THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI CHUONG 27
CHƯƠNG 27 : KHUYẾN KHÍCH
THAM DỰ THÁNH LỄ HẰNG
NGÀY
Chúng
tôi
có thể cam đoan chắc rằng nếu độc giả đọc kỹ cuốn sách này và cẩn thận suy xét những sự thật được ghi nhận trong đó
thì
sẽ nẩy sinh lòng mộ
mến
Thánh Lễ, đến mức độ chẳng cần phải bàn thêm về những
lý lẽ khiến mình nên đi dự lễ hằng ngày. Tuy nhiên, thiết nghĩ cũng nên
nói thêm một vài lời
khuyên nhằm làm cho lửa mến thêm nồng nàn hơn.
Trước hết, thưa anh
chị em Kitô hữu, tôi xin khẳng
định
rằng chẳng có thì giờ nào trong ngày quý báu hơn giờ anh chị em tham dự Thánh
Lễ và dâng lễ tế lên Thiên Chúa. Đó thực là giờ vàng,
bởi mọi việc ta làm tong sự kết hiệp
với Hiến Lễ đã trở thành vàng. Còn các giờ khác trong ngày, so với nó, chỉ tựa
như là
đồ đồng thôi.
Người ta có thể viện cớ rằng đối với người phải
bơi trải để kiếm ăn hằng ngày thời việc đi dự Thánh Lễ chẳng
thể
nào quan trọng
hơn công việc làm ăn được. Nhưng tôi xin trả lời ngay rằng: dự Thánh Lễ
quan
trọng hơn, vì nó giúp ích rất nhiều cho hạnh phúc đời đời. Tôi không có ý nói người ta có thể chểnh mảng công việc làm ăn sinh sống, nhưng họ nên dành
trong số đó chỉ nửa giờ đồng hồ thôi để làm việc phụng thờ Chúa, nhờ
vậy mọi công việc
họ làm được nên tốt đẹp hơn, bởi không những
được Chúa rộng rãi chúc lành mà còn được Người làm cho sinh hoa kết trái ngoài sự
mong đợi của ta nữa. Những
kẻ bỏ
không dự lễ vì thờ ơ nguội lạnh hoặc vì lo tìm lợi lộc nhất thời đã biến thì giờ đáng
lẽ là
vàng thành giờ chì và chịu tổn
thất
lớn hơn bất kỳ tổn thất thế gian nào, bởi trong giờ ấy họ có thể được
hưởng cả trăm lần nhiều hơn cái họ kiếm được trong cả ngày vất vả. Chúa
Cứu Thế đã chẳng dạy ta những lời đáng nhớ này sao: Được lãi
cả thế giới mà
mất
linh hồn thì nào được ích gì (Mt 16,26)? Không đi dự Thánh Lễ vào các
ngày
trong tuần vì lo tìm lợi lộc chóng qua, tức là ta tự gây cho mình một sự
thiệt hại lớn lao mà thế gian chẳng thể nào bù đắp được.
Liệu ta có sẵn lòng phớt lờ lời cảnh tỉnh của Chúa mà vứt bỏ gia nghiệp vĩnh cửu để đổi lấy
những cái chỉ có ý nghĩa nhất thời.
Với
những người lao động bằng sức riêng mình, họ bỏ dự Thánh lễ để
dành lấy một số thu nhập chẳng đáng là bao, hoặc làm công việc với thù lao
chẳng mấy cân xứng, có thể chú ý đến những
sự thật nói ở đây, và rồi chắc
chắn sẽ thay đổi thái độ và dành ra một chút thời gian đi dự Thánh Lễ, vì với
nửa giờ lao động chân tay họ chẳng kiếm được mấy.
Vậy hỡi những người
đầu óc thiển cận, anh chị em thích để vuột mất kho tàng chất chứa nơi Thánh
Lễ
hơn là đem sức lao động đổi lấy vài đồng bạc sao? Nhờ việc đi dự Thánh
Lễ họ sắm được tiền của mua được Nước Trời – có thể vì bỏ chút thì giờ đi dự
lễ mà họ thiệt thòi một chút thù
lao trong công việc làm
– ngay
cả như vậy tôi
cũng không tin rằng sau cùng họ là người thiệt thòi, vì Chúa là Đấng rộng
lượng bao dung sẽ làm
cho công việc họ phát đạt hơn số thiệt thòi
vì thời gian không làm việc.
