Cái tâm của người loan báo Tin Mừng
Cái tâm của người loan báo Tin Mừng
Mỗi lần đi với bố, về nhà con ốm cả tuần. Nhưng lạ thật! Không hiểu sao, khi bố gọi để lên đường, con lại không thể từ chối. Có tiếng thôi thúc trong con: “hãy đến với anh em”. Sức khỏe của con không tốt, tiếng của họ con học mãi chẳng được, nhưng sao con thương anh em quá! Xa họ, con nhớ ghê!
Không ít lần cô T tâm sự với tôi như thế trên đường sứ vụ. Tôi thấy cái tâm của người loan báo Tin Mừng nơi cô: yêu mến những con người nghèo khổ, dù xa lạ với mình về văn hóa và ngôn ngữ, chỉ mong đến với họ để chia sẻ niềm tin, niềm vui và hạnh phúc của người được làm con Chúa. Tôi biết cô từ năm 2003 trong một kỳ tĩnh tâm. Đến năm sau, chúng tôi mới có dịp cùng vài người bạn băng rừng vượt suối để bắt đầu đến với anh chị em dân tộc H’mông trên miền núi Sơn La, Tây Bắc. Khi ấy, tôi có dịp ra Bắc mỗi năm vài lần và thường đến với anh chị em trên vùng cao mà tôi rất đỗi yêu mến. Cô T đồng cảm với tôi: Nghĩ tới đường đi, con khiếp quá; nhưng nghĩ tới anh chị em mình, giá nào con cũng đi. Cô có cha mẹ già yếu phải chăm sóc, nhưng cũng có nỗi bận tâm thật dễ thương: Nếu mình không đến thì anh chị em trên kia sẽ bị thiệt thòi hơn. Họ ở một nơi xa xôi, hẻo lánh, trên đỉnh núi cao chót vót, khó trèo, thiếu thốn mọi sự, không được biết Chúa. Cô T luôn nhớ lần đầu cùng khám phá ra họ, nên sau đó, dù không có tôi, cô vẫn rủ thêm bạn cùng đi. Ai có trái tim yêu thương thì luôn sẵn sàng cho những chuyến đi như vậy. Cô T đã “phải lòng” những anh chị em miền cao này từ khi nào, tôi không biết. Khi yêu mến, người ta tìm đến với nhau. Trong nhiều chuyến đi, cô luôn chuẩn bị những món quà đơn sơ mà thiết thực: một ít bột canh, quần áo, tập vở học trò,…Khi thấy có người bán quần áo rẻ,… cô nghĩ ngay đến những anh chị em của mình ở trên kia còn thiếu thốn, rét mướt, đặc biệt là chưa biết Chúa. Cái tâm yêu thương làm cho con người đến được với nhau dù cách xa vạn dặm, dù núi sông cách trở, dù khó khăn nguy hiểm dọc đường. Cái tâm yêu thương làm cho người ta tìm được thời giờ cho nhau giữa muôn ngổn ngang của cuộc sống. Cái tâm yêu thương chuyên chở Lời Chúa là lời yêu thương đến những tâm hồn đang khát khao được nuôi dưỡng. Chỉ có con tim mới đụng chạm được tới con tim mà thôi, nhất là những con tim đang rỉ máu, đang cô quạnh vì bị bỏ rơi và chưa biết Thiên Chúa yêu thương mình. Như thế, con tim yêu thương chính là cái cốt của người tông đồ, chứng nhân cho Tình Yêu. Tôi nhớ lại đoạn Tin Mừng kể về cuộc thăm viếng của Đức Maria ngay sau khi Mẹ được thụ thai Đấng Cứu Thế bởi quyền năng Chúa Thánh Thần (Lc1,39-45). Mẹ vội vã lên đường tới miền núi Giuđê để đến với người chị họ đã cao niên là bà Elisabét vừa có thai được sáu tháng, và rồi ở lại đó chừng ba tháng, tức là đến lúc chị mình sinh xong. Rõ ràng, con tim của Mẹ là con tim của người loan báo Tin Mừng. Con tim Mẹ chất đầy bình an và tình thương nên dễ dàng nghe được tiếng réo gọi từ những con tim đang khắc khỏai đợi trông và không ngại ngần đến để chia sẻ, nâng đỡ. Người loan báo Tin Mừng ở thời đại nào cũng cần con tim như vậy.
