THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI 17
CHƯƠNG 17: THÁNH LỄ: CÔNG
TRÌNH TUYỆT VỜI CỦA CHÚA THÁNH
THẦN
THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI |
Trong hầu hết các chương trước
của sách này, chúng ta đã nói nhiều về Chúa
Cha và Chúa Con, nhưng ít nói về Chúa Thánh thần. Để chứng
minh mức độ hợp tác của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Thánh
Lễ, bây giờ chúng ta sẽ xét đến hành động của Người trong hành
vi thờ phượng tâm điểm này. Không
thể
nào đánh giá đúng mức, càng không thể diễn tả bằng lời những ơn ích
người Kitô hữu nhận được nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Người là Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, và Người luôn luôn lo việc
làm
dịu Công Lý của Thiên Chúa và cứu người tội lỗi khỏi án phạt đời đời.
Chúa Thánh Thần đã
hình
thành Nhân Tính Đức Giêsu từ lòng Đức Mẹ
Maria đồng trinh; Người đã tạo nên linh hồn nhân loại của Đức Kitô và kết hiệp với
linh
hồn
ấy với Thiên Tính trong một ngôi vị duy nhất một cách không thể nào hiểu được. Người là Đấng đã hoàn thành tốt đẹp công trình cứu chuộc loài người vào ngày lễ Ngũ Tuần, khi Người hiện xuống trên các tín hữu dưới hình lưỡi lửa, đốt cháy nơi họ Tình Yêu Thiên Chúa, và ban Ân Sủng của Người để cải hóa những người tội lỗi cứng lòng không bị đánh động bởi các phép lạ hay Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Người luôn luôn ở lại với người tín hữu đích thực, và mặc dù bị nhiều tín hữu xúc phạm và lăng nhục, song Người không bao giờ từ bỏ họ, trái lại Người gõ cửa lòng họ và xin họ mở cho Người vào.
ấy với Thiên Tính trong một ngôi vị duy nhất một cách không thể nào hiểu được. Người là Đấng đã hoàn thành tốt đẹp công trình cứu chuộc loài người vào ngày lễ Ngũ Tuần, khi Người hiện xuống trên các tín hữu dưới hình lưỡi lửa, đốt cháy nơi họ Tình Yêu Thiên Chúa, và ban Ân Sủng của Người để cải hóa những người tội lỗi cứng lòng không bị đánh động bởi các phép lạ hay Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Người luôn luôn ở lại với người tín hữu đích thực, và mặc dù bị nhiều tín hữu xúc phạm và lăng nhục, song Người không bao giờ từ bỏ họ, trái lại Người gõ cửa lòng họ và xin họ mở cho Người vào.
Tất cả là những
hành vi thần linh cao cả khiến
chúng ta có thể nói đúng
rằng Thánh Lễ là công trình
chính yếu và siêu vời
nhất của Chúa Thánh
Thần, vì lý do sau đây: Tất cả các
nhà thần học đều nhất trí là Mầu Nhiệm Nhập Thể là kỳ công vĩ đại nhất của kế hoạch Thiên Chúa, vì chính trong Mầu
Nhiệm này, Thiên Chúa vô hạn được kết hợp với Nhân Tính hữu hạn của Đức Kitô
trong một Ngôi Vị duy nhất. Công
trình này được hoàn tất nhờ tác động của Chúa
Thánh Thần, như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Người được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần.”
Công trình này đã đáng kinh ngạc
rồi,
nhưng phép lạ thực hiện trong Thánh Lễ còn đáng kinh ngạc hơn, bởi vì trong Thánh Lễ, Thiên Tính Toàn Năng và Nhân Tính Hoàn Hảo của Đức Kitô
đã hạ mình xuống thấp tới mức hiện diện trong từng vụn Bánh Thánh nhỏ bé nhất.
Chúa Thánh Thần là tác nhân trong mầu nhiệm này, như chúng ta được
biết
trong Phụng Vụ của Thánh Giacôbê Tông Đồ.
