THANH THE HY TE TUYET VOI CHUONG 24
CHƯƠNG 24: THÁNH LỄ CHẲNG NHỮNG
KHÔNG CẢN TRỞ MÀ CÒN GIÚP TA
LÀM VIỆC
Lý do chính mà nhiều người Công Giáo thường viện dẫn
để thoái thác việc dự Thánh Lễ ban sáng là bận công việc. Tất cả số thời gian không làm việc
đều bị họ coi là phí phạm
hoặc
mất thời gian, nhất là thời gian dành đi lễ ban sáng
hoặc làm việc đạo đức nào khác.
Như thế là họ tự lừa dối mình hoặc để
cho “đối phương” phỉnh gạt mình mà thôi. Khi một người trên đường đi làm gặp một người bạn kể cho nghe cả một lô đủ thứ truyên, người ấy dễ dàng mất nửa tiếng đồng hồ chỉ để nghe những chuyện
như thế mà chẳng thèm nhớ gì
công việc của mình. Nhưng nếu có ai đề nghị đi dự lễ, người ấy không ngần
ngại
trả lời rằng bận phải đi làm, chẳng
có thời gì. Cũng có một kiểu lãng phí khi
trên đường đi làm
có ai
đó mời uống cà phê người ấy sẵn lòng dừng lại và
ngồi
cả tiếng đồng hồ trong
quán, chẳng bận tâm gì hết về chuyện làm ăn. Nhưng nếu phải đi dự lễ ban sáng, người ấy có thể tiếc xót vì mất nhiều thời
gian
cho buổi lễ như vậy
Satan cố hết sức cho ta mù tối và bằng mọi cách ngăn cản
để ta không có thói quen tốt lành đi dự Thánh
Lễ,
thường chỉ có 25 – 30 phút.
Vì vậy, trong chương này, tôi có ý chỉ ra rằng đối với người phải làm việc để kiếm sống, việc dự lễ hằng ngày, chẳng hề là việc phí mất thời gian,
mà trái lại còn mang
lại nhiều ơn ích to lớn trong công việc khó nhọc phải làm.
Để
minh chứng cho lời khẳng
định
này ta hãy dùng chính lời Chúa dạy.
Người trách cứ ta cứ luôn lo lắng thái quá về việc thỏa mãn những nhu cầu hằng ngày. Và Người kết luận: Trước
hết hãy đi tìm kiếm Nước Thiên Chúa và Đức Công Chính của
Người, còn tất cả nhưng thứ kia, Người sẽ thêm cho (Mt
6,33). Các nhà chú giải gắn lời này với việc dự Thánh Lễ, tựa như Chúa
có ý
nói: “Đừng lo giữ gìn thân xác; hãy dành thì giờ để tôn vinh Thiên Chúa
bằng cách đi dự Thánh Lẽ, rồi Người
sẽ ban cho mọi cái cần thiết cho cuộc
sống.”
Giả sử như có ai đó làm một việc gì đáng giá đúng lúc cho một người danh
giá để tỏ lòng tôn kính. Bạn có nghĩ rằng người ấy sẽ ra về mà chẳng
được đền đáp gì ư? Hẳn nhiên rằng không, nhưng người ấy còn được ân
thưởng hậu hĩnh nữa là đằng khác. Vậy khi ta tham dự lễ sốt sắng và dâng lên Người việc phụng tự có giá trị đền tội vô song;
dâng lên Người món quà quí hơn hết mọi của cải trên trời, liệu ta có thể nghĩ rằng Chúa chẳng
đáp lại gấp bội? Rằng Người sẽ
chẳng ân thưởng vì
món quà quí giá được dâng lên, hoặc hơn
nữa, rằng Người sẽ để ta bị thiệt? Không đời nào! Chúng ta biết rằng
Chúa là Đấng ban phát mọi điều tốt lành và vì thế Người không quên ân thưởng việc làm cao quí hơn hết mọi sự đó, nếu không ta có thể trách cứ Người trước mặt các Thiên Thần và loài người vào ngày chung thẩm, điều
mà Thiên Chúa không bao giờ cho phép xảy ra.
