Header Ads

Suy Niem Kinh Man Coi

SUY NIỆM KINH MÂN CÔI 

CÁC MẦU NHIỆM MÙA VUI 
Các mầu nhiệm mùa vui, được đánh dấu bằng niềm vui toả sáng từ biến cố Nhập thể. Điều này rệt ngay từ mầu nhiệm thứ nhất, cuộc Nhập thể, khi lời thiên sứ Gabriel chào Đức Trinh nữ Nadarét được nối kết với lời mời đón nhận niềm vui thời Đấng Cứu thếVui lên, Maria”…
Nhưng hai mầu nhiệm sau cùng, trong khi vẫn duy trì bầu khí vui mừng này, thì lại báo trước bi kịch sắp xảy đếnSuy niệm các mầu nhiệm mùa vui đi vào những nguyên nhân tối hậu ý nghĩa sâu xa nhất của niềm vui Kitô giáo. Đó tập trung vào tính cách thực tiễn của mầu nhiệm của cuộc Thương khó cứu độ. Đức Maria dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra quyết của niềm vui Kitô giáo, trước hết trên hết, một “Tin Mừng”, trung tâm toàn thể nội dung Tin Mừng đó chính con người Đức Giêsu Kitô, Lời đã thành xác phàm, Đấng cứu độ của thế giới (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II,Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria20). 

Mầu nhiệm thứ nhất : Báo tin Ngôi Lời Nhập thể 
Toàn thể lịch sử cứu độ, theo một nghĩa nào đó đã hướng tới lời chào của thiên sứ Gabriel “Vui lên đi, Maria !”. Nếu như kế hoạch của Chúa Cha qui tụ vạn vật trong Đức Kitô (x. Ep 1,10), thì toàn thể trụ một cách nào đó đã được ân nghĩa của Thiên Chúa động chạm đến, ân nghĩa Chúa Cha đoái đến Đức Maria làm cho Đức Mẹ thành Thân Mẫu của Con của Người. Ngược lại, toàn thể nhân loại được ôm ấp bởi tiếngfiat, nhờ tiếng ấy Đức Mẹ sẵn sàng chấp thuận thánh ý Thiên Chúa (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria20). 
1. Lời Chúa 
"Bấy Giờ Ðức Maria nói: 'Vâng, tôi đây nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền" (Lc 1,38). 
2. Suy niệm 
Đức Maria đón nhận những lời của thiên sứ với tâm tình khiêm tốn vâng phục. Người trở nên mẫu gương cho chúng ta mỗi khi Chúa mong đợi chúng ta quảng đại đáp tiếng “Xin Vângtheo thánh ý Ngài. 
3. Quyết tâm 
Khiêm tốn trung thành với những điều đã cam kết : “Phúc cho ai lắng nghe tuân hành lời Chúa” (Lc 11,28). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin dạy chúng con biết vâng lời đón nhận ý Chúa. 
 
Mầu nhiệm thứ hai : Đức Mẹ Maria đi thăm viếng Elisabet 
Hớn hở nhảy mừng từ ngữ chủ yếu của việc gặp gỡ Elisabet, trong đó âm thanh của tiếng Đức Mẹ sự hiện diện của Đức Kitô trong lòng người khiến cho ông Gioannhảy lên vui sướng” (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria20). 
1. Lời Chúa 
"Hồi ấy, Maria vội lên đường , đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. vào nhà ông Dacaria chào hỏi Êlizabét." (Lc 39,40). 
2. Suy niệm 
Đức Maria vội vàng đến thăm Elisabet để mang lại cho chị họ những sự giúp đỡ cần thiết, nhưng nhất mang đến cho Chúa Giêsu, Đấng ban ơn thánh hoá hân hoan. 
Người trở nên mẫu gương cho chúng ta mỗi khi chúng ta được kêu mời đến giúp đỡ tha nhân, nhất đem Chúa Giêsu đến cho họ. 
3. Quyết tâm 
Bác ái : “Tất cả lề luật được tóm lại trong một mệnh lệnh : bạn hãy yêu thương tha nhân như chính mình” (Gl 5,14). 
 
 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin đến thăm viếng gia đình chúng con mang đến cho chúng con hồng ân của Chúa Giêsu, người con yêu quý của Mẹ. 
 
Mầu nhiệm thứ ba : Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem 
Sự vui mừng cũng tràn ngập cảnhBêlem, khi biến cố chào đời của Hài nhi thánh, Đấng cứu chuộc thế giới được loan báo nhờ lời ca của các thiên thần được công bố cho các mục đồng như “tin vui trọng đại” (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria20). 
1. Lời Chúa 
" Maria đã tới ngày mãn nhụy khai hoa. sinh con trai đầu lòng, lấy bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, hai ông không tìm được chỗ nằm trong nhà trọ."(Lc 2,6-7) 
2. Suy niệm 
Khi tiến bước theo nẻo đường của Đức Kitô, nơi Người nẻo đường của con người được qui tụ lại, được bộc lộ ra được cứu chuộc, các tín hữu đi tới chỗ diện đối diện với hình ảnh của con người đích thực. Khi chiêm ngưỡng sự ra đời của Đức Kitô, họ học biết tính thánh thiêng của sự sống” (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria25). 
Nơi hang đá, Hài đồng Giêsu, Mẹ Maria, thánh Giuse, các mục đồng, dạy chúng ta những tâm tình cần thiết để diễn tả mầu nhiệm Belem trong cuộc sống hằng ngày, đó  : đức khiêm tốn, đức khó nghèo, sự hy sinh. 
3. Quyết tâm 
Tinh thần nghèo khó : “Phúc cho ai tinh thần nghèo khó, Nước Trời thuộc về họ” (Mt 5,3). 

4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin hãy để cho Chúa Giêsu giáng sinh trong chúng con, thực hiện nơi chúng con điều Người xưa kia đã làmnơi Mẹ. 
 
