THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI 21
CHƯƠNG 21: THÁNH LỄ LÀ NGUỒN CẬY
TRÔNG
CHẮC CHẮN NHẤT CHO NHỮNG
NGƯỜI HẤP HỐI
Chẳng ai biết được
sự chết thảm khốc đến dường nào, nhưng với kinh nghiệm từ nỗi sợ hãi nơi những người đang bước vào
trong cõi chết, ta cũng thấy được rằng chết là một vấn đề nặng nề biết bao. Ta có thể nói như Aristote: “Trong tất cả những điều tệ hại thì cái chết là điều khủng khiếp nhất.”
Đó không chỉ vì hồn phải lìa khỏi xác, mà còn hơn thế là bước qua cái cửa đi vào cõi thiên thu, là một cuộc triệu hồi ra trình diện trước
tòa Chúa phán xét. Biểu tượng hiển nhiên
của những điều sợ hãi dày vò người đang đi vào cõi chết trong sầu khổ và hoảng hốt ấy chính là nhịp tim đập mạnh loạn
xạ và mồ hôi vã ra như tắm.
Vào
thời điểm căng thẳng đó, bạn khuyên
họ phải làm gì? Bởi đâu người đang
sinh thì tìm được sự
an ủi khi mà họ đã suy sụp tinh thần? Nơi nào người
ấy có được sự nâng đỡ để không thể bị ma quỷ lôi
kéo vào vực sâu thất vọng? Lời khuyên thường là hãy gắn kết vào lòng thương xót vô hạn của Chúa, tin
tưởng và phó thác hoàn toàn vào đó. Tuy nhiên, thánh Grêgoriô lại bảo: “Hãy để cho những kẻ mà lòng dạ làm mọi việc ngay lành tin tưởng vào lòng Chúa
xót
thương, bởi nó chẳng bao giờ bị lãng quên. Nhưng đừng để cho những kẻ mà
lòng dạ chẳng hề làm
điều
ngay chính có cùng một sự tin tưởng như vậy, bởi như thế họ chỉ tự lừa dối mình mà thôi.”
Nếu
có ai hỏi tôi đâu là nơi chắc
chắn nhất để người đang đi vào cái chết tìm đặt hết niềm cậy trông,
tôi
có thể trả lời rằng không
có nơi nào cho người
ấy đặt trọn niềm trông ngoài Thánh Lễ, dẫu cho rằng trong suốt cuộc đời người ấy vẫn yêu chuộng, hằng
ngày tham dự sốt sắng, với trọn ý ngay lành. Điều này được rút ra từ trong
Kinh Thánh. Vì Đavít đã nói: Hãy tiến dâng lên lễ tế công chính, và tin tưởng vào Chúa (Tv 4,5). Lễ tế công chính không gì khác hơn là Hiến Lễ trên Bàn
Thờ,
thỏa theo đức Công minh của
Chúa để đền thay cho hình phạt đáng phải chịu vì tội đã phạm và những xúc phạm đến
Thiên Chúa tối cao. Lễ tế thời Cựu Ước không
đủ sức làm được điều này, vì vậy không thể được gọi chính danh là “Lễ Tế Công Chính”
Vì
thế khi Đavít nói: “Hãy tiến dâng Lễ Tế Công Chính,
và tin tưởng vào Chúa”, Ngài có ý báo trước cho chúng
ta là những Kitô hữu, nhất là các linh mục, siêng năng dâng Thánh Lễ, là Lễ Tế Công Chính, mỗi khi có thể, và đặt hết
niềm tin cậy vào Chúa, bởi nhờ đó Chúa nguôi cơn thịnh nộ và tội lỗi
chúng ta được đền bồi theo lẽ công bằng, Vua Thánh Đavít kết luận rằng:
Trong bình an, vừa nằm tôi đã ngủ, vì một mình Người, lạy
Chúa, Người cho tôi phúc sống an toàn (Tv 4,9).
