THANH LE HY TE TUYET VOI CHUONG 25
CHƯƠNG 25: CÔNG PHÚC LỚN TỪ VIỆC DÂNG THÁNH
LỄ XỨNG HỢP
Hãy
chịu khó nghe lời tôi khuyên,
hỡi bạn đọc có lòng đạo hạnh, đọc kỹ chương
này đi và khắc nhớ những chân lý nó khẳng định trong đầu, vì nó có tầm quan trọng
đặc biệt và nếu được thực hành,
sẽ đem
lại ơn ích lớn lao cho
linh
hồn bạn.
Hãy
luôn nhớ rằng Thánh Lễ là Lễ Tế thực sự tối cao trong Kitô giáo, và
tất cả những ai tham dự một cách xứng hợp được thông phần
vào lễ dâng lên Thiên
Chúa Tối Cao. Với Kitô
hữu, Thánh Lễ không
thuần là một hình thức
cầu
nguyện, mà là một hành vi phụng tự, một lễ tế, bởi mọi người dự
Thánh Lễ cùng dâng lễ vật thánh cùng với linh mục trên bàn thờ. Trước hết là Linh
Mục Thượng Phẩm, là vị Chủ Tế, là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng tự hiến
mình trong mỗi Thánh
Lễ dâng lên Cha muôn đời. Rồi đến linh mục thừa tác,
dâng tiến lễ vật thánh. Ba là các tin hữu tham dự Hiến Lễ, là những người cũng
chung phần dâng tiến, và trong thực tế đôi khi còn được hưởng
ơn ich lớn hơn chính linh mục. Bốn là những người xin lễ hoặc cung cấp những
thứ cần dùng trong việc dâng tiến, như chén thánh hoặc
áo lễ. Sau cùng là những
người không thể có mặt hiện diện tham dự Thánh Lễ, nhưng hiệp ý với linh mục và tham
dự vào hành vi tiến dâng trong khi phải ở lại trong nhà mình. Những người này vì có tham
dự cách nào đó vào việc tiến dâng Hiến lễ, cũng được
thông phần vào những hiệu quả của Thánh Lễ, và nếu họ muốn có thể
nhường cho người khác hưởng những
ơn ích này. Hãy suy gẫm
kỹ và
thường xuyên những chân lý này, vì chúng chứa đựng những
chỉ dẫn quý giá và giúp ta được an lòng.
Một
trong những ân sủng lớn lao dành cho những thành viên trong Giáo hội là đặc quyền được dâng lên Đấng Tối Cao Hy lễ thánh thiện và cao cả
trong Thánh Lễ không chỉ dành cho một mình vị linh mục nhưng cũng thuộc về giáo dân nữa, bất kể đàn ông, đàn bà và trẻ em. Ân huệ này không được ban cho người Israel, vì không một ai ngoài vị tư tế được
phép dâng lễ toàn thiêu hoặc đốt hương
trong đền thờ. Bất cứ thường dân nào giả dụ có làm những việc đó đều bị coi là phạm thánh. Đọc kinh Thánh thấy rằng khi vua Uzzia
muốn đốt hương trên bàn thờ dâng hương, các tư tế đứng lên nói với ông:
“Này vua Uzzia, vua
không có quyền đốt hương kính
Đức Chúa. Chỉ các tư tế thuộc dòng dõi Aharon là những người được thánh hiến mới có quyền này.
Vua hãy lui ra khỏi nơi thánh, vì vua đã phản nghịch! Vua không còn
đáng tham dự vào vinh quang
của Đức Chúa là Thiên Chúa nữa!” Nghe thế,
vua
Uzzia nổi giận, đang lúc tay cầm chén bình
hương để đốt
hương; và
trong lúc nổi giận với các tư tế thì trán vua bị phỏng ngay
trước mặt các tư tế, trong nhà Đức Chúa, bên
cạnh bàn thờ dâng hương… Họ vội vàng trục xuất vua ra
khỏi
đó; ngay chính vua cũng vội vã đi ra, vì bị Đức Chúa đánh phạt (2Sbn
26.18-20).