Mầu nhiệm thứ bốn : Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thánh 
Việc hiến dâng trong đền thờ không chỉ diễn tả niềm vui của việc thánh hiến Hài Nhi cuộc xuất thần của cụ Simêon, nhưng còn ghi lại lời ngôn sứ loan báo Đức Kitô mộtdấu chỉ chống đốicho Israel một lưỡi gươm sẽ đâm thấu trái tim Thân Mẫu của Người (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria20). 
1. Lời Chúa 
"Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy cuả các ngài theo luật Môsê, Maria ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Luật Chúa rằng: 'Mọi con trai đầu lòng phải đuợc gọi của thánh, dành cho Chúa.'" (Lc 2,22-23). 
2. Suy niệm 
Khi vào trần gian, Đức Kitô nói : Chúa đã không ưa hy lễ hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng ưa thích lễ toàn thiêu lễ tội. Bấy giờ tôi mới thưa : Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7). 
Chúng ta hãy theo Mẹ lên đền thờ, qua tay của Mẹ, chúng ta hãy dâng hiến trí tuệ, ý chí, cuộc đời của chúng ta cho Thiên Chúa, ngõ hầu biết, yêu mến phục vụ Chúa mỗi ngày. 
3. Quyết tâm 
Đức vâng phục : “Lương thực của tôi thi hành ý muốn của Đấng đã sai tôi hoàn thành công việc của Người” (Ga 4,34). 

4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin hãy hiến dâng chúng con cho Chúa Cha trong đền thờ Hội thánh. 
 
Mầu nhiệm thứ năm : Mẹ Maria gặp lại Chúa Giêsu trong đền thờ sau khi bị thất lạc 
Vui mừng pha lẫn với bi đát nét đặc biệt của mầu nhiệm thứ năm, tìm thấy thiếu niên Giêsu mười hai tuổi trong đền thờ. Ở đây Người tỏ mình ra trong sự khôn ngoan thiêng thánh của Người khi Người nghe nêu lên những câu hỏi. Người tỏ mình ra chính yếu Kẻ dạy dỗ”. Việc mặc khải mầu nhiệm Người Con hoàn toàn lo công việc của Chúa Cha một lời loan báo tính cách triệt để của Tin Mừng, trong đó những mối tương quan con người gần gũi nhất cũng được thách đố bởi những đòi hỏi của Nước Chúa. Đức Maria thánh Giuse, sợ hãi lo âu, đãkhông hiểunhững lời Người nói (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria20). 
1. Lời Chúa 
"Sau ba ngày, hai ông mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi." (Lc 2,46). 
2. Suy niệm 
Chúa Giêsu chỉ tay về phía những môn đệ của mình nói : Đây mẹ của tôi, đây anh em của tôi, bởi phàm ai thi hành ý muốn của Cha của tôitrên trời, thì đối với tôi người ấy anh chị em, mẹ của tôi” (Mt 12,49-50). 
Khi lầm đường lạc lối, chúng ta hãy lên đường đi tìm Chúa Giêsu, ngõ hầu gặp lại Người lấy lại niềm an bình. 
3. Quyết tâm 
Đức khôn ngoan : “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước thanh khiết, sau hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị cũng chẳng giả hình” (Gc 3,17). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin cầu Thánh Linh ban cho chúng con được tâm hồn khôn ngoan. 
 


NHỮNG MẦU NHIỆM SỰ SÁNG 
Đi từ thời thơ ấu cuộc đời ẩn dậtNadarét tới cuộc đời công khai của Đức Giêsu, sự chiêm ngưỡng đưa chúng ta tới những mầu nhiệm thể gọi cách đặc biệt các mầu nhiệm ánh sáng”. Chắc chắn toàn thể mầu nhiệm Đức Kitô một mầu nhiệm ánh sáng. Người ánh sáng của thế gian” (Ga 8,12). Nhưng chân này đã xuất hiện một cách đặc biệt trong những năm của cuộc đời công khai của Người, khi Người công bố Tin Mừng Nước Chúa. Khi đề nghị cho cộng đoàn Kitô hữu năm khoảnh khắc quan trọng này, các mầu nhiệm ánh sáng, tôi thấy thể liệt như sau : 1) Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, 2) Đức Giêsu tỏ mình ra tại tiệc cưới Cana, 3) Đức Giêsu công bố Nước Chúa, với lời kêu gọi sám hối, 4) Đức Giêsu biến hình , cuối cùng, 5) Đức Giêsu thiết lập Thánh Thể làm cách diễn tả Mầu nhiệm Vượt qua theo tích. Mỗi một mầu nhiệm này một mặc khải của Nước Chúa, nay đang hiện diện nơi chính con người Đức Giêsu. 
Trong các mầu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ ở Cana, Đức Maria chỉ hiện diệnhậu trường, các sách Tin Mừng chỉ nhắc đến thật vắn tắt sự hiện diện đôi lần của Đức Mẹ vào lúc này hay lúc khác trong thời gian Đức Giêsu rao giảng (x. Mc 3,31-35 ; Ga 2,12), cũng không nêu cho thấy Đức Mẹ đã hiện diện trong bữa Tiệc Ly khi thiết lập Thánh Thể. Nhưng chức năng Đức Mẹ đảm nhận ở Cana cách nào đó cũng đồng hành với Đức Kitô suốt thời gian Người thi hành sứ vụ. Mặc khải trực tiếp của Chúa Cha khi Đức Giêsu chịu phép rửa trong sông Giođan còn vang vọng nơi ông Gioan Tẩy giả lại cũng chính lời Đức Maria nói tại tiệc cưới Cana, đã trở thành lời khuyên nhủ đầy mẫu tử Đức Maria gửi tới mọi thời đại : “Hãy làm như Người bảo” (Ga 2,5). Lời khuyên nhủ ấy một dẫn nhập thích hợp để đi vào những lời nói những dấu chỉ của Đức Kitô khi Người thi hành sứ vụ công khai làm thành nền tảng qui hướng về Đức Maria của mọimầu nhiệm ánh sáng” (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
Khi lắng nghe Thầy trong các mầu nhiệm thuộc về sứ vụ công khai của Người, các tín hữu tìm thấy ánh sáng dẫn đưa họ vào trong Nước Thiên Chúa (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria25). 
 
Mầu nhiệm thứ nhất : Đức Giêsu lãnh phép rửa tại sông Giođan 
Phép rửa tại sông Giođan mầu nhiệm ánh sáng đầu tiên. Tại đây, khi Đức Kitô đi xuống dòng nước, Đấng tội đã trở thànhtội chúng ta (x. 2Cr 5,21), thì các tầng trời mở rộng tiếng nói của Chúa Cha tuyên bố Đức Kitô Người Con yêu dấu (x. Mt 3,17 song song), trong khi đó Thần khí ngự xuống trên Người để tấn phong Người đi vào sứ vụ Người sắp thực hiện (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
1. Lời Chúa 
"Khi Ðức Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, tiếng từ trời phán: 'Ðây Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.'" (Mt 3,16-17). 
2. Suy niệm 
Khi chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu lãnh phép rửa, chúng ta nhớ lại tích rửa tội của mình. Nhờ tích này, chúng ta được tháp nhập vào cuộc tử nạn phục sinh của Đức Kitô. Điều này đòi hỏi chúng ta hãy chết cho tội lỗi, sống cuộc đời mới trong Người. 