Ngay trước lúc Truyền Phép, chúng ta có lời nguyện này: “Lạy Chúa, con khẩn khoản nài xin Chúa
sai
Thánh Thần Chúa ngự xuống những của
lễ này bằng sự hiện diện thánh
thiện và vinh hiển của Người,
để thánh hóa các của lễ này và làm cho bánh này
trở thành Mình Thánh, và
chén rượu này trở thành Máu Thánh Đức Kitô Con
Chúa.” Trong Phụng Vụ của Thánh Clêmentê, giáo hoàng tử đạo, cũng có những lời gần y hệt: “Lạy Chúa, chúng
con khẩn khoản nài xin Chúa sai
Thánh Thần Chúa ngự xuống của lễ này, để làm cho bánh này trở thành Mình
Thánh, và chén rượu này trở thành Máu Thánh Đức Kitô của Chúa.” Cả hai vị
đại thánh
này sống cùng thời đều cho rằng công việc Biến Đổi Bản Thể của
bánh và rượu này không phải là do tác động của Chúa Kitô, mà là Chúa Thánh Thần. Và các ngài cầu xin Chúa Thánh Thần hoàn thành công việc này. Bởi vì, cũng như Chúa
Thánh Thần đã tác động việc nhập thể của Con Thiên Chúa
theo lời chứng của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel:
Thánh Thần sẽ ngự xuống
trên bà, và quyền năng
Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế người
con sinh ra sẽ là Thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1:35), thì cũng
thế,
chính Chúa Thánh Thần làm cho mầu nhiệm này tái hiện trong mọi Thánh
Lễ.
Sự
kiện này cũng được biểu thị bằng hành động của linh mục: trước khi
làm
dấu Thánh Giá trên bánh và rượu sau khi được dâng lên, linh mục ngước
mắt
lên Trời, giang hai tay ra rồi chấp lại trước ngực, và cầu khẩn Chúa Thánh Thần bằng những lời này: “Lạy Đấng thánh hóa là Thiên Chúa
Toàn Năng Hằng Hữu, xin ngự đến và chúc phúc cho Hy Tế này được dâng lên nhân danh
Chúa.” Lời nguyện này chứng tỏ một cách hiển nhiên rằng Chúa Thánh Thần từ trời ngự xuống để chúc phúc và thánh hóa hy tế thánh. Thánh
Ambrôsiô
cũng nói trong Phụng Vụ của ngài: “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Uy Nghi vô hình ngự xuống, như Người đã ngự xuống trên các lễ vật toàn thiêu của các
Tổ Phụ xưa.”
CÂU TRUYỆN VỀ THỊ KIẾN CỦA THÁNH HILDEGARDE
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem Chúa Thánh Thần thực hiện việc Biến
Đổi Bản Thể như thế nào. Nữ Tu Viện Trưởng Hildegarde nói: “Có một lẩn khi chủ tế mặc phẩm phục bước lên Bàn Thờ, tôi thấy một ánh sáng chói lòa từ trời xuống
chiếu sáng cả Bàn Thờ. Ánh sáng này chỉ biến đi khi chủ tế rời
cung thánh sau khi hết lễ. Tôi nhận
thấy
khi chủ tế đọc đến câu Thánh Thánh Thánh và bắt đầu đọc đến phần Lễ Qui, một ngọn lửa sáng rực chiếu xuống
soi
sáng bánh và rượu, với một thứ ánh sánh giống như những tia mặt trời chiếu vào gương. Dưới luồng ánh sáng này, bánh thánh và rượu thánh bay lên trời
và khi rơi xuống
thì
được
biến đổi thành Thịt và Máu Thật, mặc dù mắt trần vẫn thấy đó là bánh và rượu. Khi
tôi chăm chú nhìn vào Thịt
và Máu này,
tôi thấy các dấu hiệu của Nhập Thể, Giáng
Sinh, Khổ Nạn của Chúa Cứu Thế phản chiếu trong đó giống như trong gương, y hệt những gì chúng ta biết về
những sự kiện đã hoàn tất khi Con Thiên Chúa xuống trần.”
Thị
kiến này của Thánh Hildegarde cho chúng ta
thấy việc biến đổi bản thể của bánh và rượu được thực hiện một cách kỳ diệu
như thế nào bởi sức mạnh sâu xa của Lửa Thần Linh, tựa như gỗ được biến thành than hồng dưới sức lửa
tự nhiên.
Điều mà vị Tu Viện Trưởng thánh thiện này được đặc ân nhìn thấy khi xảy ra trong mỗi Thánh Lễ:
một ánh sáng thiên thai bao quanh
bàn thờ từ đầu đến cuối Thánh Lễ, và đến lúc Truyền Phép, một ngọn lửa sáng rực từ trời
đi xuống biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu thật sự của Đức Kitô.
