Khơi Dậy Các Đặc Sủng Của Chúa Thánh Thần
2 Tim 1:6 “Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh”.
Tôi muốn viết về vấn đề “khơi dậy các đặc sủng khi trích Thư gởi cho Timothê câu 6 đến câu 7: “Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.”
Tình Yêu Là Động Lực Thúc Đẩy Các Đặc Sủng
1Cor14:1; 13:1 “Anh em hãy cố đạt cho được đức mến, bác ái của anh chị em bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa là một cách hoàn hảo”.
Tôi nghĩ chúng ta thường nghe câu Thánh Kinh trên như là một câu nói về đặc sủng. Chúng ta đã thấy câu 1Cor12 và 14 nói về các đặc sủng, và 1Cor13 nói về đức mến để dạy cách riêng biệt, và nếu như ở chương 13, một cách nào đó đặc sủng được xếp hạng nhì thay vì đức mến, thì tôi nghĩ chúng ta cần có đức mến và các đặc sủng đi chung với nhau. Để đạt được đức mến cách hoàn hảo nhất chúng ta cần nhấn mạnh điều gì đốt cháy lòng khao khát được các đặc sủng. Thiếu sự khao khát thì sẽ dập tắt các đặc sủng sẽ có.
Càng yêu Chúa Giêsu hơn, chúng ta ta càng ước muốn Ngài dùng chúng ta nhiều hơn bất cứ giá nào dể mang người khác biết đến Chúa. Càng ước muốn được Chúa dùng chúng ta, thì chúng ta càng nhận ra được sự cần thiết được Chúa ban quyền năng các đặc sủng cho công việc mục vụ của chúng ta.
Càng yêu gia đình chúng ta và nhận ra nhu cầu của gia đình để được biết về Chúa Giêsu, thì chúng ta càng ước muốn được trang bị với các đặc sủng của Chúa Thánh Thần để làm việc này. Trừ khi chúng ta biết được nhu cầu cần thiết, nếu không thì chúng ta sẽ không khao khát các đặc sủng, và nếu không khao khát thì chúng ta cũng sẽ không xin, và nếu chúng ta không xin thì chúng ta cũng sẽ chẳng nhận được.
Bốn lần trong 1Cor12-14, Thánh Phaolô dùng chữ Hylạp “zelonte”, để nói về các đặc sủng. Có nghĩa là sự khao khát say đắm, và một sự tìm kiếm tích cực các đặc sủng. Nó cũng ngụ ý nói rằng các đặc sủng không đơn thuần tự động mà có, nhưng phải ước ao và cầu nguyện để có được. 1Cor12:31 “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả là đức mến” để xây dựng Giáo hội. Nếu không có được tính vị kỷ này, thì các đặc sủng sẽ bị trệch đường rầy, bởi những lợi ích của cá nhân và sự vinh dự quy hướng về mình, sẽ đánh mất quyền năng xây dựng thân thể Chúa Kitô.
Các Đặc Sủng Tỏ Lộ Tình Yêu Thiên Chúa
Các đặc sủng là những phương tiện Thần Khí ban cho chúng ta đề tỏ lộ tình yêu của Chúa Kitô một cách vững chắc và hữu dụng. Chúa Giêsu nói: “Con có yêu chiên ta, hãy chăm sóc chiên ta” (Ga 21:15). Đức ái không phải là một đặc sủng. Đặc sủng không bao giờ dùng trong Tân ước để diễn tả về đức ái. Thánh Phaolô không đặt đức ái vào trong danh sách các đặc sủng. Đức ái là một hoa quả của Chúa Thánh Thần, một ơn cần thiết của ân huệ cùng với đức tin và đức cậy, mà mỗi người có thể lãnh nhận. Một số đặc sủng được ban cho một người, và một số khác thì được ban cho người khác để dùng trong việc phục vụ.