3. Quyết tâm 
Tái khám phá ý nghĩa của tích rửa tội như nền tảng của cuộc đời người Kitô hữu, theo như lời thánh Phaolô : “Anh em đã lãnh phép rửa trong Đức Kitô, thế anh em hãy mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, tại sông Giođan, Đức Giêsu được công bố Con rất yêu dấu của Chúa Cha. Xin soi sáng tâm trí chúng con ngõ hầu chúng con luôn ghi nhớ phẩm giá của chúng con những con cái của Chúa. 
 
Mầu nhiệm thứ hai : Chúa Giêsu Mẹ Maria tại tiệc cưới Cana 
Một mầu nhiệm ánh sáng khác, đó dấu chỉ thứ nhất trong các dấu chỉ, được thực hiện ở Cana (x. Ga 1,1-12), khi Đức Kitô biến nước thành rượu mở tâm hồn các môn đệ cho các ông tin, nhờ sự can thiệp của Đức Maria, người tín hữu đệ nhất (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
1. Lời Chúa 
"Ngày thứ ba, tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới thân mẫu Ðức Chúa Giêsu. Ðức Giêsu các môn đệ cũng được mời tham dự." (Ga 2,1-2). 
2. Suy niệm 
Đức Giêsu hiện diện tại tiệc cưới Cana để biểu lộ kế hoạch của Thiên Chúa đối với hôn nhân. Cảnh thiếu rượu thể giải thích như hình bóng của cảnh thiếu vắng tình yêu thường rình rập các đôi vợ chồng. Đức Maria đã xin Chúa Giêsu can thiệp để các đôi vợ chồng đừng bao giờ thiếu rượu của tình yêu đích thực, bắt nguồn từ Thiên Chúa, nhờ đó họ được giải thoát khỏi những hiểm nguy của sự phản bội, hiểu lầm, ly dị. 
3. Quyết tâm 
Đón nhận lời khuyên của Mẹ Maria : “hãy làm như lời Chúa dạy”. 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, nhờ mối quan tâm tế nhị của Mẹ Chúa Giêsu đã làm phép lạ trước giờ đã định. Khi biến nước thành rượu, Người đã mang lại niềm vui cho biết bao nhiêu người. Xin Mẹ hãy tiếp tục lưu tâm đến bao nhiêu nhu cầu của nhân loại, xin để ý đến các đôi vợ chồng đang gặp khó khăn. 
Chúng con cũng xin bày tỏ những nhu cầu của chúng con cho Mẹ : xin dạy chúng con biết cách thức cụ thể để làm theo lời Chúa dạy. 
 
Mầu nhiệm thứ ba : Đức Giêsu công bố Nước Trời và kêu gọi hoán cải 
Mầu nhiệm ánh sáng khác nữa là lời giảng Đức Giêsu công bố Nước Thiên Chúa đang đến, Người kêu gọi sám hối (x. Mc 1,15) và Người ban ơn tha thứ tội lỗi cho mọi người đến gần Người với lòng khiêm tốn (x. Mc 2,3-13 ; Lc 7,47-48) : khai mạc thừa tác vụ của lòng thương xót mà Người còn tiếp tục thi hành cho đến ngày tận thế, đặc biệt qua Bí tích Hoà giải Người đã trao phó cho Hội thánh của Người (x. Ga 20,22-23) (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
1. Lời Chúa 
"Ðức Chúa Giêsu nói: 'Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.'" (Mc 1,15). 
2. Suy niệm 
Sự cải hoán ảnh hưởng đến toàn thể nếp sống của con người, từ quan điểm theo “lối thế gian” sang quan điểm theo “Kitô giáo” : tư tưởng cần được phù hợp với Tin Mừng của Đức Kitô ; tình yêu được mở rộng để đón nhận tình yêu của Chúa ; cung cách cư xử giống như lối sống của Đức Giêsu. 
3. Quyết tâm 
Hoạt động cho Nước Chúa. 
“Khi người Biệt phái hỏi Đức Giêsu : chừng nào Nước Chúa sẽ đến ? thì Người đáp : Nước Chúa không xảy đến một cách khác thường khiến cho người ta chú ý nói rằng : Nước Chúa ở đây, Nước Chúa ở kia kìa. Không, Nước Chúa ở giữa anh em” (Lc 17, 20-21). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, hãy cầu xin Chúa ban cho chúng con chuẩn bị cho Nước Chúa đến, nhờ việc thành tâm cải hoán, và biết quý trọng bí tích Hoà giải. 
 
Mầu nhiệm thứ bốn : Chúa Giêsu biến hình trên núi 
Mầu nhiệm ánh sáng tuyệt vời là cuộc Biến hình. Truyền thống cho rằng sự việc này diễn ra trên núi Tabor. Vinh quang của Thiên Chúa chiếu giãi từ dung nhan của Đức Kitô, khi Chúa Cha truyền cho các Tông đồ bấy giờ còn đang sững sờ kinh ngạc là hãy “vâng nghe Người” (x. Lc 9,35 và song song), và như vậy cũng là để chuẩn bị để các ông có thể sống với Người cơn hấp hối trong cuộc Thương khó, hầu cùng với Người đạt tới niềm vui Phục Sinh và tới một đời sống được Chúa Thánh Thần biến đổi (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
1. Lời Chúa 
"Từ đám mây có tiếng phán rằng: 'Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người.'" (Lc 9,35). 
2. Suy niệm 
Cuộc biến hình của Chúa Giêsu nhằm phấn khích các tông đồ, để họ khỏi tháo lui khi đương đầu với cuộc khổ nạn, bởi vì cần phải đi qua Thánh giá mới đạt tới cuộc Phục sinh vinh hiển. Thánh giá chỉ là một chặng đường, và cuộc Phục sinh mới là tận điểm. 
Chúng ta đã biết được những thánh giá và đau khổ trong cuộc đời : bệnh tật về thể xác hay về tinh thần, gánh nặng của gia đình, công ăn việc làm khi vất vả khi bấp bênh, những sự hiểu lầm, những thù nghịch… 
Nhờ cuộc biến hình loan báo trước cuộc Phục sinh, Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng nếu tuyệt đối tin tưởng vào Chúa thì chúng ta sẽ không bị thất vọng vì những lời Chúa hứa. 
3. Quyết tâm 
Hãy để cho ơn thánh Chúa biến đổi chúng ta. “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có” (Ga 1,17). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin dạy chúng con biết lắng nghe người Con của Mẹ, biết đặt tin tưởng vào Ngài. Chúng con tin rằng cũng như cuộc biến hình của Chúa đã nâng đỡ các tông đồ trong cơn thử thách, thì ánh sáng đức tin cũng nâng đỡ chúng con mỗi khi gặp phải thử thách đau khổ, nhờ sự cảm thông bén nhạy của Mẹ. 
 
