Đức Hồng Y Clancy, một chính nhân quân tử
Theo tin AAP ngày 3 tháng 8, Đức Hồng Y Edward Clancy đã qua đời, hưởng thọ 90 tuổi, sau nhiều năm bệnh hoạn.
Ngài là Tổng Giám Mục thứ bẩy của Thành Phố, qua đời vào sáng Chúa Nhật, 3 tháng 8, tại viện dưỡng lão ở Randwich do các Nữ Tiểu Muội Người Nghèo trông coi. Ngài ngụ tại đây từ 8 năm qua.
Đức Cha Peter Comensoli, Giám Quản Tổng Giáo Phận, cho hay tin trên gây nên “nỗi đau buồn lớn lao. Ngài là vị giáo phẩm vĩ đại và là một nhà lãnh đạo thực sự, hoàn toàn tận tụy với ơn gọi của mình. Đức Hồng Y Clancy đã thực hiện nhiều đóng góp cho Giáo Hội Úc và nhất lại ở đây, ở Sydney này, trong đời phục vụ của ngài”.
Ngài sinh tháng 12 năm 1923 tại Lithgow, giáo phận Bathurst, cha là thầy giáo John Bede Clancy, mẹ là cụ Ellen Lucy Edwards. Ngài theo học Trường Thánh Monica ở Richmond, và sau đó, tại Marist College ở Parramatta. Lúc 16 tuổi, ngài vào Học Viện Thánh Colomba ở Springwood để chuẩn bị lãnh chức linh mục.
Được Đức Hồng Y Gilroy phong chức linh mục ngày 23 tháng 7 năm 1949, ngài được cử qua Rôma năm 1952 để tiếp tục học. Đậu cử nhân thần học tại Giáo Hoàng Đại Học Urban và cử nhân Thánh Kinh tại Viện Thánh Kinh Giáo Hoàng, năm 1955, ngài trở về Úc coi sóc các giáo xứ Elizabeth Bay và Liverpool.
Tháng Hai năm 1958, ngài được cử làm giáo sư Thánh Kinh tại Học Viện Thánh Colomba ở Springfield. Năm 1961, ngài rời Úc một lần nữa để tiếp tục việc học. Đậu bằng tiến sĩ thần học, ngài được cử làm tuyên úy cho Đại Học Sydney và giáo sư Thánh Kinh tại Học Viện Thánh Patrick, Manly. Trong các năm dạy học, ngài viết và cho xuất bản một khảo luận tựa là The Bible: the Church's Book and God's Living Word to Man (Thánh Kinh: Sách Của Giáo Hội và Lời Hằng Sống Của Thiên Chúa Gửi Cho Con Người).
Ngày 25 tháng Mười năm 1973, ngài được cử nhiệm làm giám mục phụ tá của Sydney, hiệu tòa Carna. Lễ thụ phong giám mục của ngài diễn ra tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary của Sydney ngày 19 tháng Giêng năm 1974 do Đức HY Freeman, TGM Sydney, chủ phong.
Ngày 24 tháng Mười Một năm 1978, ngài được cử làm Tổng Giám Mục Canberra cho tới 12 tháng Hai năm 1983, khi Đức GH Gioan Phaolô II thuyên chuyển ngài về Tòa Sydney.
Từ năm 1986 tới năm 2000, ngài là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu. Năm 1994, ngài là Chủ Tịch Đại Biểu tại Phiên Họp Toàn Thể của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Đời Sống Tận Hiến.
Trong cuộc mật nghị ngày 28 tháng Sáu năm 1988, ngài được Đức GH Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y, hiệu tòa Santa Maria in Vallicella.
Ngày 26 tháng Ba năm 2001, ngài là tổng giám mục hưu trí của Sydney. Cựu TGM Melbourne, George Pell, nay là viên chức cao cấp của Vatican, nối nghiệp ngài làm TGM Sydney sau khi ngài về hưu.
Cha Brian Lucas, thư ký Hội Đồng Giám Mục Úc, từng phục vụ dưới quyền Đức HY Clancy với tư cách thư ký của TGP Sydney trong các năm 1990 tới 2001. Cha cho hay: cái chết của Đức HY Clancy hiển nhiên là một đau buồn lớn lao, nhưng cũng là một “thở phào đầy ơn phúc” sau nhiều năm chịu đau đớn. Theo cha “Ngài sẽ được tưởng nhớ không những nhờ các quyết định như thiết lập ra hai giáo phận Broken Bay và Parramatta mà còn nhờ tài lãnh đạo mạnh mẽ của ngài trong việc phong á thánh và cuối cùng phong thánh cho Mary MacKillop, vị thánh đầu tiên của Úc”.
Cha Lucas cũng tán dương phương thức “vô tư và việc xử lý các vấn đề chính trị của ngài”.