Tôi nghe người ta nói: “Chúng tôi không cần các đặc sủng, vì chúng tôi đã có ơn cao trọng nhất là đức mến”. Câu trả lời của tôi cho điều nay là một thí dụ sau: một người đi lạc trong sa mạc sắp chết vì đói khát sẽ không được cứu sống, nếu chúng ta chỉ nói rằng tôi yêu người đó (mà không làm chi hết). Chúng ta cần hành động một cách cụ thể -- đó là cho người đó ăn. Những đặc sủng được trang bị cho chúng ta để mang Bánh Sự Sống cho kẻ đói ăn, và Nước Ban Sự Sống của Thần Khí cho kẻ khát uống.
Đức Ái Khai Mở và Thanh Tẩy Các Đặc Sủng
Yêu thương là phần chính của cách mà Chúa muốn các đặc sủng được khai mở và cắt tiả trong chúng ta - tình yêu mà chúng ta dành cho và liên kết với anh chị em khác. Khi chúng ta suy niệm đoạn Tin mừng thánh Gioan 15, chúng ta thấy rằng nếu những cành nho không liên kết với nhau, thì chúng không sinh hoa trái. Điều này cũng đúng với các đặc sủng của Chúa Thánh Thần được dùng trong các nhóm cầu nguyện, trong cộng đồng, trong các nhóm chia sẻ. Mối giây không hòa thuận với nhau sẽ dập tắt sự tự do sử dụng các đặc sủng. Nơi nào thiếu sự hợp nhất, ở đó có tội lỗi, và lương bổng của tội lỗi là sự chết.
Mặt khác, mối liên hệ càng chặt chẽ thâm sâu qua việc chia sẻ đời sống chúng ta khiến cho người ta có cảm giác thuộc về nhau, và có sự can đảm để sử dụng các đặc sủng nếu như có làm sai trái, thay vì các đặc sủng không được dùng tới. Gioan 15:2 “cành nào sinh hoa trái, thì Ngài cắt tiả để sinh thêm nhiều”. Các đặc sủng cần được xem xét và biện phân trong một cộng đồng. Chúng ta, và những người chúng ta hướng dẫn, sẵn sàng dùng một đặc sủng nào đó, khi chúng ta sẵng sàng chịu để được biện phân trong cộng đồng. Sự hiệp nhất lớn lao trong việc sử dụng các đặc sủng sẽ khai mở quyển năng của Thần Khí; sự thiếu đoàn kết và cô lập sẽ làm tắc nghẽ các đặc sủng của Thần Khí.
Các Đặc Sủng Bị Tắc Nghẽn Bởi Không Thấy Được Việc Làm Hỗ Tương Của Các Đặc Sủng Khác Nhau
Bất cứ nơi nào Thánh Phaolô có dạy về các đặc sủng của Thánh Thần thì ngài cũng dùng thí dụ sự tương quan giữa thân thể với nhau. Các đặc sủng cũng có tương quan với nhau như thân thể vậy. 1Cor12:21 “Miệng không thể nói với chân “ta không cần mi”. Có lẽ, những ơn về miệng lưỡi sẽ giảm đi nếu chúng ta không chịu chăm sóc nhiều với các ơn của bàn tay – như lòng hiếu khách và việc quản trị săn sóc
Các đặc sủng cũng bị tắc nghẽn nếu một người chỉ khao khát cách hời hợt, hoặc với lòng không thỏa mãn, thèm muốn các đặc sủng của người khác mà không dùng đặc sủng của mình có. Nói một cách khác, những đặc sủng bị dập tắt nếu người ta kiêu ngạo về đặc sủng của họ, mà không lưu tâm đến nhu cầu của người khác.