Những lời này khi được thốt ra từ cửa miệng của người tín hữu đang lìa trần chứng tỏ rằng niềm tin cậy có vững vàng hay không là ở giờ chết. Giáo
hội
minh chứng điều
khẳng định này khi dùng những lời sau để nói về người
chết: “Xin cho họ được nghỉ ngơi trong bình an”. Vua Đavít nói: “Tôi sẽ nghỉ
ngơi
trong bình an” Còn Giáo hội khẩn cầu:
“Lạy Chúa, xin cho họ được nghỉ
yên muôn đời”. Vì vậy, hãy để những người suốt cuộc đời sống theo lời
khuyên của vua Đavít mà thường xuyên, thậm chí hằng ngày, cùng với linh
mục tiến dâng lên Thiên Chúa lễ tế công chính, được cậy nhờ vào lòng thương
xót
của Chúa, và khi giờ phút cuối cùng
ập đến, hãy cùng với tác giả thánh
vịnh
nói lên rằng: “Tôi sẽ đi vào giấc ngủ của sự chết trong bình an khi tin
tưởng vào Hiến Tế trong Thánh Lễ. Tôi sẽ nghỉ yên trong mồ chờ ngày phán xét chung. Tôi chẳng còn phải sợ chết đời đời, vì Chúa đã cho tôi niềm trông cậy thật. Tôi chẳng ngại sẽ bị hư mất đời đời, bởi vì tôi hằng tiến dâng lên Chúa lễ tế công chính, lễ
tế có giá trị muôn đời, đem lại vinh quang bất tận,
làm
vui thỏa lòng Người và
đủ sức đền bồi mọi tội lỗi, xúc phạm
của
tôi đối với Chúa. Nhờ hồng ân đó tôi được Chúa ban niềm hy vọng được sống đời đời.
Với cách thức như thế, mỗi người có thể bình thản đón chờ giờ chết và
giúp
mình tránh rơi vào sợ hãi và thất vọng.
TRUYỆN MỘT LINH HỒN NĂNG DỰ THÁNH LỄ HIỆN VỀ VỚI CHA
SỞ
Một
người đạo
đức kia, vốn rất có lòng mộ mến Thánh Lễ. Ông ta cố gắng
đi dự lễ mỗi ngày.
Khi giờ chết đến ông giục lòng tin cậy vào hiệu quả của
Hiến Lễ và ra đi trong an bình.
Cha sở của ông rất cảm
kích
vì lòng đạo đức của người giáo dân này nên tỏ lòng tiếc thương và
năng cầu nguyện cho ông. Một ngày kia linh hồn người chết hiện về với cha sở trong dáng vẻ
rực rỡ, và khi được hỏi là ai người đó trả lời: “Con
là linh hồn người giáo dân trong xứ vừa
qua đời mà cha vẫn nhớ cầu nguyện cho đấy!” Vị linh mục hỏi về nơi ông
đến là như thế nào, thì được trả lời rằng: “Nhờ ơn Chúa, con nay đã được
hưởng hạnh phúc vĩnh cửu rồi. Con nay dù không cần lời cầu nguyện
của
cha nữa, nhưng con rất cảm ơn cha vì đã thương cầu nguyện
cho con.” “Vậy khi còn sống” vị linh mục hỏi thêm, “con đã làm điều gì để đáng được Chúa ân
thưởng đặc biệt như thế?” Ông ta trả lời: “Thưa cha, việc chính
con đã làm là hằng ngằy sốt sắng tham dự Thánh Lễ. Điều này đã giúp con được ơn chết
lành được xét xử nhân từ sau khi qua đời.” “Vậy con dự lễ như thế nào?” vị linh mục lại hỏi. “Bước chân ra khỏi nhà con liền làm dấu Thánh
Giá.” Linh hồn đáp “và trên đường đến nhà thờ con đọc kinh Lạy Cha để xin ơn được dự
Thánh Lễ xứng đáng. Vào trong nhà thờ, con quì gối trước
tượng Chịu Nạn đọc năm kinh Lạy Cha và năm kinh Kính Mừng để
kính Năm Dấu Thánh Chúa. Ngoài ra, trong suốt Thánh Lễ, con hình
dung
mình đứng trên đồi
Canvê, mắt nhìn ngắm Chúa Cứu Thế bị đóng đinh.