V.K. S.J. tháng 7 – 2014
Mỗi lần đi với bố, về nhà con ốm cả tuần. Nhưng lạ thật! Không hiểu sao, khi bố gọi để lên đường, con lại không thể từ chối. Có tiếng thôi thúc trong con: “hãy đến với anh em”. Sức khỏe của con không tốt, tiếng của họ con học mãi chẳng được, nhưng sao con thương anh em quá! Xa họ, con nhớ ghê!
Không ít lần cô T tâm sự với tôi như thế trên đường sứ vụ. Tôi thấy cái tâm của người loan báo Tin Mừng nơi cô: yêu mến những con người nghèo khổ, dù xa lạ với mình về văn hóa và ngôn ngữ, chỉ mong đến với họ để chia sẻ niềm tin, niềm vui và hạnh phúc của người được làm con Chúa. Tôi biết cô từ năm 2003 trong một kỳ tĩnh tâm. Đến năm sau, chúng tôi mới có dịp cùng vài người bạn băng rừng vượt suối để bắt đầu đến với anh chị em dân tộc H’mông trên miền núi Sơn La, Tây Bắc. Khi ấy, tôi có dịp ra Bắc mỗi năm vài lần và thường đến với anh chị em trên vùng cao mà tôi rất đỗi yêu mến. Cô T đồng cảm với tôi: Nghĩ tới đường đi, con khiếp quá; nhưng nghĩ tới anh chị em mình, giá nào con cũng đi. Cô có cha mẹ già yếu phải chăm sóc, nhưng cũng có nỗi bận tâm thật dễ thương: Nếu mình không đến thì anh chị em trên kia sẽ bị thiệt thòi hơn. Họ ở một nơi xa xôi, hẻo lánh, trên đỉnh núi cao chót vót, khó trèo, thiếu thốn mọi sự, không được biết Chúa. Cô T luôn nhớ lần đầu cùng khám phá ra họ, nên sau đó, dù không có tôi, cô vẫn rủ thêm bạn cùng đi. Ai có trái tim yêu thương thì luôn sẵn sàng cho những chuyến đi như vậy. Cô T đã “phải lòng” những anh chị em miền cao này từ khi nào, tôi không biết. Khi yêu mến, người ta tìm đến với nhau. Trong nhiều chuyến đi, cô luôn chuẩn bị những món quà đơn sơ mà thiết thực: một ít bột canh, quần áo, tập vở học trò,…Khi thấy có người bán quần áo rẻ,… cô nghĩ ngay đến những anh chị em của mình ở trên kia còn thiếu thốn, rét mướt, đặc biệt là chưa biết Chúa. Cái tâm yêu thương làm cho con người đến được với nhau dù cách xa vạn dặm, dù núi sông cách trở, dù khó khăn nguy hiểm dọc đường. Cái tâm yêu thương làm cho người ta tìm được thời giờ cho nhau giữa muôn ngổn ngang của cuộc sống. Cái tâm yêu thương chuyên chở Lời Chúa là lời yêu thương đến những tâm hồn đang khát khao được nuôi dưỡng. Chỉ có con tim mới đụng chạm được tới con tim mà thôi, nhất là những con tim đang rỉ máu, đang cô quạnh vì bị bỏ rơi và chưa biết Thiên Chúa yêu thương mình. Như thế, con tim yêu thương chính là cái cốt của người tông đồ, chứng nhân cho Tình Yêu. Tôi nhớ lại đoạn Tin Mừng kể về cuộc thăm viếng của Đức Maria ngay sau khi Mẹ được thụ thai Đấng Cứu Thế bởi quyền năng Chúa Thánh Thần (Lc1,39-45). Mẹ vội vã lên đường tới miền núi Giuđê để đến với người chị họ đã cao niên là bà Elisabét vừa có thai được sáu tháng, và rồi ở lại đó chừng ba tháng, tức là đến lúc chị mình sinh xong. Rõ ràng, con tim của Mẹ là con tim của người loan báo Tin Mừng. Con tim Mẹ chất đầy bình an và tình thương nên dễ dàng nghe được tiếng réo gọi từ những con tim đang khắc khỏai đợi trông và không ngại ngần đến để chia sẻ, nâng đỡ. Người loan báo Tin Mừng ở thời đại nào cũng cần con tim như vậy.
V.K. S.J. tháng 7 – 2014
Post a Comment