà tặng cho họ những đồng
tiền mẹ con đang cần cho bữa tối nay. Hai anh em vâng dạ và mau mắn ra
đi. Ðang đi, mắt cô em đã bắt gặp người ăn xin mặc đồ rách rưới bên kia
đường. Ý nghĩ là sẽ không nói, nhưng tự nhiên cô bé bật miệng kêu “Kìa!”
Thế là Martinô nhìn theo em.
Nghĩ đến lời mẹ căn dặn, hai anh em đã cố gắng đi tiếp. Những cậu lại
nghĩ chắc mẹ cũng không nỡ để người hành khất này chết đói. Thế là hai
anh em quay lại bên người hành khất, cậu lấy tiền ra và nói: “Nhân danh
Thiên Chúa Ba Ngôi, ông hãy cầm lấy số tiền này!” Ông nhận quà, miệng
rối rít cám ơn và xin Chúa chúc lành cho hai em. Thế là hết tiền, hai
anh em đâm lo, không biết phải nói với mẹ làm sao. Vừa tới ngang nhà thờ
chính tòa thành Lima, hai anh em liền vào, lên tận bao lơn cung thánh.
Quỳ ở đó, Martinô đã cất lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu yêu dấu, xin
ban của ăn cho chúng con. Con mới cho người hành khất số tiền duy nhất
của mẹ con rồi. Chúng con không còn gì cho bữa tối nay. Xin Chúa đừng để
mẹ con buồn giận chúng con. Cám ơn Chúa!” Em Gioanna thưa: “Amen”.
Martinô và Gioanna đứng dậy, bái Chúa rồi ra về, lòng đầy tin cậy Chúa
biết rõ những gì gia đình các em cần. Vừa thấy hai con, bà không thấy
chúng cầm gì thì biết ngay chúng đã gặp ai và hành động thế nào rồi. Bà
cũng suy nghĩ có đánh, có la mắng chúng lúc này cũng chẳng ích gì. Vả
lại, bà cũng từng bảo các con phải thương giúp người nghèo. Bà quay vào
và liên tưởng đến người chồng, với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho ba
tụi nhỏ sớm nghĩ lại, để chúng con có của nuôi thân, và có thể làm phúc
cho cả những người nghèo nữa!”
Khi Martinô được 8 tuổi, tức năm 1587, ông Gioan Porres, một sĩ quan Tây
Ban Nha, đã hồi tâm và trở về chăm sóc mẹ con bà Anna Velasquez. Ông đã
đem hai con gửi trọ học ở nhà ông chú tên là Giacôbê tại Equador. Ở đây
các em được chú thương yêu và thuê người giám hộ tốt để dạy về chữ
nghĩa và đức tính. Martinô là cậu học sinh ngoan và thông minh. Sau hai
năm, cha cậu để Gioanna ở lại tiếp tục học, còn Martinô, ông bắt về ở
bên mẹ tại Lima. Ông căn dặn Martinô: “Con phải học nghề hớt tóc. Cha hy
vọng con sẽ cố gắng học, và cố gắng trở nên người Công giáo tốt”.
Martinô đã vâng lời cha và cố gắng học cũng như sống đạo tốt.
Thời đó và trong hoàn cảnh sống tại Lima, thợ hớt tóc đồng thời cũng là
“thầy lang”. Họ phải học biết các kiến thức y học phổ thông, như biết
bắt mạch chẩn bệnh, biết băng bó vết thương, biết chữa các bệnh cảm cúm,
sốt rét, biết nắn khớp xương và pha thuốc. Martinô rất thích nghề này.
Cậu thưa với mẹ: “Mẹ ơi, tập nghề hớt tóc là một nghề cao cả, mẹ ạ. Học
nghề này con có thể giúp đỡ những người nghèo khó được nhiều, mẹ nhỉ!”
Mẹ cậu khích lệ con: “Martinô, con là một đứa trẻ tốt. Xin Chúa chúc
lành và luôn gìn giữ con tốt mãi như vậy!” Martinô thưa lại: “Thưa me,
đó là điều con hằng cầu nguyện mỗi sáng trong thánh lễ, và Chúa đã giúp
con. Ngài biến đổi con, giúp con học nghề này cho đạt kết quả tốt”.
