Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau khi chúng tôi trả lời về tượng Thánh giá bàn thờ ngày 17-6, một độc giả người Bỉ hỏi thêm: "Nếu một nhà thờ may mắn sở hữu một chút thánh tích của Thánh Giá Thật, thánh tích này có được phép sử dụng như Thánh giá dùng cho cuộc rước không, và như là thánh giá, nó được đặt trên hay gần bàn thờ trong Thánh Lễ không? "
Đáp: Tôi có thể nói rằng đây không phải là sự thực hành tốt nhất. Các thánh tích của Thánh Giá Thật nhận một mức độ đặc biệt tôn kính, vốn có thể tạo ra sự phức tạp khi sử dụng chúng làm Thánh giá dùng cho cuộc rước và như Thánh giá bàn thờ bình thường.
Thí dụ, người ta có tập tục tôn kính thánh tích của Thánh Giá Thật với việc bái gối. Yêu cầu này sẽ làm phức tạp cho các di chuyển trong Thánh Lễ
Tuy nhiên, sách Nghi Thức Giám Mục, số 866 và 921, cấm việc đặt các thánh tích trên bàn thờ trong cử hành Thánh Lễ, và không có ngoại lệ nào được nói đến cho thánh tích của Thánh Giá Thật.
Tôi có thể nói rằng tốt hơn nên phân biệt cuộc rước thánh tích Thánh Giá Thật với một đền thờ chứa hòm thánh tích.
Đồng thời, do lịch sử lâu dài về việc tôn kính thánh tích của Thánh Giá Thật, có thể rằng trong một số trường hợp các hòm thánh tích hình Thánh giá có thể được dùng như là Thánh giá bàn thờ. Việc này thường diễn ra ở nơi mà Thánh giá ở trên một bàn thờ cao.
Một bạn đọc ở Ba Lan hỏi hình Chúa chịu nạn ở thánh giá bàn thờ nhìn về hướng nào. Như chúng tôi đã viết ngày 16-5-2006, rằng hình Chúa chịu nạn nhìn về bàn thờ:
"[Một độc giả hỏi]: Dựa vào Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 308: "Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ” (Bản dich tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang). Bởi vì sự quan tâm ở đây là làm sao cho “giáo dân tập họp có thể thấy rõ”, cũng nên rằng một cây Thánh giá trên bàn thờ quay mặt về phía giáo dân.
"Tôi không bị thuyết phục về cách giải thích này. Việc nhắc đến hình Chúa Kitô chịu nạn trong cuốn Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma mới được đưa vào, nhằm loại bỏ mọi thánh giá trần mà không có hình Chúa chịu nạn. Tôi tin rằng yêu cầu thánh giá được nhìn thấy là trên hết muốn nhắc đến chính thánh giá.
"Các chữ đỏ của sách Nghi Thức Giám Mục, được sử dụng trước các cải cách của Công đồng, đã tiên liệu khả năng của bàn thờ “hướng về giáo dân” (versus populum). Cuốn sách này, trong khi qui định rằng thánh giá phải được mọi người nhìn thấy, cũng quy định rằng hình Chúa chịu nạn hướng về phía bàn thờ ('cum imagine sanctissimi Crucifixi versa ad interiorem altaris faciem').
"Một linh mục khác gợi ý rằng nên tạc thánh giá bàn thờ có hình Chúa chịu nạn ở cả hai mặt.
"Mặc dù dường như không có qui định hiện nay cấm sự thực hành này, nó đã không được cho phép trong thời kỳ ban sơ.
"Một số sách đề nghị sử dụng các hình ảnh khác về phía thánh giá hướng vế giáo dân, chẳng hạn biểu tượng một con cá, hoặc hình ảnh khác của Chúa Cứu Thế, thí dụ ảnh Mục Tử Nhân Lành hay Vua các Vua.
"Về khả năng Thánh giá được nhìn thấy rõ, nhiều công nghị địa phương qui định một kích thước tối thiểu là 40 cm (16 inch) cho cho chiều đứng, và 22 cm (8,8 inch) cho chiều ngang, mặc dù trong thực tế Thánh giá bàn thờ thường lớn hơn.
"Một sắc lệnh của Đức Thánh Cha Biển Đức XIV (1740-1758) cũng qui định rằng một thánh giá khác là không cần thiết, nếu một cây Thánh giá lớn được vẽ hoặc điêu khắc như là một phần của bàn thờ". (Zenit.org 1-7-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Post a Comment