Giải đáp phụng vụ: Ban phép lành qua điện thoại được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa
trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ
Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có đúng là trong cách nào đó cầu nguyện cho một người qua điện thoại không? Người ta có thể xin một tân linh mục ban phép lành cho mình qua điện thoại không? - O. C., Avezzano, Ý.
Đáp: Về việc cầu nguyện, tôi thấy không có lý do tại sao là không. Nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho ai đó từ xa, chẳng hạn như khi chúng ta lần hạt Mân côi để chỉ ý cho một người bạn hoặc người thân cần cầu nguyện, thì việc chúng ta cùng đọc với họ cách nào đó qua điện thoại hoặc các phương tiện truyền thông kỹ thuật, có thể là một phương tiện để tăng cường hiệu lực ấy từ một quan điểm chủ quan.
Trong trường hợp linh mục ban phép lành, chúng ta cần phải phân biệt một số yếu tố. Nếu việc ban phép lành là một lời cầu nguyện, tôi tin rằng một phép lành đơn giản có thể được trực tiếp chuyển qua bằng phương tiện điện tử, nếu ý định của linh mục là để cầu xin phước lành của Thiên Chúa trên người ấy.
Có một số người không đồng ý với quan điểm này, và tin rằng một việc ban phép lành của loại này được dành riêng cho Đức Thánh Cha. Các tài liệu là rõ ràng về quyền của Giáo Hoàng để ban các phép lành như vậy, nhưng không nói gì về các trường hợp khác.
Khi Đức Thánh Cha ban phép lành "Urbi et Orbi", bất cứ ai nhận phép lành này qua việc truyền tải trực tiếp là thực sự được Giáo Hoàng ban phép lành, và cũng hưởng các lợi ích từ đại xá gắn liền với phép lành ấy. Phép lành của Giáo Hoàng nhất thiết gắn liền với ơn đại xá, và chỉ Ngài mới có thể ban mà thôi.
Ơn đại xá này, và cả phép lành nữa, không được nhận lãnh qua việc truyền tải trễ lại. Như ‘Sách Enchiridion các Ân Xá’ nói: "Ơn đại xá được ban cho tín hữu nào, không hiện diện vì lý do hợp lý khi Giáo Hoàng ban phép lành, nhưng theo dõi một cách đạo đức các nghi thức này qua truyền hình hoặc truyền thanh 'dum peraguntur', nghĩa là 'trực tiếp khi các nghi thức ấy đang được thực hiện”.
Tôi tin rằng nguyên tắc phép lành không được ghi âm cũng sẽ áp dụng cho các giáo sĩ khác, vì họ chỉ có thể ban một phép lành đơn giản qua điện thoại, máy phát thanh hoặc phương tiện khác. Mặc dù một linh mục có quyền ban phép lành, nhưng việc ban phép lành, ngay cả trong hình thức đơn giản nhất, là một nghi thức của Giáo Hội, và các nghi thức đòi hỏi một hình thức tham gia trực tiếp nào đó.
Một phép lành được ghi âm có thể là một nguồn ân sủng, cũng giống như việc lần chuỗi Mân côi ghi âm có thể tác động chúng ta cầu nguyện. Nhưng nó không phải là một nghi thức của Giáo Hội, và trong trường hợp này, nói cho đúng, nó không đi vào phạm trù của á bí tích.
Cũng vậy, việc ban phép lành như thế không áp dụng cho các phép lành cấu thành, vốn đòi hỏi sự hiện diện thể lý của người hoặc đồ vật được ban phép lành. Các việc ban phép lành ấy chỉ liên quan đến các người làm việc ở trường học, nghề nghiệp tôn giáo… hoặc làm phép các đồ vật như chén thánh hoặc tràng hạt.
Một ngoại lệ này là rằng Đức Thánh Cha, trong một số trường hợp, có thể mở rộng ý định làm phép của mình để làm phép cho các đồ vật đạo đức, như các huy hiệu và tràng hạt qua đài phát thanh, truyền hình và Internet, cho những người theo dõi việc truyền tải trực tiếp. Điều này không thể được coi đúng cho mọi việc truyền thanh truyền hình thánh lễ Giáo Hoàng (hiện nay thường là phổ biến trong kỷ nguyên Internet), và ý định của Ngài thường cần được nói rõ.
Trong cùng một dòng suy tư này, tôi cũng sẽ nói rằng các phép lành phụng vụ trong Sách các Phép sẽ không nhất thiết là hiệu quả như là phép lành, nếu nghi thức ngụ ý một cách tự nhiên sự hiện diện thể lý của người được chúc lành.