NHỮNG NGƯỜI THỢ ĐÓNG GIÀY Ở ALEXANDRIA
Trong sách viết về cuộc đời của Thánh Gioan Almonê, có một câu chuyện
về hai người thợ đóng giày tại Alexandria. Một người có vợ và phải nuôi dưỡng một gia đình đông đúc, nhưng ngày
nào anh ta cũng đi dự lễ. Chúa ban
phúc
lành cho công việc làm của anh ta nên từ khởi đầu rất nghèo
túng nhưng chẳng lâu sau đã trở nên thịnh
đạt. Người kia cũng có vợ, nhưng lại không có con; anh ta làm việc từ tờ mờ sáng đến tối mịt và trừ ngày Chúa Nhật ra anh ta chẳng
đi dự lễ, thế nhưng lại chẳng đủ ăn. Anh ta không hiểu làm cách nào mà anh thợ hàng xóm kia lại làm ăn khấm khá hơn mình nhiều như vậy. Một ngày
nọ,
anh ta sang nhà người thợ kia hỏi cho biết làm cách nào mà một người phải cáng đáng gánh
nặng gia đình gồm
một
vợ với một đàn con mà lại được
giàu
có như vậy, trong khi chính anh ta phải làm việc nhiều giờ
hơn mà chẳng con
cái, thế mà mỗi ngày mỗi thêm
chật
vật trong việc nuôi sống chỉ hai vợ
chồng.
Người kia trả lời: “Tôi
đã tìm một kho báu được giữ kín, mỗi ngày
tôi
đến lấy ra một ít. Đó là lý do mà tại sao mỗi ngày tôi lại giàu có hơn.
“Này anh bạn tốt số ơi,”
anh ta hớn hở nói, “xin chỉ cho tôi chỗ kho báu đó
để tôi cũng được đầy túi như bạn vậy.”
“Tốt lắm,” anh thợ đạo hạnh nói, “sáng sớm mai hãy đi với tôi rồi tôi sẽ
chì cho anh nơi cất giấu một kho tàng nhiều đến nỗi đủ làm giàu cho cả thị trấn
này.”
Tờ
mờ sáng hôm sau anh chàng nghèo túng đã có mặt, tươi tỉnh vì biết
được điều bí mật. Nhưng người hàng
xóm chỉ dẫn anh ta đi dự Thánh Lễ,
hôm sau cũng vậy và hôm
sau nữa cũng thế. Sau cùng anh ta điên tiết gắt lên:
“Đường đến nhà thờ tôi hẳn biết rõ đâu cần phải anh dẫn lỗi và tôi đã đi lễ từ ngày còn bé, nếu anh không có ý định chỉ cho tôi cái kho báu anh từng nói, ít
ra cũng đừng coi tôi là thằng ngốc chứ!”
Người
kia ôn tồn đáp: “Này bác hàng
xóm, đừng cáu lên với tôi, tôi không đánh
lừa anh đâu vì tôi đã thực lòng chỉ
cho anh nơi tôi tìm thấy kho báu. Đó không phải nơi nào khác ngoài nhà thờ
và kho báu kia chính là Thánh Lễ. Đó là nơi mang lại cho tôi lợi nhuận; đó là lý do vì sao chúng tôi chẳng bao giờ thiếu bánh ăn. Cứ làm như tôi đây, và
chắc chắn Thiên Chúa sẽ làm điều y như thế cho anh. Hãy nhớ lời thầy chí
thánh đã nói: Trước hết
hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn
tất cả những thứ kia Người sẽ cho thêm. Từ lúc tôi
lập gia đình tôi luôn tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng việc dự Thánh Lễ mỗi ngày; và tôi thành thực mà nói tất cả những thứ tôi có đây, là những cái phục vụ cho nhu cầu tạm
thời, đều được Chúa ban cho tôi.