Cũng cần nói thêm một lý do khác để minh chứng về
sự rồ dại của những người này.
Giả dụ có tiền từ trên tầng mây rơi xuống, chẳng phải là ai cũng đổ xô ra lượm sao? Những kẻ ngồi lại trong nhà và cứ tiếp tục làm việc chắc
sẽ bị người xung quanh
nhạo cười. Trong mỗi Thánh
Lễ của cải trên trời tuôn đổ xuống mọi người hiện diện để ai cũng có thể lấy được bao nhiêu tùy thích.
Của cải tuôn đổ xuống này
là gì vậy? Đó là ân sủng Chúa; công phúc và sức mạnh nhân đức; tha thứ lỗi lầm; xóa bỏ phần lớn các món nợ theo lẽ công minh của Chúa; thông chia công nghiệp bất tận của Chúa Kitô. Ân
sủng và
lòng
xót thương, hạnh phúc đời này và ơn cứu độ muôn
đời – đó là những hạt sương trời kết tinh từ những điều trên. Chẳng phải là những thứ này quý giá
hơn vàng ròng? Vì vậy, nếu dựa vào cái phiền toái nho nhỏ phải vượt qua, hoặc một chút hy sinh chẳng
là
bao về tiền bạc mà ta bỏ không đi dự lễ ngày thường khi có thể, quả là ta đáng tội và đáng cười chê hơn những kẻ trong nhà
tiếp tục làm việc khi ngoài sân
có tiền hay vàng từ trên tầng mây rơi xuống.
Clinguis nói: “Thánh Lễ là hành vi trung tâm của đạo vượt trên tất cả
mọi việc đạo đức khác, nếu bị xao lãng thì nguồn
đạo đức bên trong tâm hồn sẽ bị cạn kiệt.” Tựa như mặt trời trổi vượt hơn mọi hành tinh trong thái dương hệ.
Thánh lễ cũng trổi vượt hơn hết mọi hành vi phụng tự khác.
Ánh
sáng, sức nóng, và năng
lượng
của mặt trời đem lại lợi ích cho trái đất nhiều hơn hẳn so với những yếu tố tương
tự của các hành tinh khác gộp lại. tương tự
như thế, việc tham dự Thánh Lễ
sốt sắng làm Chúa hài lòng,
sinh ơn ích cho chính
mình, đem lại nhiều khả năng được cứu độ cho người còn sống, trợ giúp hữu hiệu cho kẻ lìa đời… hơn mọi lời cầu nguyện
và việc lành trong suốt cả ngày. Không có ai có thể phủ nhận rằng nhờ những
việc
vừa nêu ta thực hành việc phụng tự Chúa và làm Người hài lòng, làm cho các Thiên Thần vui thích và đem lại nhiều công phúc cho chính bản thân, nhưng với việc tham
dự Thánh
Lễ ta còn làm cho Chúa vui lòng nhiều hơn. Thiên Thần
vui thích hơn và bản thân
được ân thưởng hơn rất nhiều, vượt xa
một chút hy sinh từ phía bản thân.
Đặt
trường hợp có người làm việc
ngoài đồng phát hiện ra được kho tàng
liền thôi không làm việc ngày hôm đó nữa; vào
lúc
chiều tối chẳng
phải người đó giàu
có hơn những bạn đồng nghiệp đã làm việc suốt ngày nhưng chỉ được hưởng công như thường lệ sao? Đó mới chỉ là việc lành mà còn như vậy,
huống hồ với những việc đạo đức thời còn đáng hưởng phúc lộc nhiều hơn biết mấy. Khi dự Thánh Lễ, tức là ta phát hiện ra kho báu lớn, đó chính là công
nghiệp của Chúa Kitô được thông ban cho ta trong Thánh Lễ cách dồi
dào đến nỗi trí ta chẳng thể nào hiểu thấu.