Trong
Tân
Ước việc này khác
hẳn, thường dân được phép dâng, không chỉ có
hương, mà còn chính Mình Máu Châu Báu Chúa Kitô trong Thánh Lễ.
Thánh Phêrô đã nhấn mạnh
về đặc quyền dành cho Kitô hữu này khi ngài ngỏ
lời với các tín hữu nói chung: Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư
tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa… và hãy để Thiên
Chúa đặt anh em làm hàng tư thế thánh, dâng những tế lễ thiêng liêng
đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô (1Pr 2,9.5).
Qua
những lời này Thánh Tông Đồ dạy chúng
ta rằng mọi tín hữu dù là nam hay nữ đều thuộc hàng tư tế
cộng đồng và được Chúa ban quyền dâng những lễ tế thiêng liêng. Nhưng khi họ dâng lễ qua tay vị linh mục họ còn
dâng nhiều hơn; họ không chỉ dâng lễ tế thiêng liêng mà còn hơn nữa, họ dâng của
lễ hữu hình, của lễ mà chính linh mục cầm trong tay. Thật hạnh phúc cho người giáo dân, nhờ
lòng quảng đại của
Chúa, được đặc ân sắm cho mình một
kho
tàng vô giá là Mình và Máu Chúa Kitô với chỉ vài lời khi dâng lễ lên
Thiên Chúa mà họ được biết bao phúc lộc cho mình.
Ôi hỡi người Kitô. Hãy
năng dùng đến đặc quyền đầy vinh quang này; đó là cách dễ dàng nhất để có
được của cải muôn đời. Hành vi thánh hóa này là phần chính yếu, tối quan trọng trong việc tham dự Thánh Lễ, vì nếu không có nó ta sẽ chẳng đạt được mấy lợi ích cho mình cũng như chẳng đem lại vinh quang cho Thiên Chúa.
Một
tác giả tu đức viết rằng: “Dự lễ không có nghĩa chỉ là có mặt tại nơi cử hành
Thánh Lễ mà còn cùng với linh mục hiệp dâng lên Thiên Chúa.”
Hãy ghi nhớ và thực hành điều này khi ta muốn dự Thánh Lễ một cách có hiệu quả,
sinh
ích cho linh hồn. Tất cả mọi tín hữu đều có thể tiến dâng Hiến Lễ, không phải do chính họ, nhưng qua linh
mục
như là
một phương tiện. Để giúp giáo dân hay người thế tục có thể dâng Thánh Lễ, họ phải xin lễ, giúp lễ hoặc ít ra là dự lễ. Người tín hữu nào không có mặt, không thể viện lẽ mình là
thành viên của Giáo hội để đòi thông phần vào lễ dâng, trừ phi họ cộng tác với
linh
mục theo một trong những cách vừa nêu.
Điều này là sự thật không thể chối cãi được. Chỉ hiện diện trong Thánh
Lễ mà thôi không đủ được thông chia những hoa trái phát sinh từ Thánh Lễ, mà
ta
còn phải hiệp thông với linh mục thừa tác dâng lễ lên Thiên Chúa. Thánh Lễ
là một cuộc hiến tế, nó bao hàm một lễ vật dâng lên Thiên Chúa. Vì thế những ai không làm việc này, hoặc là bằng lời nói hoặc thầm thĩ trong lòng, thì chẳng đáng hưởng một nửa ơn ích so với những
người thực sự có làm, dù cho họ có sốt sắng đọc những kinh không có tính chất hiệp dâng, dù họ có thi
hành điều Giáo hội buộc giữ ngày Chúa Nhật.