Còn anh, trái lại, đã chẳng quan tâm
đến lời khuyên bổ ích của Chúa, coi trọng công việc hơn là phụng sự Chúa;
kết cục là ngay cả những nhu cầu nhất thời cũng chẳng đáp ứng được và vì vậy anh cứ phải sống tronng nghèo
khổ.” Những lời này quả có tác dụng; anh thợ đóng giày kia nhận ra ngay mình trước nay biếng nhác việc phụng thờ
Chúa. Từ ngày đó, anh tập thói
quen đi dự Thánh Lễ và cảm nhận
được rằng
phúc
lành của Chúa đã tuôn đổ trên anh.
Người thợ giày đạo hạnh kia có lý khi gọi Thánh Lễ là kho báu; như đã
có lời rằng: Đức Khôn Ngoan là kho báu vô tận cho
con người. Chiếm được Đức
Khôn
Ngoan là được nên bạn hữu với Thiên Chúa (Kn 7,14). Đó là cái mỏ vàng từ đó ta đào được của cải cho thời nay và muôn đời. Vì những kẻ tham
dự Thánh Lễ trong tình trạng ân sủng sẽ được thông chia công trạng của Chúa Giêsu và từ đó là những thỏi vàng trên trời. Người ấy cũng nhận được phúc
lành của Cha trên Trời, vượt xa sự chúc phúc của Isaac dành cho người con khi ông nói:
Xin Thiên Chúa ban cho con sương
trời với đất đai màu mỡ và
lúa
mì rượu mới dồi dào (St 27,28). Vì sự chúc phúc này chỉ giới hạn trong phạm vi những thứ dưới đất này, trong khi chúc lành ta nhận được trong
Thánh Lễ còn liên quan đến những thứ siêu nhiên, vì sau lời nguyện hiến tế linh mục nói: “Vậy khi chúng con rước Mình và Máu Thánh Con Chúa trên
bàn thờ này, xin cho chúng con được tràn đầy Ân Sủng và phúc lành của Chúa.” (Kinh nguyện Thánh Thể I). Nhờ lời thỉnh cầu thắm thiết này và bởi
tác động của Hiến Lễ ta sẽ cảm nghiệm
được phúc lành của Thiên Chúa Tối
Cao
tuôn chảy trên thân xác và linh hồn, trong công việc và nghề nghiệp
nơi những khía cạnh vật chất và tinh thần. Ta sẽ thấy lời chúc phúc xưa được nên trọn nơi cuộc đời mình: Anh em sẽ được chúc phúc ngoài đồng. Anh em sẽ được chúc phúc khi vào, anh em sẽ được chúc phúc khi ra. Đức Chúa sẽ truyền cho phúc lành ở với anh em trọn mọi công việc tay anh em làm (Đnl
28,3.6.8).
Những người làm việc tay chân,
trong xưởng thợ hay ngoài cánh đồng, sẽ cảm nghiệm được sự thật trong câu nói: “Chẳng có ơn Chúa giúp ta còn làm được
gì.” Vì cho dù có chịu cam khổ cách mấy, nếu không có ơn Chúa ban thời sự vất vả của
mình chẳng bao giờ đi đến thành công. Giờ đây còn có cách
nào
kéo phúc lành của Chúa dồi dào hơn ngoài Thánh Lễ? Bởi trong Thánh Lễ
chính Chúa Kitô trao ban phúc lành của Người. Thánh Britget được ơn
thấy, vào lúc ngài dâng cao Thánh
Thể, chính ngài nâng cánh tay phải của
Chúa để làm dấu Thánh
Giá trên những tín hữu đang cúi đầu, trong khi Chúa
nói:
Phúc lành của Ta ở cùng mọi kẻ tin Ta.” Chúa ban phúc lành
này cho tất cả những ai tham dự Thánh
Lễ;
Người
ban ơn lành cho công việc
và mọi thứ
họ làm. Nếu bạn không dự lễ chỉ vì bận bịu công việc, bạn sẽ không
được hưởng phúc lành
của Chúa và công việc của bạn không
sinh ơn ích gì cả đời
này lẫn đời sau.