Sau hai năm học nghề, lúc 12 tuổi, Martinô vui vẻ và hăng say hành nghề.
Mỗi sáng, cậu tham dự Thánh lễ, có khi giúp lễ nhiều bao nhiêu có thể,
tại nhà thờ Thánh Ladarô. Sau đó, mang đồ nghề đi rảo quanh khắp xóm dân
nghèo, tới đến với những người già yếu, tàn tật để săn sóc bệnh tật cho
họ mà không lấy công. Nhiều đêm cậu cũng phải thức để chăm sóc các con
bệnh đang cần đến cậu. Nhất là những người hấp hối cần cậu ở bên khích
lệ họ tin tưởng vào Chúa, và giúp họ dâng lên Ngài những bệnh tật đau
khổ.
Năm lên 15, Martinô xin mẹ dẫn đến tu viện Mân Côi của các cha Dòng
Ðaminh tại Lima để xin đi tu. Tuy mẹ mong muốn con làm linh mục hay ít
là làm thầy Dòng nhưng Martinô xin mẹ ưng thuận để cậu chỉ xin làm người
giúp việc trong Dòng mà thôi. Bà hỏi con: “Tại sao con không muốn làm
linh mục hoặc thầy Dòng, mà lại chỉ muốn làm người giúp việc thôi?” Cậu
thưa: “Vì con không muốn trở nên người quan trọng. Con chỉ muốn chu toàn
những việc tầm thường vì yêu mến Chúa. Xin mẹ vui lòng chấp nhận ước
nguyện của con!” Bà quyết định: “Ðược rồi, xin Chúa chúc lành cho con;
còn trong tu viện, con muốn ở bậc nào tùy ý con chọn, mẹ chỉ xin con nhớ
cầu nguyện cho mẹ”. Trước đây cha Tu viện trưởng cũng đã nhiều lấn nghe
biết về cậu Martinô, nên người đã ưng thuận. Thế là Martinô được gia
nhập tu viện, mang y phục người giúp việc trong Dòng Ðaminh. Cậu cảm
thấy mình đã được thuộc trọn về Chúa và Ðức Mẹ.
Trong bậc giúp việc, Martinô dảm nhận nhiều công tác, như hớt tóc, coi
nhà giặt, phụ trách phòng y tế, Martinô rất vui trong việc phụng vụ tha
nhân. Bệnh nhân đầu tiên trong Dòng mà Martinô săn sóc, đó là Cha Phêrô.
Một chân cha bị thương và lại bị nhiễm trùng, cần phải giải phẫu và cưa
chân để cứu sinh mạng. Vì quá đau nên Cha Phêrô có phần bất nhẫn. Tới
bữa, Martinô dọn một đĩa rau tươi với những trái ôliu thật ngon mang tới
Cha. Ðến phòng, Maritnô gõ cửa. Có tiếng từ trong đáp ra: “Ði chỗ khác,
để cho tôi yên”. Bất kể tiếng la quát cứng cỏi của Cha, cậu cứ điềm
tĩnnh đẩy cửa bước vào. Với giọng săn sóc cậu hỏi: “Cha Phêrô ơi, Cha có
thích dùng chút rau tươi tuyệt ngon này không?” Cha Phêrô mở to đôi mắt
ngạc nhiên: “Sao lại không? Tôi đang thèm rau tươi đây. Sao cậu đoán
được ý tôi?” Cha Phêrô ngồi dậy và dùng một cách ngon lành, “Cảm ơn
Martinô nhé!” Cậu mỉm cười thưa: “Bây giờ để con thay băng cho Cha nhé?”
Cha cũng mỉm cười đồng ý.
Thế là vừa thay băng Martinô vừa nói với Cha, “Thưa Cha, chắc Cha tin
rằng Chúa sẽ chữa lành vết thương của Cha chứ?” “Martinô, con hãy cầu
nguyện, để Chúa chữa lành vết thương của Cha! Còn Cha, dù có chết Cha
cũng không muốn giải phẫu!”