Thánh Lễ chính là một mỏ vàng, nơi đó những người thợ có thu nhập cao hơn những người làm trong mỏ đá; tương tự như thế, những người dự
Thánh Lễ sốt sắng kín múc được nhiều ơn ích thiêng
liêng hơn những kẻ đánh mình phạt xác. Giáo hội nhìn nhận rằng Thánh Lễ là một việc tốt đẹp nhất khi khẳng định: Chúng tôi thấy cần phải thú nhận rằng không có
việc
nào khác do người tín hữu thực hành mà lại thánh thiện và linh thiêng như mầu nhiệm kỳ diệu này (Công Đồng Trentô). Bởi vì Thánh Lễ thánh thiện và linh thiêng nhất
nên là phương thế xứng đáng và hữu hiệu nhất để đạt được của cải trên trời. Cầu cho mọi người nhận thức
được vì sao họ bị ngăn trở không đi dự Thánh Lễ, vì đâu họ không đi chỉ để có được một vài chục ngàn đồng? Vài chục
ngàn
đó có là gì so với kho tàng thiêng liêng dành cho những
người tham dự
Thánh Lễ cách sốt sắng.
Vì
vậy chúng tôi khẩn thiết và chân thành nài xin bạn đọc cố gắng thường xuyên đi dự Thánh
Lễ mỗi ngày. Đừng quên rằng ta được dựng nên
để phụng
sự
Chúa với hết khả năng của ta và bởi đó ta làm vinh danh Chúa. Ta
không thể làm được điều này ngoại
trừ đi tham dự Thánh Lễ, vì đó là hành vi phụng
sự cao cả nhất, làm cho Chúa được tôn vinh nhiều nhất. Ta phải cảm tạ Chúa
vì những ơn lành, phần hồn cũng như phần xác. Người đã khấng ban cho ta.
Đó là một việc
làm
phải lẽ, vì chỉ có tham dự Thánh
Lễ mới là một việc tạ ơn cao quí nhất.
NHỮNG LÝ DO ỦNG HỘ VIỆC THAM GIA THÁNH LỄ
Mục
đích của ta sống trên cõi trần này là để ngợi khen Thiên
Chúa uy linh và muôn trùng cao cả. Ta chẳng thể làm được điều này ngoài Thánh Lễ vì đó là lễ tế ngợi khen quý
trọng nhất. Chúa nói: “Cây nào không sinh
trái tốt thì bị chặt
đi và quăng vào lửa (Mt 7,9). Ta chẳng thể nào sinh trái tốt ngoài việc
tham dự Thánh Lễ trong tình trạng ân sủng, bởi
đó là lễ tế đền tội và giao hòa
tuyệt hảo nhất. Hằng
ngày
ta đối diện với nguy cơ rơi vào vòng tội lỗi, sống kiếp lầm than, mà chẳng có cách nào chống lại những điều tệ hại này ngoại
trừ
tham dự Thánh Lễ,
vì đó là lễ tế có hiệu lực nhất làm nguôi cơn thịnh nộ của Chúa. Ma quỷ và cái chết luôn bám sát mỗi bước ta
đi để rình chờ cướp
mất
ta và quẳng ta vào hỏa ngục; vì thế ta chẳng có cách nào tốt hơn để bảo vệ mình chống lại mưu ma của chúng ngoài việc tham dự Thánh Lễ, bởi đó là
cách phòng vệ chắc chắn nhất chống lại ma quỷ đang đe dọa ta. Sau cùng,
đừng
quên rằng trong giờ chết ta luôn cần đến sự cứu giúp của Chúa Cứu Thế;
tuyệt nhiên chẳng
có cách nào bảo đảm cho ta được điều này ngoài
việc tham dự Thánh sốt sắng, bởi chẳng phải ta từng nghe chính Chúa
Kitô hứa với môn đệ Người rằng
Người sẽ
ban ơn an ủi và trợ giúp vào giờ
sau hết của họ, như nhiều linh hồn lành thánh được ơn này khi dự lễ với lòng mộ mến lúc sinh thời?
Hãy
suy gẫm về những chân lý này và dốc lòng từ rầy về sau cố gắng tham dự Thánh Lễ mỗi ngày. Nếu vì hoàn cảnh quá ngặt nghèo
không thực hành được, thì nên thỉnh thoảng xin lễ để đền bù cho những thiếu sót của mình trong việc
phụng thờ Chúa và xóa bỏ hình phạt phải chịu vì những lỗi
phạm
hằng ngày. Nếu cũng chẳng được nữa, thì hãy tùy theo khả năng của
mình bố thí cho người nghèo và xin họ đi dự Thánh Lễ thay cho mình. Bằng
cách đó, người ấy có thể xin Chúa ban ơn đặc biệt cho ta để ta được hạnh phúc đời này và đời sau.
