THANH THE HY TE TUYET VOI CHUONG 29
CHƯƠNG 29: THỰC HÀNH LÒNG
YÊU MẾN LÚC LINH MỤC
DÂNG MÌNH THÁNH
CHÚA LÊN
Dâng Mình Máu Chúa Kitô
lên là lúc nghi thức
trung tâm của Thánh Lễ. Việc làm này do Chúa Thánh Thần linh hứng và được Giáo Hội cung kính
thực
hiện qua mọi thời đại. Thực là một nghi thức trang trọng, tuyệt vời khi Bánh Thánh
và Chén Thánh được nâng cao lên trên bàn thờ.
Thiên đình vang tiếng hát mừng vui, vì dưới thế Đấng Cứu Độ viếng thăm, các linh hồn nơi
luyện ngục được giảm bớt nỗi thống khổ; còn hỏa ngục run lên vì sợ hãi. Khi
linh
mục nâng Thánh Thể lên tức là ngài trình lên của Lễ vinh quang, lễ
tế tuyệt hảo để nhờ tay các Thiên Thần đem tận lên trước tôn nhan Thiên Chúa Chí Thánh, Người vui thích biết mấy khi ngắm nhìn dung nhan
tuyệt diệu của Con Chí Ái Người.
Vậy
linh mục nào lúc thực hành việc dâng lên, ngài đặt cái gì trước nhan
Thiên Chúa Cha? Đó là nhân tính thần linh hóa của Con Chí Ái Người, là
viên ngọc quí giá không có gì sánh bằng, là Thiên-Chúa-làm-người không phải trong
một
mà là nhiều hình dạng do linh mục đặt trước nhan Cha Vĩnh hằng.
Ngài trình lên Cha Đấng nhập thể một lần nữa, tái sinh trong trần gian.
Ngài trình dâng Cha Đấng mồ hôi thấm đầy Máu, thân mình rách nát vì đòn vọt,
đầu đội mão gai, chịu đóng đinh và chịu chết. Ngài trình dâng Cha Đấng đem
ơn hòa giải của Thiên Chúa cho con người, cứu chuộc loài người, tha nợ cho
kẻ có tội, từ trên Thánh giá tha tội cho kẻ làm hại mình. Ngài trình dâng Thiên
Chúa Cha Đấng tinh tuyền không tì vết, khiêm nhường thẳm sâu, nhẫn nại không
ai vượt thắng nổi, bác ái nồng nàn, vâng phục trọn vẹn, là hết thảy mọi
nhân
đức Người đã thực hành ở dưới đất, nhờ đó Cha được hiển vinh và rất
mực hài lòng. Niềm vui Cha nhận được từ
nghi thức trang trọng
này chính là hình ảnh sáng ngời của Con Một Người.
Nhưng không phải chỉ một mình linh mục thực hiện hành vi này. Chúa Kitô
đặt mình trước Chúa Cha và tự hiến mình theo một cách tuyệt vời đến
nỗi
chẳng có trí khôn nào đủ sức hiểu thấu được. Thánh Gertruđê cho biết bà
được đặc ân xem thấy điều này trong nghi thức nâng Thánh Thể lên: Chúa
Kitô đứng trước nhan thánh Chúa Cha, dâng chính mình làm lễ tế thay cho
mọi
tín hữu theo cách vượt quá
trí hiểu của con người.
Thánh Bonaventura viết lên những
lời này để linh mục và giáo dân cần cất lên:
“Lạy Cha hằng hữu, xin nhìn đến Con Một Cha đây, Đấng mà cả trời đất cũng
không chứa được, giờ đây lại trở thành tù nhân trong tay chúng con.
