Tòa Thánh Cải Tổ Ngành Truyền Thông
Theo tin Catholic World News, tại cuộc họp báo ở Vatican ngày 9 vừa qua
để công bố kế hoạch cải tổ việc quản trị tài chánh của Tòa Thánh, Đức
Hồng Y George Pell, chủ tịch văn phòng kinh tế của Tòa Thánh, đã bất ngờ
công bố việc cử nhiệm ông Christopher Patten, một chính trị gia bảo thủ
của Anh, làm phối trí viên các hoạt động truyền thông của Vatican.
Xem thế, đủ biết quyền hạn của văn phòng kinh tế khá rộng rãi. Việc cải tổ ngành truyền thông lần này là để đơn giản hóa hệ thống truyền thông công cộng của Tòa Thánh, cải thiện việc phối trí giữa nhiều cơ quan truyền thông hiện nay và để khai thác các cơ hội của ngành truyền thông xã hội hiện đại.
Ông Christopher Patten sẽ đứng đầu một ủy ban chuyên môn để nghiên cứu các cố gắng truyền thông của Tòa Thánh. Ủy ban này được yêu cầu đệ trình một kế hoạch cải tổ ngành truyền thông công cộng của Vatican.
Ngành truyền thông công cộng của Tòa Thánh hiện nay được phân chia giữa nhiều cơ quan khác nhau: Văn phòng báo chí Vatican; nhật báo L’Osservatore Romano; đài phát thanh Vatican và trung tâm truyền hình Vatican; trang mạng Vatican; Sở Thông Tin Vatican; nhà xuất bản Vatican; và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Ủy ban của Ông Patten có nhiệm vụ đưa ra một phương thức làm việc có phối hợp.
Tòa Thánh cũng hứa hẹn rằng dưới hệ thống mới, “các kênh kỹ thuật số sẽ được tăng cường để bảo đảm việc các sứ điệp của Đức Thánh Cha tới được các tín hữu khắp thế giới nhiều hơn, nhất là những người trẻ”.
Cùng với ông Patten, ủy ban sẽ còn có Gregory Erlandson, người Mỹ, nhà xuất bản của tờ Our Sunday Visitor; Daniela Frank, giám đốc Hội Đồng Truyền Thông Công Giáo Đức; Cha Eric Salobir, chuyên viên truyền thông Dòng Đaminh Pháp; Leticia Soberon, chủ mạng Mễ Tây Cơ; và George Yeo, nguyên bộ trưởng tài chánh Tân Gia Ba. Các nhân viên hành chánh của Ủy Ban sẽ do các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh cung cấp.
Cố vấn bên ngoài duy nhất của Tòa Thánh hiện nay về truyền thông là Greg Burke, một người Hoa Kỳ, được phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh tuyển cách nay hai năm. Vốn là một cựu phóng viên của Fox News trước đây, Burke thuộc tổ chức bảo thủ Opus Dei. Còn Patten, 70 tuổi, một người Công Giáo từ thuở nhỏ, vốn theo học một trường công do các tu sĩ Biển Đức điều khiển, nhưng lại có quan điểm trái với Burke: rất cấp tiến.
Bốn năm trước đây, khi Đức Bênêđíctô XVI còn tại vị, Patten nói với một người phỏng vấn rằng “tôi không đồng ý với mọi điều Vatican tuyên bố” nhưng thêm ngay rằng ông thán phục vị giáo hoàng bảo thủ người Đức “về phương diện tri thức”.
Nhưng chính thời điểm ấy, chính phủ Anh đã cậy nhờ ông đứng ra phối hợp cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô, mà những chuẩn bị tới lúc đó đang gặp nhiều hỗn loạn. Kinh nghiệm Vatican này hiển nhiên chuẩn bị khá nhiều để ông đảm nhận nhiệm vụ mới với Tòa Thánh, nơi, chắc chắn ông sẽ “dẵm chân” lên nhiều người.
Đức Hồng Y Pell cho rằng Ủy Ban của Ông Patten sẽ giúp gia tăng số tín hữu sử dụng các phương tiện truyền thông của Vatican, hiện được ước lượng vào khoảng 10% dân số Công Giáo hoàn cầu. Ngài hy vọng Ủy Ban của Ông Patten “nhận thấy rằng thế giới truyền thông đã thay đổi một cách triệt để và còn đang thay đổi”.
Đức Hồng Y nhận định rằng Đài Phát Thanh Vatican đã phát tuyến từ năm 1931. Nhưng “tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, người ta không còn thường xuyên nghe phát thanh nữa”. Nên nay, ta phải chú tâm tới sự hiện diện của ta trong thế giới kỹ thuật số. Ngài hy vọng Uỷ Ban của Ông Patten sẽ làm được việc này, nhất là trương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng @Pontifex, hiện có tới 4.2 triệu người theo.
