THÁNH LỄ HY TẾ TUYỆT VỜI CHUONG 26
CHƯƠNG 26 : NHỮNG LÝ DO THỰC
TẾ NGĂN CẢN VIỆC
THAM DỰ NHIỀU
THÁNH LỄ CÙNG MỘT LÚC
[Chú
thích của người biên tập: Kể từ sau Công Đồng Vaticanô II, rất hiếm còn
xảy ra tình trạng trong một nhà thờ
(hoặc Đại thánh đường hay nhà nguyện)
có hai ba Thánh Lễ cùng cử hành một lúc tại các bàn thờ khác nhau. Có sự việc như thế là vì trong các
ngày thường nhiều linh mục
không muốn cử hành Thánh Lễ chung với
nhau, nhưng lại thích mỗi người cử hành riêng một Thánh Lễ. Điều này chủ yếu
liên
hệ đến các Cộng Đoàn thuộc các Dòng hay Tu Hội giáo sĩ, theo đó có thể có hai hoặc mười hai linh mục
đồng tế, nhưng chỉ là một Thánh Lể, với một Bánh và
một Chén. Chương này vì vậy kể từ năm
1995, không còn giá trị thực tiễn
nữa.]
Nhiều người vẫn có ý nghĩ rằng một lúc tham dự hai ba Thánh Lễ cũng chẳng thêm được gì so với mỗi lần chỉ tham dự một Thánh Lể. Nghĩ như thế
là rất sai lầm, như tôi sẽ chứng minh sau đây. Ở đây tôi không
có ý
nói đến những người vì
một lời khấn nào đó cam kết dự hai ba lễ cùng một trật, hoặc ai đó vì phải thực
hành việc đền tội mà cùng một lúc phải dự hai ba lễ, nhưng tôi muốn nói đến những người tự nguyện cùng
lúc muốn dự hai ba Thánh Lễ để được hưởng nhiều ơn ích hơn qua việc tham dự các Thánh Lễ này.
Thiết tưởng sẽ là điều bổ ích khi nhắc lại những điều đã trình bày tại chương
22 trên đây. Thật vậy, trong Thánh Lễ mỗi linh mục buộc phải cầu
nguyện
cho
những người hiện diện và dâng lễ tế thay cho họ. Nếu chỉ có một
linh
mục dâng lễ, thì chỉ có một mình ngài cầu cho những người hiện diện trong nhà thờ, nhưng nếu trong nhà thờ có nhiều linh mục cử hành Thánh Lễ trên
các bàn thờ khác, các
ngài cũng đều cầu nguyện cho họ và
vì thế họ được
thêm
ơn ích nhờ có nhiều lời cầu nguyện hơn.
Hơn
nữa, như cũng đề cập trong
chương 22
đó, các Thiên thần, vốn luôn
luôn
hiện diện trong Thánh Lễ, đều sốt sắng cầu nguyện cho cộng đoàn. Càng nhiều Thánh Lễ được cử hành, càng có nhiều Thiên thần hiện diện và càng thêm nhiều đấng cầu bầu cho ta.
Nhưng quan trọng hơn hết, Chúa Kitô là linh mục Thượng Phẩm, hiện diện trong mỗi Thánh Lễ cử hành nhân danh Giáo Hội, Người cầu bầu cách riêng
cho những người tham dự Thánh Lễ, cho mỗi kẻ tiến dâng chính Người làm
Hy Lễ. Đúng vậy, Người
trở nên Trạng Sư bênh vực từng người. Người đặt
thỉnh cầu của từng người trước bàn thờ Chúa. Người dâng Mình và Máu
Người để cầu cho họ. Bởi Người chịu khổ hình
vì nhân loại nói chung, Người cũng chịu cho riêng từng người, như Thánh Phaolô
đã nói: “Con Thiên Chúa,
Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi (Gl 2,20). Mỗi Kitô hữu có thể lập
lại những
lời này của thánh Tông Đồ, vì tin chắc
rằng
Chúa Kitô đã chết cho riêng
mình cũng như cho toàn thể nhân
loại. Trong Hy Lễ trên thập giá cũng như trong Hiến Lễ
trên bàn thờ, Chúa Kitô cầu bầu cho mọi người hết thảy và cho riêng mỗi người.