Chúng con sẽ chẳng trao lại Người cho Cha đến khi, vì Người, Cha ban cho chúng con điều chúng con tha thiết nài xin. Xin tha cho chúng con mọi tội
lỗi,
xóa bỏ nợ nần, ban thêm ân sủng, vun trồng thật nhiều nhân đức và cho chúng
con được hạnh phúc đời sau.” Và linh mục, trong lúc nâng lên, có thể nói với toàn dân. Hỡi anh chị em Kitô hữu, nào hãy ngắm nhìn đây là Đấng
cứu
độ, Đấng chuộc tội, Đấng thánh hóa anh chị em. Hãy ngắm nhìn Người
bằng lòng tin chân thành và yêu Người hết
lòng. Phúc thay mắt nào được thấy
điều
anh em thấy (Lc 10,23). Quả thật cho mắt được chiêm ngưỡng Thánh thể, và vững tin rằng Chúa Giêsu hiện diện dưới hình dạng thấp hèn này. Và
mỗi
người chúng ta có thể nói như Tổ phụ Giacóp rằng: Tôi đã thấy Thiên Chúa
mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng (St 32,31). Hãy vững tin
rằng đây chính là Đấng cứu độ, Đấng đem lại cho ta ơn cứu thoát khỏi tội lỗi và sự
chết, và nhờ đó ta có thể nói như Giacóp xưa: “Tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, và hồn tôi đã được cứu thoát”.
NGƯỚC MẮT LÊN! ĐÓN CHÀO GIÊSU!
Vào
lúc linh mục thực hành nghi thức dâng Thánh Thể lên, các tín hữu hãy đưa mắt nhìn lên bàn thờ, cung kính chiêm ngắm Mầu nhiệm đáng tôn thờ này. Đây là việc đẹp lòng Thiên Chúa và sinh ích cho linh hồn mỗi người, như Chúa Kitô mặc khải cho một vị thánh rằng: “Kẻ nào mỗi lần ngắm nhìn
Thánh Thể với tâm tình thờ phượng sốt mến, hoặc nếu không thể được mà
có lòng ước ao làm như vậy, thì nó sẽ được thêm
phần
thưởng trên trời và được
hưởng mức độ hạnh phúc riêng dành cho những ai yêu thích sự ngắm nhìn
đem
lại ơn phúc này.” Đây là phần thưởng rất hậu hĩ, đừng ai bỏ phí.
Việc sốt sắng ngắm nhìn Thánh Thể mang lại biết bao
ích lợi cho ta này có
thể
thực hiện theo
một trong nhiều cách ghi trong Cựu Ước. Trong chương 22 sách
Dân Số ta đọc thấy rằng khi dân lẩm bẩm kêu trách Chúa
và ông Môsê,
Chúa cho rắn độc đến cắn chết nhiều người. Họ chạy đến ông Môsê nhờ ông
cầu
nguyện cho. Chúa nói với ông: Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên
một
cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống (Ds 21,8). Vâng theo chỉ
thị
này, Môsê làm một con rắn bằng đồng và treo
lên một cây cột cao, những kẻ bị rắn cắn đều được chữa lành nhờ nhìn vào con
rắn đó. Ta biết rằng con rắn đồng đó là biểu trưng cho Chúa Kitô, khi Ngài
nói:
Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ
phải
được dâng cao như vậy (Ga 3,14). Nếu như việc nhìn lên con rắn đồng đủ sức giúp cho người dân Israel khỏi chết, vì bị rắn độc cắn, thời việc người
đạo đức ngước nhìn lên chính Chúa Kitô, được giương cao lên trong Thánh Lễ, còn có hiệu lực biết mấy để chữa lành linh hồn những kẻ nhiễm nọc độ
chết người là
tội lỗi, để an ủi những kẻ ưu phiền và tăng thêm sức mạnh cho kẻ
yếu đuối.
Khi
Thánh Thể được dâng cao lên cho ta chiêm ngưỡng, trước hết đó là
điều
cần thiết để đánh động đức
tin sống
động
vào sự hiện diện thực sự, chính con người của Chúa chúng ta trong Bí Tích Thánh
thể,
trong vai trò là Đấng
cứu
rỗi và chuộc tội ta, dâng mình làm lễ tế lên Thiên Chúa Cha để khẩn cầu
cho ta là những kẻ tội lỗi đáng thuương.