Chúng ta có một biểu trưng rất đẹp về sự thật này trong Cựu Ước. Sách Thánh
ghi lại rằng lần đầu tiên ông Aharon
dâng lễ tế: “Vinh quang Đức Chúa
xuất
hiện giữa toàn dân. Lửa phát ra từ trước nhan Đức Chúa đốt sạch lễ toàn
thiêu và mỡ trên bàn thờ. Thấy thế toàn dân reo mừng và cúi rạp xuống” (Lv
9:23-24).
Một cảnh giống
như thế cũng xảy ra trong lúc
cung
hiến Đền Thờ Salômôn: “Vua Salômô cầu nguyện xong, thì có lửa từ trời xuống đốt hết lễ
toàn
thiêu và các lễ vật, và vinh quang của Đức Chúa tràn ngập Đền Thờ. Các tư tế
không thể vào Đền thờ vì vinh quang
của Đúc Chua tràn ngập Đền
Thờ. Toàn thể con cái Israel thấy lửa tràn xuống và vinh quang của Đức Chúa ngự
trên Đền Thờ, thì phủ phục xuống
đất, mặt sát nền nhà:
họ thờ
lạy và tôn vinh
Đức Chúa (2 Sbn 7:1-3)
Cả
hai trường hợp sau đây đều biểu trưng cho Hy Tế Thánh Lễ, trong đó Chúa
Thánh Thần là lửa từ trời xuống biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô.
SỰ KIỆN 1
Người ta kể về Thánh Clêmentê, Giám Mục Tử Đạo, rằng khi ngài bị
Hoàng Đế Điôclêtianô đày ra đảo Rhodes, tại đây theo yêu cầu của Đức
Giám Mục, ngài dâng Thánh Lễ và đến lúc Truyền Phép, Bánh Thánh biến thành
một
cái gì giống như một miếng than hồng trước mặt mọi người. Người ta
cũng thấy vô số Thiên Thần bay lượn trên Bánh Thánh trong sự thờ lạy hân hoan vui sướng. Miếng Than Hồng sáng rực lên chói lòa khiến cộng đoàn không ai có thể nhìn thẳng vào, họ sấp mặt xuống đất cho tới sau rước lễ. Mãi đến khi Thánh Clêmentê hết sức cung kính chuẩn
bị rước Mình Thánh, miếng
Than Hồng ấy mới trở lại hình dạng ban đầu.
SỰ KIỆN 2
Baronius kể rằng một phép lạ giống như thế cũng xảy ra nhiều lần khi
Thánh Inhaxiô, Giáo chủ của Constantinope cử
hành Thánh Lễ một cách đặc
biệt
sốt sắng và chăm chú. Trong Giáo Hội Hi Lạp, người ta có
thói quen dùng bánh lễ màu vàng chứ không
phải
bánh lễ màu trắng để làm lễ. Tất cả những
người dự lễ đều hết sức kinh ngạc
khi
thấy bánh sáng rực lên một ánh
sáng thiên thai, là
dấu
chỉ rõ ràng về sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh
Thần. Vì Chúa Thánh Thần là Lửa
cháy bừng và Người đã
hiện xuống với các Tông
Đồ như thế vào ngày lễ Ngũ Tuần,
để cho thấy Người là Lửa Đức Ái
nóng
bỏng kết hợp Chúa Cha và Chúa con.
SỰ KIỆN 3
Baronius cũng kể câu truyện sau đây, cho thấy bằng chứng hiển nhiên về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong Thánh Lễ. Xưa kia ở Formello,
gần Rôma, có một giám mục rất chuyên
cần
chu toàn các bổn phận chức vụ mình
và hết sức kính cẩn khi dâng Thánh Lễ. Vậy mà ngài bị một số kẻ xấu tố cáo lên Giáo Hoàng Agapetus
là gây gương mù cho con chiên
bằng cách dùng các
Bình Thánh ở bữa ăn. Đức Giáo Hoàng tin vào lời tố cáo và đã triệu giám mục này về Rôma và giam trong tù.
Sáng ngày thứ ba sau khi ngài bị ngồi tù, một Thiên Thần hiện ra với Đức
Giáo Hoàng trog giấc mơ và
bảo:
“Chúa Nhật này con hay bất cứ Hồng Y nào
khác
đều không được làm lễ; chỉ có Giám Mục mà con đã bắt ngồi tù.” Đức Giáo
Hoàng tỉnh giấc và tự nhủ: “Mình có nên cho phép vị giám mục đã phạm
thánh được dâng lễ không?”Trước khi tự trả lời, ngài lại ngủ thiếp đi và lại
nghe
cũng một giọng nói lúc trước: “Ta nói cho con biết, không ai ngoài vị Giám
Mục kia sẽ cử hành Thánh Lễ.”