CÓ THỂ DỰ THÁNH LỄ THAY CHO MỘT NGƯỜI KHÁC
Người ta có thể dự Thánh Llễ thay cho một người khác được không? Tôi xin trả lời ngay; được lắm chứ và còn nên rước lễ thay cho người khác nữa. Thánh thể là một Bí Tích và là lương thực nuôi linh hồn. Đúng là không thể
giúp
ích cho người khác bằng việc ăn thay cho người ấy và chắc chắn rằng không thể chịu một Bí tích thay cho người khác được, cũng như chẳng thể truyền cho họ chất nuôi sống, đó là ân sủng mà linh hồn ta nhận được từ sự
hiệp
lễ. Thế nhưng liệu có phải ta chẳng trao cho người khác được sự gì khi
rước lễ thay cho họ không? Thưa, không phải vậy: mọi việc lành đều có sức tháo cởi một phần hình phạt phải chịu về tội, và Hiệp Lễ là một hành vi tuyệt
vời, có khả năng làm được điều này. Ta được tùy ý xin ơn này cho riêng ta
hoặc
ban phát, ủy thác cho người khác. Ngoài ra sau khi rước lễ ta được kể
như sống trong ân nghĩa với Chúa, vì vậy lời cầu nguyện dâng lên thay cho người khác ắt hẳn có hiệu lực hơn.
Còn nói về việc tham dự Thánh Lễ, thì như ta đã biết: Thánh Lễ được thiết lập
để mang lại ơn ích cho nhiều người, chứ không phải chỉ cho riêng một
mình ai, nên ta thấy trong phần lễ quy linh mục cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa,
xin
nhớ đến dân Ngài nhất là những người chúng con cầu nguyện cho hôm nay, là X và Y. Xin nhớ đến tất cả chúng con đang tụ họp trước nhan Chúa
đây. Chúng con dâng lên Chúa Hy Lễ tán tụng thay cho chúng con và những
người chúng con thương mến” (Kinh Tạ Ơn I). Những lời này rõ ràng cho
thấy
rằng tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ dâng lễ cho chính mình và cả cho những người liên quan và nhờ lễ tế cao quí này mà mọi người được Chúa ban ân sủng lớn lao. Hơn nữa, mỗi người được ủy
thác, và phải trao cho người mình dự lễ thay phần thông chia công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô mà mình được hưởng nhờ đã tham dự Thánh Lễ sốt sắng.
GƯƠNG CÁC THÁNH THÚC ĐẨY TA DỰ THÁNH LỄ MỖI NGÀY
Tục ngữ
có câu: “Lời nói thoáng qua, gương lành lôi kéo.” Nếu như những
lý lẽ cho đến giờ đã dùng chẳng
có công hiệu thúc đẩy bạn đọc thực hành việc
tham
dự Thánh Lễ hằng ngày, thì tôi xin nêu lên một vài gương các thánh,
dù vào thời các ngài không thiếu những việc khó nhọc phải làm, thế nhưng không bao giờ bỏ dự Thánh Lể, mong sao gây được chút âm hưởng tích cực nào đó.
Nhà sử học về Giáo hội Baroniô kể rằng vào thời kỳ đầu của Kitô giáo
các linh mục được tùy ý cử hành bao nhiêu Thánh
Lễ mỗi ngày cũng được. Đức
Giáo hoàng Leo III mỗi khi cần điều gì đều nhờ đến Thánh Lễ và người ta được biết vào những lúc bị bách hại ngài cử hành không dưới chín Thánh Lễ mỗi ngày, hết sức cố gắng và tập trung.
Thánh Giám mục Ulrich có thói quen cử hành ba Thánh
Lễ mỗi ngày,
trừ khi bị đau ốm hay bận công việc. Nhưng
kể từ
năm 1073, thói quen cử hành quá một “Thánh Lễ tận hiến” mỗi ngày đã
bị bãi bỏ, trừ ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn.
Thánh nữ Hedwige của Ba Lan được mô tả là có lòng rất yêu chuộng
Thánh Lễ. Bà luôn cố gắng dự nhiều Thánh Lễ. Nếu tại nhà nguyện cạnh lâu đài của bà không đủ Thánh Lễ theo
như sở
nguyện, bà cho mời
thêm các linh mục khác đến, đền bù hậu hĩnh cho những rắc rối về phía họ. Raynaldo
ghi chép về Vua Thánh Louis nước Pháp rằng vua có thói quen tham dự hai, ba
hoặc
đôi lúc bốn Thánh Lễ mỗi ngày.