Ta
cần làm rõ thêm vấn đề này. Giả sử có một người sốt sắng lần chuỗi
Mân Côi nhiều lần để dâng lời cầu nguyện lên Chúa và Đức Mẹ, người ấy
dâng lên một món quà đáng được ân thưởng hậu hĩ. Đàng khác, có người tham
dự một Thánh Lễ và có lòng nhiệt thành dâng lên Chúa Tối Cao. Vậy ai
trong số hai người đó dâng lên của lễ cao quí hơn và đáng nhận phần thưởng lớn hơn? Người sau
này, chắc chắn như thế. Vì dù tràng chuỗi Mân Côi
có lời kinh tuyệt vời, trong đó có nhiều thỉnh cầu được chính Thiên Chúa lập ra,
nhưng chỉ là lễ vật thuộc về cõi trần, chưa hoàn hảo, cao quý nhất, và thánh thiện nhất, bởi nơi đó tiến dâng Mình và Máu, các vết thương, những giọt nước mắt, cái chết và công nghiệp
của Chúa Kitô. Vậy, còn của lễ nào thánh thiện, hoàn hảo và đáng Chúa Cha chấp nhận hơn nữa?
Tuy
nhiên, có thể nói rằng bất cứ bất cứ người nào dâng kinh Mân Côi hoặc
những việc đạo đức khác thì tức là họ dâng cái thuộc
riêng về mình với
một chút công khó nhọc của
mình, còn người dâng Thánh Lễ hay công nghiệp của Chúa Kitô thì tức là dâng những món quà không phải của riêng mình, nhưng thuộc về người khác, thuộc về Chúa Kitô, Đấng hiến mình vì họ. Mặt
khác, ta còn có thể nói rằng người dâng Hiến Lễ hay công nghiệp của Chúa Kitô
thành tựu nhờ lễ tế này tức là dâng một món quà không phải của người khác nhưng về bản chất là của riêng mình, bởi trong Thánh Lễ công nghiệp của
Chúa Kitô được ban ra cho chúng ta để thành của riêng ta. “Mọi điều Chúa Kitô được hưởng nhờ cuộc Khổ nạn, Cái Chết và Máu Người đã đổ ra đều thuộc về chúng ta qua Hy Lễ không đổ máu trong
Thánh Lễ”, một nhà
thần
học đạo đức nói như thế. Giáo hội dạy rằng: Hoa trái của lễ tế kia, lễ dâng
đẫm máu, được tiếp nhận một cách xung mãn nhất qua lễ tế không đổ máu này (Công Đồng Trentô). Rõ ràng Giáo hội muốn nói rằng: Nhờ việc
tham
dự Thánh Lễ, công nghiệp
của Chúa Kitô, là hoa trái phát sinh từ cuộc
Khổ Nạn của Người, được tự do thông chia cho chúng ta. Và bởi vì cái ta nhận được như một quà
tặng đã trở nên hoàn toàn như của riêng ta tựa
hồ như ta tự tạo ra được, nên ta có thể, vào lúc cử hành Thánh
Lễ,
dâng công nghiệp của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha như là của lễ của chính ta và nhờ vậy ta
làm
đẹp lòng Người.
Hãy
ngẫm suy hồng ân bao la mà Chúa Kitô ban cho chúng ta qua việc
biến
chúng ta thành một tư tế diệu kỳ, cho chúng ta quyền dâng Hiến Lễ,
không phải chỉ cho một mình ta, nhưng cho cả người khác nữa. Đức Giám mục Fornerô nói rằng:
“Không phải chỉ có một mình linh mục
dâng Thánh Lễ cầu cho mình
và cho người khác, mà mỗi Kitô
hữu hiện diện cũng có thể làm việc đó cho chính mình và cho bạn hữu.
“Điều này được diễn ra sau lời kinh Thánh
Thánh Thánh: “Lạy Chúa, xin nhớ tới các tôi tớ Chúa là X và X, và
mọi
người đang hiện diện nơi đây, và chỉ mình Chúa biết đức tin và lòng
mến của họ, đến những người chúng con dâng lễ cầu nguyện
cho, hoặc đến những
người dâng lên Chúa lễ tế này để cầu cho chính họ, gia đình và bạn hữu của
họ.
“Ý nghĩa của những lời này quả rõ ràng không thể hiểu sai được.