Trong khi Đức Giáo Hoàng con đang phân vân không biết phải xử lý thế nào, thì giọng nói kia
lại nói lần thứ
ba: “Hãy liệu hồn nếu con cho phép một giám mục nào khác cử hành Thánh Lễ trước mặt con hôm nay ngoài vị giám mục đang ngồi tù.”
Bị
cảnh cáo, Đức Giáo Hoàng sai người đưa giám mục kia đến trình diện và điều tra về cung cách sống của ngài và buộc ngài giải trình các hành vi của ngài. Đức Giám
Mục
chỉ đáp vắn gọn: “Con là kẻ có tội”. Đức
Giáo
Hoàng hỏi: “Có thực con có dùng bình thánh cùa bàn thờ để uống rượu tại bữa ăn
không?” Đức Giám Mục vẫn đáp như lần trước: “Con là kẻ có tội.” Vì không
nhận
được câu trả lời nào khác, Đức Giáo Hoàng truyền lệnh: “Con phải cử hành Thánh
Lễ trước mặt ta hôm nay.” Khi Đức Giám Mục khiêm tốn xin kiếu, Giáo Hoàng lập lại lệnh: “Con phải cử hành Thánh Lễ Đại Triều hôm
nay trước mặt Ta và tất cả các Hồng Y.”
Nghe
lệnh rõ ràng này, vị Giám Mục
tốt
lành không còn từ chối được nữa.
Cùng với nhiều thầy
giúp
lễ, ngài bước lên bàn thờ và bắt đầu dâng Thánh
Lễ.
Khi đọc đến lời nguyện trước khi làm dấu Thánh Giá trên Bánh và Chén Thánh, “Lạy Đấng Thánh Hóa là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, xin ngự đến và chúc phúc cho hy tế này được dâng lên nhân danh Chúa.”
Ngài
lập lại lời này bốn lần rồi dừng lại. Mọi người tỏ ra mất kiên nhẫn và Đức Giáo Hoàng hỏi: “Tại sao con dừng lại và lập lại kinh này bốn lần?” “Tâu Đức Thánh
Cha, ngài đáp, xin tha lỗi cho con, con lặp lại kinh này vì con chưa
nhìn
thấy Chúa Thánh Thần ngự xuống trên
Bàn Thờ. Con có thể xin Đức
Thánh Cha bảo thầy phó tế đứng xa con ra không? Con không dám bảo thầy
ấy.”
Bấy giờ Đức Thánh Cha bảo thầy phó tế đứng
xa vị giám mục một quãng. Vừa khi thầy bước ra xa thì
cả Đức Giáo Hoàng và vị Giám mục này đều nhìn thấy Chúa Thánh thần từ Trời ngự xuống, trong khi chủ tế, thầy phó tế và các thầy giúp lễ được bao bọc trong một đám mây sáng láng. Phép lạ này đã thuyết phục Đức Giáo Hoàng
Agapetus về sự vô tội và thánh thiện của vị Giám
Mục; ngài rất ân hận vì đã bắt Giám Mục ngồi tù, và quyết tâm sẽ
không còn hành động một cách thiếu suy xét như thế trong tương lai nữa và sẽ điều tra kỹ lưỡng trước khi tin vào một sự kiện cáo nào.
KẾT LUẬN
Những phép lạ này được Chúa
ban cho chúng ta để kiên cường lòng tin của
chúng ta rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn ngự xuống trên bàn thờ để chúc phúc cho của lễ thánh. Về vấn đề này, cha Mansi nói: Hy Tế Thánh
Lễ không đổ máu thì quá cao vời và đáng kính đến nỗi Chúa
Thánh Thần đích thân ngự xuống để thánh hóa Hy Tế này, trong khi cơ binh thiên thần đứng chầu
xung quanh với đầy lòng hân hoan vui sướng.” như lời Thánh Phêrô nói
với chúng ta: Chính các thiên thần cũng ước mong được tim hiểu kỹ lưỡng
những thông điệp ấy (1P 1:12)
Sự
thánh thiện của Hy Tế đáng tôn thờ này quả là không thể nào tả nổi, vì
chính tác giả của mọi sự thánh thiện là Thánh Thần Chúa ngự xuống
để chúc phúc, thánh hóa và
hiến
thánh Hy Tế này. Linh hồn chúng ta được kiện cường
và được nếm cảm tuyệt vời biết bao vì Bánh từ Trời được chính Chúa Thánh
Thần dọn sẵn làm thần lương cho chúng ta.
