Header Ads

Hòa đồng với tập thể


Hoa_Dong

Khi bước vào làm việc nơi công sở, mỗi một nhân viên đều phải xác định được rằng chúng ta sẽ làm việc chung với nhiều người, có trình độ, tính cách khác nhau. Do vậy, một điều hiển nhiên rằng, bạn không thể tránh khỏi xung đột với các đồng nghiệp của mình.
Vậy bạn sẽ làm thế nào khi rơi vào tình huống này. Tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc sắc nhọn bất khả xâm phạm hay thái độ thân thiện, cởi mở muốn cùng họ giải quyết vần đề? Chắc chắn là phương án hai rồi đúng không?
Các nhà tâm lý luôn khẳng định rằng để làm việc tốt, cần phải biết cách đối xử tốt với các đồng nghiệp.
Coi trọng người chung quanh
Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp. Khả năng thừa nhận ý kiến riêng của mỗi người là rất quan trọng trong việc giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Nếu quyền này không được coi trọng, ban đầu trong quan hệ giữa mọi người sẽ chỉ có sự bất đồng ý kiến, còn sau đó bạn sẽ “chuyển sang ý kiến cá nhân”, và điều này hoàn toàn có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Khả năng tìm được sự nhượng bộ và lắng nghe người khác là một phẩm chất rất quan trọng.
Cởi mở
Những người cởi mở gây được sự thiện cảm của những người chung quanh. Nếu bạn là người khép kín, chỉ có một số ít người có thể quan hệ tốt với bạn. Những người còn lại có thể nghĩ rằng bạn là người khó chơi. Người sống khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng. Không có gì ngạc nhiên nếu những người chung quanh cũng đối xử với người khép kín theo cách tương tự.
Biết cách nói chuyện đúng
Nếu bạn có thể nói về một chủ đề gây cuốn hút đối với người đối thoại, thì điều đó cho phép bạn gây được thiện cảm với họ. Tính vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau cũng là cần thiết. Lúc nào cũng nói về công việc là chuyện không nên. Tốt hơn nếu phối hợp được các câu chuyện về nghề nghiệp với các vấn đề riêng.
Ðối thoại
Cần biết cách đối thoại. Nếu như bạn tham gia một cuộc họp, tại đó đang thảo luận về vấn đề nào đó, thì việc không ngắt lời người đang nói được coi là một biểu hiện có văn hóa.
Hãy tự giải phóng
Trong lĩnh vực nghề nghiệp, người ta có thể kính trọng đồng nghiệp như một chuyên gia, nhưng đồng thời trong mối quan hệ đồng nghiệp người ta lại lảng tránh, vì người đó cư xử một cách gò bó. Lại có những người không được kính trọng lắm, nhưng họ không dễ giận, vui vẻ, thích hội hè. Họ thậm chí có thể vô trách nhiệm, nhưng trong tập thể người ta dễ tha thứ cho họ. Phương án lý tưởng là trung gian “vàng” giữa hai loại người này.
Nói xin lỗi khi cần thiết
Nếu như bạn vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng và tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của bạn, thì đừng đổ lỗi cho người khác. Ðơn giản là hãy công nhận sai sót của mình và xin lỗi. Hãy giải thích rằng tất cả chúng ta là con người và có quyền sai sót. Nếu như bạn tỏ ra chưa đủ hiểu biết, hãy nói rằng nhất định bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình và đề nghị các đồng nghiệp giúp đỡ bạn trong việc đó. Tất cả sẽ hiểu là bạn quý trọng ý kiến của tập thể, bạn thấy được ý kiến đó có ý nghĩa đối với bạn.
Chuyển riêng thành chung
Nếu ở nhà, bạn có thể ăn hết một cái bánh mà chẳng cần chia sẻ với ai, có thể bật nhạc to hết cỡ thậm chí có thể nhảy nhót theo nhạc một cách thoải mái, thế nhưng khi sống trong tập thể, mọi chuyện sẽ có chút thay đổi.