Hơn
nữa, khi linh mục nói: “Anh chị em hãy cầu nguyện”
và khi linh mục
hướng về mọi người để mời họ giúp mình dâng Hiến Lễ: “Anh chị em hãy cầu nguyện để Hy Lễ của tôi và anh chị em được Thiên Chúa là Cha Toàn Năng
chấp nhận.” Lúc đó ngài như muốn nói: “Tôi sắp phải thực hiện một công việc
rất quan trọng, dâng một lễ tế mà với sức mình tôi không thể làm nổi; tôi
xin
anh chị em cầu nguyện
và cộng tác với tôi, vì việc này có liên quan mật
thiết với anh chị em; hy lễ này là của anh chị em cũng như của
tôi và vì lẽ đó
anh chị em buộc phải giúp tôi. Sau khi nâng Chén Máu Thánh
lên ngài nói:
“Lạy Cha…chúng con là đoàn dân và những kẻ phụng sự Cha… dâng tiến Cha
là Thiên Chúa Uy linh và đầy vinh quang lễ tế hoàn hảo và thánh thiện
này” v.v… Linh mục dùng nhiều từ không
riêng về mình, nhưng là
đoàn dân thánh Chúa
cùng với mình tiến dâng lễ tế toàn thiêu thanh sạch này. Nếu như cộng đoàn không đáp ứng lời mời gọi này của linh mục bằng lời hay âm thầm trong lòng, thời chính họ chẳng những không trung thực với ngài, nhưng còn
tự làm
thiệt hại cho mình khi để mất một công phúc
lớn. Đức Giám mục Fornerô từng nói: Ôi những kẻ mê muội, hãy nghĩ xem các ngươi đã
tự đánh mất sự thiện hảo lớn lao chừng nào khi chỉ dăm ba lần dự Thánh Lễ,
hoặc
nếu có đi thì cũng lơ là chẳng dâng lễ để cầu cho mình và bạn hữu.
Ta
hãy cố ghi nhớ nằm lòng điều này không chỉ những người vắng mặt
không dự Thánh Lễ vì dửng dưng, nhưng cả những người dự Thánh Lễ một cách hời hợt, chỉ lo đọc kinh,
tất
cả đều đánh mất nhiều cái đáng lẽ họ gặt hái được. Trong Thánh
Lễ, ta chẳng có
thể
làm việc gì tốt
hơn ngoài hành vi tế lễ;
khi
càng thực hành việc này thường xuyên và nhiệt tâm ta càng đẹp lòng
Thiên Chúa, càng làm việc đền tội ta càng chất chứa được nhiều phần thưởng
trên trời. Mỗi lần dâng tiến
lễ tế lên Chúa ta hãy thưa với
Người: “Con
dâng Chúa Lễ vật vô giá này để xin đền thay các hình phạt con đáng phải chịu vì tội
con, để con sắm được kho tàng trên trời và để cứu các linh hồn trong luyện
ngục.
Quả
là rất ích lợi cho ta mỗi khi thưa lên rằng: “Lạy Chúa, con xin dâng lên
Chúa Con chí ái
của Ngài; con xin dâng lên Chúa cuộc khổ nạn và cái chết của
Người, con xin dâng lên Chúa nhân đức và công nghiệp của Người.” Nhưng những lời này được nói lên trong khi cử hành Thánh Lễ thời nó có giá trị gấp đôi. Bởi vào những lúc khác, việc tiến dâng này chỉ xuất phát từ một miệng lưỡi và
một trái tim; còn trong Thánh Lễ việc tiến dâng là hiện thực, vì
lúc
ấy chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện thực sự cùng với tất cả những công đức và công nghiệp
của Người. Trên Bàn thờ Người hiến tế cách mầu nhiệm; lập lại cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Trong Thánh
Lễ, Người rộng rãi chia sẻ cho ta mọi công phúc của Người. Người ban cho ta chính bản thân
Người để ta trình dâng Người lên Chúa
Cha. Lời tiến dâng này khi thốt lên từ
trong Thánh Lễ rất đỗi giá trị, như lời Chúa Kitô nói với một vị thánh rằng:
“Tội nhân nào, dù có xấu xa đến mấy, cũng chẳng thể bị mất niềm hy vọng
được ơn tha thứ,
nếu nó biết dâng lên Thiên Chúa nỗi thống khổ của Ta.” Vậy
thì
việc tiến dâng thực sự cuộc khổ nạn của Chúa
Kitô,
được tái hiện trên bàn
thờ
và được mọi người hiện diện tham
dự
Thánh Lễ thông phần, sẽ mang lại hiệu quả nào?