Mầu nhiệm thứ năm : Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể 
Mầu nhiệm ánh sáng cuối cùng là việc thiết lập Thánh Thể, trong đó Đức Kitô trao ban thịt và máu của Người làm lương thực dưới hình bánh và hình rượu, và Người làm chứng lòng Người yêu thương nhân loại “cho đến cùng” (Ga 13,1), để cứu độ nhân loại, Người dâng hiến chính bản thân làm lễ hiến tế (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
1. Lời Chúa 
"Trước Lễ Vượt Qua, Ðức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng." (Ga 13,1). 
 
2. Suy niệm 
“Không bí tích nào mang lại nhiều công hiệu cứu độ cho bằng bí tích này : các tội lỗi được tha thứ, các tâm tình đạo đức được gia tăng, tâm hồn được trau dồi bằng muôn ơn huệ thiêng liêng. Trong Hội thánh, Thánh Thể được hiến dâng cho người sống và người chết, hầu mang lại ơn ích cho hết mọi người, bởi vì Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích này nhằm ban ơn cứu độ cho hết mọi người” (Bài đọc thứ hai, Giờ Kinh sách, lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa). 
3. Quyết tâm 
Hết lòng mến yêu bí tích Thánh Thể : “Ta là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này thì sẽ sống muôn đời, và bánh mà Ta sẽ ban là thịt Ta để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, Mẹ của Thánh Thể, chúng con tin rằng nơi bánh và rượu đã được cung hiến thực sự hiện diện Mình và Máu mà Ngôi Lời đã nhận lấy để mang lại ơn cứu độ cho chúng con. Nhưng tự sức chúng con không thể nào hiểu thấu mầu nhiệm cực trọng này. Xin Mẹ cầu Chúa Thánh Thần ban cho chúng con ánh sáng để nhận biết tình thương vô hạn của Chúa Giêsu khi trao hiến mình cho chúng con. 
 

NHỮNG MẦU NHIỆM MÙA THƯƠNG 
Các sách Tin Mừng dành cho các mầu nhiệm thương khó của Đức Kitô một tầm quan trọng rất lớn. Ngay từ đầu, lòng đạo đức Kitô giáo, nhất là việc đạo đức mùa Chay là đi đàng Thánh Giá, đã tập trung chú ý đến những khoảnh khắc riêng của cuộc Thương khó, vì hiểu rằng nơi đây là chóp đỉnh của lòng thương yêu của Thiên Chúa và nguồn mạch của ơn cứu độ chúng ta. Kinh Mân Côi chọn lấy một số khoảnh khắc trong cuộc Thương khó, mời người tín hữu chiêm ngắm các mầu nhiệm ấy trong lòng và sống các mầu nhiệm ấy nữa (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria22). 

Mầu nhiệm thứ nhất : Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Cây Dầu 
Chuỗi suy niệm bắt đầu từ vườn Ghêtsêmani, nơi Đức Kitô cảm nghiệm một khoảnh khắc hết sức âu lo xao xuyến đối với thánh ý Chúa Cha, trước sự yếu đuối của xác phàm muốn cám dỗ cưỡng lại. Lúc ấy, Đức Giêsu ở giữa mọi cơn cám dỗ và đương đầu với mọi tội lỗi của nhân loại, để Người phải thưa với Chúa Cha : “Không phải ý con nhưng là ý Cha được thể hiện” (Lc 22,42 và song song). Lời thưa “Vâng” của Đức Kitô đảo ngược lời nói “Không” của tổ tiên chúng ta hồi ở trong vườn Eđen (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria22). 
1. Lời Chúa 
"Lòng xao xuyến bồi hồi, Ðức Chúa Giêsu càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất." (Lc 22,24). 
2. Suy niệm 
Trong những lúc thử thách, duy lời cầu nguyện mới có sức mang lại sự an ủi cho chúng ta. 
3. Quyết tâm 
Tỉnh thức và cầu nguyện: “Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Tinh thần thì nhanh nhẹn, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mt 26,41). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin dạy chúng con biết can đảm ở gần bên Chúa Giêsu trong giờ xao xuyến, để lặp lại với Người rằng : Lạy Cha, xin cho ý Cha được thể hiện ! 
 
Mầu nhiệm thứ hai : Chúa Giêsu chịu đánh đòn 
Với việc chịu đánh đòn, đội mạo gai, vác Thánh Giá và chết trên Thánh gIá, Chúa bị đẩy vào nỗi đau thương khốn khổ nhất :Ecce homo !(Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria22). 
1. Lời Chúa 
"Bây giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người."(Ga 19,1). 
2. Suy niệm 
Ai là những người đánh đập Chúa Giêsu ? Đó là những người xúc phạm đến bí tích Thánh Thể. Đó là những người xúc phạm đến Thân thể mầu nhiệm của Chúa là Hội Thánh bằng các gương xấu. Đó là những người xúc phạm đến thân thể của mình là đền thờ của Chúa Thánh Thần bằng tội dâm dục. 
3. Quyết tâm 
Giữ lòng trong sạch và thống hối. “Tôi đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng những người tội lỗi” (Mt 9,13). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin cho chúng con được chữa lành khỏi tội lỗi nhờ những thương tích của Chúa Giêsu, con của Mẹ và anh của chúng con. 
 