Ông Patten dịp này tuyên bố rằng ông trông mong đảm nhiệm trách vụ “quan trọng và nhiều thách thức này” và ông sẽ khởi sự làm việc tại Ủy Ban vào tháng 9 tới. Ông Patten là lãnh tụ của Đảng Bảo Thủ Anh và trước đây ông là tổng toàn quyền Anh cuối cùng của Hồng Kông trước khi đảo này được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Gần đây hơn, ông là chủ tịch Đại Học Oxford và đứng đầu hội đồng quản trị BBC. Đầu năm nay, sau một cuộc giải phẫu tim, ông tuyên bố giảm thiểu lượng làm việc, nhưng cho biết nay đã bình phục và sẵn sàng đảm nhiệm những công việc bán thời gian, trên căn bản thiện nguyện.
Cũng nên biết, ông Patten là một người Công Giáo, từng phối trí cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI năm 2010 như trên đã nói. Tháng hai năm nay, ông là thành phần trong phái đoàn chính phủ Anh dự mật nghị trong đó Đức TGM Vincent Nichols của London được nâng lên hàng Hồng Y. Trước khi tham dự mật nghị, ông có nói truyện trên đài phát thanh Vatican về vai trò của cộng đồng Công Giáo tại Vương Quốc Thống Nhất, chỗ đứng của Anh trong Liên Hiệp Âu Châu và nhắc lại thành công rực rỡ chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđictô XVI.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên với Philippa Hitchen của Đài Phát Thanh Vatican, ông Patten cho rằng: “Các giám mục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các mục tử nên nói về những thành viên cùng quẫn nhất trong cộng đồng của mình, nếu các nhà lãnh đạo Giáo Hội không nói về người nghèo, về di dân, về những người bị đời hất hủi nhiều nhất, thì họ quả đã quên khuấy những bài học quan trọng nhất của Tân Ước, quyên khuấy một số những hậu quả quan trọng nhất của luật vàng từng xuyên suốt mọi tôn giáo… Tôi nghĩ rằng điều không những Đức Tổng Giám Mục mà cả vị đối tác của ngài trong Giáo Hội Anh Giáo, Justin Welby, và nhiều vị khác từng lên tiếng là môt lý luận mà chính phủ cần phải bàn thảo…
“Tại Âu Châu, chúng ta chiếm 7% dân số thế giới, khoảng 20-25% sản lượng thế giới, nhưng chiếm tới 50% các chi tiêu của thế giới về các chính sách xã hội; quả là khó mà giảng hòa được các con số ấy… Thứ hai, ta đang có những cuộc tranh cãi thực sự về các cộng đồng di dân khắp trong các quốc gia Âu Châu, thành thử nếu Giáo Hôi Công Giáo và các Giáo Hội Kitô Giáo khác cũng như các nhóm tín ngưỡng không có quan điểm gì về vấn đề này, thì họ quả không làm việc họ phải làm…”
Cung điệu trên cho thấy hình như ông “ăn ý” hơn với vị giáo hoàng hiện nay, vị giáo hoàng mà ông hân hạnh được góp ý về truyền thông.
Xem thế, đủ biết quyền hạn của văn phòng kinh tế khá rộng rãi. Việc cải tổ ngành truyền thông lần này là để đơn giản hóa hệ thống truyền thông công cộng của Tòa Thánh, cải thiện việc phối trí giữa nhiều cơ quan truyền thông hiện nay và để khai thác các cơ hội của ngành truyền thông xã hội hiện đại.
Ông Christopher Patten sẽ đứng đầu một ủy ban chuyên môn để nghiên cứu các cố gắng truyền thông của Tòa Thánh. Ủy ban này được yêu cầu đệ trình một kế hoạch cải tổ ngành truyền thông công cộng của Vatican.
Ngành truyền thông công cộng của Tòa Thánh hiện nay được phân chia giữa nhiều cơ quan khác nhau: Văn phòng báo chí Vatican; nhật báo L’Osservatore Romano; đài phát thanh Vatican và trung tâm truyền hình Vatican; trang mạng Vatican; Sở Thông Tin Vatican; nhà xuất bản Vatican; và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Ủy ban của Ông Patten có nhiệm vụ đưa ra một phương thức làm việc có phối hợp.
Tòa Thánh cũng hứa hẹn rằng dưới hệ thống mới, “các kênh kỹ thuật số sẽ được tăng cường để bảo đảm việc các sứ điệp của Đức Thánh Cha tới được các tín hữu khắp thế giới nhiều hơn, nhất là những người trẻ”.
Cùng với ông Patten, ủy ban sẽ còn có Gregory Erlandson, người Mỹ, nhà xuất bản của tờ Our Sunday Visitor; Daniela Frank, giám đốc Hội Đồng Truyền Thông Công Giáo Đức; Cha Eric Salobir, chuyên viên truyền thông Dòng Đaminh Pháp; Leticia Soberon, chủ mạng Mễ Tây Cơ; và George Yeo, nguyên bộ trưởng tài chánh Tân Gia Ba. Các nhân viên hành chánh của Ủy Ban sẽ do các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh cung cấp.
