THANH LE HY TE TUYET VOI CHUONG 23
CHƯƠNG 23: CÙNG VỚI LINH MỤC VÀ THIÊN
THẦN CẦU NGUYỆN TRONG THÁNH LỄ
Nhiều người ngay lành khi cầu nguyện hoặc
tham dự Thánh lễ vẫn thường
nói
đến việc bị chia trí trong khi đọc kinh cầu nguyện. Lời khuyên tốt nhất đối với họ và hãy đi dự lễ và kết hiệp
lời cầu nguyện của họ với kinh nguyện của Chúa Kitô và linh mục, nhờ vậy những lời khẩn cầu còn nhiều yếu kém của
họ sẽ được trở nên hoàn hảo,
tựa như đồng tiền kẽm xấu xí, không mấy giá trị được
mạ thêm một lớp vàng trở nên đẹp đẽ, quý giá. Lời cầu nguyện được dâng lên làm một với Hiến
Lễ. theo lời Giám mục Fornerô, có giá trị vượt xa những
lời khẩn cầu khác
dù cho có nhiều và thắm thiết đến mấy. Lý do vì sao
như thế sẽ được trình bày trong chương này nhằm khích lệ người đọc.
Linh mục buộc phải cầu nguyện cho mọi người
và dâng Thánh Lễ lên Thiên
Chúa Tối Cao xin cho họ được ơn cứu độ. Lời cầu cho những
người hiện diện là một phần trong Lễ Quy không
thể
bị bỏ đi. Lại nữa, mọi lời cầu
chung, thầm trong lòng và kết thúc – và những lời cầu viết trong dạng số
nhiều khác – được tỏ bày nhân danh cộng đoàn và vì lợi ích cho họ. Từng người có mặt dự Thánh lễ đều được bảo đảm rằng những lời cầu này được
dâng lên vì mình và sinh ơn ích cho mình, như là
không còn ai khác trong nhà thờ ngoài linh mục và bản thân minh.
Mọi
lời cầu được linh mục xướng lên đều nhân
danh các tín hữu tham
dự Thánh Lễ. Không thể
nghi
ngờ về hiệu quả của những lời
cầu
nguyện này, bởi có
một số đã được chính các vị Giáo hoàng đầu tiên soạn ra, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh
Thần, Đấng đem lại cho chúng
tính thánh thiện và hiệu
quả
vững vàng. Linh mục không xướng lên như lời tự phát, nhưng lời
ngài nói nhân danh Chúa Kitô, nhân danh toàn thể Vương quốc
Kitô mà ngài là sứ giả,
nhân
danh Giáo Hội Công Giáo,
nghĩa
là đại bộ phận tín hữu đã ủy thác ngài
làm
đại sứ thay mặt họ bước lên Bàn Thờ dâng lên Chúa những thỉnh cầu của họ trong
khi cử hành Phụng tự; để thương thảo với Chúa về những việc
trọng đại vì hạnh phúc của họ trong
hiện
tại và muôn đời. Giáo hội quy định những
hình
thức và lời nói linh mục phải dùng để tiếp xúc với Chúa, những điều này
bao hàm trong nghi thức và lời cầu theo sách lễ Rôma.