Linh mục Frank Brennan, một nhà tranh đấu xã hội, thì tưởng nhớ Đức Hồng Y Clancy như một con người thành thật, “một nhà lãnh đạo Giáo Hội tinh tế và là một chính nhân quân tử. Ngài không sợ bước ra ngoài kia và tuyên bố điều đúng theo nhận định của ngài, không bọc vàng hoa huệ, không bào chữa xin xỏ này nọ, chỉ là biện hộ cho công lý một cách đứng đắn, thực tiễn, và sẵn sàng hỗ trợ khi cần tới”.
Giám Mục Wollongong, Đức Cha Peter Ingham, từng làm việc dưới quyền Đức HY Clancy trong 7 năm, nói rằng ngài tưởng nhớ một “vị tổng giám mục đầy tinh thần cầu nguyện, tận tụy, khiêm nhường và chăm chỉ làm việc. Một người liêm chính, đầy quyết tâm, vô tư, và chu toàn các trách nhiệm của mình một cách đầy lương tâm,với một cảm thức thực sự cao độ về nhiệm vụ”.
Đức Phanxicô chia buồn
Theo tin Zenit ngày 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi tới Đức Cha Peter Comensoli, Giám Quản Tổng Giáo Phận Sydney, điện văn chia buồn về cái chết của Đức HY Edward Clancy, TGM Hưu Trí của Tổng Giáo Phận này.
Trong điện văn, ngài viết “Tôi đau buồn khi nghe tin cái chết của Đức HY Edward Clancy, Tổng Giám Mục Hưu Trí của Sydney, và tôi gửi lời chia buồn tự đáy lòng, cùng với lời đoan hứa cầu nguyện, tới Đức Cha và toàn thể tín hữu của tổng giáo phận. Tôi tham gia với Đức Cha trong việc phó linh hồn của đức Hồng Y quá cố cho Thiên Chúa, là Cha Từ Nhân, với lòng biết ơn về những năm tháng trong thừa tác vụ giám mục của ngài và tài lãnh đạo mục vụ khôn ngoan của ngài đối với Tổng Giáo Phận Sydney, được thấy rõ qua mối quan tâm của ngài đối với nhu cầu người nghèo, việc ngài hỗ trợ nền giáo dục Công Giáo và viễn kiến đại kết và dân chính bao quát của ngài. Với mọi người hiện diện trong Thánh Lễ An Táng và với mọi người thương tiếc Đức HY Clancy trong niềm hy vọng Phục Sinh, tôi thân ái ban phép lành tòa thánh của tôi và bảo đảm sức mạnh và an ủi trong Chúa. Giáo Hoàng Phanxicô”.
Ngài là Tổng Giám Mục thứ bẩy của Thành Phố, qua đời vào sáng Chúa Nhật, 3 tháng 8, tại viện dưỡng lão ở Randwich do các Nữ Tiểu Muội Người Nghèo trông coi. Ngài ngụ tại đây từ 8 năm qua.
Đức Cha Peter Comensoli, Giám Quản Tổng Giáo Phận, cho hay tin trên gây nên “nỗi đau buồn lớn lao. Ngài là vị giáo phẩm vĩ đại và là một nhà lãnh đạo thực sự, hoàn toàn tận tụy với ơn gọi của mình. Đức Hồng Y Clancy đã thực hiện nhiều đóng góp cho Giáo Hội Úc và nhất lại ở đây, ở Sydney này, trong đời phục vụ của ngài”.
Ngài sinh tháng 12 năm 1923 tại Lithgow, giáo phận Bathurst, cha là thầy giáo John Bede Clancy, mẹ là cụ Ellen Lucy Edwards. Ngài theo học Trường Thánh Monica ở Richmond, và sau đó, tại Marist College ở Parramatta. Lúc 16 tuổi, ngài vào Học Viện Thánh Colomba ở Springwood để chuẩn bị lãnh chức linh mục.
Được Đức Hồng Y Gilroy phong chức linh mục ngày 23 tháng 7 năm 1949, ngài được cử qua Rôma năm 1952 để tiếp tục học. Đậu cử nhân thần học tại Giáo Hoàng Đại Học Urban và cử nhân Thánh Kinh tại Viện Thánh Kinh Giáo Hoàng, năm 1955, ngài trở về Úc coi sóc các giáo xứ Elizabeth Bay và Liverpool.
Tháng Hai năm 1958, ngài được cử làm giáo sư Thánh Kinh tại Học Viện Thánh Colomba ở Springfield. Năm 1961, ngài rời Úc một lần nữa để tiếp tục việc học. Đậu bằng tiến sĩ thần học, ngài được cử làm tuyên úy cho Đại Học Sydney và giáo sư Thánh Kinh tại Học Viện Thánh Patrick, Manly. Trong các năm dạy học, ngài viết và cho xuất bản một khảo luận tựa là The Bible: the Church's Book and God's Living Word to Man (Thánh Kinh: Sách Của Giáo Hội và Lời Hằng Sống Của Thiên Chúa Gửi Cho Con Người).
