PHAOLÔ VÀ CÁC THƯ PHILÊMÔN, CÔLÔSSÊ VÀ ÊPHÊSÔ
Chương 9
Tóm lược
Thư Philêmôn
Đây
là thư ngắn gọn, không mấy tình tiết nhưng vẫn có thể do thánh Phaolô
viết vào cùng lúc với thư Philípphê, từ Êphêsô. Ôsênimô là tay nô lệ
thuộc quyền sở hữu của Philêmôn. Thánh Phaolô đề nghị Philêmôn trả tự do
cho anh và yêu cầu cộng đoàn nhận anh làm thành viên chính thức. Yêu
cầu này, không do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân con Đạo Chúa
thường làm thế. Bởi, trước thời Chúa Quang Lâm đến lại cũng không lâu,
các tín hữu theo chân Chúa vẫn sống năng nổ và không đòi mọi người phải
đổi thay tương quan mình đang có với xã hội ở bên ngoài. Thế nên, thánh
Phaolô đã nhân danh tự do không hạn định Chúa ban cho những người đi
theo Ngài, mới yêu cầu Philêmôn trả tự do cho nô lệ của Philêmôn.
Thư Côlôsê và Êphêsô
Hai
thư đây, có thể không do thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký ghi,
nhưng có lẽ do người học trò nào đó thuộc cộng đoàn Phaolô đã viết lên,
vào thời sau. Có thể nói, đây là thư viết theo tinh thần được thánh
Phaolô khởi xướng, xuất hiện vào thời “Hậu-Phaolô” nghĩa là: người viết
thư đã thêm vào đó nhiều lý thuyết cũng như linh-đạo ở trong thư. Nói
cách khác, hai thư đây có thể do tự tay thánh Phaolô ghi ra, nhưng vẫn
hàm ngụ tư tưởng do thánh-nhân chủ trương một cách rất khôn ngoan.
Trên
lý thuyết, Đức Khôn ngoan sáng láng của Thiên Chúa là trọng tâm ý nghĩa
và mạch lạc nơi thọ tạo. Bởi, ở nơi thọ tạo, đã thấy xuất hiện sự đầy
đặn/trọn vẹn (tiếng Hy Lạp gọi là Pleroma) tức: đặc trưng hiển
hiện nơi Đức Kitô. Xem như thế, thì Đức Kitô đã hiện hữu vào giai đoạn
trước cả khi mọi sự được tạo dựng. Ngài là mấu chốt cho thọ tạo hiện hữu
vì Ngài và cho Ngài. Và, Đức Khôn ngoan sáng láng đã hiện diện nơi
Ngài, vào lúc sớm. Bởi, Ngài là “đầu não” cho thọ tạo được như thế. Với
con người, Ngài là “Ađam” thứ hai, nhưng lại là “Ađam” rất thực hữu. Với
nỗi chết, Ngài đi đầu trong Phục sinh, trỗi dậy rất tự do. Nơi nhân
loại, xác thể vật chất là ảnh hình của “Thân mình” Ngài. Loài người có
được “Thân Mình” Ngài để rồi sẽ biến đổi nhờ “Thân Mình” ấy, ở Tiệc
Thánh. Công việc của loài người, ở cõi thế này, là phải nâng nhấc mọi
người và mọi sự lên với Đức Kitô, Đấng duy nhất Tạo dựng nên con người
mà tiếng Hy Lạp gọi là anakephalaisasthai. Thư Êphêsô gọi sự
việc này là sự “trọn vẹn/tràn đầy” Thiên Chúa đã tỏ bày ra bên ngoài. Sự
việc ấy, hợp cùng với con người để ngợi ca tôn vinh sự cao cả Chúa
thắng vượt mọi sự, bởi Ngài là Đấng Tạo dựng nên mọi sự và Ngài sẽ còn
làm thế, trong mai ngày.
“Trong
số 27 tín hữu dấn bước theo Chúa được liệt kê trong danh sách, có 10 vị
là bậc nữ lưu, như: chị Phôêbê, Priscilla, Maria, Giu-ni-a, Triphêna,
Triphôsa, Persis và một vị bảo mẫu ẩn danh. Ngoài ra, còn có cả Giu-li-a
và một chị khác không rõ tên tuổi, vẫn sinh hoạt đều đặn. Còn lại, là
17 vị kia rặt nam giới…” (Xem Crossan & Reed, In Search of Paul)
———————-
Chi tiết lịch sử
Thư Philêmôn, Êphêsô và Côlôsê được coi
như “thánh thư của người viết khi bị giam giữ” và mọi người cứ nghĩ
rằng thánh Phaolô viết lên các thư này vào lúc ông bị tống ngục ở La Mã.
Đành rằng, nội dung các thư trên đều kể thánh Phaolô bị cầm chân/giam
giữ vào buổi sớm. Kể từ lúc ông lưu lại ít ngày sống ở Xêdarê hoặc
Êphêsô. Hẳn ai cũng biết: ngay khi chào đời, thánh Phaolô đã là công dân
thành La Mã –ông không chỉ là người thuộc Đế quốc này mà thôi, nhưng
ông còn là người từng sinh sống ở Rôma nữa. Điều đó khiến ông trở thành
nhân vật chủ chốt, hơi na ná giống kiểu mà người Ấn Độ gọi là KBE. Thánh
Phaolô sống ở Rôma suốt hai năm trời quần quật kiếm sống bằng ngành
nghề mình đã chọn.
