Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương II - Phần 3
Quyền
Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương II - Phần 3
Một
hôm, anh binh nhì người công giáo, đến gặp tôi với một anh bạn cùng đơn vị. Anh
bạn này đã bị bỏ tù vì nghiện ma tuý. Từ hồi còn trẻ, anh đã hút sách. Nhưng
khi nhập ngũ, tình trạng còn tệ hơn trước. Anh đã sang Việt Nam và anh đã có
dịp mua thuốc hút một cách dễ dàng.
-
Con đã phung phí tuổi xuân, nay thì quá trễ để có thể thay đổi được.
Cặp
mắt anh đầy thất vọng.
Tôi
hỏi ngay: Vậy còn Chúa chứ? Ngài có thể thay đổi anh.
Anh
lính nhún vai.
-
Tại sao Chúa lại làm điều đó? Tôi có bao giờ làm gì cho ông ấy đâu?
-
Người thương anh, đã phái Đức Giêsu đền những tội ác của anh. Người có thể
chữa lành cho anh.
Anh
lính vẫn tiếp tục buồn bã nhìn tôi.
-
Con đã nghe nói đến Giêsu. Con muốn xin Người cứu con. Nhưng con nghĩ rằng,
bây giờ thì quá trễ rồi. Mặc dầu cố gắng nhiều, con vẫn không thể ngừng hút
sách được. Con đã làm mồi cho ma tuý quá lâu.
-
Thiên Chúa có thể chữa anh lành bệnh. Anh không nghĩ rằng Chúa còn mạnh hơn cả
á phiện sao?
Anh
lính suy nghĩ.
... Tuyên uý nói tiếp:
-
Anh có muốn thử không?
Anh
lính gật đầu.
-
Con sẽ thử bất cứ cái gì, miễn là con thoát ra khỏi cái địa ngục này!
-
Như vậy thì anh hãy cám ơn Chúa vì những gì Chúa sẽ làm cho anh trong vài phút
nữa. Và anh hãy cám ơn Chúa vì những gì đã xảy đến trong cuộc đời anh dẫn đưa
anh đến đây.
-
Anh lính có vẻ bàng hoàng: Sao có chuyện đó. Cha muốn nói rằng con phải cám ơn
Chúa vì tất cả những gì đã xảy đến cho con, ngay cả tình trạng nghiện ngập này
nữa sao?
-
Chính vì anh nghiền ma tuý quá nên anh đã phải tìm đến Chúa đó phải không? Nếu
Chúa chữa lành anh, tha thứ cho anh và ban cho anh một đời sống mới, đời sống
vĩnh cửu trong Đức Giêsu. Anh có nghĩ rằng anh phải cảm tạ Chúa đã khiến anh
cảm thấy còn cần Người đó sao?
Anh
lính ngần ngại. Tuyên uý nói tiếp:
-
Anh có muốn tôi cầu nguyện cho anh không? Và anh ta bằng lòng. Tôi đặt tay lên
đầu anh và cầu nguyện:
-
Lạy Cha trên trời, con cảm tạ Cha đã yêu mến chàng trai này và kéo chàng lại
gần Cha. Xin gởi Thánh Linh Cha để giúp anh tin rằng Chúa đang hành động mỗi
giây mỗi phút trong cuộc đời đen tối và cô đơn của anh, để dẫn anh đến với Đức
Kitô.
Khi
tôi dứt lời, mắt anh sáng lên. Anh nói:
Có
một điều lạ lùng. Con không hiểu vì sao, nhưng con tin rằng Chúa đang biến đổi
những tai vạ của đời con thành những điều hữu ích cho con. Rưng rưng nước mắt,
anh cúi đầu và bộc phát cầu nguyện xin Chúa tha thứ cuộc nổi loạn của anh và
xin Đức Giêsu hướng dẫn đời anh.
Tôi
không thể tả được giây phút sau đó. Tôi đặt tay lên đầu anh một lần thứ hai.
Tôi cầu xin Chúa chữa lành anh, lấy ra khỏi lòng anh mọi thèm muốn hút ma tuý
và ban cho anh đầy lòng mến yêu. Tôi cảm thấy có một sức mạnh mới nơi anh lính
trẻ. Nét mặt anh sáng lên như một đứa trẻ, và anh khóc sướt mướt.
Anh
kêu lên: Con không cần á phiện nữa. Chúa Giêsu sống trong con. Đối với chàng
thanh niên, đó là lúc tái sinh. Anh sẽ không còn là người cũ nữa. Anh đã tái
sinh, không phải vì anh cảm được sự hiện diện của Chúa Giêsu, nhưng là vì anh
đã quyết tâm trông cậy vào Chúa.
Nếu
mối tương giao của chúng ta lệ thuộc vào cảm xúc của chúng ta, có lẽ chúng ta
đã không chọn lựa như thế. Chúng ta đâu có làm chủ những cảm xúc của chúng ta.
Nhưng chúng ta có thể trông cậy, quyết định tin và xin đức tin. Thánh Kinh nói:
Chúng ta được cứu rỗi nhờ lòng tin. Nhưng nhiều người trong chúng ta hiểu sai
về lòng tin.