Thêm nữa, nếu ta dự một Thánh Lễ, ta được Chúa Kitô bào chữa cho ta;
còn nếu hai ba Thánh Lễ cùng một lượt, trong từng Thánh Lễ Chúa vẫn cầu
bầu cho ta. Ngài cho ta được thông chia công nghiệp của Người. Người nuôi
dưỡng ta bằng Mình và Máu thánh Người, Người ban cho ta được hưởng đẳng cấp cao hơn về ân sủng đời này và vinh quang đời sau. Người ban cho ta phước lành bởi trời. Ta được thông
phần vào mọi ân huệ thiêng liêng từ mỗi
Thánh Lễ ta tham dự, và nếu ta ở tình trạng ân sủng, thời càng tham dự nhều
Thánh Lễ ta càng được hưởng nhiều ơn huệ gấp bội. Bởi thế, ta sẽ được ơn ích tối đa nếu
tham
dự nhiều Thánh Lễ một trật,
vậy hãy tỏ ra hoan hỉ mỗi khi có thể làm được điều này.
[Chú ý: Những tiếp theo đến hết chương này được coi như không còn áp
dụng
kể từ sau Công Đồng Vaticanô II.]
Người đọc có thể tự hỏi làm sao mình có thể dự một số Thánh Lễ cùng một
trật được. Trước hết, về phương diện vật chất không thể có mặt dự nhiều
Thánh Lễ cử hành ở các nơi
khác
nhau được, nhưng ta
có thể kết hiệp ý tưởng
với từng lễ; nghĩa là, ta phải thờ lạy Chúa Kitô trên từng bàn thờ và dâng Người lên Thiên Chúa Cha với lòng mong ước được có mặt dự từng Thánh Lễ
ấy. Vì thế, khi thấy một linh mục tiến lên bàn thờ, hãy thầm thĩ trong
lòng rằng: “Con xin tham dự Thánh Lễ này và dâng
lên Thiên Chúa như một lễ
tế.” Lời này cũng được lập lại khi một Thánh Lễ khác bắt đầu. Trường hợp ta vào
nhà
thờ mà có nhiều Thánh Lễ đang cử hành, ta dâng một ý chung xin tham
dự tất cả các Thánh Lễ này.
Khi
ta ở trong nhà thờ có nhiều Thánh
Lễ đang cử hành, có người đề nghị
nên ngưng đọc kinh riêng khi có tiếng chuông báo hiệu việc cử hành nghi
thức truyền phép, như vậy e sẽ chẳng bao giờ đọc
kinh
xong. Tôi cho rằng có làm
như vậy ta cũng chẳng thiệt thòi gì, trái lại còn được lợi nhiều
hơn. Câu chuyện ngụ ngôn sau đây sẽ minh họa về điều này.
Người trồng nho kia lúc đào vườn nho của mình phát hiện một vật quý
chôn dưới đất. anh lặng lẽ đem của ấy về nhà,
rồi
lại trở ra làm
việc. Sau đó, anh thấy có một người khác, rồi lại một người khác nữa cũng phát hiện vật quý và đem về nhà. Anh ta trở ra vườn và rồi lại thấy còn một số đồng tiền
quý nữa. Anh vội trở về nhà để báo cho vợ mình biết rằng mình
đang gặp vận may. Nhưng chị vợ bảo: “Em chẳng
thấy
có lý do gì để vui mừng
cả, vì nếu anh cứ tiếp tục làm kiểu này thì mùa tới mình làm gì còn nho nữa.”
Người chồng đáp lại: “Trái lại là đàng khác, nhờ ơn Chúa anh đã tìm ra những của
cải
này, giờ thì anh đâu còn phải lo lắng gì về chuyện cái vườn nữa, vì những
của cải này còn đem lại cho vợ chồng mình gấp cả
chục lần hơn vườn nho lúc nó được mùa nhất.”