Mầu nhiệm thứ ba : Chúa Giêsu đội vòng triều thiên kết bằng gai 
Nỗi đau thương khốn khổ của Đức Giêsu không chỉ bộc lộ cho thấy lòng yêu thương của Thiên Chúa nhưng còn cho thấy ý nghĩa của chính con người.Ecce homo :ý nghĩa, nguồn gốc và sự thành tựu của con người là được đặt nền tảng ở nơi Đức Kitô, vị Thiên Chúa vì yêu thương đã hạ mình “cho đến nỗi chết và chết trên thập giá” (Pl 2,8) (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria22). 
1. Lời Chúa 
"Bọn lính kết một vòng gai làm vuơng miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi vả vào mặt Nguời." (Ga 19,2-3). 
2. Suy niệm 
Chúa Giêsu bị chế nhạo vì Người là Vua. Còn phần chúng ta, chúng ta hãy nhìn nhận chủ quyền của Người bằng cách vâng phục ý muốn của Chúa, bằng lòng trung thành với Hội Thánh, và bằng quyết tâm xây dựng Nước Chúa nhờ những hoạt động tông đồ. 
3. Quyết tâm 
Chấp nhận hạ mình xuống. “Ai trong các con muốn làm lớn thì hãy trở nên kẻ phục vụ ; ai muốn đứng đầu thì hãy trở nên đầy tớ của mọi người. Thực vậy, Con Người không đến để được phục vụ nhưng là để phục vụ và trao ban mạng sống của mình để cứu muôn người” (Mc 10,43-45). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin dạy chúng con được hiền lành khiêm nhường, giống như đức Vua của chúng con. 
 
Mầu nhiệm thứ bốn : Chúa Giêsu vác thánh giá lên núi Calvê 
Khi đi theo Đức Giêsu trên đường tiến lên đồi Calvê, con người học biết ý nghĩa của khổ đau mang lại ơn cứu độ (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria25). 
1. Lời Chúa 
"Họ điệu Ðức Giêsu đi. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là gôngôtha." (Ga 19,17). 
2. Suy niệm 
Mỗi người có thập giá riêng của mình. Chúng ta hãy vác thập giá, không phải cách miễn cưỡng như ông Simon Cirênê, nhưng với lòng nhẫn nại và yêu mến giống như Chúa Giêsu. 
3. Quyết tâm 
Vác thập giá : “Ai không vác thập giá của mình và bước đi theo Ta thì không thể trở thành môn đệ của Ta” (Lc 14,27). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin dạy chúng con biết vác thập giá hằng ngày của mình với lòng nhẫn nại và yêu mến. 
 
Mầu nhiệm thứ năm : Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá 
Mầu nhiệm này giúp cho người tín hữu diễn lại cái chết của Đức Giêsu, đứng dưới chân Thánh Giá cùng với Đức Maria, cùng với Đức Mẹ đi vào tận vực thẳm của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và cảm nghiệm tất cả quyền năng ban sức tái sinh bởi tình yêu ấy (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria21). 
1. Lời Chúa 
"Họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa,mỗi người một bên, còn Ðức Giêsu thì ở giữa."(Ga 19,18). 
2. Suy niệm 
Từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta những hồng ân như sau : 
- ơn tha thứ : “Hôm nay, bạn sẽ ở trong nước thiên đàng với Tôi” (Lc 23,43). 
- người Mẹ : “này đây là mẹ của con” (Ga 19,27). 
- toàn thân của mình : “mọi việc đã hoàn tất” (Ga 19,30). 
3. Quyết tâm 
Bắt chước Chúa Giêsu, chúng ta hãy biết trao ban mình : “Không ai có tình yêu nào cao cả cho bằng kẻ ban mạng sống của mình cho người bạn hữu” (Ga 15,13). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin ở kề bên chúng con trong lúc thử thách, và xin giúp đỡ chúng con trong giờ lâm tử. 
 
NHỮNG MẦU NHIỆM MÙA MỪNG 
Việc chiêm ngắm dung nhan của Đức Kitô không thể dừng lại ở hình ảnh của Đấng chịu đóng đinh. Người đã sống lại rồi. Kinh Mân Côi luôn luôn diễn tả sự hiểu biết sinh ra từ lòng tin này và mời gọi người tín hữu vượt qua bên kia bóng tối của cuộc Thương khó để đến chiêm ngưỡng vinh quang của Đức Kitô trong cuộc Phục sinh và Thăng thiên… Các mầu nhiệm mùa Mừng nuôi dưỡng nơi người tín hữu niềm hy vọng vào đích điểm cánh chung mà hiện nay họ đang tiến đi với tư cách là phần tử của Dân Thiên Chúa đang lữ hành qua dòng lịch sử. Điều ấy còn có thể thôi thúc họ nêu lên chứng từ quả cảm cho “Tin Mừng” mang lại ý nghĩa cho cho toàn thể cuộc đời của họ (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria23). 

Mầu nhiệm thứ nhất : Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết 
Khi chiêm ngưỡng Đấng Phục sinh, các Kitô hữu tái khám phá những lý do của lòng tin riêng của mình (x. 1Cr 15,14) và sống lại niềm vui không phải chỉ của những người đã được thấy Đức Kitô hiện ra với các tông đồ, cô Maria Mađalêna và các môn đệ trên đường Emmaus, nhưng còn cả niềm vui của Đức Maria. Chắc chắn Đức Mẹ cũng phải có một kinh nghiệm cao độ về đời sống mới của Người Con của Mẹ được vinh quang (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria23). 
1. Lời Chúa 
"Hai người đàn ông y phục sáng chói đứng bên họ và nói:' Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi.'" (Lc 1,38). 
2. Suy niệm 
Xưa kia, Chúa Phục sinh đã để lại các môn đệ một vài dấu chỉ để nhận biết Người : ngôi mộ trống, tấm khăn liệm được gấp lại và được đặt dưới đất, những lần hiện ra với các phụ nữ và các tông đồ. Ngày nay, tuy dưới hình thức khác, Chúa Phục sinh cũng còn để lại vài dấu chỉ : biết bao nhiêu tín hữu sống đời đức hạnh cách âm thầm, biết bao nhiêu sinh lực của hoạt động bác ái, bí tích Thánh Thể. Mỗi người hãy biết nhận ra những dấu chỉ đó, để tin vào Chúa Kitô giống như các môn đệ xưa kia, và giúp cho anh chị em mình thêm vững tin bất chấp những cuộc bách hại. 
3. Quyết tâm 
Đức tin : “Phúc cho những ai tin tuy dù không thấy dấu lạ” (Ga 20,29). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin dạy chúng con biết tin rằng Chúa Kitô đã sống lại, và chúng con cũng sẽ được sống lại như Người. 
 