Tuy nhiên, các công thức tương tự có thể được sử dụng như lời cầu nguyện cho các người đang ở xa. (Zenit.org 227-2014)
Nguyễn Trọng Đa
nguon vietcatholic
Hỏi: Thưa cha, có đúng là trong cách nào đó cầu nguyện cho một người qua điện thoại không? Người ta có thể xin một tân linh mục ban phép lành cho mình qua điện thoại không? - O. C., Avezzano, Ý.
Đáp: Về việc cầu nguyện, tôi thấy không có lý do tại sao là không. Nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho ai đó từ xa, chẳng hạn như khi chúng ta lần hạt Mân côi để chỉ ý cho một người bạn hoặc người thân cần cầu nguyện, thì việc chúng ta cùng đọc với họ cách nào đó qua điện thoại hoặc các phương tiện truyền thông kỹ thuật, có thể là một phương tiện để tăng cường hiệu lực ấy từ một quan điểm chủ quan.
Trong trường hợp linh mục ban phép lành, chúng ta cần phải phân biệt một số yếu tố. Nếu việc ban phép lành là một lời cầu nguyện, tôi tin rằng một phép lành đơn giản có thể được trực tiếp chuyển qua bằng phương tiện điện tử, nếu ý định của linh mục là để cầu xin phước lành của Thiên Chúa trên người ấy.
Có một số người không đồng ý với quan điểm này, và tin rằng một việc ban phép lành của loại này được dành riêng cho Đức Thánh Cha. Các tài liệu là rõ ràng về quyền của Giáo Hoàng để ban các phép lành như vậy, nhưng không nói gì về các trường hợp khác.
Khi Đức Thánh Cha ban phép lành "Urbi et Orbi", bất cứ ai nhận phép lành này qua việc truyền tải trực tiếp là thực sự được Giáo Hoàng ban phép lành, và cũng hưởng các lợi ích từ đại xá gắn liền với phép lành ấy. Phép lành của Giáo Hoàng nhất thiết gắn liền với ơn đại xá, và chỉ Ngài mới có thể ban mà thôi.
Ơn đại xá này, và cả phép lành nữa, không được nhận lãnh qua việc truyền tải trễ lại. Như ‘Sách Enchiridion các Ân Xá’ nói: "Ơn đại xá được ban cho tín hữu nào, không hiện diện vì lý do hợp lý khi Giáo Hoàng ban phép lành, nhưng theo dõi một cách đạo đức các nghi thức này qua truyền hình hoặc truyền thanh 'dum peraguntur', nghĩa là 'trực tiếp khi các nghi thức ấy đang được thực hiện”.
Tôi tin rằng nguyên tắc phép lành không được ghi âm cũng sẽ áp dụng cho các giáo sĩ khác, vì họ chỉ có thể ban một phép lành đơn giản qua điện thoại, máy phát thanh hoặc phương tiện khác. Mặc dù một linh mục có quyền ban phép lành, nhưng việc ban phép lành, ngay cả trong hình thức đơn giản nhất, là một nghi thức của Giáo Hội, và các nghi thức đòi hỏi một hình thức tham gia trực tiếp nào đó.
Một phép lành được ghi âm có thể là một nguồn ân sủng, cũng giống như việc lần chuỗi Mân côi ghi âm có thể tác động chúng ta cầu nguyện. Nhưng nó không phải là một nghi thức của Giáo Hội, và trong trường hợp này, nói cho đúng, nó không đi vào phạm trù của á bí tích.
Cũng vậy, việc ban phép lành như thế không áp dụng cho các phép lành cấu thành, vốn đòi hỏi sự hiện diện thể lý của người hoặc đồ vật được ban phép lành. Các việc ban phép lành ấy chỉ liên quan đến các người làm việc ở trường học, nghề nghiệp tôn giáo… hoặc làm phép các đồ vật như chén thánh hoặc tràng hạt.
Một ngoại lệ này là rằng Đức Thánh Cha, trong một số trường hợp, có thể mở rộng ý định làm phép của mình để làm phép cho các đồ vật đạo đức, như các huy hiệu và tràng hạt qua đài phát thanh, truyền hình và Internet, cho những người theo dõi việc truyền tải trực tiếp. Điều này không thể được coi đúng cho mọi việc truyền thanh truyền hình thánh lễ Giáo Hoàng (hiện nay thường là phổ biến trong kỷ nguyên Internet), và ý định của Ngài thường cần được nói rõ.
Trong cùng một dòng suy tư này, tôi cũng sẽ nói rằng các phép lành phụng vụ trong Sách các Phép sẽ không nhất thiết là hiệu quả như là phép lành, nếu nghi thức ngụ ý một cách tự nhiên sự hiện diện thể lý của người được chúc lành.
Tuy nhiên, các công thức tương tự có thể được sử dụng như lời cầu nguyện cho các người đang ở xa. (Zenit.org 227-2014)
Nguyễn Trọng Đa
nguon vietcatholic
Post a Comment