Lúc Mình Thánh Chúa được dâng cao lên, con khiêm
cung thờ lạy và dâng trọn linh hồn và thân xác con lên Chúa. Đó là việc con làm hằng ngày, và nay nhờ công nghiệp Máu Châu Báu cùng những vết thương Chúa Kitô mà con được hồng ân lớn lao này.” Nói xong, những lời ấy, linh hồn biến mất, còn vị linh mục thì được an ủi và vỡ lẽ ra nhiều điều.
Câu chuyện
thú
vị này thích hợp để khích lệ những kẻ yếu nhược và củng cố niềm hy vọng vào hạnh phúc đời đời. Vì chẳng có
gì chắc chắn cho ta cậy trông vào giờ chết cho bằng việc tham
dự Thánh Lễ hằng ngày một cách sốt
sắng.Tôi sẽ giải thích lý do vì sao như thế. Đạo
chúng
ta dạy rằng chẳng có gì
đáng cho ta cậy trông vững vàng và đặt trọn niềm tin, ngoài công nghiệp
của Chúa Kitô qua cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Công nghiệp ấy hiện diện
thực
sự trong Thánh Lễ; trước sự chứng kiến của mọi người vây quanh Bàn Thờ
với tâm tình cầu khẩn, thờ lạy và hiến dâng. Hơn thế nữa, công nghiệp của
Chúa Kitô được thông chia rộng rãi cho hết thảy các linh hồn và mọi
người trong cộng đoàn, trừ kẻ đang mắc tội trọng. Vì thế kẻ trông cậy vào Thánh
lễ thì cũng vậy, trông vào công nghiệp của Chúa Kitô vào cuộc Khổ nạn
và giá Máu Châu Báu của Người.
Nhưng người ta
có thể cãi lẽ rằng linh hồn được hưởng công ơn cứu chuộc
của Chúa Kitô qua các Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể; như vậy ta có thể
trông cậy vào các Bí Tích cũng như vào Hiến Lể. Tôi xin trả lời ngay rằng:
giữa
việc tiếp cận các
Bí Tích và việc tiến dâng Hiến lễ có sự khác biệt rất lớn.
Việc trước đòi buộc người tiếp nhận phải có tâm tình xứng hợp; nghĩa là
phải
có lòng sám hối thực sự để được chịu phép Giải Tội.
Và
để chịu phép Thánh Thể phải có một lòng tin mạnh mẽ. Kẻ đến nhận các Bí tích mà không có những tâm tình này có thể khiến cho mình phạm
thêm
tội mới. Trong một số trường hợp cần phải dựa vào Lời Chúa mạc khải
để biết liệu kẻ ấy chịu các phép Bí Tích có xứng đáng không, nhưng điều này không
phải lúc nào cũng được như vậy. Còn để dự một Thánh
Lễ,
không nhất thiết nguời dự phải ở trong tình trạng ân sủng, vì như chúng ta đã nói, nếu kẻ
ấy
đang ở trong tình trạng tội nặng cũng không khiến mình phạm thêm tội khác nữa, trái lại người ấy
có thể được ơn hoán cải nếu biết mở lòng ra để đón
nhận
ân sủng Chúa. Tóm lại, chẳng phải là chuyện
sai lầm khi ai đó tin rằng nhờ Lễ Tế Châu Báu Con Chí Ái tiến dâng,
Thiên Chúa với lòng khoan
dung vô bờ sẽ tỏ lộ lòng
xót thương của Người với kẻ ấy. Con người không ở trong tình trạng tội nặng mà dự Thánh Lễ, dù chẳng sốt sắng lắm thời không những chẳng mắc thêm tội mà còn được bảo đảm chắc chắn rằng nhờ Hy Lễ Mình và Máu
Chúa Kitô, người ấy sẽ được thêm ân sủng cũng như được tha các phần
phạt
về các lỗi phạm của mình.