Một vài cận thần phàn nàn về chuyện này,
rằng việc của vua đâu phải
là dành hết cả buổi sáng để chỉ cầu nguyện trong nhà thờ thay vì dự việc triều chính, cứ để chuyện lễ lạy cho mấy ông
linh
mục. Nghe họ nói vậy, nhà vua liền trả lời: “Trẫm
thắc
mắc tại sao các
khanh lại than phiền về việc trẫm đi dự Thánh Lễ, trong khi không có ai trong
các khanh nghĩ trẫm có lỗi nếu trẫm
dùng
gấp đôi thì giờ để đi săn hoặc
chơi xúc xắc.” Đây là một câu trả lời thú vị và có thể áp dụng cho nhiều
người trong chúng ta như đối với các viên chức triều đình vua Louis xưa. Vì thiếu
hiểu
biết mà ta tưởng dự lễ ngày thường là chuyện lãng phí thời gian và tiền
bạc, còn nếu dành hai ba giờ để nói chuyện phiếm,
để vui chơi, uống rượu, hoặc ngủ thì ta lại nghĩ là thời giờ đó được xử
dụng có ích nhất. Thật là một sự
đánh lừa tai hại!
Cũng nhà sử học ấy còn kể về vua Henry I của nước Anh quen dự ba Thánh Lễ mỗi ngày ngay cả lúc bận bịu với việc
nước. Người ta
kể rằng một lần kia khi đang trò chuyện với vua nước Pháp, bỗng chuyển sang bàn về
chuyện Thánh Lễ. Vua nước Pháp nói không cần dự lễ, nhưng nghe giảng thôi cũng được. Vua Henry I lịch sự trả lời: “Tôi rất vui sướng được năng gặp
người ban
tri âm hơn là nghe những người khác tán dương về
người ấy.” Tôi hoàn toàn
tán thành ý tưởng này, và trong thực
tế khi được nghe hỏi rằng dự
Thánh Lễ hoặc nghe giảng
trong Thánh Lễ điều nào tốt hơn, tôi đều khẳng định dự Thánh Lễ tốt hơn nhiều.
Tuy nhiên không
được tránh nghe giảng bởi
bài
giảng cũng rất có ích, nhất là đối với những người khô khan tội lỗi; lời giảng giúp họ thức tỉnh và chê ghét tội.
Chân phước Antôn ở Stroncone vui thích dự Thánh Lễ hơn bất cứ việc thực hành đạo đức nào khác. Ngài tham
dự Hiến Lễ và phục vụ Thánh Lễ
hết lòng hết trí đến nỗi quên cả ăn uống. Nếu
có nhiều Thánh Lễ được cử
hành từ sáng sớm đến chiều tối, ngài lúc nào cũng có mặt, không hề rời khỏi Thánh đường. Lúc về già rồi, chân không còn đi vững nữa, nhưng ngài vẫn cố lết đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, ngồi chỗ quen thuộc ở chỗ gần bàn thờ. Ta hãy bắt chước gương người tu sĩ Phan Sinh đã được phong Chân Phước năm 1690
này, để thêm lòng ước ao dự Thánh Lễ.
Theo Baroniô, Hoàng
đế Rôma Lothaire quen dự ba Thánh Lễ mỗi ngày,
ngay
cả khi ông phải ra chiến trường chống lại quân thù. Sirô kể rằng vua
Charles V luôn luôn dự
Thánh Lễ vào ban
sáng; chỉ có một lần duy
nhất
trong đời vua bỏ thực hành việc đó,
khi đang trong chiến dịch
chống lại quân Tunis.
Sách kinh Rôma kể
về Thánh Sasimir
rằng
trong Thánh Lễ ngài bị cuốn hút
đến nỗi được cho
là xuất thần.