Các Đặc Sủng Bị Tắc Nghẽn Khi Chỉ Giới Hạn Đặc Sủng Cho Những Người Đặc Biệt Nào Đó
Chẳng lấy làm lạ khi thấy thái độ thiếu cộng tác giữa những người trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng hôm nay. Một thái độ như: “Các đặc sủng chỉ dành cho một số người đặc biệt, riêng tôi ngồi đó để được chúc lành bởi những người sử dụng các đặc sủng". Các đặc sủng không có ý dành cho một số người mà thôi, mà cho tất cả mọi người trong Thân thể Chúa Kitô. 1Cor12:7 “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung”.
Khi chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí Chúa, câu hỏi không phải là “Tôi đã có đặc sủng chưa?”. Nhưng câu hỏi là: “Đặc sủng gì tôi đã được Chúa ban cho?”. “Cách nào Chúa muốn tôi sử dụng các đặc sủng Ngài ban cho tôi?”. Chúng ta sẽ chúc phúc nhiều khi chúng ta để Chúa dùng chúng ta. Chúng cần cần được thoát khỏi sự khiêm nhường không đúng cách khiến làm tắc nghẽn các đặc sủng. Chúng ta cần ý thức rằng các đặc sủng là những quà tặng từ Thiên Chúa, không phải có nguồn ngốc từ nơi con người, nhưng là hoa quả của sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu – hoa quả mà chúng ta không xứng đáng và cũng không do công trạng của chúng ta làm ra – nhưng là quà tặng cho không, biếu không từ Thiên Chúa.
1Cor1:27 “những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh”. Chúng ta cần để sự công nhận này chiến thắng sự khiêm nhường không đúng cách như là nói rằng chúng ta tội lỗi quá, không xứng đáng, hay không được Chúa dùng tới. Những đặc sủng này là quà tặng của tình yêu Thiên Chúa – những quà tặng của Thiên Chúa, Đấng đã nói rằng “chúng ta là người cha chẳng lẽ cho con rắn khi con cái mình xin con cá sao?” (Lc11:11).
Đức Ái Chứng Thực Các Đặc Sủng
Tình yêu không những thôi thúc, khai mở và thanh tẩy những đặc sủng tâm linh, mà tình yêu còn chứng thực về các đặc sủng nữa. Thánh Phaolô đã thách thức các tín hữu Côrintô, những người cho rằng mình sống thánh thiện, bởi vì họ có những đặc sủng ấy... rằng chỉ khi nào họ không còn ghanh tị và bất hòa với nhau thì đó mới quả thực là như thế (là họ sống thánh thiện). Một người thực sự thánh thiện là người của yêu thương, của đức ái. Không có yêu thương, Ngài nói họ chẳng khác gì thanh la lẻng kẻng chập cheng kêu to mà thôi.
Ngay cả thánh Mátthêu cũng thách đố mạnh mẽ với mọi người có các đặc sủng biết rằng không có yêu thương, họ là con số không, chẳng là gì cả. Trong Mt chương 7, Ngài nói về đức ái, về tránh xét đoán, về cách đối xử với nhau như chúng ta muốn họ đối xử với chúng ta, và về sinh hoa trái tốt... Vì thế, sự thách đố với mỗi người trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng, đó là ngài dẫn lời Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? " Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!”.
Chúng ta cần khơi dậy các đặc sủng Chúa Thánh Thần với lòng mong ước liên tục, và chúng ta cũng cần cầu nguyện cho một sự tuôn trào tình yêu mới. 2Tm7 “Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ”. Khi viết về vấn đề khơi dậy các đặc sủng, tôi đã chú trọng vào việc cách nào tình yêu thôi thúc, khai mở, thanh tẩy và chứng thực các đặc sủng. Bây giờ, tôi xin nói qua làm sao quyền năng và sự tự chủ có liên quan tới việc khơi dậy các đặc sủng của Chúa Thánh Thần.
Đặc Sủng: Quyền Năng Cho Một Sứ Mệnh
Cv1:8 “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất."