Đến
đây người đọc có thể không đồng ý khi lập luận rằng: vào giờ chết cứ tin cậy vào những
khổ hình và cái chết của Chúa Kitô, bởi Chúa Kitô đã chết nhằm
mục đích là xóa tội ta đã phạm và gìn giữ ta khỏi chết đời đời. Vì thế ta
chỉ cần đặt niềm
cậy trông vào cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa hơn là vào
Thánh Lễ.
Tôi
lại xin đáp lời: Chắc hẳn mọi hy vọng của chúng
ta đều đặt trên nền tảng cuộc
khổ
nạn và cái chết của Chúa Kitô,
miễn là hồn ta được tận
hưởng những hoa trái và công nghiệp phát sinh từ lễ hy sinh ấy, nếu không niềm hy
vọng
ấy thật là uổng công.
Liệu việc Chúa Kitô chịu nhục hình và chịu chết sinh ơn ích gì cho kẻ có tội lỗi cứng lòng, không chịu ăn năn hoặc giả vì thế mà kẻ ấy còn bị luận phạt? Bởi kẻ ấy không được hưởng
công nghiệp phát sinh từ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô,
và lý do tại sao lại thế chính là ở chỗ kẻ
ấy không xứng đáng dược hưởng.
Vậy
nhờ vào đâu để ta nên xứng đáng đây? Nhờ lòng thống
hối
thực sự, nhờ việc
lãnh
nhận các Bí Tích cách xứng hợp, nhờ các việc lành, và trên hết nhờ việc cử hành và tham dự Thánh Lễ sốt sắng; Giáo hội dạy rằng hoa trái
phát
sinh từ lễ tế đẫm máu, lễ Hy sinh trên Thập giá được hưởng cách sung mãn nhất qua lễ tế không đổ máu, lễ Hy sinh trên Bàn thờ (Công Đồng Trentô). Trong Chương trước
Giáo hội cũng dạy rằng Thánh lễ được dựng nên là để cho sức mạnh cứu rỗi của Lễ Hy sinh trên Thập giá được thể hiện
qua
việc tha thứ các tội lỗi ta phạm mỗi ngày.
Bởi thế, khi nhận ra rằng công
nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô được ban phát rộng rãi cho chúng ta trong
Thánh Lễ, ta mới khẳng định được vì sao ta cần đặt niềm trông cậy ở đó.
ĐẶT NIỀM TRÔNG CẬY VỮNG CHẮC NƠI THÁNH LỄ
Những người có thói quen dự lễ thường xuyên,
phấn khởi và cung kính có
thể
an lòng khi biết rằng, qua việc tiến dâng nhiều Thánh Lễ như vậy, mình đã
làm
một việc phụng sự tuyệt vời, một lễ tế cao quí đáng được Chúa Cha chấp
nhận,
rằng với lòng khiêm cung xin ơn tha thứ, hằng ngày mình
đã dâng công nghiệp của Đấng Cứu Độ để được xóa sạch hết mọi tội khiên; và qua mỗi
Thánh Lễ Con Thiên Chúa sẵn lòng ban Máu Châu Báu của Người
làm giá chuộc tội cho mình.
Ai
đặt niềm trông cậy trên nền tảng này chẳng bao giờ cậy dựa vào sức mình hay công trạng của mình bao giờ, nhưng cậy trông vào Chúa Kitô, vào
ơn cứu chuộc Người ban nhờ tham dự Thánh Lễ. Kẻ ấy trông cậy vào công nghiệp của Chúa Kitô, được hiện tạo hóa trên Bàn Thờ; vào
Máu Thánh Chúa tuôn trào cách diệu kỳ trên tâm hồn khi dự lễ. người ấy cậy vào lễ tế cao cả qua tay vị linh mục, được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận; dựa vào lời cầu
nguyện dâng lên bởi vị chủ tế, bởi chính Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha hầu bản
thân mình được ơn cứu độ. Đó là những nền tảng vững chắc giúp ta có thể
được an nghỉ trong bình an.