Vì
hoạt động của Chúa Thánh
Thần cần thiết để dọn lương thực thần linh
này không khác gì lửa tự nhiên cần thiết để nướng bánh ăn hằng ngày cho chúng ta. Bởi vì tác động của Lửa Thần Linh này, Bánh Thánh không
chỉ trở thành của ăn thiêng liêng cho chúng ta; trên hết nó là Hy Tế mà chúng ta có
thể
dâng lên Thiên Chúa để làm vinh danh Người và
đem lại lợi ích cho chúng
ta. Thánh Lễ quả là một kho tàng châu
báu, vô giá biết chừng nào. Trong
mầu nhiệm này, Chúa Thánh Thần thực hiện biết bao điều vì lợi ích vật chất và
thiêng liêng của của chúng ta. Như lời Thánh Phaolô nói: Hơn nữa, lại có Thần
Khí giúp đỡ chúng
ta là
những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu
nguyện
thế
nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng
ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa,
Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện
giúp cho dân thánh
theo
đúng ý Thiên Chúa (Rm 8:26-27)
Ý
của đoạn thư Thánh Phaolô này không phải muốn nói rằng mỗi Ngôi
trong Ba Ngôi Thiên Chúa cầu nguyện
lẫn
nhau, vì trong Thiên Chúa cả Ba
Ngôi
chỉ là một, và ngang hàng với nhau trong
việc truyền lệnh và ban ơn;
nhưng vì muốn phân biệt giữa Ba Ngôi với nhau, chúng ta chủ yếu gán cho
Chúa
Cha sự công bằng, Chúa Con sự Khôn Ngoan và Chúa Thánh Thần sự
tốt
lành và lòng thương xót. Thánh Phaolô mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa
như là
cầu xin sự công bằng của Thiên Chúa không kết án người tội lỗi
vì các lỗi phạm của họ, nhưng cứu họ vì Ân Sủng của Chúa. Chúng ta chắc chắn
rằng Chúa Thánh Thần cầu
xin cho chúng ta trong mọi
lúc,
và cũng chắc chắn rằng Người cầu xin đặc biệt cho chúng ta trong Thánh Lễ.
Chúng
ta cũng biết điều này vì trong Thánh
Lễ các Thiên Thần cũng cầu
nguyện
cho chúng ta, như lời
Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Trong Thánh Lễ
không chỉ những người phàm kêu van lên cùng Thiên Chúa, cả các Thiên Thần và Tổng Lãnh
Thiên Thần cũng bái quì cầu xin cho chúng ta.” Ngài
đưa thêm lý do: “Đây là thời gia thuận lợi, các ngài có Hy Tế Thánh trong tay để
sử dụng, các ngài đưa MìnhChúa Kitô cho chúng ta xem, và chuyên cầu cho loài người chúng ta. “Các Thiên Thần chọn thời gian Thánh Lễ vì là thời gian thương xót, khi Thiên Chúa nguôi cơn giận nhờ hy tế đền tội toàn năng này, nên chúng ta có thể kết luận rằng Chúa Thánh Thần nhân lành thánh thiện chọn cùng thời gian này, là thời gian mà Chúa Kitô trong bản tính nhân loại
cầu
khẩn cùng Chúa Cha một cách không thể diễn tả bằng lời (Rm 8:26)
Vì
thế chúng ta hãy học hỏi lòng nhân lành vô tả của Chúa Thánh
Thần, Đấng quan tâm tới sự cứu rỗi của chúng ta, người không chỉ cầu xin cho
chúng ta, mà còn chuyển cầu cho chúng ta bằng những tiếng than van khôn tả.
Ai có thể tin nổi nếu lời
ấy không được nói rõ ràng trong Kinh Thánh? Ai bây giờ có thể nghi ngờ rằng chúng ta có một Người Bạn đích thực là Chúa Thánh thần? Chúng ta hãy yêu mến tin tưởng Người, đấng là Người Bạn đích thực và
trung thành, Và vì Người chuyển cầu cho chúng ta một cách tuyệt đối nhất trong Thánh
Lễ, nên chúng ta thỉnh thoảng phải dự Thánh Lễ một cách đặc biệt để tôn vinh Người
Post a Comment