Giờ
đây khi linh mục đặt mình trước mặt Chúa, tiến bước lên Bàn
thờ, Thiên
Chúa Cha không coi ngài như một người tội lỗi, nhưng như một đại sứ
được Giáo hội trao toàn quyền để tiếp xúc với Chúa
Vì
thế Chúa sẽ lắng nghe lời ngài nói. Người không thể từ chối những lời thỉnh cầu hợp lý do linh mục dâng lên. Hơn nữa, Người quý trọng linh mục
như người đại diện của Con độc nhất
của Người, vì
linh mục là hiện thân
của Người Con này tại Bàn Thờ; ngài dùng Cuộc Khổ Nạn của Chúa Con làm trang phục; ngài nhân danh Người thốt lên những lời thánh
hóa: “Này là mình Ta, này là Chén Máu Ta.” Và bởi vì linh mục là đại diện Chúa Kitô nên
những lời cầu của ngài có giá trị hơn trước Thiên Chúa Cha; chẳng khác gì chính Chúa Kitô
dâng lên Cha trên trời. Thêm
vào đó, vị linh mục từ nơi bàn
thờ
dâng lên không chỉ
lời cầu mà con cả lễ vật có giá trị vô song – không
gì khác hơn là Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – nên Thiên Chúa
Cha chẳng thể nào khước lễ
dâng của linh mục. Người không
thể
bác bỏ những lời khẩn cầu
do ngài trình lên. Vì thế, hãy nối kết những thỉnh nguyện mỏng manh, bất
toàn
của mình với lời cầu của linh mục và, cùng với kinh nguyện này chúng
sẽ được biến đổi nên cao trọng và được mang lên tới Thiên Đình. Đó là cách
linh
mục qua Thánh Lễ giúp bạn cầu nguyện, và điều bạn còn thiếu sẽ được
bổ sung đầy tràn nhờ khả năng can thiệp của ngài.
PHẢI CHĂNG MỌI THÁNH
LỄ ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ NGANG NHAU
Đến
đây cần phân biệt giữa vật thánh và hành vi thánh. Lễ vật là như nhau
trong mọi Thánh Lễ,
vì đó không là gì khác
ngoài Chúa Giêsu Kitô
và vì thế mọi Thánh Lễ đều tốt như nhau, quý giá như nhau. Nhưng xét về hành vi
thánh, là việc tiến dâng lễ vật; linh mục cử hành Thánh Lễ càng chú ý và sốt sắng nhiều bao nhiêu thì lễ vật này càng
được Thiên Chúa sẵn lòng chấp
nhận bấy nhiêu, và ân sủng từ trời càng được tuôn đổ dồi dào xuống cả trên linh
mục cử hành và người tham dự Thánh Lễ.
Chúng
ta tim gặp sự khẳng định về điều này trong các tác phẩm của thánh Bonaventura: “Mọi Thánh Lễ
đều tốt như nhau xét về mặt liên
quan đến Chúa Kitô, nhưng xét về mặt liên quan đến linh mục thời lễ này có thể tốt hơn lễ kia. Từ đó, dự một Thánh Lễ do linh mục thánh thiện cử hành thì có lợi hơn
so với người chỉ thực hành cho qua chuyện.” Hồng y Bora cũng tán đồng ý kiến này: “Linh mục, càng thánh thiện và đẹp lòng Thiên
Chúa thời kinh nguyện và lễ tế
của vị ấy càng được dễ chấp nhận; lòng sốt mến của ngài càng cao thời ơn ích từ Thánh Lễ do ngài cử hành càng nhiều, Bởi
tựa như những công việc
tốt
lành do một người đạo đức thực hiện mang lại
nhiều công phúc tương
xứng với lòng nhiệt thành và mộ mến trong việc thực hiện, cũng vậy
Thánh Lễ sinh ơn ích nhiều hay ít cho cả linh mục cử hành cũng như cho
người được hưởng tùy theo mức độ nhiệt
thành của vị chủ tế.” Đó là lý do vì sao vị chủ tế thường khẩn cầu Chúa rộng lòng chấp nhận lễ vật của ngài, và
đoái thương làm nên ích lợi cho phần rỗi của mình và của mọi người đang
hiện
diện.
CÁC THIÊN THẦN CẦU NGUYỆN CHO CHÚNG TA THẾ NÀO TRONG THÁNH LỄ
Không thể bác bỏ hay hồ nghi sự hiện diện của Thiên Thần trong Thánh
Lễ.