Họ
nói: Tôi không có đức tin để tin. Như thế có nghĩa là: Tôi không cảm thấy
tôi tin.
Đức
tin và cảm xúc là hai bình diện hoàn toàn khác nhau.
Tin
là cách chiếm hữu những điều còn trong hy vọng, là phương nhận thức các thực
tại người ta không thấy. Đức tin cho thấy thực tại mà các giác quan không thấy
được. (Hipri 11,1)
Đức
tin không phải là sản phẩm của cảm xúc hay cảm giác. Đức tin là do ý chí. Chúng
ta nhất quyết nhận định như sự thật những gì giác quan không nhận định được.
Được
cứu nhờ đức tin, nghĩa là chấp nhận Đức Giêsu Kitô như Đấng Cứu Thế: đó là một
hành động của ý chí, chứ không phải của cảm xúc. Chúng ta được tái sinh trong
đức tin, được cứu rỗi nhờ đức tin. Điều đó có nghĩa là lời Chúa hứa trở thành
sự thật mỗi khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu trong lòng mình. Chúng ta có thể
không cảm thấy mình được cứu rỗi hay không cảm thấy mình đã được tái sinh,
nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không được cứu rỗi thực sự.
Chúng
ta đã nói nhiều lần rằng lý trí có thể làm cản trở cho lòng tin. Nhưng một nguy
hại tương đương là lấy cảm xúc mà đo lường lòng tin. Từ lâu chúng ta có thói
quen nghĩ rằng những điều gì mình cảm thấy đều là sự thật. - Tôi cảm thấy ốm
đau - vậy là tôi đau. Nhưng cảm xúc của chúng ta thay đổi mau lắm; tuỳ khí
trời, thức ăn, vì mất ngủ hay vì ông trưởng phòng khó tính. Cảm xúc của chúng
ta là một hàn thử biểu ít trung thực khi ta muốn biết rõ sự thật. Như vậy, lấy
nó mà đo lòng mến Chúa thì qủa thật là sai. Chúa Giêsu đã nói:
Cầu
nguyện với lòng tin, nắm chắc rằng con đã được Chúa đoái nghe
.
Làm sao cầu nguyện với lòng tin được khi chúng ta lại muốn lấy cảm xúc mà đo
lường kết quả. Theo Thánh Kinh, chân lý của Thiên Chúa đôi khi thúc giục chúng
ta đi ngược lại cảm xúc của mình.
Chúa
Giêsu nói:
Hãy
yêu kẻ thù địch
.
Sao Chúa lại không biết rõ tâm tình của mình đối với kẻ thù? Vậy mà Chúa muốn
nói với chúng ta đừng để cảm xúc làm thầy ra lệnh cho chúng ta nói hay làm điều
gì. Chúng ta tự do chọn yêu mến, ngay cả kẻ thù.
Chúng
ta hoàn toàn tự do chấp nhận lời Chúa như một thực tại đối với chúng ta - gạt
ra một bên nào cảm xúc, nào cảm giác, cả trí tuệ và tình cảm nữa! Cuộc sống mới
trong Đức Kitô là một cuộc sống trong đức tin. Nói cách khác, là một cuộc sống
tự do, thoát khỏi sự bạo ngược của cảm xúc, của trí tuệ và cảm giác. Chúng ta
không cần để ý đến chúng.
Thánh
Kinh ghi rằng chúng ta được cứu rỗi nhờ đức tin; chữa lành nhờ đức tin; được
nên công chính nhờ đức tin; đứng vững nhờ đức tin; sống nhờ đức tin; thừa hưởng
lời hứa củaChúa nhờ đức tin; chúng ta được giàu sang nhờ đức tin; chúng ta cầu
nguyện trong lòng tin; thắng thế gian nhờ đức tin và ca tụng Chúa trong đức
tin.
Kinh
nghiệm của sự cứu rỗi trở nên thành sự khi chúng ta chấp nhận trong lòng tin.
Chúa đâu có nhìn cảm xúc chúng ta. Chúa nhìn vào quyết tâm của chúng ta. Chúng
ta có thể cảm thấy bị xâu xé bởi nghi nan, cảm thấy mình khốn nạn, nhưng khi
chấp nhận Chúa Giêsu trong lòng tin, công việc đã được thoả thuận. Sau khi trao
lại cuộc đời cho Chúa Giêsu, bạn có cảm thấy gì hay không cảm thấy gì, điều đó
không quan trọng. Chúa đã chấp nhận sự đầu hàng của ý chí bạn. Bạn đã tái sinh
trong Thánh Thần.
Tôi
lo ngại khi người ta nói với tôi: Con biết rằng hôm nay Chúa Giêsu chúc lành
cho con, vì con cảm thấy điều đó. Rồi vài ngày sau, cũng những người đó trở
lại buồn sầu nói: Con không chắc con được cứu rỗi. Con không còn cảm thấy Chúa
hiện diện nữa.
Tạ
ơn Chúa, nếu người cho bạn cảm thấy ở gần bạn. Nhưng đừng để đức tin của bạn
tuỳ thuộc vào tình cảm. Người Kitô hữu nào lấy cảm xúc của mình như một bằng
chứng mình được cứu rỗi, sẽ bị nghi nan hành hạ.
Post a Comment