Ở đây, tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc
để hỏi: không biết tại chốn thành đô chộn rộn này, ông có được phép hành
nghề khâu/may bạt/lều như khi trước không? Thật ra, thì sách Công Vụ,
chả có chỗ nào nói những chuyện đại để như thế, và sách này không đả
động gì đến chuyện thánh-nhân đích thân phải ra toà, bị kết án hoặc là
phạm nhân từng đứng trước pháp đình chịu xử án. Về thời gian xảy ra các
vụ việc như thế, có thể cũng qua nhanh trước khi ông bị truy tố, trên
thực tế. Thật sự, thì chẳng ai biết rõ tháng ngày nào thánh-nhân đã bỏ
mình tại Rôma không một lời từ biệt.
—————————
Thư Philêmôn
Diễn giải thư Philêmôn cách riêng, tác giả Murphy O’Connor đã có lần từng viết:
“Yếu tố chủ chốt trong công cuộc
mục vụ của thánh Phaolô, là niềm xác tín ông vẫn có, tuy ông không áp
đặt quyết định nào mang tính đạo đức với dự tòng bằng lệnh truyền trực
tiếp gửi cho họ. Nhưng, thánh Phaolô vẫn ưa thích kêu gọi lòng trắc ẩn
của Philêmôn, nên mới thêm: “Không có sự ưng thuận của ông, tôi đã
không định làm gì cả, kẻo việc nghĩa ông làm, lại ra như việc cưỡng bức,
chứ không bởi tự ý mình làm.” (Phil 1: 14).
Muốn ép buộc ai làm gì, dù họ có ưa có
thích hay không, chỉ một cách hay nhất là biến người ấy thành phạm nhân,
nhốt giam trong tù. Có làm thế, mới loại trừ được tự do khỏi nơi họ. Ép
buộc một ai dù có để họ làm việc nghĩa đi nữa, cũng phản chống lại bản
chất tự do của người đó và của Đạo Chúa nữa. Chỉ hành xử nào mang tính
tự do chọn lựa mới có giá trị đạo đức, thôi. Chả thế mà, thánh Phaolô
lại đã kêu gọi hết mọi người, rằng:
“Anh em hãy cho đi tùy tâm trạng
của mình, không cau có, cũng chẳng miễn cưỡng, vì có hớn hở mà trao
ban/hiến tặng, thì Thiên Chúa mới ưa chuộng.”
Một khi con người không còn
được ban cho mình ơn cứu chuộc cách tự do, thì con người sẽ chỉ biến
thành nô lệ cho tội lỗi hoặc Lề luật, thôi. Người ngoài Đạo, thường được
khích lệ làm việc gì để mọi người vui lòng cách chung chung, nên mới bị
lôi cuốn vào với giá trị tạm bợ, chóng qua, tức những thứ tầm thường,
dễ phạm lỗi. Và, người Do thái lại cứ như người mù chỉ biết tuân theo
lệnh truyền của Lề luật, rất Torah mà thôi. Những người như thế đều bị
gộp vào kế hoạch định sẵn, để rồi họ sẽ bị guồng máy luật lệ khống chế,
khuynh loát. Trong khi đó, thánh Phaolô lại khẳng định với họ rằng: “Chính vì muốn cho ta được tự do mà Đức Kitô đã giải phóng ta! (Gal
5:1) Với thánh Phaolô, cũng như với mọi người trong cộng đồng dân Chúa,
việc đưa ra mệnh lệnh có liên quan đến các hành xử mang tính luân
lý/đạo đức là tạo cớ để tín hữu Đạo Chúa quay trở về với tình trạng chưa
có hoặc không có ơn cứu chuộc.
Đây cũng là lý do khiến thánh Phaolô đã
không đích thân chọn lựa cá nhân người nào để trao cho người ấy phần vụ
nắm quyền lãnh đạo giáo hội ấy. Làm như thế, khác nào áp đặt lệnh
truyền nào đó đối với họ. Thay vì thế, thánh Phaolô lại vẫn muốn các vị
biết “trân trọng những người đã và đang sinh hoạt vất vả/cật lực trong
cộng đoàn, hầu dẫn đưa họ về với Chúa. Nên thánh-nhân đã khuyên nhủ bằng
những lời rất xác thực:
“Hỡi anh em, chúng tôi xin anh em
tỏ lòng tri ngộ những người có công lao khó nhọc nơi anh em, những người
chủ sự anh em trong Chúa và sửa bảo anh em. Đối với họ, hãy hết lòng
kính trọng, mến yêu, vì công việc của họ. Hãy ở hoà thuận cùng nhau.” (1Th 5: 12-13)
Xem thế thì, các vị không là
người được lựa lọc/bầu chọn hoặc chỉ định/mời gọi, nhưng rõ ràng chỉ do
công việc mà các vị đã làm thôi. Chẳng hạn như, ở Côrinthô, chính gia
nhân của Stêphana là những người thuộc vùng A-Kai-a, tức những người đi
tiên phong trong số các người hồi hướng về với Đạo. Hệt như thế, thánh
Phaolô đã nhận Gaius ở Côrinthô, Phôêbê ở Cenchrae và vợ chồng Prisca,
Aquila và những vị có chân trong ủy ban thành lập cộng đoàn gồm có
Philêmôn, Ápphia và Akhipô (Plm 1-2). Cũng chẳng thành vấn đề nếu các vị
này làm việc cách riêng rẽ hay hợp lực, là đàn ông hay đàn bà, già hay
trẻ.