Tiếng Hy lạp chữ sức mạnh là chữ dunamis, từ chữ đó mà chúng ta có chữ dynamite (chất nổ). Chúa Thánh Thần muốn được bùng nổ trong đời sống chúng ta. Lãnh nhận Phép Rửa Trong Thánh Thần nghĩa là được hơn cả việc được một kinh nghiệm hoán cải, nó có nghĩa là được một ơn gọi ban quyền năng để ra đi và làm chứng cho Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 nói rằng, “Ngày nay, Thánh Thần là một tác nhân cơ bản của tân rao giảng Tin mừng”.
Các đặc sủng là một phần tính chất nguyên vẹn của sứ mệnh rao giảng Tin mừng. Thánh Phaolô dùng 3 chữ nói về các đặc sủng - đặc sủng, phục vụ, việc làm của quyền năng. Tất cả 3 chữ đó dùng để nhấn mạnh các đặc sủng là để dùng xây dựng Giáo hội. Không có các đặc sủng thì không có quyền năng trong việc rao giảng Tin mừng. Vì thế, không sẵn sàng cho sứ mệnh rao giảng của chúng ta thì cũng làm tắc nghẽn các đặc sủng.
Tính Đa Dạng Của các Đặc Sủng
Đặc sủng bị tắt nghẽn vì người ta có cái nhìn quá hạn hẹp về tính đa dạng của các đặc sủng, và sự đa dạng của những cách Chúa Giêsu muốn dùng chúng ta với các đặc sủng của Ngài. Chúng ta cần xin Chúa khơi dậy các đặc sủng quen thuộc như đặc sủng cầu nguyện tiếng lạ, đặc sủng tiên tri, đặc sủng chữa lành và đặc sủng trừ tà, và cầu nguyện cho sự tuôn trào mới của các ơn dạy dỗ, ơn giảng giải, đức tin, ban tặng, thương xót, giúp đỡ, cai quản, cầu thay, hiếu khách, khôn ngoan, hiểu biết; các ơn đời sống hôn nhân, sống độc thân, nghèo khó và ngay cả tử vì đạo.
Đừng giới hạn những hoạt động của Thiên Chúa trong những hoạt động có tính cách siêu nhiên. Các đặc sủng là những sự tỏ lộ cụ thể của hoạt động của Chúa Thánh Thần nhắm vào việc phục vụ và xây dựng cộng đồng. Những ơn quản lý, giúp đỡ, và cho đi cũng là những đặc sủng được Thánh Phaolô nói tới. Chúng ta cần nhận ra những ơn và khả năng tự nhiên của chúng ta, và xin Chúa ban quyền năng trên những ơn ấy vào việc phục vụ lớn lao hơn cho Thân thể Chúa. Một đặc sủng không nhất thiết luôn phải được cảm xúc tác động – nhưng nó cần phải được thúc đẩy bởi Thần Khí.
Các đặc sủng quan trọng nhất đã được hồi phục là những đặc sủng cơ bản của ơn gọi trong đời sống chúng ta. Chúng ta cần nhận biết các đặc sủng đó là những đặc sủng - được ban quyền năng bởi Thần Khí và đoạt chúng lại một lần nữa. Tôi đã có lần trên bờ vực thẳm muốn bỏ đời sống tu trì trước khi tôi được rửa trong Thánh Thần. Qua đó, Ơn gọi sống độc thân của tôi đã được đổi mới bởi sự tuôn đổ của Chúa Thánh Thần.
Nhiều Cách Và Nhiều Nơi
Chúng ta phải có sự mong đợi lớn lao hơn về những cách và những nơi khác nhau mà Thiên Chúa muốn dùng chúng ta. Hãy mở lòng trước những ngạc nhiên sẽ tới với chúng ta. Đừng giới hạn hoạt động của Thiên Chúa vào những kinh nghiệm quá khứ đã qua. Các đặc sủng không phải chỉ dành cho những buổi họp cầu nguyện. Lời trí tri là một cái nhìn thấu đáo vào trong sự thực để có những quyết định thực tế, nó không phải chỉ được dùng cho mục vụ chữa lành mà thôi. Đó là một đặc sủng để ứng phó với những khó khăn của con cái, để khuyên răn, để dùng trong bí tích giải tội.