Người ta kể rằng một ngày kia Chúa nói với Thánh nữ Mechtilđê như sau:
“Này, Ta ban cho con tình yêu, lời cầu nguyện
và nỗi thống khổ của Ta; Ta
biến
chúng thành cái của con để con có thể trao lại cho Ta. Bất cứ kẻ nào làm như vậy
Ta sẽ ban lại cho nó gấp đôi, và cứ mỗi lần như thế. Ta lại làm cho nó
được thêm nhiều hơn.
Đây là lời hứa “gấp trăm” dành cho người ở đời này và cuộc sống vĩnh cửu đời sau.” Từ đó ta nghiệm ra rằng trong Thánh Lễ Chúa thông chia công phúc của Người không
phải chỉ cho một linh hồn ưu tiên nào đó, nhưng cho tất cả mọi tín hữu Kitô, và ta cũng nghiệm
thấy
rằng ta có thể dâng lại cho Người những ân huệ Người ban để ta được muôn phúc lộc cho mình.
GIÁ TRỊ VÔ SONG CỦA LỄ VẬT TIẾN DÂNG LÊN THIÊN CHÚA
TRONG THÁNH LỄ
Theo học giả Sanchez,
không có mục nào của Thánh Lễ đem lại cho ta an
ủi lớn lao và niềm
vui
tinh thần hơn lời kinh linh mục đọc lên ngay sau phần
dâng Chén, là lúc ngài dâng lên Chúa Con tinh tuyền, Đấng xóa tội trần gian: “Chúng con là đoàn dân và những kẻ phụng sự Chúa… xin dâng lên Chúa… lễ tế vẹn tuyền và thánh thiện này: là Bánh sự sống và Chén cứu độ muôn
đời.” Ngài gọi đoàn dân là Thánh vì họ Thánh hóa nhờ Hiến lễ, như chính
Chúa Kitô đã nói: Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật họ
cũng được thánh hiến (Ga 17, 19). Những
kẻ hiện diện cũng được thánh hóa
nhờ
Máu Châu Báu của Người rảy trên họ vào lúc Chén được dâng lên, như trong thư gửi tín hữu Do Thái có viết rằng: Chúa Giêsu … lấy Máu mình mà
thánh hóa toàn dân (13,12).
Ta
hãy nghiệm xem những
lời linh mục nói lên, khi ngài dâng Hiến Lễ lên Thiên
Chua nhân danh cộng đoàn, thật cảm động biết chừng nào: Ôi lạy Chúa,
chúng con là phận tôi tớ, nhưng cũng là dân thánh của Chúa,
xin dâng lên ngai
uy linh ngàn trùng nay Bánh
ban
sự sống, này Chén
cứu
độ v.v… Qủa thật đó
là lễ vật cao quí do linh mục và hết mọi người hiện diện cùng ngài dâng lên
ngai
uy linh, lễ vật làm thỏa lòng Thiên Chúa
Tối Cao và thần thánh trên trời
vui
mừng. Lễ tế thanh sạch, thánh thiện và tinh tuyền này không là gì khác
ngoài Thân xác rất trong sạch, Linh hồn rất thánh thiện và Máu rất tinh tuyền
của Chúa Giêsu. Đấng bị sát tế trên bàn thờ, không
phải
cách thực sự và đau
đớn,
nhưng cách siêu nhiên và mầu nhiệm. Bản tính nhân loại của Người thật
là của lễ toàn thiêu, mà Người, trong Thiên Tính, dâng lên đồng thời với linh
mục và từng người tín hữu, nói lên bằng lời hay thầm trong lòng, rằng: “Lạy
Chúa, nhờ bàn tay linh mục, con xin dâng lên Chúa Con chí ái của Chúa,
trong tình trạng Người hiện diện trên bàn thờ.”