Quan hệ với Philêmôn rõ ràng được coi
như ví dụ cụ thể về thái độ của thánh Phaolô. Thánh-nhân không ra lệnh
cho Philêmôn làm bất cứ điều gì. Nhưng, bằng giọng điệu êm đềm, từ tốn
thánh-nhân muốn thuyết phục Philêmôn để ông tự ý làm công việc
lành/thánh ấy. Thư ở đây, là lề lối sinh hoạt rất sắc bén của Hội thánh
thời sau này.
———————————
Thư Côlôsê
Côlôsê là thủ phủ toạ lạc tại Phrygia,
nơi vùng thung lũng Lycus gần Laođixê và Hiêrapôlis. Cộng đoàn ở đây
không do thánh Phaolô sáng lập, nhưng do Êpápphra tạo nên. Nội dung thư,
là về sức mạnh tinh tú có quyền phép trên con người, từ đó có nhu cầu
khắc khổ dẫn đến đức Khôn ngoan sáng láng. Điểm nhấn đây, là đặt nặng
vai trò hàng đầu của Đức Kitô. Và, Hội thánh là như vũ trụ nhân trần nay
đã có Đức Kitô Đấng làm đầu. Hội thánh, là chốn không gian trong đó các
kẻ tin được bảo bọc khỏi uy lực của vũ trụ; thế nên, Hội thánh là chốn
“Thiên đường” dành cho những kẻ nhận thanh tẩy được trỗi dậy từ cõi chết
và sống đạo đức, chức năng vẫn rất mới. Thánh Phaolô được coi là nhân
vật trung gian giữa vũ trụ và những người sống ở đây.
Phần lớn các nhà chú giải đều thấy khó
mà gán thư Côlôsê cho tác giả các thánh thư rất tốt lành là thánh
Phaolô. Thông thường thì, các vị vẫn coi thư này là do học trò của thánh
nhân là tác giả viết vào thời Hậu-Phaolô. Bởi:
* Lời lẽ cũng như âm giọng rất khác với thủ thuật bút chiến thánh Phaolô vẫn sử dụng;
* “Đối phương” đây, mang sắc thái lờ mờ chứ không như thư do thánh-nhân viết;
* Các câu trong thư được rút từ thư Phillípphê và Philêmôn, tức: thư sao chép nhái lại.
Theo tôi thì, chủ đề kết hiệp với Đức
Kitô trong thư Colôsê và Êphêsô mang tính chất linh đạo/thần bí hơn các
thư do thánh Phaolô đọc cho thư ký viết. Thư thánh Phaolô đượm tính chất
“chính trị” nhiều hơn các thư này. Nói thế nghĩa là: người viết thư đây
có quan điểm/lập trường phản chống tính độc tài cách công khai như Đức
Kitô từng làm. Ở thư Côlôsê, đó là sự kết hợp linh đạo nhiều hơn chứ
không hề kết nối với lập trường nói ở trên.
——————————-
Thư Côlôsê mở đầu bằng bài vịnh ca mang
tính chất Kitô luận (Côl 1: 15-20). Có lẽ đây là bài vịnh vẫn được hát
vào thời tiên khởi, gồm hai tiểu khúc. LỜI đã xâm nhập thế giới vũ trụ.
Và, Đức Kitô chính là LỜI thấy ở đây.
15. Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình 18. Ngài là đầu,
là trưởng tử giữa mọi thụ sinh. là trưởng tử giữa các vong nhân,
ngõ hầu trong muôn sự,
Ngài là đệ nhất vô song.
16. Vì trong Ngài vạn vật đã được tạo thành
chốn trời cao và nơi dương thế
vật hữu hình, vật vô hình,
19. Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho tất cả
Viên mãn đậu lại trong Ngài 20. Và đã giảng hoà cả vạn vật
Nhờ Ngài và cho Ngài
đã ban lại bình an
nhờ bửu huyết đổ ra
nơi Thập giá của Ngài
cho mọi vật ở dưới đất hay trên trời;
17. Ngài có ưu thắng trên mọi sự
và mọi sự tồn tại trong Ngài.” (Côl 1: 15-20)
Tiểu khúc đầu, phù hợp những điều mà
người Hy Lạp và Do thái nói về “LỜI”. LỜI đã biến giải Đức Khôn ngoan
sáng láng của người Do thái thành tư tưởng của người Hy Lạp. Các bản văn
sách Khôn ngoan đã gọi Đức Khôn ngoan là sự Sáng láng của Thiên Chúa.
Xem như thế, ta hiện hữu trước cả thời Địa Đàng. Và theo đây, thì Đức
Kitô, có trước cả mọi sự và Ngài là tác nhân của tạo dựng. Thọ tạo được
dựng nên cho Ngài. Ở đây, Đức Kitô đích thực hiện hữu trước khi có tạo
dựng và sinh hoạt của Đức Kitô lại có trước cả vào lúc thọ tạo thoạt
hiện hữu. Đức Giêsu hiện hữu ngay trong địa hạt Thần Thiêng Thánh Ái.