Đặc sủng tiên tri cần dùng trong hội đồng các linh mục, những buổi hội nghị, những buổi họp cộng đoàn. Thiên Chúa muốn chúng ta không những chỉ nói tiên tri trong buổi họp cầu nguyện, nơi dễ dàng thực hành, nhưng cũng sẵng sàng nói tiên tri cho những giới người không quen thuộc tín lý Thánh Kinh.
Theo Thánh Phaolô, những tiên tri là những người quan trọng trong Giáo hội, cũng như các tông đồ và các thầy dạy. Họ có mục vụ nhận sự mạc khải của Thiên Chúa, và nói ra điều đó. Thánh Phaolô nói ơn tiên tri là một dấu chứng cho người không tin, nếu thiếu những nhà tiên tri, thì cũng sẽ thiếu sự hoán cải.
Cũng thế, nếu thiếu những thầy dạy, cộng đoàn sẽ trở nên nhầm lẫn. Họ sẽ không biết đâu là giáo lý thật, đâu là giáo lý giả. Chúng ta cần khơi dậy ơn giảng dạy ở trong nhà, nơi trường học, trong nhóm cầu nguyện, những mục vụ trong giáo hội và những buổi họp các nhóm Canh Tân Đặc Sủng. Nơi đầu tiên tôi cảm nghiệm được ơn giảng dạy là khi còn học lớp 2.
Chúng ta cần có ước muốn rộng lớn hơn, ngay cả đối với ơn rất quen thuộc như chữa lành, ơn cầu nguyện tiếng lạ. Ước muốn chữa lành không bao giờ rời xa Giáo hội Công giáo, thế nhưng chúng ta thường liên tưởng ơn chữa lành tới những nơi có phép lạ như Lộ Đức, Fatima, và vào những người phi thường như các thánh. Tôi nghĩ sự nguy hiểm đang có trong Canh Tân Đặc Sủng hôm nay là chúng ta cũng mong đợi những sự chữa lành xảy ra ở những người và những nơi có phép lạ phi thường. Chúng ta cần có ước mong sự chữa lành xảy ra trong nhà của chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện cho con cái chúng ta, trong các Bí tích khi lãnh nhận, trong các mục vụ chữa lành của nhóm cầu nguyện, trong các nhóm chia sẻ, trong văn phòng bác sĩ, khi chúng ta kinh nghiệm trên lãnh vực rộng lớn mục vụ chữa lành của Chúa, và ngay cả trên điện thoại nữa.
Các Đặc Sủng và Sự Trưởng Thành
Các đặc sủng bị tắc nghẽn bởi chỉ giới hạn các đặc sủng khi chúng ta còn trẻ trung đi trong trong Thần Khí. Chẳng có gì lạ khi chúng ta nghe nói rằng “chúng tôi không cần các đặc sủng cho việc tăng trưởng của chúng tôi”. Các đặc sủng không bị giảm bớt nhưng trong thực tế còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi chúng ta trưởng thành. Tuy nhiên, có sự thay đổi trong cách chúng ta cảm nghiệm và dùng các đặc sủng. Một trong những lý do làm yếu kém việc sử dụng các đặc sủng là không nhận ra nhu cầu trưởng thành trong Canh Tân Đặc Sủng của chúng ta cũng cần phải trải qua sự “thanh luyện bằng lửa”, mà Thầy của các đặc sủng đã nói với chúng ta từ bao thế hệ.