Có rất nhiều chữ  “chung” mà bạn phải tập quen dần như  ăn chung, dùng chung… Một phòng có 4 người, bạn chẳng thể nào sở hữu cả một túi cam to đùng mà không chia sẻ với ai, cũng chẳng thể nào chiều theo sở thích của riêng mình nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác.
Có nhiều bạn do chưa quen với lối sống “chung” nên những ngày đầu sống rất vô tư. Thích ăn gì thì mua rất nhiều thức ăn đó về nhà mà tuyệt nhiên không chia sẻ với bất cứ ai. Buổi tối, khi mọi người đã đi ngủ hết thì lại bật nhạc ầm ĩ như vẫn thường làm khi ở nhà. Điều đó đã gây khó chịu cho những bạn cùng phòng khiến không khí trong phòng vô cùng căng thẳng. Lại có những trường hợp bạn bè xích mích nhau chỉ xoay quanh một chiếc… bóng đèn. Nguyên nhân là do một số thành viên trong phòng ngủ rất trễ nên không muốn tắt đèn sớm. Số khác thì lại muốn tắt đèn cho dễ ngủ. Vậy là phát sinh mâu thuẫn. Một phòng lại chia hai phe đấu đá lẫn nhau chỉ vì chiếc bóng đèn.
Nhưng vẫn tôn trọng cái riêng
Tuy sống tập thể là phải làm quen với chữ  chung nhưng những vấn đề riêng tư của mỗi người vẫn rất cần được coi trọng. Chia sẻ với nhau như người thân nhưng không có nghĩa can thiệp vào những chuyện riêng tư của người khác. Mỗi người đều cần có những khoảng không riêng, chẳng hạn như chuyện riêng trong gia đình, những cảm xúc vui buồn bất chợt… thậm chí là vật dụng cá nhân.
Có những bạn có thói quen viết nhật ký cá nhân để trải lòng, để giải tỏa những chuyện riêng, có những vật dụng cá nhân mà chúng ta không nên “cầm nhầm”, v.v.. Những điều đó cần được tôn trọng. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc này, các thành viên sống chung rất dễ hiểu lầm và mâu thuẫn với nhau.
Chia sẻ và yêu thương
Đó chính là bí quyết quan trọng nhất giúp bạn thực sự tìm được gia đình thứ hai trong môi trường tập thể. Đừng ngần ngại chia sẻ và mở lòng ra với mọi người, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn bó, hòa nhập giữa mình và tập thể. Nấu giúp bạn mình một chén cháo khi bạn ốm, hỗ trợ tiếng Nhật nếu bạn còn hạn chế,… Làm được những điều này, bạn sẽ thấy tâm hồn mình rất thoải mái. Và bạn đã góp phần làm cho nơi sống của mình một không khí thoải mái và yêu thương.
Hòa đồng nhưng không hòa tan
Giữa một tập thể, làm thế nào để hòa đồng với mọi người nhưng không đánh mất bản sắc cá nhân là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ. Dung hòa được yếu tố cá nhân và tập thể sẽ chắp thêm đôi cánh thành công. Không đánh mất chính mình có nghĩa là không hòa tan, không đánh mất chính mình vào thế giới của người khác….. Nói tóm lại, phải biết hòa mình để sống vui với người khác nhưng không đánh mất giá trị của mình….
Khi không thể tách mình ra khỏi tập thể bởi cuộc sống là tổng hòa của những mối quan hệ thì bản thân mỗi người phải tự trang bị một số kỹ năng cần thiết để vừa có thể hòa hợp, vừa giữ được bản sắc riêng. Trong đó, sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối nhân xử thế, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng kiểm soát thái độ, cảm xúc là những bí kíp giúp mỗi cá nhân tạo cho mình một bản sắc riêng nhưng vẫn được tập thể tôn trọng.
Khi đi làm, thời gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp còn nhiều hơn cả người thân trong gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc hết sức cần thiết. Hãy hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện. Nếu như bạn gặp phải những đồng nghiệp “trái tính, trái nết”, ít nhiều gây khó dễ cho bạn thì đó cũng là lẽ thường tình. Hãy luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng tâm”, không để những chuyện vặt vãnh cá nhân ấy ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
 Bác sĩ Lê Trung Ngân

Không có nhận xét nào