Mầu nhiệm thứ hai : Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha 
Trong cuộc Thăng thiên, Đức Kitô được cất lên trong vinh quang bên hữu Chúa Cha (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria23). 
1. Lời Chúa 
"Ðang khi chúc lành cho các môn đệ, Ðức Giêsu rời khỏi các ông và được đem lên trời." (Lc 24,51). 
2. Suy niệm 
Trong cuộc Thăng thiên của Chúa Giêsu, lòng tin của các môn đệ được củng cố vì biết rằng Người thực sự đã sống lại và hiện diện ở giữa họ : “Này đây, Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20) ; lòng hy vọng của các môn đệ được bảo đảm vì Người đã hứa sẽ đem họ về với mình : “Thầy đi dọn chỗ cho các con” (Ga 14,2). Đồng thời họ cũng được uỷ thác một trọng trách là làm chứng nhân của Chúa ở giữa trần thế, đảm nhận trách nhiệm của bổn phận mình trong gia đình, ngoài xã hội. 
 
3. Quyết tâm 
Đức cậy (Hy vọng) : “Thầy sẽ trở lại và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó” (Ga 14,3). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin giúp chúng con đi lên tới chỗ mà Chúa Giêsu đã dọn cho chúng con. 
 
Mầu nhiệm thứ ba : Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Trinh nữ Maria và các tông đồ cầu nguyện tại phòng Tiệc Ly 
Cuộc Hiện xuống bộc lộ cho thấy dung nhan của Hội Thánh như thể là một gia đình được qui tụ lại cùng với Đức Mẹ, gia đình ấy được sống nhờ Thánh Thần được tuôn đổ tràn đầy và sẵn sàng ra đi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria23). 
1. Lời Chúa 
"Ai nấy đều được tràn đầy on Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho." (Cv 2,4). 
2. Suy niệm 
“Nếu thiếu Thánh Thần, thì Thiên Chúa trở thành xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ xa xưa, Phúc âm là chữ chết, Giáo Hội là một tổ chức phàm trần, quyền bính là cường lực, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự là phong tục dân gian, luân lý là nghĩa vụ của nô lệ. 
Nhưng trong Thánh Thần, loài thọ tạo được nhấc lên cùng Thiên Chúa, Đức Kitô phục sinh đang hiện diện, Phúc âm chứa đầy sinh lực, Giáo Hội thể hiện tình hiệp thông, quyền bính trở thành phục vụ, phụng vụ làm cho mầu nhiệm Vượt qua được hiện thực, hành động của con người được thiên hoá” (Thượng phụ Athenagoras). 
3. Quyết tâm 
Sự hiệp nhất : “Lạy Cha, cũng như Cha ở trong con và con ở trong Cha thế nào, thì xin cho họ tất cả đều nên một” (Ga 17,21). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, Mẹ của Hội thánh, xin cầu cho chúng con ơn hiệp nhất. 
 
Mầu nhiệm thứ bốn : Đức Maria được đem về trời cả hồn và xác 
Trong cuộc Mông triệu, Đức Maria được hưởng trước, do một đặc ân độc nhất vô song, vận mệnh dành cho mọi người công chính vào ngày kẻ chết phục sinh (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria23). 
1. Lời Chúa 
"Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Ðấng ngự trên trời, người ấy thi là anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12,50). 
2. Suy niệm 
“Cũng như ở trên trời, Thân mẫu của Chúa Giêsu được hiển vinh cả thân xác và linh hồn là hình ảnh và trái đầu mùa của Hội Thánh vào thời viên mãn trong tương lai như thế nào, thì ở dưới đất, Người cũng chiếu rạng như một dấu chỉ hy vọng chắc chắc và an ủi cho Dân Thiên Chúa trên đường lữ hành như vậy” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 972). 
“Chúng ta tin rằng Thân Mẫu chí thánh của Chúa, và cũng là Thân Mẫu của Hội thánh tiếp tục trên trời vai trò làm hiền mẫu đối với hết mọi phần tử của Hội thánh”(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 975). 
3. Quyết tâm 
Nên thánh : “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1Tx 4,3). “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta… Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyên thánh thiện” (Ep 1,3.5). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, xin giúp chúng con luôn hướng về vinh quang đang chờ đợi, và sau cuộc đời này, xin Mẹ đem chúng con về Trời với Mẹ. 
 
Mầu nhiệm thứ năm : Đức Maria lãnh triều thiên của Nữ hoàng. 
Được tôn lên trong vinh quang, Đức Maria rạng rỡ như là Nữ Vương các thiên thần và các thánh, như thể là sự tham dự trước và là sự hoàn thành tối hậu của tình trạng cánh chung của Hội thánh (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria23). 
1. Lời Chúa 
"Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi." (Lc 2,46). 
2. Suy niệm 
Đức Maria làm Nữ hoàng. Sau khi đã chọn Đức Maria làm Thân Mẫu của Con mình, Thiên Chúa Cha muốn đặt Người ngự bên cạnh Đức Kitô trên ngai vua. Khác với chúng ta là những kẻ thích tuyên dương công trạng, Đức Maria biết rằng mình đã nhận lãnh tất cả bởi Thiên Chúa, và duy có Chúa mới thực là Đấng Cao cả. Thiên Chúa là Đấng che chở người nghèo khó, hạ bệ kẻ kiêu căng, đổ tràn ân phúc cho kẻ đói khát, và là Đấng đã trao cho mình sứ mạng làm Thân Mẫu của Con Chúa. Đức Maria đã đáp lại bằng lời “Xin vâng”. Từ lúc ấy, Chúa đã đặt ngai ở trong tâm hồn của Mẹ. 
3. Quyết tâm 
Phục vụ. Đức Maria thưa với sứ thần : “Này đây là tôi tớ của Chúa, xin để cho lời của Ngài thực hiện nơi tôi” (Lc 1,38). “Hễ ai muốn phục vụ tôi thì hãy đi theo tôi ; tôi ở đâu thì kẻ phục vụ tôi cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ tôi thì Cha của tôi sẽ tôn vinh kẻ ấy” (Ga 12,26). 
4. Cầu nguyện 
Ôi Maria, Nữ vương trời đất, xin dạy chúng con biết phục vụ để mai sau cũng được hiển trị với Mẹ trong vinh quang. 






































GIA ĐÌNH SUY NIỆM KINH MÂN CÔI 
 
 NĂM SỰ VUI 
 NĂM SỰ VUI I 
 Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai (Lc 1,38). 
Ta hãy xin cho được ở khiêm nhượng. 
 Suy niệm: Sống là chấp nhận. Đức Maria đã tự đặt mình dưới quyền sử dụng của Thiên Chúa: hạ mình xuống, nên được nâng lên làm Mẹ Thiên Chúa. Ngày thành hôn, cha mẹ cũng cam kết đón nhận con cái, để yêu thương dưỡng dục. Con cái phải cảm nhận tình thương của Đấng Tạo Thành, và của đấng sinh thành. Mỗi người khiêm tốn giữ đúng vị trí của mình trong gia đình, nhận ra các thành viên là những quà tặng Chúa ban. 
 