Ngày 25 tháng Mười năm 1973, ngài được cử nhiệm làm giám mục phụ tá của Sydney, hiệu tòa Carna. Lễ thụ phong giám mục của ngài diễn ra tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary của Sydney ngày 19 tháng Giêng năm 1974 do Đức HY Freeman, TGM Sydney, chủ phong.
Ngày 24 tháng Mười Một năm 1978, ngài được cử làm Tổng Giám Mục Canberra cho tới 12 tháng Hai năm 1983, khi Đức GH Gioan Phaolô II thuyên chuyển ngài về Tòa Sydney.
Từ năm 1986 tới năm 2000, ngài là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu. Năm 1994, ngài là Chủ Tịch Đại Biểu tại Phiên Họp Toàn Thể của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Đời Sống Tận Hiến.
Trong cuộc mật nghị ngày 28 tháng Sáu năm 1988, ngài được Đức GH Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y, hiệu tòa Santa Maria in Vallicella.
Ngày 26 tháng Ba năm 2001, ngài là tổng giám mục hưu trí của Sydney. Cựu TGM Melbourne, George Pell, nay là viên chức cao cấp của Vatican, nối nghiệp ngài làm TGM Sydney sau khi ngài về hưu.
Cha Brian Lucas, thư ký Hội Đồng Giám Mục Úc, từng phục vụ dưới quyền Đức HY Clancy với tư cách thư ký của TGP Sydney trong các năm 1990 tới 2001. Cha cho hay: cái chết của Đức HY Clancy hiển nhiên là một đau buồn lớn lao, nhưng cũng là một “thở phào đầy ơn phúc” sau nhiều năm chịu đau đớn. Theo cha “Ngài sẽ được tưởng nhớ không những nhờ các quyết định như thiết lập ra hai giáo phận Broken Bay và Parramatta mà còn nhờ tài lãnh đạo mạnh mẽ của ngài trong việc phong á thánh và cuối cùng phong thánh cho Mary MacKillop, vị thánh đầu tiên của Úc”.
Cha Lucas cũng tán dương phương thức “vô tư và việc xử lý các vấn đề chính trị của ngài”.
Linh mục Frank Brennan, một nhà tranh đấu xã hội, thì tưởng nhớ Đức Hồng Y Clancy như một con người thành thật, “một nhà lãnh đạo Giáo Hội tinh tế và là một chính nhân quân tử. Ngài không sợ bước ra ngoài kia và tuyên bố điều đúng theo nhận định của ngài, không bọc vàng hoa huệ, không bào chữa xin xỏ này nọ, chỉ là biện hộ cho công lý một cách đứng đắn, thực tiễn, và sẵn sàng hỗ trợ khi cần tới”.
Giám Mục Wollongong, Đức Cha Peter Ingham, từng làm việc dưới quyền Đức HY Clancy trong 7 năm, nói rằng ngài tưởng nhớ một “vị tổng giám mục đầy tinh thần cầu nguyện, tận tụy, khiêm nhường và chăm chỉ làm việc. Một người liêm chính, đầy quyết tâm, vô tư, và chu toàn các trách nhiệm của mình một cách đầy lương tâm,với một cảm thức thực sự cao độ về nhiệm vụ”.
Đức Phanxicô chia buồn
Theo tin Zenit ngày 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi tới Đức Cha Peter Comensoli, Giám Quản Tổng Giáo Phận Sydney, điện văn chia buồn về cái chết của Đức HY Edward Clancy, TGM Hưu Trí của Tổng Giáo Phận này.
Trong điện văn, ngài viết “Tôi đau buồn khi nghe tin cái chết của Đức HY Edward Clancy, Tổng Giám Mục Hưu Trí của Sydney, và tôi gửi lời chia buồn tự đáy lòng, cùng với lời đoan hứa cầu nguyện, tới Đức Cha và toàn thể tín hữu của tổng giáo phận. Tôi tham gia với Đức Cha trong việc phó linh hồn của đức Hồng Y quá cố cho Thiên Chúa, là Cha Từ Nhân, với lòng biết ơn về những năm tháng trong thừa tác vụ giám mục của ngài và tài lãnh đạo mục vụ khôn ngoan của ngài đối với Tổng Giáo Phận Sydney, được thấy rõ qua mối quan tâm của ngài đối với nhu cầu người nghèo, việc ngài hỗ trợ nền giáo dục Công Giáo và viễn kiến đại kết và dân chính bao quát của ngài. Với mọi người hiện diện trong Thánh Lễ An Táng và với mọi người thương tiếc Đức HY Clancy trong niềm hy vọng Phục Sinh, tôi thân ái ban phép lành tòa thánh của tôi và bảo đảm sức mạnh và an ủi trong Chúa. Giáo Hoàng Phanxicô”.
Post a Comment