Giá
như có ai hỏi rằng linh mục và những người hiện diện với ngài dâng cái gì trong khi miệng
thốt
ra những lời ấy, tôi xin trả lời ngay rằng họ trình
dâng lên Thiên Chúa tối cao một lễ vật vô cùng quý giá vượt trên mọi giàu sang
phú quý của khắp thế gian này, đến nỗi giá như ta có quyền dùng mọi thứ trên trần
gian
làm của lễ dâng lên Chúa
thì lễ vật ấy cũng chẳng là đáng gì so với lễ vật chúng ta dâng lên Chúa là chính Con của Người. Rồi nếu người ta thắc mắc: Khi dâng Thánh Lễ thì người ta dâng lên Chúa cái gì? Ta dâng lên
Người
một lễ vật vô
cùng cao cả, thánh thiện vô
song, tuyệt hảo và uy linh
không gì sánh bằng. Không còn gì hơn để nói, vì khắp vũ trụ chẳng có gì hiện hữu, chẳng có gì tưởng tượng
được lại lớn lao hơn là chính Thiên Chúa. Ta
hãy
tự ngẫm suy xem mình dâng lên Ba ngôi chí thánh một lễ vật vô giá là Nhân
tính được thánh hiến của Chúa Kitô. Vinh dự dành cho Thiên Chúa vĩ đại dường nào, và việc Người biết ơn ta nhiều dường nào (nếu có thể nói như vậy) về món quà quí giá này, tất cả sẽ được làm sáng tỏ hơn trong phần sau.
ĐỐI CHIẾU SO SÁNH
Giả
dụ toàn thể dân cư của một vương
quốc rộng lớn kia chung tay thực
hiện
một cái chén bằng vàng ròng, đẹp đẽ và tinh xảo đến nỗi chưa hề có ai
nhìn
thấy hoặc thiết kế được, và lại được một sứ giả lừng danh tận tay trao
cho vị tôn chủ như một bằng chứng
về lòng trung
thành thắm thiết của họ, vị
quân
vương sẽ cảm kích tri ân biết mấy khi nhận được món quà do thần dân
của mình dâng tặng.
Còn nếu như chén vàng đó lại được nạm thêm một viên kim cương đắt giá đến nỗi cả vương quốc chẳng thể sắm được, thần dân sẽ
còn mong được đáp trả điều gì nữa từ tôn chủ của mình?
Ứng
dụng điều này vào Thánh Lễ, trong đó ta dâng lên Thiên
Chúa Tối Cao Nhân tính Chúa
Kitô, vốn quá cao trọng và thánh thiện đến nỗi chẳng có gì
đã hoặc sẽ được bàn tay Chúa dựng nên mà có thể sánh bằng.
Mỗi tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ dâng Nhân tính được thánh
hiến
này, như Chén đẹp đẽ và quý giá, vào sau lời nguyện hiến tế họ dâng tâm hồn lên tới Chúa và
nói:
“Lạy Chúa, con xin dâng lên
Chúa Con chí ái của Chúa đang hiện diện trên bàn thờ này” – và với chén cao quý này ta tiến dâng một viên ngọc quý, là Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô. Bởi trong Nhân tính được thánh hiến này
có Thiên tính của Người, như lời Thánh Phaolô nói: “Trong Thân Mình Người
có sự hiện diện trọn vẹn của Thiên Tính (Cl 2,9). Cả Nhân tính lẫn Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô đều cùng được dâng lên Thiên chúa trong
Thánh Lễ bởi cả hai luôn hiệp nhất với nhau. Vì thế, khi
dâng viên ngọc quý
là Thiên tính Chúa Kitô, hãy gắn vào chén
vàng ròng là Nhân tính được thánh
hiến
của Người, như thế là ta tạo ra một của lễ cao trọng hơn hết mọi sự trên trời
dưới đất, và như vậy chẳng phải là ta sẽ
được
Cha trên trời cảm mến tri
ân biết bao sao?
Ta
trình lên Chúa Người Con mà chính Người đã xác nhận. Đây là Con yêu
dấu của Ta. Ta hài lòng về Người (Mt
3,17).