Ai
đọc câu chuyện này cũng sẽ nhìn ra rằng nhờ việc liên tiếp dâng Chúa Giêsu
vào những lúc Truyền Phép ta sẽ được nhiều ơn ích hơn đọc kinh nguyện thường ngày, và thà bỏ đọc kinh hơn là bỏ dâng lễ, nếu không có đủ
thì
giờ làm cả hai việc đó.
Hơn
nữa, nếu khi vào nhà
thờ
mà thấy linh mục đã cử hành tới chỗ „Kinh
Lạy
Cha‟ hoặc „Chiên Thiên Chúa‟, hoặc rước lễ, tốt nhất là nên lập tức quỳ
gối
và dâng lời kinh như thường đọc lúc Truyền phép, cho tới khi linh mục
tráng chén, nhờ đó ta được thông phần lớn lao các ơn ích của Thánh Lễ. Nếu
có hai linh mục cùng cử hành nghi thức truyền phép một trật, hãy
đọc lời kinh quen thuộc với ý thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trên cả hai bàn thờ cùng một
trật. Nếu ở vào vị trí khuất không nhìn thấy linh mục, ta vẫn có thể dự Thánh Lễ ấy miễn là có chú ý đến tiếng chuông
báo
hiệu cử hành nghi thức truyền
phép
và thực hành việc thờ lạy, tiến dâng. Ngoài ra, khi sắp ra khỏi nhà thờ nhưng lại thấy có linh mục sắp làm việc truyền
phép, hãy nán lại chờ cho tới
khi
xong việc dâng Thánh
Thể để thực hành việc
thờ
lạy Mình và Máu thánh Chúa và dâng Mình và Máu thánh đó lên Chúa Cha. Làm như thế, ta sẽ được một kho báu thiêng liêng đem lại nguồn vui vĩnh cửu.
CẬU BÉ GIÚP VIỆC CỦA HOÀNG HẬU ELIZABETH
Để
soi sáng đề tài này, ta hãy xem câu chuyện về thánh Elizabeth,
Hoàng hậu nước Bồ
Đào Nha.
Hoàng hậu có một cậu bé giúp việc rất ngoan.
Cha cậu, trước khi mất, có
khuyên
cậu
hai điều: Một là đi tham dự Thánh Lễ hằng ngày và hai là trung thành phục
vụ nhà vua. Cậu giữ lời cha dặn và được Hoàng hậu yêu quý, đến độ thường là
được chính bà khuyên dạy những điều khôn ngoan và sai đi phân
phát
đồ cứu trợ cho người nghèo ở Lisbon.
Vì
được Hoàng hậu tin dùng hơn những đứa giúp việc khác, là những kẻ hay chơi bời phóng đãng; nên cậu bị chúng ghen tức và vu cáo những chuyện ô nhục trước mặt nhà vua. Vua tin lời chúng
vu khống nên sắp đặt một bí mật
trừ
khử cậu bé này. Một ngày kia vua ngự giá đến một lò vôi gần thành, cho
gọi
người nung vôi lại mà nói rằng nếu sáng sớm ngày mai có ai đến hỏi đã thi hành lệnh vua chưa, thì lập tức phải quăng kẻ ấy vào trong lò. Vua còn dặn thêm
rằng: “Nếu ngươi dám bất tuân lệnh
này thì ta sẽ cho ném ngươi vào lò thay cho kẻ đó.” Sau khi nghe lời người nung vôi hứa tuân lệnh, vua liền ra đi.
Sáng hôm sau khi còn rất sớm, nhà vua đã cho vời cậu giúp việc đến và bảo phải nhanh chóng
đi đến lò vôi ngoài
cổng thành và hỏi xem lệnh vua ban
hôm
trước đã được thi hành chưa, rồi khi nhận được câu trả lời thì phải cấp
tốc
quay về hoàng cung.
