The Last Supper Bua tiec ly
Tại sao Leonardo vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly ?
Vì người
chủ của ông đã yêu cầu ông vẽ bức tranh này. Leonardo làm việc cho
Ludovico Sforza, Duke của Milan, ngót 18 năm (1482-99). Duke đã quyết
định ông ta muốn hình ảnh tôn giáo đặc biệt này phải được vẽ, thế là
Leonardo, không dại gì, đã quyết định vẽ bức tranh này để ổn định tài
chính.
Kích cỡ của bức tranh như thế nào?
Bức tranh
khổ rất lớn - 460 x 880 cm (15 x 29 feet). Nó phủ toàn bộ một bức tường
lớn. Nó không giống như kích cỡ của những phiên bản treo sau ghế sofa
của chúng ta.
Bức tranh này ở đâu?
Bức tranh
sơn tường đầu tiên này được vẽ trên bức tường của một phòng ăn tập thể ở
Nữ tu viện Santa Maria delle Grazie, Milan, Ý.
Nếu bạn
nhìn kỹ một phiên bản, chúng sẽ rất dễ nhận ra. Vì là một tấm hình, Bữa
Tiệc Ly được đặt trong những khung kính, trên những bàn di chuột (mouse
pad), trên những gối nhạc (musical pillow).
Leonardo vẽ bức tranh này bao lâu?
Ông đã vẽ
nó vào năm 1495, và Bữa Tiệc Ly được hoàn thành vào năm 1498. Điều này
đáng lưu ý, vì Leonardo là một người hay chần chừ với một xu hướng nổi
tiếng là bỏ dở những đề án không hoàn thành.
Tại sao bức tranh này lại được đặc biệt chú ý?
Thứ nhất,
vì các tông đồ ai nấy đều hiển thị rất sinh động, những cảm xúc thể hiện
rất rõ. “The Last Supper” chắc chắn đã được thể hiện trước đó. Dù vậy,
phóng tác của Leonardo là tác phẩm đầu tiên mô tả cử chỉ của những nhân
vật này giống y như người thực.
Thứ hai,
và là tối quan trọng - kỹ thuật phối cảnh trong Bữa Tiệc Ly thật lạ
thường! Ta có thể thấy rằng mỗi yếu tố riêng lẻ của bức tranh này hướng
sự chú ý của con người ngay đến trung điểm của bố cục tác phẩm này -
phần đầu của Chúa Giêsu. Người ta có thể cho rằng đó là điển hình quan
trọng nhất của giá trị nghệ thuật tạo hình chưa từng được sáng tạo.
Bức tranh Bữa Tiệc Ly mô tả điều gì?
Bức tranh
Bữa Tiệc Ly là sự giải thích trực giác giác quan của Leonardo về một sự
kiện được tường thuật trong tất cả bốn Tin Mừng (Tân Ước Kitô giáo).
Buồi chiều hôm ấy, trước khi Chúa Giêsu bị một trong những tông đồ phản
bội, Người đã tập trung họ lại để dùng bữa tối và nói với họ rằng Người
đã biết những gì sắp xảy đến và rửa chân cho họ (một cử chỉ biểu tượng
hoá rằng tất cả đều bình đẳng dưới ánh mắt của Chúa). Khi họ quây quần
ăn uống, Chúa Giêsu đã ban cho các tông đồ những lời giáo huấn minh bạch
về cách ăn và uống trong tương lai, trong ký ức của Người. Đó là nghi
lễ Thánh Thể, một nghi thức vẫn được thực hiện.
Một cách
đặc biệt, Bữa Tiệc Ly mô tả những giây phút kế tiếp trong câu chuyện
này, sau đó Chúa Giêsu thấp giọng sững sờ rằng một tông đồ sẽ phản bội
Người trước khi mặt trời mọc, và các tông đồ có những phản ứng ở mức độ
khác nhau, sợ hãi, tức giận và choáng váng.
Trong bức tranh này họ là ai?
Nhìn bức tranh từ trái sang phải:
Bữa tiệc ly Leonardo Da Vinci |
*
Bartholomeo, Giacôbê Hậu và Anrê tạo thành một nhóm ba. Tất cả thất
kinh, hoảng sợ, Anrê giơ hai bàn tay của mình bằng một cử chỉ “dừng
lại!”
* Giuđa,
Phêrô và Gioan tạo một nhóm ba kế tiếp. Giuđa, chúng ta chú ý, mặt hắn
bị chắn bóng, nghi ngờ, ảm đạm và nắm trong tay một bao nhỏ (túi bạc?).
Phêrô nhìn ra vẻ giận dữ và một phụ nữ đang nhìn Gioan dường như bị
ngất.
* Chúa Giêsu điềm tĩnh giữa phong ba.
* Tôma,
Giacôbê Tiền và Philipphê bên cạnh. Tôma rõ ràng bị kích động, Giacôbê
Tiền sửng sốt kinh ngạc và Philipphê có vẻ như đang tìm hiểu rõ vấn đề.
* Matthêu,
Tađêo và Simon gồm những hình ảnh thuộc nhóm ba cuối cùng. Nó có vẻ như
muốn nói rằng, khi một tình huống trở chiều nguy hiểm, Simon là người
sẵn sàng “giáp mặt” vì những lời giải thích đó.
Tại sao bức tranh lại bị tróc?
Leonardo
vốn là nhà phát minh, ông cố tìm những chất liệu mới cho Bữa Tiệc Ly.
Thay vì dùng sơn dầu vẽ trên vữa ẩm, ông nghĩ và ông đã đưa ra cách dùng
vữa khô để thử. Thử nghiệm của ông đã dẫn đến màu sắc khác biệt hơn của
một hoạ sĩ, đó là ý định của Leonardo. Những gì ông không đem vào mô tả
(bởi vì, ai biết?) là vì phương pháp này không bền bỉ chút nào. Không
bao lâu, vữa sơn bắt đầu tróc khỏi bức tường. Và từ đó người ta đã phải
cố gắng phục hồi bức tranh này.
ảnh: Bữa tiệc ly bản nguyên gốc |
Tại sao trong bức tranh không có chân Chúa Giêsu?
Căn cứ
chắc chắn, Leonardo có ý định vẽ chân Chúa Giêsu, thực tế, ông đã vẽ.
Vào khoảng năm 1650, một người vô danh nào đó, buồn thay đã truyền cảm
hứng sai lầm vẽ thêm cửa ra vào cho phòng ăn tập thể này - chắc chắn
rằng vị trí hợp lý duy nhất để nói cái cửa có vẻ như là vết loang ở giữa
bức tường. Chúng ta đừng nên cằn nhằn và hãy tự cho rằng may mà ông ta
không làm thêm vài cái cửa sổ.
Chúng ta đã nghe câu chuyện về Bữa Tiệc Ly này, bức tranh mô tả có đúng không?
Không, mặc dù nó có phần nào hư cấu nhưng với mục đích để kiện toàn giá trị đạo đức.
Jos. Tú Nạc, NMS
Post a Comment