Nhờ
việc này, ta sẽ được ân thưởng đầy tràn, vì Đấng mà ta tôn kính với
lễ dâng này luôn tỏ lòng độ lượng và tri ân. Ngoài ra nhờ đó ta còn được xóa biết bao món nợ; và đó không phải là của ai đó, nhưng là của chính ta, do Chúa
Kitô trao ban. Nếu Chúa Giêsu thuộc về ta thì mọi cái Người có cũng
thuộc về của ta. Vì thế, ta sẽ trở nên giàu sang biết mấy nhờ chỉ một Thánh Lễ, miễn là ta tham dự một cách xứng hợp. Vậy hãy dùng Thánh Lễ thường xuyên mà dâng Chúa
Con lên Thiên Chúa Cha, vì càng năng làm việc tiến
dâng này ta càng nên giàu sang hơn mãi.
Hãy
tập thói quen dâng lễ tế qua tay linh mục và nói: “Lạy Chúa,
con xin
nhờ
bàn tay linh mục dâng lên Chúa Con Chí ái của Chúa.” Bao lần nói: “Lạy
Chúa, con chẳng đáng bước lên bàn thờ Chúa để dâng Hiến Lễ với bàn tay
trần tục này. Vì vậy, con lấy trí khôn mà dâng lên và đặt tay con dưới cánh tay vị linh mục và cùng hiệp với ngài dâng Bánh và Chén thánh này.” Người ta kể lại rằng Henry
đệ nhất, Vua nước Anh, mỗi ngày tham dự ba Thánh Lễ, quỳ gối tại bậc nhà thờ. Khi linh mục dâng Bánh và Chén Thánh lên,
vua âu yếm đặt tay mình dưới tay linh mục, giúp ngài thực hiện động tác này. Ta cũng có thể làm tương tự trong ý nghĩ, bởi vì Chúa, Đấng thấu suốt tâm can con người, sẽ chấp nhận thay cho hành động thực sự.
CÔNG PHÚC PHÁT SINH TỪ VIỆC TIẾN DÂNG MÁU CHÂU BÁU
CHÚA
Máu
Châu Báu cùng Mình Thánh
Chúa Kitô phải được tiến dâng lên Chúa Cha
cùng một thể; đây là một công việc sinh nhiều công phúc không thể tả
xiết
được. Đọc hạnh tích của thánh Mađalêna đệ Pazzi người ta
biết thánh nhân đã được cho biết rằng dâng Máu Thánh Chúa Kitô là phương thế hữu
hiệu
nhất để làm Chúa nguôi cơn giận, là cái do tội lỗi con người gây ra. Thực ra
Chúa từng than phiền với Thánh nữ rằng người ta chẳng mấy quan
tâm
đến việc làm vui lòng Chúa, và xin Người làm mọi cách để cải sửa điều đó. Vậy nên thánh nhân có thói quen dâng Máu Châu Báu Chúa Kitô không ít hơn
năm
mươi lần mỗi ngày để cầu cho người sống và người chết. Thánh nhân
nhiều lần được xem thấy các linh hồn, nhờ dâng Máu Châu Báu của Chúa Kitô để cầu nguyện cho, mà được ơn hoán cải, hoặc được cứu khỏi luyện
ngục.
Thánh nữ cũng thường nói rằng điều này cũng rất đáng sợ vì sự hững hờ
của ta mà nhiều kẻ tội lỗi không ăn năn
hối cải; bởi nếu ta nhân danh
họ siêng năng dâng Mình Thánh Chúa Kitô lên Thiên Chúa, thì chắc chắn Người, thể theo lời cầu nguyện
của ta, sẽ cứu họ khỏi sa hỏa ngục đời đời. Thánh nhân kêu
gọi mọi tín hữu không ngừng dâng cuôc khổ nạn và Máu Thánh Chúa
Kitô để cầu cho kẻ lầm lạc và tội lỗi. Hãy nhớ rằng việc này nằm trong tầm tay,
là phương thế dễ dàng để làm nguôi cơn thịnh nộ của Chúa, để hoán cải
kẻ có
tội, để cứu các linh hồn trong luyện
ngục
và chuộc các lỗi lầm của ta. Như đã
từng nói, không lúc nào hợp thời, hợp lý để tiến dâng Máu Châu Báu Chúa
Giêsu cho bằng lúc cử hành Thánh Lễ. Vì lúc đó, ta không chỉ dâng
bằng lời nhưng còn bằng hành động vì Máu Châu Báu Chúa thực sự ở trong Chén
và được linh mục tiến dâng không nhân danh riêng mình, nhưng nhân danh
toàn thể Hội Thánh, cách riêng cho những người đang
tham dự Thánh
Lễ. Bởi thế, khi cùng dâng Máu Thánh linh mục dâng lên trong Chén, từng người đều có thể nói: “Ôi lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa Máu rất Châu
Báu này qua tay linh mục”, hầu được hưởng phúc lộc nhiều hơn gấp bội
so với khi ta nói cũng lời ấy trong vài dịp khác.