Thông thường, khi những sự tỏ lộ của Chúa trong thời gian đầu lôi kéo sự chú ý chúng ta lúc Ngài dùng đến chúng ta ngừng hẳn, thì mỗi lần sử dụng một đặc sủng trở nên là môt hành động của đức tin, một cách thức bước đi trên mặt nước. Việc bước đi trong đức tin này chỉ dễ dàng khi chúng ta còn gần gũi cảm nghiệm riêng tư với Chúa Thánh Thần, thế nhưng chúng ta thường không nhận ra rằng Thiên Chúa đã thanh tẩy chúng ta khỏi những ràng buộc mà đã không để chúng ta gần gũi gắn bó với Ngài. Không phải chỉ tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn cả những ràng buộc nơi những cảm xúc tốt có thể khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta thánh thiện hơn chúng ta tưởng. Ngài thanh tẩy chúng ta, kể cả những ràng buộc đối với các đặc sủng của Ngài, đã khiến cho chúng ta quý trọng các đặc sủng hơn cả Đấng ban tặng.
Cắt Tiả Những Đặc Sủng
Các đặc sủng bị tắc nghẽn bởi vì không chịu sửa sai và nhận sự sửa sai trong khi sử dụng các đặc sủng. Các đặc sủng cần được cắt tiả, không phải để làm chúng bị tắc nghẽn, nhưng là để chúng có thể nảy sinh mà không bị ảnh hưởng do việc dùng không đúng. Nếu các đặc sủng là để tạo sự giật gân và rồi kết thúc nơi chính nó, thì các đặc sủng sẽ không bao giờ trở nên bình thường trong đời sống người Kitô hữu, và một ngày nào đó không xa, các đặc sủng sẽ bị mất đi
.
Công việc của chúng ta là làm sao sử dụng các đặc sủng cách kỷ luật mà nó vẫn có thể có đầy đủ quyền năng nhất, và cũng hoàn thành được mục đích đích thực của nó. Chúng ta được dạy rằng hãy tìm kiếm ơn tiên tri, nhưng chúng ta cũng được cho biết ơn tiên tri mang trách nhiệm nặng nề, và người nói tiên tri chính họ phải là người đầu tiên ao ước được sự biện phân chính xác.
Đặc sủng biện phân Thần Khí – là ơn biện phân “sự linh ứng” và xét xem nó có phải là được linh ứng bởi Chúa Thánh Thần không – ơn này cần được khơi dậy. Cũng như thế, ơn chăn dắt, là ơn cho cả 2 việc can đảm và cắt tiả các đặc sủng cần được phát triển. Chúng ta cần có cả hai điều là sẵn sàng và khiêm nhường sửa đổi (người khác), sẵn sàng và khiêm nhường được sửa đổi. Nếu các đặc sủng được tuân giữ theo thánh ý Chúa, và dùng vào mục đích làm sáng danh và vinh danh Chúa, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm được các đặc sủng là những chìa khóa sống còn để xây dựng Nước Chúa, và các đặc sủng sẽ vẫn là một gia sản tồn tại của Giáo hội.
Học hỏi Lịch Sử của các đặc sủng
Các đặc sủng bị tắc nghẽn vì chúng ta mắc cở sử dụng chúng hay quá bảo thủ về sử dụng chúng.
Sự cần thiết của chúng ta để được người ta đón nhận có thể dẫn chúng ta tới sự mắc cở và hạn chế sử dụng các đặc sủng, bởi vì các đặc sủng có thể làm người khác tránh xa. Chúng ta cần học hỏi về các đặc sủng qua dòng lịch sử, và biết đến những lời tuyên bố của Giáo hội về các đặc sủng. Điều quan trọng chúng ta cần biết mình là ai, biết các đặc sủng có trong những bài giảng dạy và lịch sử của Giáo hội, để rồi chúng ta đừng coi nhẹ các đặc sủng. Chúng ta cần tin tưởng về sự trợ giúp có được từ Giáo hội, hầu chúng ta có thể được bình an với con người mà chúng ta đang là.
www.thanhlinh.net
Post a Comment