TRUYỀN THUYẾT VỀ THÁNH WENCESLAUS
Truyền thuyết về thánh Wennceslaus thuật lại rằng khi Hoàng đế Ottô triệu tập tất cả các ông Hoàng và giới quí tộc trong vương quốc đến dự Hội nghị toàn đế quốc tại Regensburg
vào
giờ rất sớm. Wenceslaus thay vì đến thẳng nơi
họp lại đi dự Thánh Lễ, và ở lại đó cho đến khi linh mục rời bàn thờ. Trong
khi
đó hoàng đế và các ông hoàng vẫn
kiên nhẫn đợi ngài. Đợi mãi mà
vẫn chưa thấy ngài đến, hoàng đế mới nói; khi ông ta đến đừng có ai đứng dậy chào
đón hoặc sắp chỗ cho
ông ta ngồi.” Khi Wenceslaus xuất hiện. Hoàng đế
kinh ngạc
thấy
hai Thiên Thần tháp tùng
bên cạnh ngài. Rời ngai vàng, hoàng
đế chạy đến ôm chầm lấy ngài. Các ông hoàng tỏ ra bực tức khi thấy hoàng
đế đón tiếp Wenceslaus cách trái
với lối do chính hoàng đế đã truyền cho họ phải
thực
hiện. Hoàng đế đáp lại các lời họ phản kháng bằng cách kể cho họ nghe điều nhà vua đã thấy và mình
cảm thấy bị thúc ép phải
tỏ lòng tôn kính một con người đang tôn trọng như thế. Rồi
nhà vua lấy vương miện ra khỏi
đầu
và sau đó phong Wenceslaus lên làm Tiên vương miền Bohemia.
Khi
nghe kể những vua chúa quyền quý, dù bận rộn với trăm công nghìn việc của những nhà lãnh đạo đất nước thời bấy giờ, nhưng vẫn duy trì thói
quen
hằng ngày tham dự ít nhất một Thánh Lễ, thì làm sao chúng ta có thể
biện
hộ cho mình trước mặt Chúa về sự chểnh mảng chẳng đi dự lễ tế căn cứ
trên những công việc nhẹ nhàng hơn, tầm thường hơn? Điều rất đáng sợ khi vào ngày tận thế ta phải nghe lời phán kinh khiếp này: Còn ai không có, thì
ngay
cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng
nó vào chỗ tối tăm bên ngoài; ở đó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng.
THỜ Ơ VỚI THÁNH LỄ
Người ta có thể thắc mắc: “Chúa sẽ luận phạt tôi thế nào về tôi không tham dự Thánh Lễ, vì chẳng có thấy điều răn nào buộc phải dự lễ ngày thường?”
Tôi xin thưa rằng: Chúa không kết tội ta vì thờ ơ không tham dự Thánh Lễ vào các ngày
không buộc, nhưng vì tội biếng nhác trong việc phụng sự Người và không sử dụng những tài năng Chúa ủy thác cho và những ân sủng Người
thông truyền qua Thánh Thể.
Vậy, khi thờ ơ với Thánh Lễ, ta chẳng những
bị xét tội gây thiệt hại cho chính ta, mà còn về những
mất
mát cho Chúa và cho Thần Thánh
trên trời. Những thiệt hại đó được đấng đáng kính Bede diễn tả như sau: “Khi một linh
mục, không phạm tội trọng, lười biếng không chịu cử hành Thánh Lễ, linh
mục đó đã làm mất đi vinh dự phải dành cho Ba Ngôi Chí Thánh, tước mất của
các Thiên Thần nguồn vui sướng, của kẻ tội lỗi sự tha thứ, của người công chính sự trợ giúp, của kẻ đã chết sự cứu giúp, của toàn Giáo hội những ơn ích
thiêng liêng, của chính mình phương dược sinh ơn cứu độ. Hãy nhìn xem biết
bao thiệt hại nảy sinh
từ sự biếng nhác của một linh mục; những thiệt hại phải chịu
cũng không kém khi một giáo dân không đi dự Thánh Lễ khi người ấy có khả năng thực hiện việc này.
Có
thể nêu trường hợp điển hình về
sự thờ ơ với Thánh Lễ cùng với
những hình phạt phù hợp, nhưng một trường hợp cũng đã đủ rồi. Vào khoảng cuối đông 1570 có ba người lái
buôn đi từ Eugubo đến Cisterno để dự hội chợ hằng
năm. Công việc buôn bán thuận lợi; kiếm được nhiều tiền. Vào lúc kết thúc hội chợ đêm Chúa Nhật, một người trong nhóm nói với những người kia trước khi đi ngủ - vì cả ba cùng ngụ trong một nhà trọ: “Sáng mai bọn mình phải
khởi
hành thật sớm để có thể về đến nhà trước khi màn đêm buông xuống.”