Niềm trông cậy này quả thật vững chắc đến độ học giả Sanchez
phải
thốt lên: “Thánh Lễ đem lại cho chúng ta một niềm hy
vọng
quá ư là vững vàng về
cuộc sống mai sau, đến nỗi chỉ có nhờ Đức Tin siêu việt mới có thể xác định
được điều đó. Nói cách khác, người nào mà nhận thức được đầy đủ năng
quyền vô cùng lớn lao của Thánh Lễ và niềm hy vọng vững chắc nhận được từ đó sẽ vô cùng kinh ngác khi hiểu được rằng, phải nhờ đức tin do Chúa ban thì tâm trí họ mới có thể thông hiểu được. Điều này đã được nhiều vị Giáo hoàng, vào lúc đứng trước cái chết, thừa nhận rằng việc cử hành Thánh
Lễ sốt sắng là phương cách chuẩn bị hữu hiệu nhất để đương đầu với kẻ thù cuối cùng này.
Baroniô kể về Thánh Theođorê Stuđita, một người có
đức tin lỗi lạc sống
vào đầu thế kỷ IX sau C.N. rằng trước khi chết ngài bị bệnh
tật dày vò đến nỗi
trông chỉ còn như một cái thây ma. Vào lúc bàn tay thần chết đã chạm đến rồi,
ngài
còn cố nài xin Chúa
ban cho một ân huệ cuối cùng,
đó là xin cho được sống thêm một ít thời gian đủ để cử hành một Thánh Lễ, hầu chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu sau cùng. Lời cầu nguyện đó được Chúa chấp thuận: thánh
nhân
vận hết sức mình chổi dậy
khỏi
giường bệnh và tự mình bước đi
đến nhà thờ, trước sự
kinh ngạc của mọi người ở
đó. Ngài cử hành Thánh Lễ với hết
tâm tình, vì biết rằng đây là lễ tế cuối cùng của
đời minh. Xong
lễ, ngài
trở
về phòng riêng, nằm xuống và nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ trong tay Chúa.
Baroniô nói về Tarasiô, Thượng Phụ Constantinốp,
đã kể rằng dù bị cả
thảy
bảy chứng bệnh hành hạ, ngài cũng không bỏ cử hành một Thánh Lễ
ngày
nào. Lòng say mê yêu mến Thiên Chúa ngài coi thường mọi đau đớn
phải chịu.
Cho đến ngày sau hết của cuộc đời ngài vẫn tiếp tục đứng tại Bàn
thờ,
bởi đó ngài đáng hưởng được cái chết thánh thiện và niềm hạnh phúc
vĩnh
cửu.
Nhiều linh mục ghi nhớ trong lòng khi dâng Lễ hằng ngày rằng các ngài
đang chuẩn bị một cách tốt nhất trong giờ chết. Thật hạnh phúc biết bao nếu
như các ngài giữ được đến chết trong việc làm thánh thiện này, bởi quyền phép siêu nhiên của Thánh Lễ sẽ giúp các ngài nên mạnh mẽ đủ sức chống lại các cám dỗ của Satan và những kẻ thuộc
về nó. Thánh Giáo hhoàng Grêgoriô quả quyết rằng: “Hiến lễ là phương thế che chở cho khỏi bị trầm luân. Hơn nữa, nếu như Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael đã nói rằng: “Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội tỗi (Tb 12.9) thời ta còn có thể khằng định
nhiều hơn nữa về lễ tế trổi vượt hơn hết rằng lễ tế này cứu vớt linh hồn đang lìa
xác khỏi quyền lực sự dữ, tẩy sạch khỏi tội lỗi, được Chúa xót thương và cho thông phần vào sự sống đời đời.