Đức Kitô là Trưởng Tử trỗi dậy từ cõi
chết, là Ađam Thứ Hai và nơi Ngài muôn vật được tạo thành, rất ổn định.
Việc này lại đã xảy ra ở thập tự. Tính chất “đầu hết” của Đức Kitô được
hạn chế là để cho con người và sau đó là cho Hội thánh, tiếp đến là cho
người nhận thư.
Ở đây cũng có tình trạng dao động về ý
nghĩa của Thân Mình Chúa. Chính thánh Phaolô cũng từng nói: “Thân xác
của ta là Thân Mình Đức Kitô”. Thánh-nhân lại cũng bảo: bánh ta ăn vào
người ở Tiệc Thánh đó chính là Thân Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô còn
khẳng định: cùng nhau, ta trở thành cùng một Thân Mình Đức Giêsu, và mỗi
thành phần trong cơ thể có trọng trách và phần vụ riêng rẽ. Xem ra, khi
thư Êphêsô nói đến Thân Mình Đức Kitô tức Hội thánh, thì ở thư Côlôsê
đây, Đức Kitô bao choàng cả thể xác như ta đã từng nghe biết. Thật không
rõ, Đức Kitô là Đầu của Thân mình này thôi hoặc của toàn thể vũ trụ
nhân trần. Tóm lại, Anakephalaiosasthai là nâng nhấc ta vào với Ngài. Và như thế, Thân Mình Chúa còn lớn rộng hơn Hội thánh nữa.
———————–
Thư Êphêsô
Về thư này, xem ra nhiều người vẫn cho
rằng: thánh Phaolô không phải là tác giả, dù thánh-nhân đã sống rất
nhiều ngày ở nơi đây. Đúng ra, thư Êphêsô đây mang tính cách của một thư
luân lưu/mục vụ về qui cách. Thư Êphêsô rút tỉa được khá nhiều điều lấy
từ thư Côlôsê. Đọc thư, ta không thấy dấu có ám chỉ nào về sự Công
chính như thánh Phaolô từng đề cập, nhưng lại nói nhiều hơn về cứu chuộc
và sự thứ tha mọi lỗi tội, tức ngôn từ mà thánh Phaolô đặc biệt không
sử dụng. Ơn cứu chuộc đã thành toàn và bao gộp hết mọi người. Hội thánh,
vốn là thân mình Chúa gồm những người từng nhận được ơn lành cứu chuộc
ấy. Và, Hội thánh được thiết lập không ở trên Đức Kitô nhưng trên các
tông đồ và ngôn sứ. Ơn cứu chuộc, là xuất từ quyền uy sức mạnh lạ lùng ở
bầu trời và nơi khí quyển. Và, ơn cứu chuộc đã như thể vượt quá khỏi
tầm tay do con người họ kiểm soát. Người được ơn này vẫn thuộc về Đức
Kitô Đấng từ trời đến, nhưng lại không sử dụng chủ đề bè rối như phần
chính yếu của Thiên Chúa xuống với gian trần.
Phần đông các nhà phê bình đều xem xét
thật kỹ thư Êphêsô trước khi xem ai là tác giả thực thụ của thư này. Các
đặc trưng ở trong thư, gồm có:
· Văn bản xưa cũ nhất không đề tên người nhận;
· Cụm từ “bí nhiệm” được sử dụng
thường xuyên hơn các thư đích thực do chính thánh Phaolô đọc cho viết
lại có ý nghĩa khác hẳn. Ở thư Êphêsô, cụm từ “bí nhiệm” lại có nghĩa là
kết hợp mọi người và mọi sự vào với Đức Kitô;
· Điểm nhấn ở thư Êphêsô là về Phục Sinh, nhưng lại ít nói về thập giá;
· Tác giả thư, có cái nhìn tự mãn
nguyện về vai trò tông đồ mục vụ của mình, còn thánh Phaolô lại chả bao
giờ muốn làm như thế;
· Trong thư, không thấy chỗ nào nói về giai đoạn khó khăn mà thánh Phaolô gặp;
· Israel là chuyện đã qua trong quá khứ và lề luật nay bị Đức Kitô loại trừ;
· Hội thánh toàn cầu vẫn chỉ là một và không mang ý nghĩa một giáo hội sở tại;
· Cung cách phụng vụ ở thư có vẻ
hơi khoa trương –nhịp điệu thì như thể đang tiến dần về phía thung lũng
lấn chiếm từng gang tấc;
· Thánh Phaolô quan niệm hôn nhân
như hành động để xoa dịu kẻ yếu hèn, trong khi tác giả đây lại tôn vinh
nó như tương quan mật thiết giữa Đức Kitô và Hội thánh;
· Đức Kitô được coi như viễn tượng về vũ trụ, bởi Ngài ngự trị chốn Thiên đường;
· Thư đây có nhiều câu lấy từ thư Côlôsê, theo kiểu lù mù bạ đâu lấy đó.
Vậy thì, ai mới thực là tác giả thư Êphêsô?
Theo Holtmann, tác giả thư Côlôsê và Êphêsô vẫn chỉ là một.
Còn Goodspeed lại cho rằng: thư Êphêsô là lời nói đầu viết cho tuyển tập gồm các thư được thánh Phaolô gửi đi các nơi.
