Martin De Porres 18
18
CHÂN PHƯỚC MARTIN
Martin, một người da đen hèn hạ,
lúc sinh thời đã theo đuổi lý tưởng duy nhất: Xả kỷ hy sinh, tận tình bác ái;
Khi thác đi ngài vẫn tiếp tục thi hành sứ mạng thiêng liêng đối với nhân dân
đang quằn quại trong đau khổ! Do đó cả thế giới công giáo không thể không quan
tâm, đem lòng khâm sùng quí mến Ngài.
Phong Chân phước cho Martin !
Đó là nguyện vọng thiết tha nhất
của giáo dân, nhất là những ai được hân hạnh biết thanh danh, sự nghiệp của
Ngài. Nhưng ngót 200 năm sau, lòng mong ước đó mới được toại nguyện. Dù phải
chờ lâu đến đâu, cũng không phải là chuyện đáng tiếc ! vì việc phong thánh
không phải là chuyện dễ dàng như có người lầm tưởng.
Sau bao nhiêu năm điều tra cặn
kẽ, người ta mới khám phá ra cả một kho tàng quí báu chung quanh vị anh hùng
của thời đại, đại khái toàn là những việc bác ái liên miên. Ngài đã thực hiện
để xoa dịu vết thương lòng của những người lâm phải cảnh tai bay vạ gió, khó
lòng gỡ mình cho khỏi nếu không có sự can thiệp của thầy Martin ở bên kia thế
giới
Trong việc yêu cầu phong chân
phước cho Martin, người ta thấy có nhiều bậc vị vong trong hai xã hội đạo đời,
như nhà vua Philipê IV, vua này đệ lên Đức Giáo Hoàng Alexandro VII một lá đơn
thỉnh cầu Ngài lấy quyền Thiên Chúa, để tuyên dương công đức vị ân nhân của
nhân loại. Ngoài ra, để thực hiện lòng mong ước đó cách chóng vánh, nhà vua
trao sứ mạng cho vị đặc sứ Tây Ban Nha tại Rôma vận động đắc lực. Năm 1661 và
1664; Vua còn đệ sang Tòa Thánh hai đơn thỉnh cầu việc nói trên.
Đừng kể vua Philipê IV, còn có
rất nhiều danh nhân khác thuộc nước Peru, nhất là Đức Giáo Chủ Lima và cha bề
trên dòng Đa Minh đã thiết tha đệ đơn thỉnh cầu Tòa Thánh xét bản án sự nghiệp,
công đức thầy Martin để chính thức suy tôn Ngài lên bậc Chân Phước.
Sau khi nhận được bao nhiêu đơn
thỉnh cầu, Tòa Thánh mở cuộc điều tra cặn kẽ theo giáo luật, chẳng may chiếc
tàu chở công văn Tòa Thánh bị đắm tại Địa Trung Hải, phải mất bao nhiêu thời
giờ mới trục lên được, khi xem đến các giấy tờ, người ta nhận thấy đã mục nát
hầu hết, chỉ trừ công văn Tòa Thánh có liên quan đến vụ án Martin là không việc
gì.
Cha Francis Blao được cử làm
trưởng lý thâu nhận tất cả tài liệu liên quan đến vụ án quan trọng này. Đang
khi thi hành công việc gấp rút, chẳng may cha bị ung thư,, bệnh tình trầm
trọng. Công việc phải đình lại.. Đứng trước sự lo ngại cho tương lai, cha đặt
hết tin tưởng và hy vọng vào thầy Martin, xin thầy ra tay cứu vớt mình trong
lúc lâm nguy ! Thật là cầu được ước thấy: sau một đêm ngủ ngon lành, sáng hôm
sau khi tỉnh dậy, cha thấy ung thư đã biến mất từ lúc nào rồi !
Trong việc tài liệu liên can đến
cuộc phong Chân Phước cho Martin, người ta phải đặc biệt quan tâm đến Juan
Vasquez, người thanh niên ngày nào kia đã được hân hạnh sống bên cạnh thánh
nhân trong vòng 4 năm trời.
Trước khi Thầy Martin qua đời,
Juan đã xin phép trở về Tây Ban Nha; khi thầy trò từ biệt nhau, Martin có nói
một câu ngụ đầy thâm ý có vẻ tiên tri lắm: " Này anh Juan, thầy trò ta sẽ
không còn gặp mặt nhau ở thế gian này nữa. Nếu có gặp anh cũng không muốn nhìn
nhận tôi !"
Để bổ quyết phần quan trong bản
án, vị trưởng lý thấy cần phải gặp mặt tên Juan này. Sau bao nhiêu vất vã đòi
hỏi, Juan mới chịu ra mặt theo tư cách nhân chứng đã được mắt thấy tai nghe bao
công việc xảy ra chung quanh vị anh hùng của chúng ta. Nhưng trong cuộc thẩm
vấn, nhà cầm quyền có vẽ bất mãn vì thái độ dè dặt, kín đáo, thiếu thành thật
của nhân chứng.