Sau
hết, ta hãy nghe lời hứa dành cho những ai có lòng muốn năng tham dự
Thánh Lễ mỗi khi có dịp. Chính Chúa Kitô nói với
một
vị Thánh rằng: “Ta
cho con biết rằng Ta luôn ở với kẻ siêng năng và sốt sắng tham dự Thánh Lễ,
an ủi
và bảo vệ kẻ ấy trong giờ chết và tùy theo
số Thánh Lễ nó tham dự khi
còn tại thế. Ta sẽ ban ngần ấy thần thánh hộ tống linh hồn khi lìa khỏi xác.” Lời hứa này đem lại biết bao
khích lệ. Với những lời ấy,
ai mà chẳng sẵn lòng
tìm mọi cách tham dự Thánh Lễ? Đúng là ta không
buộc
phải tin theo những
lời này như một tín điều, nhưng những mặc khải này đã được Giáo hội nhìn
nhận
và được các tin hữu nói chung tin theo từ sáu trăm năm nay rồi.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, chớ gì lời Chúa hứa được thực hiện nơi con. Vào giờ chết, xin cho con có thể thốt lên lời Thánh vương Đavít rằng: Chúa là
nguồn ánh sáng và ơn
cứu
độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là
thành lũy bảo vệ
đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa? (Tv 27,1). Cậy vì lời Chúa hứa sẽ gửi đến cho con, vào
giờ chết nhiều vị thánh để làm bạn và bảo vệ con chống
lại kẻ thù từ hỏa ngục theo số Thánh Lễ con sốt sắng tham dự con nào còn phải sợ những kẻ cai quản địa ngục nữa vì chỉ một vị thánh thôi cũng đủ làm
cho cả đạo quân quỷ dữ phải biến đi. Vì vậy, lạy Chúa Giêsu nhân từ, xin thực hiện lời Chúa
đã nói và đừng để con phải thất vọng. Để xứng đáng được hưởng nhờ lời
Chúa phán hứa, con quyết tâm tham dự sốt sắng Thánh Lễ mỗi ngày khi có thể được, và tiến dâng Hy Lễ qua tay vị linh mục để Chúa được chúc tụng và tôn vinh ngày một nhiều hơn.
Một
linh hồn vốn trông cậy và tin tưởng vào hiệu quả của Thánh Lễ có thể
an tâm rời bỏ đời này để ra trước tòa Chúa phán xét. Ta trông đợi ở đó điều
gì?
Thánh Bonifaciô,
Tổng
giám mục Mayende,
trong một bức thư gửi người chị
gái có đề cập đôi chút về chuyện này. Số là có một thầy tu trong tu viện kia chết rồi lại được hồi sinh và kể cho thánh nhân chuyện
đã xảy ra cho bản thân sau khi lìa trần: Lúc con được đưa đến trước
tòa Chúa phán xét, tất cả
mọi tội con đã phạm được bày ra trước mắt trông thật gớm ghiếc và khiến con
nhớ
lại hết tội này đến tội khác: „ta là kẻ dương dương
tự đắc, khiến mi tôn
mình lên trước mặt anh em. Ta là thần dối trá khiến mi sa ngã. Ta đại diện cho
những lời xấu xa mà mi thường thốt ra. Ta nuôi dưỡng những ý nghĩ điên rồ
để mi đem gieo rắc mê hoặc
trong Giáo Hội
và nơi khác.‟ Tiếp đó con bị cáo
tội
kịch liệt theo một chuỗi
dài như cảu thả, hay quên hoặc chẳng nhận thức được
khi đi xưng tội. Ma quỷ cũng có mặt tại đó như những nhân chứng chống lại con. Chúng nhắc
con nhớ đến những địa điểm và thời gian
cho từng tội đã phạm. Sau đó mới đến một số việc lành con làm được: „Tôi là mẫu vâng phục anh đã dành cho bề trên. Tôi là sự chay tịnh anh dùng
để đánh phạt thân xác.