Goguel lại nghĩ: thư Êphêsô là phần diễn giải các thư thực sự do thánh Phaolô viết;
Boismard vẫn cho rằng: thư Êphêsô do
thánh Phaolô viết từ Rôma, sau đó được một vị nào đó quen thuộc với thư
Colôsê phát tán rộng thêm ra. Tác giả Boismard lại vẫn bảo: thư Colôsê
là phần diễn đạt nhằm gửi cho các đồng đạo sống ở Laođixê như có nói
trong thư Côlôsê đoạn 5 câu 16.
Muddiman có nói: thư Êphêsô lúc đầu là
do thánh Phaolô viết nhưng không phải ở Êphêsô, như một thư mục vụ gửi
giáo đoàn theo truyền thống Phaolô như đã được phổ biến rộng rãi.
Tác giả Wansborough lại vẫn suy rằng:
các vị trong cộng đoàn Phaolô đã sử dụng giáo huấn nói trong thư như
khuôn vàng thước ngọc, hầu mừng kính thiết lập cộng đoàn. Tác giả chuyển
đạt lối diễn giải truyền thống Phaolô theo phương án giáo huấn người
đọc. Tác giả đây trở thành loại hình của một Phaolô vào thời Hậu-Phaolô,
thế cũng nên.
Chúc lành thư Êphêsô
Lời lẽ trong thư Êphêsô ở đoạn 1 câu
3-14 và các đoạn sau xem như lời cầu mà tác giả James Dunn gọi đó là
“Kitô-luận làm nổ tung đầu óc người đọc.”
Chúc lành trải rộng cả vào lúc trước
khi thế giới được tạo dựng, kéo dài mãi mãi động thái của nó. Lời cầu,
thấy ở thư Êphêsô mô tả Đức Giêsu trụ trì chốn thiên đường. Điểm nhấn
của thư đặt nơi quyền uy lướt vượt mọi sự để tôn Ngài lên trên đó.
Trọn vẹn
Theo từ vựng, điều này
mang ý nghĩa của khoang chứa trên tầu, hoặc chỉ về dân số sống tại thị
trấn nào đó, hoặc nêu rõ nội dung trong sách hoặc trong thư. Thư Galata
sử dụng lời này vào nhiều lúc. Còn với thư Côlôsê và Êphêsô, thì ý tưởng
đề ra là Thiên Chúa đã lấp đầy trái đất cách trọn vẹn, có Đức Khôn
ngoan hiện diện ở khắp chốn.
Triết lý của nhóm Khắc Kỷ, cho thấy
nguyên lý thần linh thánh ái ngập tràn vào tất cả và tất cả được lấp cho
đầy. Thư Côlôsê mang ý nghĩa khá thụ động ở chỗ: Thiên Chúa muốn mọi sự
tràn đầy vẫn thấy có nơi Người. Thư Êphêsô, có nghĩa chủ động hơn, khi
bảo rằng: Đức Kitô chủ động trong tâm can ta và nhờ đó ta được lấp đầy
bằng sự trọn vẹn của Thiên Chúa, bằng LỜi. Từ đó, tất cả chúng ta sẽ nên
toàn hảo, có sự tràn đầy trọn vẹn của Đức Kitô.
Ơn cứu thuộc ở thư do thánh Phaolô
viết, chỉ xảy đến vào lai thời; nhưng thư này, ơn Chúa đã thắng vượt cả
thời gian. Thư Rôma do thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký viết, thì
người ngoại giáo được ghép vào cây ô-liu của Israel. Còn thư này, việc
tháp ghép sẽ xảy ra trong tương lai, mai ngày thôi. Hình ảnh chính được
thánh-nhân sử dụng là bức tường thành. Tường chống đối/đố kỵ đã vỡ đổ…
Tư-duy Do thái và Hy Lạp
Thật dễ thấy trong thư Côlôsê và
Êphêsô, người đọc có được chủ đề gần gũi với tư-duy Hy Lạp. Có người
bảo: chủ đề đây, cũng xa vời tư tưởng Do thái. Theo tôi, thì chủ đề
trong cả hai thư được nối kết với Đức Khôn ngoan và LỜI. Chủ đề, tác giả
muốn nói, là: đặc trưng của triết thuyết Platô, khá trung hoà.
Tôi xin được gợi ý ở đây, là: nếu quả
như thế, thì tác giả hẳn cũng nói đến thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI
xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Và chủ đề này cứ ẩn
hiện dưới lớp mặt của bản văn. Có vị, như D. Boyarin lại cho rằng: Lời
nói đầu của thánh Gioan mang tính gợi nhớ như thế. Có lẽ ta cũng nên
nghiên cứu xem lời nói đầu này có phù hợp với ý trong thư Côlôsê và
Êphêsô không. (Xem Daniel Boyarin, The Gospel of Memra: Jewish Binitarianism and the Prologue to John, Harvard Theological Review, 2001, 243-284)
Thông thường ta lại vẫn nghĩ rằng Đạo
Chúa và Do-thái-giáo tách rời nhau rất sớm; và nền thần học về Đức Khôn
ngoan và LỜI trong Đạo Chúa không nói gì nhiều về Do-thái-giáo ở
Palestin. Một số sử gia nay bác bỏ lối biện luận này.
Thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI nhập
chung làm một với thế giới của người Do thái ở thế kỷ đầu. Đây là lẽ
thường tình theo lối tư-duy Do thái. Bởi, ít nhất cũng có một hoặc nhiều
nhóm/phái Do-thái-giáo có trước khi Đạo Chúa được lập ra; thế nên,
chẳng lạ gì khi thấy các vị đều chủ trương sử dụng cụm từ Thiên Chúa (theos) khi đề cấp đến Đức Khôn ngoan và LỜI.
Với truyền thống ngoài Đạo thời đó, các
vị đã bắt đầu suy tưởng về Thiên Chúa lưỡng-vị nếu không muốn nói Ba
Ngôi thì ta chỉ nói Thiên Chúa Ngôi thứ hai vô hình vô dạng có danh xưng
là LỜI, là Memra; là, Đức Khôn Ngoan, Con Chúa.
Mãi về sau, Do-thái-giáo của các thày tư tế mới có phản ứng đối chọi lại chủ thuyết Hy Lạp.
————————
Các chủ đề trong văn chương Do thái
Thần học Do thái và Hy Lạp nói về Đức Khôn ngoan và LỜI thấy rõ trong tiếng Hy Lạp Philo Judaios. Theo thuyết này, Đức Khôn ngoan/LỜI được nối kết với Sự Sáng. Đức Khôn ngoan/LỜI, là Thiên Chúa nên có Chúa ở đó.
Bằng chứng thấy được ở các văn bản dịch từ tiếng Aram của các dịch giả hấu hết là tư tế, thì Đức Chúa có danh xưng: Memra/Shekinah/Kabod đích thực là Thiên Chúa, Đấng Bản Vị.
LỜI trong Tin Mừng thánh Gioan
Dẫn nhập Tin Mừng, thánh Gioan giảng
giải và diễn nghĩa, chứ không chủ ý ca tụng, thờ lạy. LỜI, là những điều
được kể về thời khởi thủy của nhân loại ở sách Sáng Thế. Là, diễn giải
kể truyện chứ không là bài vịnh ở phụng vụ. Là, bài chia sẻ ở hội đường
tựa như lời nói đầu thôi. Là, văn chương tư tế chứ không là vịnh ca,
khúc hát rất thăng trầm. Không là bài thơ, nhưng là truyện kể “có đầu có
đuôi” theo thứ tự thời gian xảy đến. Đó cũng là bài giảng dựa vào kinh
sách rút từ Ngũ thư có trích thơ văn từ các sách tiên tri và lề luật,
đặc biệt là Văn Chương ở sách Cách ngôn.
Văn bản về Sáng Thế là sách Khởi nguyên
Chương 1 câu 1-5. Còn, văn bản về Đức Khôn ngoan là đoạn sách Cách ngôn
chương 8 câu 22-31. Vịnh ca Khôn ngoan không là khuôn mẫu qua đó thánh
Gioan dùng để viết Tin Mừng nối kết với văn chương tư tế. Ở văn bản này,
người viết đã sử dụng thoải mái các nhân vật, từ ngữ và chất lượng của
thần linh khác. Điều này bao gồm nhận thức về Đức Khôn ngoan được
nhân-cách-hoá như LỜI ở phần dẫn nhập Tin Mừng thánh Gioan. Đây là những
gì xảy đến cả vào lúc có trước thời Đạo Chúa ra đời, và rút từ thế giới
tư tưởng bình thường của Do-thái, tức thần học về LỜi như hiện trạng.
“Từ khởi thủy Thiên Chúa đã dựng
nên trời và đất, và đất thời trống không mông quạnh”. “Và rồi Thiên Chúa
ở bên con người.” “Ở với Thiên Chúa là Đức Khôn ngoan.” “Và sau đó, Đức
Khôn ngoan xuất hiện ở dướt đất và sống với con người.”
Tin Mừng thánh Gioan, dẫn con
người biết sử dụng tất cả các thứ này. Chính thần thoại về sự bất mãn
của Đức Khôn ngoan trong đó, nên ý định của Thiên Chúa quyết tìm chốn cơ
ngơi cho Đức Khôn ngoan ở trái đất. Và, để chữa cho khó khăn này là
việc Nhập thể. Tính độc đáo nơi Tin Mừng thánh Gioan tuyệt nhiên không
nằm ở nền thần học về LỜI nhưng là Kitô-luận về nhập thể: thánh Gioan
không chế ra LỜI, nhưng thánh-nhân diễn tả cách độc đáo về LỜI đã mặc
xác phàm.
“Đức Khôn ngoan không tìm ra nơi
nào để cư ngụ; nhưng chỉ một chỗ dành cho Đức Khôn ngoan là thiên quốc.
Sau đó, Đức Khôn ngoan ra ngoài ở với con cái loài người, nhưng vẫn
không tìm ra được chỗ nào. Thành thử, Đức Khôn ngoan trở về lại nơi cũ,
sống với thiên thần.” (1 Enoch 42: 1-2)
Đức Khôn ngoan từng đến với thế gian trước cả Đức Giêsu Kitô, nhưng
không được đón nhận dù là Sự Sáng. Israel từ đó mới đưa Đức Khôn ngoan
về lại Thiên đường, sống với thiên thần. Và lúc đó, một số người mới
nhận Đức Khôn ngoan. Một số người Do thái lại cũng đón nhận LỜI. Người
đó trước nhất là Abraham. Và những người như thế đã trở thành con Thiên
Chúa, qua LỜI.