Cậu bé giúp việc vội vã lên đường nhưng trong lòng tiếc nuối vì e rằng ngày hôm đó cậu không có cơ hội được đi dự Thánh Lễ, như thói quen vẫn
làm
hằng ngày. Tuy nhiên con đường phải đi lại băng qua nhiều nhà thờ, thế
nên mỗi nơi cậu tranh thủ ghé vào một chút để dự được phần nào đó của
Thánh Lễ. Trong khi đó nhà vua nóng lòng muốn biết liệu kẻ được sai đi kia
đã chịu số phận được đặt định cho nó chưa.
Vì thế, vua sai thêm một người
khác,
cũng là một cậu bé giúp việc, đi hỏi cho biết xem lệnh vua đã được thi
hành đến đâu. Cậu này phóng một mạch đi
và
vì thế đến nơi trước cậu bé đạo đức kia; kịp đến nơi nó vừa thở hổn hển vừa hỏi xem
người nung vôi đã thực
hiện
lời vua dặn hay chưa. Người ấy trả lời: “Chưa, nhưng tôi sẽ làm ngay bây
giờ
đây.” Nói vừa dứt lời, ông ta liền túm cậu bé đáng thương này, trói chân tay
lại, mặc cho nó vùng vẫy và phân bua, rồi quẳng ngay vào lò.
Một
lát sau cậu giúp việc
kia
đến và cũng hỏi ông chủ lò vôi câu tương tự.
Ông ta trả lời: “Nếu cậu đến sớm hơn
quãng mười phút, cậu sẽ thấy bạn cậu chết
thiêu trong lò, mặc cho nó gào thét phân
bua rằng chính cậu mới là kẻ chịu số phận
đó.” Cậu bé hết sức kinh hãi khi nghe
biết
tin này, vì trước nay cậu chẳng hề nghĩ rằng mình có làm điều gì sai trái.
Nhà
vua vừa khi thấy cậu trở về hoàng cung
thì tỏ ra rất đỗi ngạc nhiên và
vì thế liền tra hỏi nó xem có đến lò vôi không.
Cậu
bé quỳ mọp xuống và
tâu với vua mọi việc đã xảy ra. Vua cảm kích vì thấy nó vô tội, bẻn dẫn nó đến với
Hoàng hậu. Lúc ấy Hoàng hậu
mới giải thích lý do vì sao bà cho cậu này
được vào chỗ ở riêng của mình, mục đích là để giao cho nó bí mật đi phân phát đồ cứu trợ của bà. Ta hãy bắt chước cậu bé đạo hạnh này trong việc ước
ao tham dự Thánh Lễ và tỏ lòng tôn kính Chúa Cứu Thế.
THÔNG CÔNG NHIỀU THÁNH LỄ MỘT TRẬT
Giờ
đến việc làm thế nào để có thể tham dự, không
phải
một hoặc hai, mà
tất cả các Thánh Lễ
được
cử hành trên khắp Vương Quốc Kitô để lãnh được những ơn ích như khi tham dự một Thánh Lễ.
Một
số nhà thần học nói rằng chỉ cần có lòng ao ước được hưởng
mọi ơn ích phát sinh từ các Thánh
Lễ đang hoặc sẽ được cử hành là đủ cho ta tư cách
người có
tham gia các Thánh Lễ này. Trái lại, một số vị khác lại nói rằng, dù
cho ý định này là đáng khen và đáng được tưởng thưởng, nhưng ta không
thể được thông chia hoa trái phát sinh từ Thánh
lễ, trừ phi ta có thực sự tham gia cách này cách khác, ý tưởng sau có vẻ là chính xác, bởi nếu có thể tham gia mọi Thánh Lễ chỉ với ý định đạo đức không thôi, thì ngoài những ngày lễ
buộc
ra, việc tham dự Thánh lễ là quá dư thừa; vì ngồi ở nhà ta cũng có thể
được hưởng những ơn ích từ Thánh Lễ ư?