Thánh Mađalêna đệ Pazzi cũng đề cập đến giá trị vô song của lễ dâng này. Thánh
nữ nói: “Khi một Kitô hữu tiến dâng Máu Châu Báu này lên Chúa Cha, tức là người ấy dâng tiến một lễ vật không
còn cần đến sự đền bồi nữa.
Đó là một lễ dâng có giá trị vô
tận khiến Đấng Tạo Hóa bị ràng buộc với thụ tạo của
mình.” Lời này
có vẻ quá cường điệu, nhưng không phải vậy, vì nào còn có gì trên trời hay dưới đất có thể sánh ví với Máu Châu Báu Chúa Kitô? Chỉ một
giọt
Máu này thôi cũng có giá trị hơn cả một đại dương máu các vị tử đạo. Thánh Tôma Aquinô nói với ta rằng chỉ một giọt máu Chúa cũng đủ cứu rỗi
toàn
thế giới. Từ đó ta rút ra điều này là nhờ lễ vật này, Chúa ban cho ta ơn tha thứ mọi
tội
lỗi, và đây cũng không phải là
một
sự đền bù cân xứng, bởi chỉ cần một giọt Máu Chúa cũng
đủ xóa sạch mọi tội lỗi con người trên trần gian
này. Người con vì đó mà ban cho ta nước Trời, bởi Máu Thánh Chúa có thể
đem
lại ơn cứu rỗi cho toàn thể nhân loại. Vì thế, Chúa luôn phải là con nợ
của ta.
Đã
bao giờ ta có mặt trên núi Sọ và lấy được vài giọt máu chảy ra từ những vết thương của Đấng Cứu Độ, để dâng lên Chúa Cha
với lòng tin vững vàng,
lòng
mến nồng nàn và lòng thống
hối
sâu xa; ta há chẳng tin rằng tội mình sẽ được tha và hình phạt phải chịu vì tội sẽ được gỡ bỏ? Vâng điều thực sự xảy ra trên núi Sọ nay được tái hiện nhiệm mầu trong Thánh Lễ. Chúa Kitô tỏ
mình
với Chúa Cha bằng cách treo trên thập giá và Máu Người chảy ra từ các
vết thương đổ vào Chén Thánh. Hãy suy tưởng mình làm việc này; nhận lấy Máu Châu Báu vào tay mình rồi dâng lên Thiên
Chúa với lòng thành như lúc
đứng
trên núi Sọ, và bảo đảm rằng mình không nhận được gì ít hơn số phải nhận được. Vì
có tội lỗi quá xấu xa nào mà không thể được tha? Có vết nhơ nào quá sâu đậm mà không thể tẩy xóa được? Có món nợ to lớn nào mà không thể xóa đi nhờ quyền năng của Máu Châu Báu đó? Máu dư khả năng
xóa
bỏ, đền bồi mọi tội lỗi, nợ nần của nhân loại. Vì vậy, hãy đặt trọn niềm tin
vào Máu Châu Báu Chúa và tiến dâng lên Chúa
Cha trong Thánh Lễ với lòng
nhiệt thành của mình.
Hãy xin các Thiên Thần giúp sức và nhờ các ngài thay cho bản thân mình dâng lên ngai tòa Chúa, để xin ơn tha thứ các tội lỗi của ta.
Post a Comment