Ở đây, đã thấy rõ sự khởi đầu lời rao
giảng đặc biệt nơi Đạo: thánh Gioan nói: chính Đức Khôn ngoan/LỜI đã trở
về từ thiên quốc và nhập thể vào với Đức Giêsu và nhờ đó trở thành ánh
sáng và là thày dạy tốt nhất về tuổi thơ ấu của Đấng nhập thể vào với
con người…
Toàn bộ bài giảng giải ở lời tựa Tin
Mừng thánh Gioan đã trở thành cây cầu bắc ngang nối liền khoảng cách
giữa thời mà LỜI chưa hiện hữu và lúc LỜI nhập thể và từ đó cắt nghĩa
được thời gian tạo động lực cho nhập thể.
Đức Giêsu hoàn thành sứ vụ Môsê nhận được và Ngài không đổi dời sứ vụ ấy. Thế
nên, chỉ cần giải thích Luật Torah cho tốt, và LỜI nhập thể là Thày dạy
thích hợp nhất cho việc mặc xác phàm. Dạy bằng LỜI vẫn trong sáng, xác
thực hơn văn viết (Derrida). Thiên Chúa đã thử bằng văn bản, nhưng sau
đó Ngài gửi LỜI nhập vào xác thể của Đức Giêsu.
LỜI nhập xác phàm là Thày dạy tốt và là nhà chú giải tốt nhất nên Ngài mới nhập thể.
Thế nên, sự khác biệt đích thực giữa
người Do thái đi Đạo và ngoài Đạo không mang tính thần học. Khác biệt
thực thụ giữa hai bên là sự kết hợp giữa thần-học và thần-thoại-học Do
thái lúc trước, và Đức Giêsu thành Nadarét là người Do thái rất đặc
biệt.
Tin Mừng thánh Gioan đoạn 18:
Tư tế Eliezer là con trai của Tư tế
Yose người Galilê có nói: Chín trăm bảy mươi bốn thế hệ đã xảy đến trước
khi thế gian được tạo dựng, Luật Torah cũng được viết ra và đặt dưới
gót chân của Đấng Chúc Phúc và người con đã cùng với thiên thần hát mừng
rằng:
“Ta ở bên Người như đứa trẻ được quý mến,
và ngày ngày ta là nguồn vui sướng của Người,
chơi giỡn trước mặt Người mọi thời.”
(Cách ngôn 8; 30)
Ở đoạn khác, tư tế lại cũng viết:
“Ta đã cưu mang hết những người này
Và ta đã cho chúng được sinh ra
và rồi các ngươi lại sẽ bảo:
Hãy mang Người trong bụng
như bà mụ đỡ mang đứa trẻ”
Bởi
lẽ, các tư tế và trẻ thân yêu ấy được Cha mang Con của Thiên Chúa, tức
Luật Torah ở trong bụng. Văn chương tư tế vào thời trước khi có Tin Mừng
thánh Gioan, Người là LỜI. Là Con Chúa, rất rõ ràng.
———————
Khác biệt giữa LỜI và thuyết ngộ đạo
Nhiều lối mòn đi vào Đạo Chúa, thời ban đầu. Nơi họ, có người bị gọi là
Bè ngộ đạo, tức những người sùng đạo được dưỡng nuôi vào cùng thời. Cụm
từ “ngộ đạo” theo nghĩa từ vựng lại là “tự biết mình”. Bởi, bè nhóm này
tự cho mình biết rõ về chính mình. Rồi, họ còn nghĩ: hồn người có linh
có gốc từ trời cao, do Đấng Quyền Uy Thánh Ái sơ xuất bước hụt lầm lỡ
nên ra thế. Theo nhóm bè này, thì: ở nơi mình, linh hồn bị nhốt hãm vào
thân xác chất thể. Vì thế nên, ta quên mất đường đất gốc nguồn rất thánh
thiêng của chính mình. Đấng Cứu Chuộc -mà nhóm bè này quan niệm là Đấng
được Đạo Chúa gọi là Đức Giêsu- đã kêu gọi con người hãy thức tỉnh,
đừng ngủ mê.
Từ đó, vấn đề đặt ra cho ta, là: trước
kia, ta là người thế nào? Từng bị thúc thủ, dồn ép vào những đâu? Sao
vội vã đi về đâu thế? Ta được cứu vớt khỏi nơi nào? Sản sinh có nghĩa
gì? Tái sinh là gì thế? Nghĩ thế rồi, bè nhóm Ngộ đạo bèn triển khai sử
liệu của chính con người, như tia sáng chớp soi bóng tối. Họ đưa ra
nhiều huyền thoại kể lể bằng ảnh hình rất uy lực. Nhưng, trong giòng
chảy nhận thức về đạo như thế lại có nhiều giòng nước vẫn song hành. Nói
chung, thì bè Ngộ đạo lại đã cách ly Thiên Chúa Đấng Tạo dựng ở Kinh
sách của người Do thái khỏi Đức Chúa cứu chuộc mà họ đạt được nhận thức
và đã định danh Ngài vào với Đức Giêsu. Nhóm bè này không nhấn mạnh -và
một số vị trong đám người này lại cũng chẳng chấp nhận được- đến cái
chết của Đức Giêsu trên thập giá. Họ cũng chẳng bận tâm quan niệm rằng
Đức Chúa Cứu Chuộc thực sự đã chết. Họ cứ nghĩ Ngài là Đấng linh thiêng
vẫn dẫn dắt họ có nhiều nhận thức, ngày càng nhiều hơn nữa.