Tôi là những lời cầu nguyện
anh gửi lên trời.‟ và v.v… Các Thiên thần làm chứng
cho từng điều lành con đã làm.
Điều xảy ra cho thầy dòng đạo đức trong câu chuyện
của Thánh Bonifaciô cũng chắc chắn sẽ xảy ra cho bạn, thưa bạn đọc, cho tôi và cho mọi người
nam
cũng như nữ
khi lìa khỏi cõi đời này. Tội lỗi ta đã phạm sẽ bày ra trước
mắt
ta từng hàng khủng khiếp, việc tốt ta đã làm cũng xuất
hiện
làm cho ta được an
ủi và khích lệ. Nhưng nếu chuyên cần và sốt sắng
tham
dự Thánh Lễ,
ta sẽ thấy một đoàn ngũ thần thánh tiến đến xua tan sợ hãi và làm cho tâm hồn ta được vui mừng, khi nói rằng: “Từ nơi chúng tôi bạn nhận ra được một số Thánh
Lễ đã tham dự trên dương thế; chúng tôi sẽ cùng bạn ra trình diện trước tòa Đấng xét xử để bầu chữa
cho bạn; sẽ trình bày lòng mộ mến của bạn sâu
sắc đến chừng nào, bao nhiêu tội đã đền và bao nhiêu hình phạt đã được xóa
bỏ.
Hãy can đảm lên vì đã có chúng tôi góp phần
xoa
dịu nỗi công phẫn của Đấng
xét xử và xin Người xót thương bạn.” Thật là một niềm an ủi biết mấy
cho linh hồn khốn khổ, ưu phiền khi có được những người nghĩa thiết như vậy
đứng
ra can thiệp trước vị
Thẩm phán công minh!
Ngoài ra, hy vọng bạn sẽ có được kinh nghiệm giống như Chân Phước Nancker. Giám mục thành Breslau vào thế kỷ XIII. Vị giám chức này nổi tiếng
về lòng mộ mến Thánh
Lễ, khiến ngài luôn tìm cách hiện diện trong Thánh
Lễ cử hành hằng ngày tại Nhà Thờ chính tòa. Ngay đúng lúc ngài tắt
thở, bà thị trưởng đạo đức nghe
tiếng các Thiên thần hát du dương thánh thót đến nỗi bà tưởng mình được đưa lên tận Thiên Đình. Đang khi còn phân vân
vì do đâu mà có được niềm
vui
thú này, bỗng có tiếng nói với bà: “Linh hồn
Đức Giám Mục Nancker vừa lìa khỏi xác và được các
Thiên thần đón đi đấy.” Người đàn bà tốt lành ấy vội hỏi vì sao vị Giám
mục lại được hưởng vinh dự
lớn lao và đặc biệt như thế, cũng tiếng nói ấy trả lời: “Nhờ ngài có lòng rất
mến
mộ Thánh Lễ.”
Mẫu gương như vậy chắc chắn sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta
năng đi dự Thánh Lễ. Vị Giám
mục thánh thiện đã được đưa thẳng về Thiên
Đàng chẳng cần phải qua luyện ngục. Ngoài ra ngài còn được các Thiên Thần đón rước trong
tiếng hát vui mừng hoan hì. Vì sao? Chính vì lòng ngài mộ mến Thánh Lễ; nhờ thế ngài
đã đền bù xong tất cả theo lẽ công minh
của Chúa và xứng đáng vào Thiên Quốc trong vinh quang như vậy. Nếu muốn thoát lửa thanh luyện và được một thứ hạng cao trên Thiên đàng, hãy bắt chước gương vị Chân
phước này nhiệt tâm tham dự Thánh Lễ. Nếu như ta
không thể tham dự nhiều Thánh Lễ như ngài được thì ít nhất cũng biết giục lòng ước ao được làm như thế, Chúa sẽ chấp
nhận
ý tưởng tốt lành
của ta và ban ân cho ta được chết trong hạnh phúc.
Post a Comment