Vừa ra khhi phòng Cha Phêrô, Martinô lên ngay nhà nguyện, quỳ cầu nguyện
trước Nhà Tạm: “Lạy Chúa chí ái, xin chữa lành chân Cha Phêrô. Chúa đã
từng chữa nhiều người khác, chẳng có gi mà Chúa không làm được. Con tin
Chúa”. Tối hôm đó, khi Martinô trở lại thăm Cha Phêrô, cậu đã thấy Cha
đang đi đi lại lại trong phòng! Vừa thấy cậu, Cha kêu lên: “Martinô,
Martinô! con đã chữa lành vết thương của Cha rồi! Cha không biết phải
cám ơn con thế nào. Con rời khỏi đâu chừng nửa giờ, thì chỗ bị sưng xẹp
xuống và cơn đau cũng biến mất. Con vừa làm một phép lạ đó!” Martinô
thưa lại, “Xin Cha đừng nói như vậy, con chỉ thay băng cho Cha thôi,
chính Chúa mới làm cho vết thương Cha lành”. “Ðúng rồi, nhưng nếu con
không cầu nguyện, chắc chắn Cha cũng chưa khỏi!”
Không những Martinô hết lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, cậu còn săn
sóc và bảo vệ sự sống của các con vật nữa. Các chú chim đến với cậu để
kiếm ăn, các con mèo hoang cũng vậy. Cậu luôn dự trữ sẵn đồ ăn cho
chúng. Một hôm, đàn chuột cắn đồ lễ tại Cung thánh, thầy phụ trách đã
trình Cha Bề trên và xin để cậu Martinô diệt chúng, cậu bèn cầu nguyện,
rồi đi lên phòng thánh. Vừa bắt gặp một chú chuột, Martinô gọi nó, nó đã
ngoan ngoãn chạy lại bên cậu, Martinô nói: “Bây giờ chú hãy nghe cho
kỹ... chú và các chuột khác phải rời khỏi phòng thánh này ngay, vì các
chú đã cắn áo lễ. Chúa không hài lòng với các chú về việc này. Vậy các
chú bảo nhau thu dọn ra ở chuồng bò. Tôi sẽ đem đồ ăn đến cho các chú.
Hiểu chưa?”
Con chuột gật đầu rồi chạy mất. Một lát sau, nó dẫn một đàn chuột theo,
nhắm thẳng hướng tay Martinô chỉ ra chuồng bò. Thầy phụ trách Cung thánh
cũng hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến đàn chuột đang đi theo hướng tay
Martinô chỉ. Thầy đã lên trình Cha Bề trên về hiện tượng lạ lùng ấy. Và
từ đó, không còn thấy lũ chuột cắn đồ lễ nữa.
Chín năm Martinô ở bậc giúp việc; đến năm 1603, khi anh đã 24 tuổi, các
Bề trên nhận thấy ơn Chúa thương Martinô nhiều. Anh đã khiêm nhượng xin ở
bậc giúp việc chứ không dám xin ở bậc các thầy. Các Bề trên và tất cả
nhà Dòng đều nhận thấy anh sống đời cầu nguyện, khiêm nhượng thống hối
và bác ái gương mẫu nên đã quyết định cho anh lên bậc tu sĩ thực thụ. Bề
trên gọi Martinô và bảo: “Martinô, từ nay con không còn là người giúp
việc nữa. Con sẽ là một Thầy Dòng”. Martinô thưa lại, “Thưa Cha, con bất
xứng!” “Việc đó Cha chịu trách nhiệm. Con hãy mời mẹ con llên đây dự lễ
Mặc áo Dòng!”
Khi được tin, mẹ cậu đã hết sức vui mừng.
Sau ngày Mặc áo Dòng, Martinô đã nhận thêm những trách vụ mới, như việc
săn sóc những người nghèo khó bằng những lời: “Nguyện xin Thiên Chúa
chúc lành, gia tăng lương thực này, và xin Người thánh hóa tất cả những
ai dùng của ăn này”. Lời nguyện này luôn luôn thấy hiệu lực. Bất kể
người được ít kẻ được nhiều, không một ai đến xin ăn mà phải về tay
không. Ai nấy đều được no đủ và hài lòng với thầy Martinô.
Một hôm, lúc thầy Martinô đem những ổ bánh cuối cùng trong kho nhà Dòng
phát cho người nghèo, làm ông giúp việc nấu bếp lo lắng. Ông chạy đến
thưa Cha Bề trên, nhưng ngài điềm tĩnh đáp: “Ông đừng lo, thầy Martinô
không phát hết đâu, bánh sẽ còn đủ cho cả chúng ta nữa”.