Những kẻ biếng nhác đi dự lễ, nếu gặp cảnh túng bấn, thì cũng đừng thắc
mắc tại sao phải lâm vào cảnh túng thiếu,
bởi nếu ta chẳng hẹp hòi với Chúa thời Người sẽ luôn rộng rãi với ta. Nếu ta thờ ơ hay lãnh đạm chẳng làm
việc phụng thờ Chúa hoặc phạt tạ tội xúc phạm đến Người bằng việc tham dự Thánh
Lễ, thời lẽ nào Người chẳng rộng ban của ăn hằng ngày và phúc lành
cho việc làm ăn của ta.
Hãy
cảnh giác với câu nói: “Đi lễ thì được ích gì? Việc ấy chẳng làm tôi
giàu
thêm lên, chẳng làm cho tôi hạnh phúc hơn tí nào. Đi hay không đi đối
với tôi chẳng có gì khác biệt.” Đó là lời nói ngốc nghếch
của kẻ vô đạo, kẻ chẳng
hiểu biết gì về Thánh Lễ. Bất cứ ai đọc
cuốn sách này đến đây đều hiểu
được rành rẽ rằng Thánh Lễ
là tuyệt diệu
và đầy sức mạnh như thế nào khiến
người ấy
vui sướng khi dự Thánh Lễ. Đi dự Thánh Lễ không
những mang lại
ích lợi cho linh hồn
mà còn cho cả thân xác nữa, vì từ đó ta rút ra được những
ơn ích cả về vật chất lẫn tinh thần. Fornerô từng
nói: Lương thục thực sự mà
bạn hưởng dùng trong ngày có dự Thánh Lễ có sức nuôi dưỡng bạn nhiều hơn, việc
làm
ăn của bạn được thành công và ít gây mệt nhọc hơn; những
rắc rối cũng không còn mấy đè nặng trên bạn nữa.” Một văn sĩ đạo đức khác viết: “Người nào khởi
đầu một ngày mới bằng việc
đi dự Thánh Lễ tất sẽ gặp vận may trong việc làm, trong việc kinh doanh, trong bất cứ cái gì tay người
đó chạm đến và bất cứ nơi nào chân nó bước tới, và khi đã dự lễ sáng rồi mà giờ chết đến, bảo đảm là sẽ có Chúa Kitô hiện diện trong giờ nó lâm chung, tựa
như người ấy đã cùng hiện diện với Người khi tái hiện sự chết của Người trong Thánh Lễ.” Chớ gì những lời nói về lợi ích lớn lao của Hiến Lễ này thúc
đẩy chúng ta siêng
năng Tham dự Thánh Lễ thường xuyên hơn.
THÁNH ISIDORÊ – NGƯỜI NÔNG DÂN TÂY BAN NHA
Ta còn có thể đi xa hơn nữa khi khẳng định rằng: chẳng những đi dự
Thánh Lễ chẳng hề ngãng trở công việc làm mà còn làm cho nó nên tốt hơn
như kinh nghiệm chứng tỏ cho thấy. Điều này liên hệ
tới thánh Isidorê, một vị thánh người Tây Ban Nha thuộc thành phần nông dân nghèo, đã
giao kèo với một nhà quý tộc giàu có ở Madrid để canh tác trên đất của ông với một mức thù lao cố định hằng năm. Ngài hết sức cần mẫn để chu toàn nhiệm vụ của
mình
nhưng không hề bỏ bất cứ việc thực
hành đạo đức nào; mỗi sáng ngài đi dự
Thánh Lễ không chỉ ở một nhà thờ mà còn cầu nguyện nhiều giờ nữa. Lòng
đạo đức của ngài đẹp lòng
Chúa đến nỗi Người sai Thiên Thần đến giúp việc đồng áng để không xảy ra thiệt hại nào vì sự vắng mặt của ngài.