Thánh Phaolô lịch sử tuyệt nhiên không
thuộc nhóm ngộ đạo nào cả. Thánh-nhân có lẽ cũng không tư-duy về Đức
Giêsu Phục sinh ngoại trừ Ngài là Đức Chúa
chịu-nạn-chịu-chết-trên-thập-giá đã trỗi dậy từ nơi đó. Thánh nhân vẫn
cứ neo chặt vào với thực tại của con người, thực tại của nỗi chết, cả
đến thực tại của thứ chính trị bẩn nhơ, và thực tại khủng khiếp gắn liền
với thực tại của hành xử đóng đinh Ngài vào thập giá. Thánh-nhân, cuối
cùng cũng đạt đến ý niệm để hiểu rằng tình thân thương, yêu mến chính là
tên gọi của trò chơi; và không bè nhóm ngộ đạo nào lại trụ vững nơi
cung cách của tình thương mến vẫn có giữa Thiên Chúa của Đức Giêsu và
con người của ta. Thánh nhân chẳng bao giờ công khai nhân nhượng hiệp
thương với bè nhóm Ngộ đạo nào như thế; nhưng, thánh-nhân vẫn luôn giảng
rao thực trạng về tình thương mến ấy trước muôn muôn người ở Athens,
nhưng quan điểm lập trường của ông đã bắt rễ thật kiên cố trong các nhận
định khác nhau.
Thật tình thì, thư Côlôsê và Êphêsô
không thể là nhận định thần học mang tính Ngộ đạo nào hết. Cả đến lời
tựa của Tin Mừng do thánh Gioan viết cũng không là ý tưởng ngộ đạo nào
cả. Tất cả chỉ là giòng chảy thần học trầm mình trong Đức Khôn ngoan rất
Do thái cả ở Do-thái-giáo lẫn Đạo Chúa.
——————————-
Ngụy thư Phaolô
Xem ra, phần lớn ở Êphêsô, đã thấy xuất hiện một loại hình gọi được là “trường phái Phaolô” gồm những vị đưa ra các bài viết hoặc thừ từ lấy tên vị sáng lập nhóm này.
Nhiều tác giả cũng đã dàn dựng một số
vụ việc liên quan đến tác quyền thực thụ mang danh Phaolô ở các thư được
viết tiếp theo sau thời buổi đó, ngoại trừ thư gửi giáo đoàn Do thái
đồng loạt được coi như không phải là thư thánh Phaolô đích thân đọc cho
thư ký mình viết. Bức thư mang danh là “thư gửi cộng đoàn Do thái” được
cho rằng không trực tiếp xuất từ thánh Phaolô hoặc trường phái của
thánh-nhân. Thực sự đó không là thư viết và có viết cũng không để gửi
cho người Do thái nào hết! Tuy nhiên, có sự nhất loạt đồng ý bảo rằng
chỉ mỗi 7 thư nói ở trên mới thực sự và không còn nghi ngại gì nữa, là
do chính thánh Phaolô chủ xướng.
Thư thứ hai Thessalônikê
Nhiều
ý kiến cho rằng thư này là do chính thánh Phaolô, Silas và đồ đệ của
thánh-nhân là Timothê gửi đi, tức cùng một người gửi như trước đầu.
Nhưng, địa chỉ người nhận có thể là giả tưởng. Bởi, mục đích của thư thứ
hai này, trái nghịch hẳn thư thứ nhất, tức chỉ nói về những ngày sau
hết, của con người. Tư tưởng nền tảng trong thư này lại đối nghịch với
quan niệm về thời Quang Lâm Chúa Đến Lại đã rõ ràng. Điều này xảy đến là
do có nhiều dấu chỉ được nghĩ là sẽ đi kèm với thời này, vẫn chưa thấy.
Có vị nghĩ là thời ấy được dời lại, mãi về sau. Kết cuộc thì, Hội thánh
cần có nhu cầu của một trật tự trong cộng đoàn, với tổ chức sẽ phải
thế.
Trong
các dấu chỉ mà mọi người kỳ vọng sẽ xảy đến, có sự kiện bội giáo, tức
tình trạng rã rữa nói chung về luân lý/đạo đức, và hiện tượng đấng bậc
được mệnh danh là “người của tình trạng bất cần luật” đã xuất hiện tương
đương với hiện tượng xảy ra ở một vài nơi khác vẫn được gọi là
Phản-Kitô hay Giả danh Đức Kitô. Ngược giòng lịch sử, người đọc hẳn sẽ
nhận ra một số truyền thống được mệnh danh như: phong trào có liên quan
đến phong trào Linh Hiển kiểu Antiochus IV, như: Pôm-pê, Ca-li-gu-la,
vv…
Thư Mục Vụ – Thư thứ nhất và thứ hai gửi Timôthê, Titô
Các
thư này được gửi cho cá nhân từng người như đấng làm đầu hội thánh sở
tại để đưa ra các đường hướng mục vụ, mà tuân theo. Từ vựng của thư gần
với thần học Hy Lạp, nói chung chứ không mang tính chất rất Phaolô, như
thư khác.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
nguon xuanbichvietnam
Post a Comment