Hãy là chính mình
Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết: đó là ba giá trị để đối diện với tương lai.
Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không. Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộc đời như một cánh đồng phủ đầy tuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra con đường ta đi”.
Bằng
bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống trung thực, liêm khiết là có
một ý thức đạo đức và ý thức này không biến đổi theo lợi ích hay hoàn
cảnh nào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá
cách ứng xử của mình. Tiếc thay, phẩm chất này mỗi ngày mỗi hiếm đi.
Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng ta cần phải tự đòi hỏi cho bản thân mình.
Một phương cách tốt để đánh giá sự trung thực của mình là tuân giữ điều mà tôi gọi là “Tam giác liêm khiết”, dựa trên ba nguyên tắc sau đây:
Bảo vệ các xác tín của mình bằng mọi giá.
Lấy
ví dụ về một nữ y tá bắt đầu ngày làm việc đầu tiên giữa một nhóm bác
sĩ phẫu thuật của một bệnh viện nổi tiếng. Cô chịu trách nhiệm về các
dụng cụ và thiết bị trong ca phẫu thuật vùng bụng. Cô nói với bác sĩ:
- Bác sĩ chỉ lấy ra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta đã dùng đến 12 miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại.
Bác sĩ đáp:
- Tôi đã lấy ra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu may lại vết mổ.
- Bác sĩ không được làm như thế – cô y tá nghiêm giọng – Hãy nghĩ đến bệnh nhân.
Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô y tá miếng bông thứ 12. Rồi ông nói với cô:
- Tôi tin rằng cô sẽ trở nên xuất sắc trong nghề này.
- Bác sĩ chỉ lấy ra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta đã dùng đến 12 miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại.
Bác sĩ đáp:
- Tôi đã lấy ra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu may lại vết mổ.
- Bác sĩ không được làm như thế – cô y tá nghiêm giọng – Hãy nghĩ đến bệnh nhân.
Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô y tá miếng bông thứ 12. Rồi ông nói với cô:
- Tôi tin rằng cô sẽ trở nên xuất sắc trong nghề này.
Khi bạn biết chắc mình có lý, hãy giữ vững lập trường của mình.
Luôn nhìn nhận giá trị đúng đắn của người khác.
Bạn đừng sợ những người
có ý tưởng hay hơn bạn hoặc những người xem ra thông minh hơn bạn. Đây
là nguyên tắc mà David Ogilvy, người sáng lập công ty quảng cáo nổi
tiếng Ogilvy and Mather, đã nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo mới. Ông tặng
mỗi người một con búp bê Nga, bên trong có năm hình nhân nhỏ dần. Trong
hình nhân bé nhất ông đặt một tờ giấy có ghi mấy hàng chữ: “Nếu mỗi
người trong chúng ta chọn những người cộng sự nhỏ hơn mình, chúng ta sẽ
trở nên một công ty của những người lùn. Nhưng nếu chúng ta chọn những
người cộng sự lớn hơn mình, thì lúc ấy Ogilvy and Mather sẽ trở thành
công ty của những người khổng lồ”.
Và quả thật, Ogilvy and Mather đã trở thành một trong những công ty lớn nhất và được kính trọng nhất thế giới.
Hãy trung thực với chính mình và chấp nhận nhân cách của mình.
Khi
người ta thiếu các giá trị chính yếu, người ta có xu hướng dựa vào các
yếu tố bên ngoài – dáng dấp – để tự trấn an. Người ta sẽ hành động vì
dáng dấp bề ngoài ấy chứ không phải vì sự phát triển
của phẩm chất cá nhân. Do đó hãy là chính mình. Đừng bao giờ che đậy
các mặt yếu kém trong nhân cách của mình. Hãy nhìn thẳng vào thực tế và
trước các thử thách hãy hành động như một người trưởng thành.
Sự
tự trọng và một lương tâm trong sáng: đó là các thành tố chủ yếu của sự
liêm khiết. Đó cũng chính là những phẩm chất thiết yếu nếu như ta muốn
cải thiện mối quan hệ với người khác.
Một
cuộc sống có nguyên tắc không hạ mình trước sức cám dỗ của thứ đạo đức
dễ dãi, sẽ luôn giành phần thắng. Cuộc sống đó sẽ dẫn đường cho chúng ta
mà không cần phải xem xét lại xem ta có đang đi đúng đường hay không.
Denis Waitley
daminhtamhiep
Post a Comment