Việc thực hành đức tin này thật đáng khen, bởi vì điều ta tin không thể
chứng minh bằng giác quan và vượt trên mọi sự hiểu biết của lý trí. Hành vi đức tin này đáng được ân thưởng như Chúa Kitô đã nói: Phúc cho những ai không
thấy mà tin (Ga,29). Nghĩa là: những người, dù họ không thể nhìn thấy Ta trong phép Thánh Thể bằng mắt trần,
nhưng vẫn tin thật Ta hiện diện trong
đó,
những người ấy thực hành một nhân đức tuyệt vời đến nỗi, nhờ đó,
họ được hạnh phúc
đời đởi. Càng năng làm việc này ta càng được thông
chia nhiều hơn ân sủng ở đời này và vinh quang cho đời sau,
Câu chuyện sau đây trích từ trong tiểu sử nhà thần học lừng danh Hugh,
làm
chứng về việc này. Vị linh mục thánh thiện này đã từ lâu có lòng mong ước được nhìn thấy Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể và nhiều lời cầu nguyện của ngài chứa đựng hoài bảo này. Cuối cùng, lời xin cũng được, điều mong cũng thành. Một ngày kia,
trong lúc dâng Thánh Lễ ngài thấy
Chúa
Hài Đồng nằm trên Khăn Thánh. Đang lúc òn say sưa với niềm vui ngất ngây, chợt
nghe tiếng Chúa thỏ thẻ bên tai: “Này Hugh, bởi vì con đã được thấy Ta
bằng mắt trần nên con sẽ không được hưởng ơn ích nào nhờ lòng tin nữa.”
Nói xong Hài Nhi biến mất, bỏ lại vị linh mục đang vô cùng tiếc nuối về bao
công trạng bị mất đi do việc
nhìn
thấy nhãn tiền sự hiện diện của Chúa Kitô.
Xin cho mẫu gương này củng cố lòng tin của ta, đồng thời khích lệ ta nắm chắc rằng khi ngước nhìn lên Thánh Thể ta cũng xứng đáng được nhìn thấy
Chúa và giục lòng tin vững vàng vào Người.
Thánh vương Louis nước Pháp có cảm nghiệm rất sâu xa về giá trị của lòng tin. Một ngày kia, khi vị linh mục cử hành Thánh
Lễ trong nhà nguyện
hoàng cung dâng Thánh Thể lên, mọi người có mặt ở đó đều thấy trong tay vị
linh
mục ấy là một Hài Nhi rất dễ thương. Một người hầu cận chạy đi tìm
nhà vua, lúc đó không có mặt ở trong nhà nguyện, xin ngài mau tới xem việc lạ lùng này. Nhưng vua thánh bình tĩnh trả lời: “Cứ để những
kẻ không tin đến xem Chúa Hài Nhi; còn phần trẫm thì trẫm đã tin rằng: Người thực sự hiện diện trong phép Thánh Thể rồi nên trẫm chẳng cần thêm bằng chứng nào
nữa.” Điều này không có ý nói rằng vị vua thánh thiện
này không cảm
thấy bị thôi thúc theo lẽ thường tình đến xem Chúa bé thơ xinh đẹp, nhưng ngài từ
chối ân huệ được nhìn thấy tỏ tường để không bị mất phần thưởng dành cho kẻ tin vào điều mình không
thấy và nhờ vậy sẽ được vinh quang hơn. Hãy bắt
chước gương vị vua tốt lành này, và cho dù có mong ước được nhìn thấy Chúa
Kitô trong phép Thánh
Thể bao nhiêu đi nữa, hãy cứ bằng lòng sống
trong niềm tin và an ủi mình rằng ta sẽ được nhìn ngắm
tỏ tường Thiên Chúa trong vinh quang rạng ngời sau này.