Một người đồng nghiệp chấp thuận lời đề nghị này, nhưng người kia bác bỏ
và nói rằng hôm sau là sáng Chúa Nhật, tốt hơn hết là đi dự lễ cái đã rồi mới ra về sau vì như vậy mới có phúc lành của Chúa cho cuộc hành trình, nhưng
hai người kia quyết không chịu nghe; vì thế nên người này để hai người kia
lên đường mà
không có mình cùng đi. Ngay vừa khi dự xong lễ và điểm tâm qua loa, anh ta vội vàng leo lên lưng ngựa và phi nước đại
chạy theo hai người kia. Lúc đó, hai anh lái buôn đi được khoảng hai
dặm thì tới một cây cầu gỗ bắc qua một con sông
rộng. Khi đang qua cầu, nước sông cuồn cuộn
chảy siết vì mới
có một trận mưa lớn,
cuốn trôi những thanh gỗ giằng cầu, khiến cho cả
hai cùng bị rớt xuống sông. Hai con ngựa bơi được vào bờ, nhưng hai người
cỡi
bị ghì xuống vì có những túi vàng cột vào người nên chết thảm thương. Khoảng một tiếng sau người thứ ba tới nơi và dân địa phương cho biết về
thảm họa đã xảy ra. Anh ta xúc động khi nhìn thấy thi hài hai người bạn được người địa phương vớt lên, đặt trên bờ sông. Anh ta cảm tạ Chúa thương cứu mình khỏi chết nhờ nhất quyết tham dự Thánh Lễ trước khi khởi hành. Câu
chuyện này là một bài học dạy ta đừng bao giờ bỏ Thánh Lễ ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng vì những lợi lộc trần gian.
NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VÀ NGƯỜI LÀM CHỦ
Trẻ
em, khi bị cha mẹ ngăn cản không
cho đi dự lễ vào ngày lễ buộc mà không có lý do thực sự cần thiết, nên bắt chước gương thánh nữ Genevieve,
Bổn mạng thành phố Paris.
Khi còn thiếu thời, lúc đến tuổi phải dự lễ ngày lễ
buộc, bị mẹ buộc phải ở nhà để coi nhà. Cô bé trả lời rằng: “Thưa mẹ, con
không thể bỏ lễ được, con thà làm mất lòng mẹ hơn là xúc phạm đến
Chúa.” Bà mẹ giận điên lên khi nghe những lời
ấy
đã thẳng tay tát vào
mặt
cô gái nhỏ và mắng nhiếc cô về thái độ không biết vâng lời. Người
mẹ sau đó bị phát
nhãn
tiền; mắt mù hoàn toàn trong hai năm,
tới khi nhận ra rằng mình sai trái và cũng
nhờ lời cầu nguyện không ngừng của Genevieve mắt bà đã nhìn
được trở lại. Vì thế trẻ em tới tuổi khôn khi bị buộc không dự được Thánh Lễ phải
lễ phép trình bày với cha mẹ rằng chúng buộc phải vâng phục Thiên Chúa hơn là nghe theo lời con người.
Bổn
phận các ông bà chủ là phải khuyến
khích các thành viên trong
đám gia nhân của mình thi hành những
bổn phận tôn giáo của họ và làm điều ngay
lành. Nếu chểnh mảng, họ đáng bị chê trách hơn, vì thánh Phaolô đã nói: “Ai
không chăm sóc người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã
chối bỏ đức tin, và còn
tệ hơn người không có
đức tin (1Tm 5,8). Đó là những
lời lên án mạnh mẽ và làm chúng
ta khiếp sợ, bởi thánh Gioan
Kim
Khẩu còn suy diễn việc “chăm sóc” liên
quan đến lợi ích thiêng
liêng hơn là lợi ích vật chất
của những kẻ thuộc quyền.
Và nếu người chủ gia đình thờ ơ chẳng cung cấp cho con cái và những người trong nhà lương thực và quần áo cần thiết cho thân xác mà đã bị coi là người ngoại đạo hay không
có đức tin, huống
chi kẻ
chẳng đoái hoài gì đến những nhu cầu thiêng liêng của họ thì còn đáng bị
Thiên Chúa coi như kẻ chối bỏ đức tin và tệ hại hơn là kẻ phản bội đức tin nhiều hơn biết chừng nào.
Post a Comment