Sau cuộc thẩm vấn đầu tiên, Juan
trở về nhà sửa soạn đọc kinh tối tại gia, thì thấy có tiếng gọi ngoài cửa, anh
vội vã ra xem có ai đến thăm mình. Khi dòm qua cửa sổ, anh thấy bóng dáng 2 vị
tu hành lướt qua; thấy không có chuyện gì quan trọng, anh trở lại nhà và tiếp
tục đọc kinh như trước. Nhưng lần này nghe tiếng gọi ngoài đường cái, anh phải
bỏ giở việc mà ra, khi ấy thấy hai thầy dòng tiến lại, và trong nháy mắt anh đã
thấy hai thầy đứng trước mặt mình, một trong hai thầy dòng đó chính là Martin !
với một giọng nghiêm nghị. Thầy trách móc Juan cách thân trọng "Juan
Vasquez ! anh không nhận ra tôi à?" Lúc này Juan đứng lặng người đi, tóc
gáy dựng đứng lên, một bối rối thấm nhập tâm hồn, anh đang tưởng như mình trong
cảnh chiêm bao, thì lại nghe thấy thầy Martin nói tiếp: " Anh Juan, vì sao
anh lại có thái độ dè dặt khi phải thuật lại đời sống dĩ vãng của tôi? Ở trong
thế không thành thật, không tốt đâu. Anh hãy mạnh dạng khai hết những điều mắt
thấy tai nghe, đừng sợ ! "
Nói đến đây, cả hai vị khách biết
đi đâu mất trong nháy mắt ! Ở lại một mình Juan mới nhớ lời Martin nói khi thầy
trò từ giã nhau lần sau hết, và anh bắt đầu hiểu đầu đuôi câu chuyện.
Nhưng không hiểu tại sao Juan lại
không tự ý thành thực khai. Sự thực, chính anh là một trong những nhân chứng
quan trọng trong việc này, nếu vì một lý do nào anh không khai ra, thì công
việc còn bị xếp lại lâu ngày...Hiểu như thế, Cha Bernado de Medina, nhân viên
trong ủy ban, thân hành đến tìm Juan để điều tra bổ túc. Nhưng đứng trước sự
rụt rè, e lệ của anh, cha không thu thập thêm được tài liệu mới. Sau bao nhiêu
cố gắng, Ngài mới làm cho anh khai rõ ràng, những điều mắt thấy tai nghe trong
còng 4 năm anh sống cạnh thầy Martin. Và đây là sử liệu quý hóa, có giá trị
pháp lý.
Đến năm 1671, hồ sơ bản án đầu
tiên này mới được đưa lên Bộ Lễ Tòa Thánh. Mặc dầu hồ sơ này là kết quả của bao
hy sinh, nhưng khi xét lại, Tòa Thánh vẫn còn thấy thiếu sót, nhất là phía anh
Juan. Thật ra anh chưa cung khai tất cả những chi tiết cần thiết. Do đó, một
ngày kia anh cảm thấy như có tiềm lực thúc bách anh phải đi cung khai cho hết.
Anh mạnh dạn bước chân ra đi, nhưng một nghi ngờ, ái ngại thấm nhập tâm hồn
anh, khiến anh ngần ngại không biết tiến hay thoái... Bỗng nhiên anh thấy một
thầy dòng đứng trước mặt, nhìn với vẻ mặt nghiệm nghị trách móc, anh nhận ra là
thầy Martin. Lần này thầy nói với anh: "Anh Juan, sao anh không nghe tôi?
Giờ đây anh phải đi cung khai cho hết đi". Nói đoạn thầy Martin biến đi
ngay. Đây là lần thứ hai Ngài đích thân thiện đến thúc giục anh làm tròn bổn
phận thiêng liêng đối với thầy, để mưu công ích cho nhân loại.
Bấy giờ, anh mới hiểu vai trò
quan trọng của mình trong việc vận động phong Chân Phước cho thầy, người bạn
thân thiết của mình, vì vậy, anh vui vẻ, cương quyết làm tròn bổn phận ấy...
Sở dĩ, ngày nay người ta biết
được nhiều điều tỉ mỉ trong tiểu sử Thánh Martin, là nhờ có cha Bernado căn cứ
vào tài liệu xác đáng, chiếu một ánh sáng cho nhân loại thấy sự nghiệp cao cả
của Martin de Porres đã thực hiện lúc sinh thời.
Ngày 29 tháng tư 1763, Đức
Clemetè XIII (1759-1769) công bố đạo dụ xác nhận sự thánh thiện của thầy
Martin, đồng thời tặng Ngài tước hiệu Đấng Đáng Kính ! Tước hiệu dành riêng cho
những tôi tá Chúa.
Đến đời Đức Gregorio XVI
(1831-1846), tòa thánh mới ký sắc phong Chân Phước cho Thầy Martin. Nhưng trước
khi tuyên bố, còn xét lại một lần nữa và ngày 10 tháng chín 1837, Đấng Đáng
Kính Martin được suy tôn Chân Phước tại đền thờ Vatican trước mặt muôn vàn
người tứ phương tuôn đến chào mừng vị tân Chân Phước, trót đời đã hy sinh cho
người đồng loại, sự vui mừng của bao tâm hồn lúc này không tài nào tả cho xiết,
viết cho cùng !
Trong dịp hiếm có này, người ta
lại thấy Chân Phước Martin làm nhiều phép lạ tại nhiều nước khác nhau như Hoa
Kỳ, Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Peru, Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Phi Châu... và đâu
đâu cũng thấy giáo dân thi nhau dâng lên Vị Tân Chân Phước lời hoan hô nhiệt
liệt ! ! !
Post a Comment