Cố vấn bên ngoài duy nhất của Tòa Thánh hiện nay về truyền thông là Greg Burke, một người Hoa Kỳ, được phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh tuyển cách nay hai năm. Vốn là một cựu phóng viên của Fox News trước đây, Burke thuộc tổ chức bảo thủ Opus Dei. Còn Patten, 70 tuổi, một người Công Giáo từ thuở nhỏ, vốn theo học một trường công do các tu sĩ Biển Đức điều khiển, nhưng lại có quan điểm trái với Burke: rất cấp tiến.
Bốn năm trước đây, khi Đức Bênêđíctô XVI còn tại vị, Patten nói với một người phỏng vấn rằng “tôi không đồng ý với mọi điều Vatican tuyên bố” nhưng thêm ngay rằng ông thán phục vị giáo hoàng bảo thủ người Đức “về phương diện tri thức”.
Nhưng chính thời điểm ấy, chính phủ Anh đã cậy nhờ ông đứng ra phối hợp cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô, mà những chuẩn bị tới lúc đó đang gặp nhiều hỗn loạn. Kinh nghiệm Vatican này hiển nhiên chuẩn bị khá nhiều để ông đảm nhận nhiệm vụ mới với Tòa Thánh, nơi, chắc chắn ông sẽ “dẵm chân” lên nhiều người.
Đức Hồng Y Pell cho rằng Ủy Ban của Ông Patten sẽ giúp gia tăng số tín hữu sử dụng các phương tiện truyền thông của Vatican, hiện được ước lượng vào khoảng 10% dân số Công Giáo hoàn cầu. Ngài hy vọng Ủy Ban của Ông Patten “nhận thấy rằng thế giới truyền thông đã thay đổi một cách triệt để và còn đang thay đổi”.
Đức Hồng Y nhận định rằng Đài Phát Thanh Vatican đã phát tuyến từ năm 1931. Nhưng “tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, người ta không còn thường xuyên nghe phát thanh nữa”. Nên nay, ta phải chú tâm tới sự hiện diện của ta trong thế giới kỹ thuật số. Ngài hy vọng Uỷ Ban của Ông Patten sẽ làm được việc này, nhất là trương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng @Pontifex, hiện có tới 4.2 triệu người theo.
Ông Patten dịp này tuyên bố rằng ông trông mong đảm nhiệm trách vụ “quan trọng và nhiều thách thức này” và ông sẽ khởi sự làm việc tại Ủy Ban vào tháng 9 tới. Ông Patten là lãnh tụ của Đảng Bảo Thủ Anh và trước đây ông là tổng toàn quyền Anh cuối cùng của Hồng Kông trước khi đảo này được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Gần đây hơn, ông là chủ tịch Đại Học Oxford và đứng đầu hội đồng quản trị BBC. Đầu năm nay, sau một cuộc giải phẫu tim, ông tuyên bố giảm thiểu lượng làm việc, nhưng cho biết nay đã bình phục và sẵn sàng đảm nhiệm những công việc bán thời gian, trên căn bản thiện nguyện.
Cũng nên biết, ông Patten là một người Công Giáo, từng phối trí cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI năm 2010 như trên đã nói. Tháng hai năm nay, ông là thành phần trong phái đoàn chính phủ Anh dự mật nghị trong đó Đức TGM Vincent Nichols của London được nâng lên hàng Hồng Y. Trước khi tham dự mật nghị, ông có nói truyện trên đài phát thanh Vatican về vai trò của cộng đồng Công Giáo tại Vương Quốc Thống Nhất, chỗ đứng của Anh trong Liên Hiệp Âu Châu và nhắc lại thành công rực rỡ chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđictô XVI.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên với Philippa Hitchen của Đài Phát Thanh Vatican, ông Patten cho rằng: “Các giám mục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các mục tử nên nói về những thành viên cùng quẫn nhất trong cộng đồng của mình, nếu các nhà lãnh đạo Giáo Hội không nói về người nghèo, về di dân, về những người bị đời hất hủi nhiều nhất, thì họ quả đã quên khuấy những bài học quan trọng nhất của Tân Ước, quyên khuấy một số những hậu quả quan trọng nhất của luật vàng từng xuyên suốt mọi tôn giáo… Tôi nghĩ rằng điều không những Đức Tổng Giám Mục mà cả vị đối tác của ngài trong Giáo Hội Anh Giáo, Justin Welby, và nhiều vị khác từng lên tiếng là môt lý luận mà chính phủ cần phải bàn thảo…
“Tại Âu Châu, chúng ta chiếm 7% dân số thế giới, khoảng 20-25% sản lượng thế giới, nhưng chiếm tới 50% các chi tiêu của thế giới về các chính sách xã hội; quả là khó mà giảng hòa được các con số ấy… Thứ hai, ta đang có những cuộc tranh cãi thực sự về các cộng đồng di dân khắp trong các quốc gia Âu Châu, thành thử nếu Giáo Hôi Công Giáo và các Giáo Hội Kitô Giáo khác cũng như các nhóm tín ngưỡng không có quan điểm gì về vấn đề này, thì họ quả không làm việc họ phải làm…”
Cung điệu trên cho thấy hình như ông “ăn ý” hơn với vị giáo hoàng hiện nay, vị giáo hoàng mà ông hân hạnh được góp ý về truyền thông.
Post a Comment