Can Than Email chua noi dung "tai khoan Facebook bi khoa"
Bức email này chứa không chỉ một đường dẫn độc hại để đánh cắp tài khoản người dùng.
Trong thời gian vừa qua, người dùng mạng xã hội Facebook
đã và đang trở thành đối tượng để kẻ gian lừa đảo. Bởi lý do đơn giản
là mạng xã hội này đang thu hút hơn 1,23 tỉ người dùng thường xuyên mỗi
tháng, và được đánh giá là mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Ngoài các trò lừa như Vẽ hình Chibi, Top 10 người quan tâm bạn nhất hay Vẽ ảnh nghệ thuật,... thì việc gửi email lừa đảo thông báo tài khoản Facebook
bị khóa cũng là một trò tinh vi không kém. Tất cả các trò lừa trên đều
đi kèm một hoặc nhiều đường dẫn độc hại, khiến cho tài khoản Facebook
của nạn nhân tự đăng thông tin lung tung lên tường của bạn bè, trở thành
fan của một số fanpage không mong muốn, thậm chí bị kẻ gian đánh cắp
tài khoản.
Ẩn chứa bên dưới các từ ngữ tưởng chừng vô hại lại là các siêu liên kết bẫy người dùng.
Đặc biệt với trò gửi email lừa đảo, kẻ gian sẽ soạn thảo một bức
email có thiết kế và văn phong không khác gì một thông báo từ chính
Facebook. Do đó, người dùng rất bị nhầm lẫn rằng đây là thông tin của
Facebook và không ngần ngại nhấn vào các siêu liên kết bên trong email.
Một trang web nhái Facebook để đánh cắp tài khoản người dùng.
Thực tế cho thấy, sau khi nhấn vào các đường dẫn độc hại trên, trình
duyệt sẽ mở ra một trang web có thiết kế như trang đăng nhập của
Facebook để yêu cầu người dùng khai báo thông tin. Tuy nhiên, thao tác
trên chỉ đơn giản là giao nộp tài khoản cho kẻ gian.
Đánh giá về các dạng email lừa đảo này, đại diện hãng bảo mật
Kaspersky Lab tại Việt Nam cho hay: "Tin tặc có thể sử dụng mạng xã hội,
ngân hàng hay các cơ quan chính phủ để gửi email lừa đảo đến người
dùng. Mục đích của tin tặc khi gửi email lừa đảo là đánh cắp tài khoản
(mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, tài khoản email, tài khoản game,...).
Trong trường hợp này, nếu người dùng đăng nhập tài khoản Facebook thì
tin tặc sẽ có thông tin và mật khẩu để khống chế và lấy cắp tài khoản
của người dùng. Một khi tài khoản Facebook bị đánh cắp đồng nghĩa với
nhận dạng trên mạng xã hội của người dùng bị đánh cắp. Và hậu quả nhiều
hay ít là do kẻ cắp sẽ sử dụng tài khoản của bạn vào việc gì và như thế
nào.
Kaspersky một lần nữa khuyến cáo người dùng cẩn trọng với các email
lừa đảo yêu cầu đăng nhập các tài khoản cá nhân. Nên có biện pháp chuyên
nghiệp nhằm ngăn ngừa và phòng tránh email lừa đảo như các phần mềm bảo
mật máy tính".
Phạm Lý Thành (Khám phá)
Post a Comment