Tiếp theo hành vi giục lòng tin và thờ lạy phép Thánh
Thể là hành vi dâng tiến. Dâng tiến Thánh Thể là một hành
vi có giá trị đền tội
thực
tế và hữu hiệu nhất cho kẻ có tội. Nói cách khác. Không có phương cách nào hữu hiệu hơn để
làm nguôi cơn giận của Chúa hơn là
dâng lên Người Mình và Máu Con yêu dấu
Người
trong phép Thánh
Thể. Những kẻ có tội hãy nhớ điều này, tiếp sau
việc
nâng Thánh Thể lên là việc hết lòng dâng tiến Thánh Thể để xin ơn tha
thứ
tội lỗi của mình.
Điều này áp dụng cho mọi người hiện diện trong
Thánh Lễ, dù là kẻ phạm tội trọng, hoặc tội nhẹ hoặc không rõ tội.
Rồi
đến việc dâng Chén, cũng có ý nghĩa đặc biệt và hiệu lực siêu nhiên.
Vì qua đó, Máu Châu Báu Chúa Kitô lại chảy ra cách nhiệm
mầu
và rảy trên hết mọi người hiện diện, như lời
truyền phép rằng: “Đây là Chén Máu Thầy…
đổ ra vì anh em và nhiều người để được ơn tha tội.” Bởi thế, khi tham dự Thánh
Lễ, là lúc như thể ta đang đứng trên đồi Canvê, dưới chân Thánh Giá
với lòng buồn sầu nặng trĩu, được thấm Máu Thánh Chúa rảy
trên mình để tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Giờ đây cũng vậy, ta cũng được chính Máu ấy của Chúa rảy trên mình để tẩy sạch mọi lỗi lầm, nếu ta có lòng ăn năn thống hối.
Thiên Chúa ban huấn lệnh cho dân Israel: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con…lấy máu bôi lên khung
cửa
những nhà có ăn thịt chiên… vết máu trên nhà các ngươi sẽ
là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ
không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng họa trên đất Ai Cập (Xh 12,3.7.13).
Nếu máu của chiên vượt qua, bôi trên khung cửa, mà còn cứu được dân này
khỏi
bị trừng phạt, thì Máu Con Chiên Tinh Tuyền
của Thiên Chúa, đổ ra vì
chúng ta trên Thập Giá và còn tái hiện hằng ngày
trên bàn thờ lại chẳng có
nhiều sức hơn biết mấy để che chở ta khỏi thần dữ như sư tử gầm thét, rảo
quanh tìm mồi cắn xé (1Pr 5,8) sao?
Thế còn những kẻ không có mặt
tại nhà thờ cần phải làm gì? (Thời xưa, có
thói
quen đổ chuông nhà thờ vào lúc dâng Thánh Thể lên), như là
một dấu
hiệu báo cho mọi người biết rằng Chúa Kitô đã được dâng lên trong Thánh Lễ. Khi nghe chuông mọi người quỳ xuống, hướng mắt nhìn về phía nhà thờ
để lạy Chúa. Đây là một thói quen tốt lành đáng khen.
TA PHẢI CÓ THÁI ĐỘ NÀO SAU TRUYỀN PHÉP
Sau
khi dâng Mình Thánh Chúa Kitô, ta chẳng
cần
làm gì khác ngoài việc lần theo các cử chỉ của linh mục, nên ta cũng có bổn phận tiến dâng, vậy ta nên
bắt chước các việc ngài làm. Sau khi đặt Chén lại trên khăn thánh, ngài thưa: Lạy Cha chúng con cử hành việc tưởng nhớ Chúa Kitô, Con Cha… và với muôn ơn được ban, chúng
con dâng lên Cha, là Thiên Chúa quyền
uy và vinh quang
hiến
lễ hoàn hảo và thánh thiện là Bánh sự sống và Chén cứu độ muôn đời này.” (Kinh Tạ ơn I).
Theo Sanchez, trong Thánh Lễ chẳng còn lời nào có sức đem lại an ủi hơn
những lời kinh sau truyền phép, vì cả linh mục lẫn toàn dân chằng ai có thể
làm
gì tốt hơn là dâng lên Chúa
Hiến Lễ này. Việc vội vàng lo giục lòng sốt
mến
cá nhân có thể khiến ta bỏ mất phần tiến lễ, hoặc chỉ lo dâng những lời cầu xin chẳng mấy giá trị so với lễ tế quý giá không sao nói đuợc; làm như vậy hóa ra ta bị thiệt rất nhiều.