Giáo hội Công giáo dạy điều đó và tác giả Thánh
vịnh
cũng làm như vậy khi nói: Bởi chưng Người truyền cho Thiên sứ giữ gìn bạn trên khắp nẻo
đường (Tv 91,11). Bởi điều này chúng ta tin rằng các ngài đi với chúng ta khắp
mọi nơi, hay nói cách
khác các ngài là thần dẫn dắt, như tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã nói: “Nào tất cả các vị đó không phải là những bậc
thiêng liêng chuyên lo phụng thờ Chúa được sai đi phục vụ để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ sao.” (1,14). Ôi, các ngài vui sướng biết mấy khi cùng chúng ta đi dự Thánh Lễ, hết lòng chăm lo để ta khỏi chia trí hoặc bất
kính. Chúng ta
tin rằng trong nhà thờ ít nhất số thiên thần cũng nhiều bằng
số người hiện diện, bởi mỗi người có một Thiên Thần bản mệnh ở bên cạnh để giúp cầu nguyện và cùng thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trên bàn thờ. Vì thế
hãy xin Thiên Thần bản mệnh cùng dự Thánh
Lễ với ta và cho ta, thay mặt ta
thờ
lạy Chiên Thiên Chúa, tiến dâng Người lên Thiên Chúa và xin Người ban
thêm
ân sủng. Làm như vậy thời những gì còn thiếu sót trong lòng mến và sự tập
trung chú ý sẽ được Thiên Thần làm cho nên hoàn chỉnh và Hiến lễ dễ
được Thiên Chúa Tối Cao chấp nhận hơn.
Ngoài
các Thiên Thần bản mệnh, còn có hàng ngàn thần thánh trên trời
thuộc
nhiều cấp bậc khác
nhau
tham dự Thánh Lễ, cung kính thờ lạy Thiên
Chúa và Con Chiên trong mầu nhiệm cao cả này. Thánh Mechtilđê được mặc khải rằng có ba ngàn Thiên Thần thuộc đoàn thứ bảy, đoàn phục vụ bên ngai tòa Chúa,
luôn chầu chung quanh Nhà Tạm lưu giữ Thánh Thể. Hiển nhiên
rằng trong Thánh Lễ, nơi cử hành Hiến Lễ, các vị còn hiện diện với số lượng đông hơn nhiều.
Tác
giả thư gửi tín hữu Do Thái cho chúng ta biết các Thiên Thần có dự Thánh
Lễ, như sau: Anh em đã tới núi Sion, tới Thành đô Thiên Chúa hằng
sống, là Giêrusalem
trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em đã tới
cùng vị Trung Gian giao ước Mới là Đức Giêsu (Dt 11, 22,24). Bản văn này
rất hợp với Thánh Lễ, ở đó Chúa Kitô hiện diện trong vai trò Trung gian cùng với
hàng ngàn Thiên Thần. Vì thế, trong Thánh Lễ ta có thể nói lên lời của vua Đavít xưa rằng: Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ, Ngài đã nghe lời miệng con xin. Giữa chư vị Thiên Thần, con
đàn ca kính Chúa, hướng về đền Thánh,
con
phủ phục tôn
thờ (Tv 138,1-2). Bởi khi đó ta quỳ giữa các Thiên
Thần, có hàng ngàn thần thánh sáng
láng vây bọc chung quanh cùng tham dự Thánh Lễ
với ta và cầu nguyện cho ta. Về điều này, ta cần nhắc lại lời Thánh Gioan Kim
Khẩu: “Ôi hỡi người vào giờ phút dâng lễ tế long trọng
này đừng quên mình đang cùng chung
tay với những ai. Các người đứng
giữa Kêrubim và
Sêraphim cùng với những thần linh cao cấp khác.
Còn việc các Thiên Thần cầu nguyện
cho
ta, thánh Gioan Kim Khẩu còn
nói
rành mach hơn: “Khi linh mục tại bàn thờ dâng lễ tế cao siêu, huyền
diệu thì các Thiên Thần trong hàng ngũ chỉnh tề, cất cao giọng tán dương Con
Chiên được hiến tế. Vì vậy, không chì có loài phải chết mới thờ phượng Chúa,
nhưng các Thiên Thần cũng quỳ gối trước mặt Người, các Tổng Lãnh Thiên
Thần cầu thay cho con người. Ta
có thể hình dung các ngài nói thế này: “Ôi lạy Chúa, chúng con cầu nguyện cho
những kẻ Con Chúa vì quá yêu thương đến nỗi hiến mình chịu chết cho họ. Chúng con
cầu nguyện cho những kẻ mà
Người đã đổ máu mình ra vì họ. Chúng con xin ân sủng cho những kẻ mà vì phần rỗi của họ Người đã hiến mình trên Thánh Giá.” Chúng ta được khích lệ
biết
mấy khi biết rằng các Thiên Thần cầu nguyện thống thiết như vậy cho chúng ta là những kẻ tội lỗi khốn nạn. Vì những lời cầu xin của các Thiên Thần có uy lực trước tòa Chúa hơn chúng
ta rất nhiều, vì các ngài có lòng sốt
mến
Thiên Chúa, nhìn thấy Chúa Nhãn tiền, nói bằng tiếng nói đầy nhiệt huyết từ con tim trong sạch.