Ý nguyện: Xin cho mỗi người trong gia đình biết chân thành lắng nghe nhau, để trên thuận dưới hòa: loan báo tin mừng, chứ không phải tin buồn cho nhau. 
(Đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh) 
 

NĂM SỰ VUI II 
Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave (Lc 1,56). 
Ta hãy xin cho được lòng yêu người. 
 
Suy niệm: Ra đi là một sứ mạng: đem niềm hạnh phúc đến cho người khác. Đến với nhau không đơn thuần là ăn uống, vui chơi mà chính là gặp gỡ. Gặp gỡ thường xuyên nhất là trong gia đình: tại sao thiếu vắng nụ cười, cử chỉ thân ái, lại quá nhiều lời than trách? Gặp gỡ thực sự đưa đến chỗ chia sẻ: người nghèo nào cũng có gì để cho, người giàu nào cũng cần cái gì để nhận. 
 
Ý nguyện: Xin cho mỗi gia đình thực sự thành tổ ấm, chứ không phải tổ lo. Xin cho mỗi người biết quan tâm đến nhau: từ trái tim đến với trái tim. 
 
NĂM SỰ VUI III 
Đức Bà sinh Chúa Giêsu nơi hang đá (Lc 2,7). 
Ta hãy xin cho được lòng khó khăn. 
 
Suy niệm: Đức Maria đã sinh ra cho Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã sinh ra cho chúng ta. Còn chúng ta… sống cho ai và vì ai? Sống là từ bỏ, có chấp nhận đau thương mới thực sự là yêu thương. Bêlem nghèo đã giúp người Kitô hữu đón nhận duyên nghèo, nghèo mà sạch, rách giữ lề: an bần lạc đạo. 
 
Ý nguyện: Xin cho mỗi gia đình biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa, và ăn ở công chính, để mọi sự khác Chúa sẽ liệu cho. 
 
NĂM SỰ VUI IV 
Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh (Lc 2,34). 
Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy. 
 
Suy niệm: Bỏ mình suông thật uổng, dâng mình mới đáng quý. Những gì chúng ta có đều là của Chúa, nay dâng lại cho Chúa, để Chúa ban thêm. Cha mẹ dâng con cái cho Chúa, để phục vụ Giáo Hội hoặc cộng đoàn. Con cái nghe lời cha mẹ như vâng lời Thiên Chúa. Yêu mến Chúa, là tuân giữ luật Chúa. Luật Chúa mang tên gọi là yêu thương. 
 
Ý nguyện: Mỗi người tập thói quen tốt: sáng dâng ngày, tối dâng mình. Hãy sống tâm tình: xin vâng để dâng. 
 
NĂM SỰ VUI V 
Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh (Lc 2,46). 
Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn. 
 
Suy niệm: Mất mát là chuyện khó tránh, mất mà lấy lại được mới hay: vì tìm thì dễ gặp, có mất mới quý của. Ta sung sướng vì được trở lại sau khi phạm tội, ta hạnh phúc vì đứa con đi hoang trở về. Những kinh nghiệm buồn vui ấy, giúp chúng ta giữ gìn những gì đang có: đức tin, lòng đạo, bầu hòa khí, sự thủy chung… 
 
Ý nguyện: Xin cho mỗi gia đình cảm nhận được niềm hạnh phúc sum vầy bên nhau: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng cầu nguyện với nhau. 
 

 
NĂM SỰ THƯƠNG 
NĂM SỰ THƯƠNG I 
Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu (Lc 22,43). 
Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên. 
 
Suy niệm: Đấng từng dạy chúng ta đừng lo lắng cho ngày mai, nay cũng biết lo buồn, nhưng đã sớm biết vâng ý Cha. Chúa đã đồng cảm và hiểu thấu những nỗi thống khổ của chúng ta. Về phần mình, chúng ta nhận được bài học: trong mọi lựa chọn, chấp nhận ý Chúa hơn ý riêng; trong khổ đau, cầu nguyện hơn than thở, Chúa sẽ bổ sức; trong lỗi lầm, hãy thành khẩn và không thất vọng. 
 
Ý nguyện: Xin cho mọi người biết trân trọng đối với những giọt mồ hôi, những hạt nước mắt của nhau, biết làm việc lành tương xứng với lòng thống hối. 
 
NĂM SỰ THƯƠNG II 
Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn (Mt 27,26). 
Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng. 
 
Suy niệm: Chính vì tội chúng ta mà vị Chủ chăn nhân lành phải tan nát tấm thân. Đây là một nghịch lý của công trình cứu độ: cứu người, người hại. Thân thể của Chúa là Hội Thánh vẫn còn mang thương tích của thời đại: cố chấp, bất phục, bài xích… Giữa một xã hội tiêu thụ, lời kêu gọi hy sinh hãm mình của Chúa vẫn còn tha thiết, mong được đáp trả. 
 
Ý nguyện: Xin cho mọi người không chỉ bằng lòng mà còn vui lòng, vì xứng đáng chịu cực khổ với Chúa: Chúa đã dùng chính thân xác chúng ta để chịu đau khổ thay cho Ngài. 
 
NĂM SỰ THƯƠNG III 
Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai (Mc 15,18). 
Ta hãy xin cho được chịu mọi sự xỉ nhục bằng lòng. 
 
Suy niệm: Đầu là phần quý nhất của con người. Đội mão gai chứ không phải triều thiên - đó là một sự xỉ nhục cực độ. Chúa Giêsu đã nhẫn nhục chịu đựng: im lặng, không phẫn nộ, không hận thù. Còn chúng ta: vợ chồng chịu đựng nhau được bao nhiêu? Cha mẹ than phiền con cái thế nào? Con cái gánh ấy tuổi già của cha mẹ ra sao? Chúa đối mặt với kẻ thù vẫn khoan dung. Chúng ta vẫn đối diện với người thân: lại tệ hơn sao? 
 