Quả đúng như lời Cha Bề trên, vì hằng ngày, không rõ số bánh thầy
Martinô đã cho đi bao nhiêu, nhưng các thầy vẫn luôn luôn có đủ bánh
dùng.
Thầy Martinô luôn làm các việc bình thường trở nên những việc khác
thường bằng tình yêu mến Chúa “hết lòng, hết sức, hết linh hồn” và phục
vụ “yêu thương” anh em đồng bào theo giới răn bác ái của Chúa. Thầy thể
hiện hai giới răn này suốt từ khi có trí khôn. Suốt hơn 45 năm sống đời
khiêm hạ và bác ái trong Dòng Thánh Ðaminh tại Lima, Martinô tận tâm
phục vụ Chúa nơi các bệnh nhân, những người nghèo khó và các trẻ em mồ
côi. Thầy sống rất đẹp lòng Chúa nên Ngài đã làm bao nhiêu điều lạ lùng
qua lời cầu nguyện của Thầy: như các lần thị kiến, xuất thần, đánh tội
nhiệm nhặt, ở hai nơi một trật, thông hiểu thần học, làm phép lạ chữa
lành bệnh nhân, cảm thông hiểu biết cũng như sai khiến được các con vật
vô tri.
Thầy sống thật xứng đáng là một tu sĩ gương mẫu trong đức vâng lời trọn
hảo, đức khiêm nhượng thẳm sâu, và lòng thương yêu đối với các thụ tạo
của Thiên Chúa. Vị Thánh hai dòng máu Tây Ban Nha và Pêru da mầu này đã
thể hiện tình yêu thương với mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da
hay quốc tịch. Thầy phục vụ Chúa Kitô trong mọi người, vô điều kiện và
vô giới hạn. Trong những đêm dài cầu nguyện và thông hối, Martinô được
đói khát tình yêu Thiên Chúa, và trong những ngày dài Thầy dành để săn
sóc các bệnh nhân, nuôi dưỡng người nghèo, thi hành các công việc lao
tác của nhà Dòng với một lòng khao khát cứu rỗi các linh hồn. Ðời sống
thánh thiện của Thầy khiến cho các Bề trên và cả tu viện coi Thầy như
một vị linh hướng gương mẫu của họ. Chính Thầy đã khiêm nhượng tự xưng
mình là “người nô lệ hèn mọn” hoặc là “con chó lai = Mulatto dog”. Nhưng
người dương thời gọi Martinô là “Cha bác ái” và “Cha của người nghèo”.
Ðầu tháng 11 năm 1639, gần ngày sinh nhật thứ 60, Thầy ngã lâm trọng
bệnh, suốt ba ngày chịu đau khổ cách can đảm. Trong khi đó, những người
từng được Thầy săn sóc giúp đỡ, đã cầu nguyện và khóc thương Thầy bên
ngoài tu viện. Ðến ngày thứ tư, bệnh tình của Thầy có phần thuyên giảm.
Ðức Mẹ và Thánh Ðaminh đã hiện ra để yên ủi Thầy. Martinô đã mời Bề trên
và mọi anh em trong tu viện tới. Họ đến để cầu nguyện cho Thầy trong
cơn hấp hối. Cha Bề trên hỏi: “Thầy Martinô, Thầy muốn chúng tôi hát bài
ca nào để tiễn đưa Thầy?” Thầy đáp lại, “Xin hát kinh Tin kính”.
Thế là toàn thể anh em cao giọng cất lên bài ca tuyên xin Ðức Tin. Tới
câu “Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu
hình và vô hình” thì Thầy nhắm mắt lìa trần, linh hồn bay về với Ðấng mà
các tu sĩ đang tung hô ca ngợi. Hôm đó là ngày 4 tháng 11 năm 1639.
Ðức Thánh Cha Gioan XXIII đã phong thánh cho Thầy Martinô đe Porres ngày
6 tháng 5 năm 1962, và gọi người là “Martinô Bác Ái”. Lễ kính Thánh
nhân trong toàn thể Giáo Hội được ấn định vào ngày 3 tháng 11 hằng năm.
Post a Comment