Kết
quả là những
điều thỉnh cầu của các ngài dễ
dàng được chấp nhận hơn chúng
ta là những kẻ chỉ
dâng được những lời thỉnh
cầu
không mấy nhiệt tâm, chiếu lệ và hay bị đứt quãng. Do vậy, nếu trong Thánh Lễ ta nối kết lời cầu của ta với các lời cầu của các Thiên Thần, thì
những lời cầu ấy có sức xuyên thủng tầng mây lên tới Chúa và chắc chắn được lắng nghe một cách hoan hỉ hơn là khi ta cầu nguyện ở nhà một mình.
Các Thiên thần không
chỉ hiện
diện
suông trong Lễ tế, nhưng các ngài còn
dâng những lời cầu nguyện của chúng ta lên Đấng tối cao. Thánh Gioan nói về điều này trong sách Khải huyền:
Một Thiên thần khác
đến đứng trước bàn
thờ,
tay cầm bình hương vàng, Thiên thần lãnh nhận nhiều hương thơm, để
dâng trên bàn thờ bằng vàng trước ngai Thiên Chua, cùng với những lời cầu
nguyện của toàn thể dân thánh, bay lên trước nhan Thiên Chúa (Kh 8,3-4). Những lời này chỉ cho chúng ta thấy rằng các Thiên thần rảo quanh khắp mọi người trong nhà thờ, tiếp nhận những lời cầu nguyện trên môi miệng các tín
hữu rồi chuyển cho một vị cao trọng hơn hết trong số các Thiên thần hiện
diện, để vị này đem lên trời và trình dâng như làn khói hương
trên bàn thờ trước ngai Thiên Chúa. Nhờ Ngài nhóm
lên, những lời cầu khẩn tỏa bay như hương thơm ngào ngạt trước Đấng Tối Cao.
Việc tiến dâng lời thỉnh nguyện của chúng ta trong Thánh Lễ được minh
chứng qua câu nói: “Thiên thần đứng trước bàn thờ, Thiên thần liệu có đứng
trước bàn thờ và nếu ở đó không có lễ vật tiến dâng? Và liệu ngài có đặt
hương thơm lời cầu nguyện của dân thánh trên lễ vật nếu như ngài không mang lễ vật lên? Chính vì thế mà hằng ngày linh mục xướng lên lời cầu nguyện xin ơn thánh hóa:
“Lạy Thiên Chúa muôn
trùng cao cả, chúng con hết
lòng khiêm tốn nài xin Chúa sai các Thần sứ đem
của lễ vật này lên trước bàn thờ Chúa, trước tôn nhan Đấng Tối Cao.
Tất cả những
điều
này minh chứng rằng các Thiên Thần đem lễ vật nhiệm màu lên cùng với những lời cầu lên Ba Ngôi như hương thơm ngào ngạt. Rõ ràng là các lời nguyện
cầu
ta dâng lên trong Thánh Lễ, chung với các Thiên
thần
và giữa các ngài, có hiệu lực hơn rất nhiều so với những
lời cầu nguyện, với lòng sốt mến tương đương tại
nhà riêng. Vì vậy, hãy cố sức đến dự Thánh
Lễ mỗi ngày, nhờ đó lời cầu nguyện của chúng ta
được bàn tay thanh sạch của các
Thiên Thần đem lên tòa Chúa
đáng được Chúa đoái thương chấp nhận và tha thứ các thiếu sót của ta trong lòng mến, nhờ thông hiệp trong lòng
mến tuyệt vời của các Thiên Thần.
Post a Comment