Tuy
nhiên, điều chắc chắn là nếu có ai khi đang dự Thánh Lễ sinh lòng ước muốn được thông phần vào mọi Thánh
Lễ đang được cử hành đồng thời
khắp
mọi nơi, xin cho minh được tham dự và thờ phượng Chúa Kitô hiện diện trên các bàn thờ và tiến dâng
lễ tế lên Thiên Chúa
Cha, chắc chắn kẻ ấy sẽ
được thông chia các hoa trái nảy sinh từ việc thông hiệp với từng và mọi lễ dâng ấy.
Làm
sao ta có thể ngờ vực rằng Chúa, là Đấng luôn chấp nhận những ý
định ngay lành từ các việc làm vượt khỏi
giới hạn của con người, lại chẳng ân thưởng như lòng ta mong ước?
Nếu
quả đúng như vậy, thời phần thưởng cho kẻ tham dự Thánh Lễ theo
cách này quà là lớn lao biết mấy. Khi đang dự một Thánh Lễ, ta có thể tham dự cách thiêng liêng tất cả mọi Thánh Lễ đang được cử hành đồng thời trên khắp thế giới; lợi ích nhiều biết mấy mà kể. Người
ta nói mỗi giờ không có dưới 500.000 Thánh Lễ được cử hành một trật, và ta có thể thông phần vào các
lễ tế ấy nếu biết hiệp dâng cùng với Thánh Lễ ta đang thực sự tham dự.
Điều này xem ra là niềm an ủi cho những người ngoan đạo không có cơ
hội
tham dự hai ba Thánh Lễ, cũng như cho
những người bị ngăn trở vì công
việc
bổn phận hằng ngày hoặc những hoàn cảnh khác không
cho phép dành nhiều thì giờ ở nhà thờ, khi biết rằng trong lúc tham
dự
một Thánh Lễ họ có thể thông
phần
vào hàng ngàn Thánh
Lễ khác
mà
họ không thực sự hiện diện.
Ngoài ra những người hoàn toàn không thể tham dự Thánh Lễ được, nhưng nếu
sốt sắng đọc tại nhà các kinh nguyện của Thánh Lễ và trong trí để lòng
theo các Thánh Lễ cử hành vào giờ đó, giục lòng thờ lạy Chúa Kitô hiến tế
trên
các bàn thờ, cũng được hưởng nhiều ơn ích cho dù họ không có thể thực sự tham dự một Thánh
Lễ nào. Vì trong ý muốn, họ hiệp thông với các linh
mục dâng Thánh Lễ và trong lời nguyện linh mục cầu cho mọi người cũng gồm cả họ nữa. Những điều đáng nhớ này có sức an ủi với những người bệnh, người bị giam cầm và các người khác là những người không thể đi dự Thánh lễ được
Một
tác giả tu đức từng nói: “Hãy kể mình là hạnh
phúc
khi được một linh
mục hứa cầu nguyện
cho trong Thánh Lễ hằng ngày. Thực ra ta nên tích cực
xin
các linh mục điều này, như thế ta có nhiều linh mục dâng lễ tế cầu cho ta
và mở kho tàng công nghiệp của Chúa Kitô cho ta được hưởng. nếu ta ao ước tham dự Thánh lễ chung nhưng lại bị ngăn trở, Chúa vẫn sẵn lòng chấp nhận ý
ngay
lành của ta thay cho việc làm. Còn nếu ta ước ao được tham dự cách
thiêng liêng, với ý múc lấy nguồn nước ân sủng từ những nguồn mạch này.
Bằng phương thế này, ta có thể gặt hái được nhiều ân sủng hơn những người,
dù thân hành hiện diện
tại những nơi thánh này, nhưng không hướng tâm hồn mình lên Chúa.
Quà thực, Chúa Kitô rộng ban ơn thiêng gấp bội cho kẻ vì đức
vâng lời mà phải vắng mặt, nhưng lại hiện diện trong tinh thần.
Post a Comment