Ý nguyện: Xin cho mọi người ý thức: điều không tránh được thì hãy chấp nhận, điều nặng lòng thì hãy trút bỏ, để tâm hồn thảnh thơi an bình. 
 
NĂM SỰ THƯƠNG IV 
Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá (Ga 19,17). 
Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa. 
 
Suy niệm: Trên đường tử nạn, Chúa vấp ngã nhiều lần, nhưng vẫn chỗi dậy tiến lên. Dù được ai đó nâng đỡ, nhưng Chúa vẫn không buông, vẫn tiếp bước cho đến hết đường. Hãy vác thánh giá của mình, đừng đòi thánh giá của người. Hãy vác đỡ thánh giá cho tha nhân, đừng quẳng thánh giá cho người khác. Vác thánh giá sẽ nhẹ nhàng, lê thánh giá sẽ nặng nề: tìm sự sống trong cái chết, tìm hạnh phúc qua đau khổ. 
 
Ý nguyện: Nơi đâu có tình yêu thì không có gian khổ, mà nếu có gian khổ thì yêu luôn (Augustinô). Nếu không mến thánh giá được thì đừng ớn thánh giá. 
 
NĂM SỰ THƯƠNG V 
 
Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá (Ga 19,30). 
Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa. 
 
Suy niệm: Khi bị đóng đinh trên khổ giá, Chúa Giêsu đã kéo mọi sự lên cao với Người. Cây Thập Giá nay trở thành cây sự sống. Cái chết của Chúa đã đem ơn cứu tử cho loài người. Đáng lẽ chúng ta phải chạy khắp phố phường kêu lên: có một Người đã chết cho tôi, để tôi được sống! Những gì đáng chết, sao nó vẫn sống dai: tính hư nết xấu… Những gì đáng sống, sao nó cứ ngấp ngoải: đức tin, lòng đạo… Chúa chết giữa trời, vẫn là một lời cảnh báo cho những người sống mà không nghĩ mình phải chết. 
 
Ý nguyện: Xin cho mỗi người nhìn lên Thánh Giá để nhìn thấy nghị lực vươn cao lên. Nhìn lên Đấng bị đâm thâu qua để dừng lại, đừng phạm tội nữa. 
 
 
NĂM SỰ MỪNG I 
Đức Chúa Giêsu sống lại (Lc 24,6). 
Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn. 
Suy niệm: Thánh Phaolô dạy: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật là hảo huyền… Chúng ta là những kẻ đáng thương hơn tất cả mọi người” (1Cr 15,17-19). Chúa đã sống lại thật, niềm tin được củng cố, chúng ta mừng như bố chết sống lại! Cuộc sống con người bị hao mòn vì năm tháng, vì bổn phận, vì tội lụy, nay cần được hồi sinh và khởi sắc. Chúng ta cần chỗi dậy và sống đời sống mới. 
 
Ý nguyện: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Đức tin sống động được thể hiện qua đời sống chứng nhân và việc bác ái. 
 
NĂM SỰ MỪNG II 
Đức Chúa Giêsu lên Trời (Cv 1,9). 
Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên Trời. 
 
Suy niệm: Chúa về Trời, nhưng vẫn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa. Ngài hiện diện rộng khắp, với quyền năng và tình thương. Chúng ta không nhìn trời như người Galilê, nhưng trở về với bổn phận, và ra đi làm chứng cho việc Chúa đang ở giữa chúng ta. 
 
Ý nguyện: Tôn trọng những thực tại trần thế và phát triển trái đất, chúng ta đừng quên: quê hương chúng ta ở trên Trời, nơi ấy có ghi tên chúng ta. 
 
NĂM SỰ MỪNG III 
 
Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv 2,11). 
Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần. 
 
Suy niệm: Nếu không có 10 ngày tĩnh tâm, nếu không có sự hiện diện của Mẹ Maria trong nhà tiệc ly, liệu rằng Đức Chúa Thánh Thần có hiện xuống không? Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên Đức Chúa Thánh Thần: Ngài luôn luôn đổi mới trong ngoài chúng ta. Những lễ Hiện Xuống mới không những trên Hội Thánh, mà còn cả trên các gia đình. Xin đừng làm buồn lòng và đừng dập tắt Thánh Thần. 
 
Ý nguyện: Xin cho mọi người được đầy Thánh Thần, để phát sinh những hoa trái là niềm vui và ơn bình an. 
 

NĂM SỰ MỪNG IV 
 
Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên Trời. 
Ta hãy xin cho được chết lành trong tay Đức Mẹ. 
 
Suy niệm: Thiên Chúa đã giữ gìn cho Đức Maria không lây nhiễm nguyên tội, nay cũng giữ gìn Mẹ không phải hư nát trong mồ. Mãn cuộc đời tại thế, Đức Maria, thụ tạo duy nhất được lên trời cả hồn lẫn xác. Niềm hy vọng hé mở cho chúng ta. Muốn mục đích là muốn phương tiện. Phải bước theo cuộc hành trình đức tin của Đức Maria mới mong về Trời được. 
 
Ý nguyện: Không đặt câu hỏi: tôi có được lên Trời không? Mà phải nói: tôi có muốn lên Trời không? Hãy vươn lên tầm cao của cuộc sống. 
 
NĂM SỰ MỪNG V 
 
Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên Trời. 
Ta hãy xin cho được hưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng. 
 
Suy niệm: Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi. Để được hưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng, phải là những thiếu nữ khôn ngoan luôn đổ dầu đầy bình, những đầy tớ trung tín, biết sinh lợi trên những nén bạc được trao phó. Noi gương Mẹ Maria, chúng ta quyết trung thành trong những việc nhỏ, để có thể trung thành trong những việc lớn, làm những việc bình thường nhưng với cung cách không tầm thường. 
 
Ý nguyện: Xin cho mọi người biết tỉnh thức và sẵn sàng, trung tín và khôn ngoan, với niềm khát vọng: chính Chúa là phần thưởng trên hết mọi phần thưởng. 
 
Giuse Nguyễn Hùng Cường 
Hiệu đính: Lm. Giuse Phạm Bá Lãm   

Không có nhận xét nào