Tuy
nhiên vì lòng ganh tị, chủ của những mảnh đất kế cận tố cáo với chủ đất
của ngài về việc ngài chểnh mảng
việc đồng áng để đi dự lễ, làm thiệt hại
đến sản lượng thu hoạch. Nhà quý tộc khi nghe vậy đã nổi giận đùng đùng, lập tức đến nông trại của mình và chửi mắng không tiếc lời người tá
điền này về thái độ mà ông cho là xấu xa. Thánh nhân ôn tồn trả lời: “tôi biết mình chỉ là phận tôi tớ, nhưng tôi còn một Ông Chủ khác, là Vua trên các vua mà tôi có
bổn phận phải vâng phục. Tuy nhiên, nếu
ngài
nghĩ rằng quyền lợi của
ngài bị thiệt hại vì tôi đi làm trễ, thì khi mùa gặt đến ngài cứ trừ bất cứ phần nào mà ngài
nghĩ là đúng vào phần chia
sản phẩm của tôi.” An tâm về câu trả lời, ông chủ không nói gì nữa và để cho người nông dân đạo hạnh đi dự lễ theo sở
thích.
Nhưng vì muốn tính xem có bao nhiêu thời gian canh tác bị mất đi, nên
vào một buổi sáng kia ông ta ra đồng rất sớm và
nấp mình quan sát từ sau một tảng đá. Khi thấy rằng đã muộn giờ rồi mà Isidorê
vẫn chưa chịu ra cầy, ông
liền đi ra định để nhắc người tá điền ra làm việc. Nhưng thật lạ lùng vì ông
thấy
có hai người lạ
mặt, mỗi người với một con bò trắng, cầy hai bên người
tá điền
của mình. Ông đứng chết
trân vì quá đỗi ngạc
nhiên. Mãi sau khi
hoàn hồn ông mới tiến lại gần, chân đạp lên những luống đất mới cầy, nhưng khi đến
gần thì tất cả biến mất
– cả người nông dân lạ, bò trắng và cả những luống
họ mới cầy. Hết sức kinh ngạc, ông gọi Isidorê: “Này anh chàng tốt bụng, vì
Chúa hãy cho tôi biết hai người vừa cùng cầy với anh là ai.” Vị thánh
ngước mắt nhìn lên miệng mỉm cười nhưng không nói gì, vì ngài có biết gì đâu mà nói. Ông chủ lại hỏi tiếp: “Thật
đấy, tôi thấy có hai người cùng làm việc với anh,
nhưng khi tôi đến gần thì họ biến mất.” Isidorê trả lời: “Thú thật trước mặt Chúa, tôi chẳng thấy có ai làm giúp tôi, tôi cũng chẳng
xin
ai giúp cả, ngoài Chúa, Đấng tôi
hằng ngày khấn xin đến
giúp tôi.” Đến lúc đó người chủ nông trại hiểu rằng những người lao
công ông nhìn thấy chính là những Thiên
Thần và ông tỏ ý vui mừng vì
có một người thánh thiện như vậy giúp việc cho mình.
Câu chuyện
này minh họa điều đã nói trên rằng đi dự Thánh Lễ là điều có
ích chứ không phải làm cản trở việc làm của chúng
ta, vì Chúa dạy rằng nhờ việc
phục
vụ Người mà công việc của ta được trở nên dễ dàng và thành
công hơn. Thời gian rút ra
từ bổn phận hằng ngày để dành phụng sự Chúa thì chẳng hề phí phạm; trái lại, đó là thời gian
được sử dụng rất hiệu quả
khiến chúng ta được cả phần thưởng ở đời này và đời sau. Há chẳng
phải chính miệng
Người đã nói lời này sao: Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho (Mt 6,33).
Nghĩa là: “Ban sáng hãy đi dự Thánh Lễ và bạn sẽ
được dư tràn phúc lành cho mọi việc bạn làm cho ngày hôm nay.”
Post a Comment