Là
những thụ tạo khó nghèo, ta có thể dâng được gì lên Thiên Chúa là Đấng vô
cùng giàu có? Dù có nhân đức hay trong tình trạng ân
sủng, ta vẫn còn thiếu thốn, nhưng nhờ Thánh Lễ chắc chắn ta có một kho tàng vô
gía gồm mọi sự sang giàu trên trời dước đất.
Liên hệ đến việc này, thánh Phaolô viết:
Đến như chính Con Một Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì
hết thảy chúng
ta. Một khi đã ban Người con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? (Rm 8,32). Chẳng những Thiên Chúa đã trao nộp Người Con trong quá khứ xa xưa, mà Người còn trao nộp lại hoài trong
các Thánh Lễ (như đã đề cập rất nhiều trên
đây), và cùng với Người Con ấy,
Thiên Chúa ban cho ta mọi của cải của Người, hầu ta có phương tiện thanh toán nợ nần và mua sắm kho tàng vĩnh cửu. Vì vậy hãy biết dùng của cải mình
có và trong Thánh
Lễ dâng nó lên Cha trên trời với những lời như sau:
“Lạy Cha, con xin dâng lên Cha Hiến Lễ này; xin dâng lên Cha Người Con
chí ái của Cha, Đấng đã nhập
thể, đã sinh ra, đã sống,
đã chịu khổ hình; Con xin dâng lên Cha mồ hôi pha lẫn Máu của Người, và việc Người
chịu đánh
đòn,
chịu đội mão gai, chịu vác Thánh giá, chịu chết đau thương, máu chảy chan hòa; con xin dâng lên Cha mọi việc Người làm và mọi đau đớn Người
phải
chịu vì con, giờ đây lại được tái hiện trong Thánh Lễ này để làm vinh danh
Cha và xin cho con được ơn
cứu độ. Amen.”
Lời
kinh đơn sơ nhưng hữu ích này nên thuộc
lòng
và đọc lên sau mỗi lần truyền
phép. Ta hẳn đã biết rằng hành vi dâng tiến này đem lại công hiệu biết
mấy
và thu về được nhiều
ơn ích, vì chính Chúa Kitô đã phán rằng kẻ nào lấy cuộc
khổ nạn và công nghiệp của Chúa mà dâng lên như của
riêng mình thì sẽ nhận lại được gấp đôi. Vì thế, mỗi khi tham
dự
Thánh Lễ ta nên tập thói quen
xin
Chúa sửa lại những nguội lạnh và bất toàn trong lễ dâng của ta và xin Người thay ta dâng Hiến Lễ lên Chúa Cha. “bởi vì, Lạy Chúa,
con biết mình
chẳng thể nào dâng lễ này cho nên, vì thế, con nài xin Chúa hãy thay con và vì
con dâng lễ này lên Cha Hằng Hữu.
Sau
hết, hãy cố gắng tham dự Thánh Lễ với sự chú tâm và lòng tôn kính. Không nói cười với kẻ khác, không rời bỏ chỗ nếu không có việc cần kíp từ lúc truyền
phép
tới khi rước lễ, vì lúc đó Chúa trực tiếp hiện diện. Người cúi
xuống để hỏi thăm ta. Tội phạm vào lúc ấy là trường hợp gia trọng, vì là sự phạm
vào
hành vi phụng tự cao nhất, là xúc phạm đến Chúa. Đấng thân hành
ngự
đến để tái hiện công trình cứu chuộc của Người. Thánh Gioan Kim Khẩu
nói
rằng những kẻ chuyện
trò đùa cợt trong thời gian cử hành Thánh Lễ đáng bị
sét đánh. Ngài kêu gọi họ ghi nhớ điều này, còn đối với những kẻ chẳng chịu
cải sửa, ngài cảnh cáo họ, rằng họ sẽ phải trả lẽ về việc đó trước tòa Chúa
phán
xét.
Post a Comment