Kỳ thi quốc gia: Vừa lòng thí sinh thì cũ kỹ, lý tưởng thì phi thực tế
(GDVN) - Chuyên gia
nhận định, phương án 1 của Bộ GD&ĐT không khác gì phương án thi tốt
nghiệp THPT vừa qua, và đây là phương án phải loại bỏ…
Hợp lí cho phương án 2
Nhận định về các phương án thi THPT quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa đưa
ra xin ý kiến công luận, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ giáo dục
đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng trong các phương án đưa ra cho kỳ thi
quốc gia phương án 1 được lòng thí sinh nhất, bởi đây là phương án dễ
thực hiện, nhưng ý nghĩa của phương án lại thấp và dẫn tới tình trạng
thí sinh học lệch. Thực chất phương án này cũng giống như phương án thi
tốt nghiệp THPT năm vừa qua.
Theo TS. Khuyến, từ trước tới nay ngành giáo
dục chưa bao giờ dám nói khuyến cáo thí sinh học lệch? Nếu xét về lợi
ích quốc gia, về ý nghĩa thực sự của một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, về
mục tiêu phấn đấu lâu dài cho một nền giáo dục tốt đó là thí sinh không
được học lệch.
|
Ảnh minh họa |
Đối với phương án 2, đây là phương án tương đối tốt. Nhưng muốn áp
dụng trong năm tới phải chỉnh lại hai điều: Thứ nhất, để khắc phục tình
trạng học lệch thì phải thi cả 5 môn (trong đó 3 môn đơn Toán, Ngữ văn,
Ngoại ngữ và 2 môn tích hợp là môn KHTN và KHXH). Thứ hai, không nên để
cho thí sinh cảm thấy hoảng loạn khi nội dung các môn thi khác nhau vào
một câu hỏi cụ thể.
Đánh giá về phương án 3, TS. Khuyến nhận định đây là phương án quá lí
tưởng, phi thực tế. Phương án này phải loại bỏ, và tương lai rất lâu
mới có thể áp dụng được đề kiểu này. Bởi đề thi phải có cả môn đơn và
môn tích hợp chứ không thể môn nào cũng tích hợp được.
Theo TS. Lê Viết Khuyến, điều quan trọng nhất của một kỳ thi quốc gia đó là tính nghiêm túc, trung thực. Hệ thống giáo
dục phổ thông hiện nay không có kiểm định, trong điều kiện các địa
phương hiện nay đang chạy theo bệnh thành tích. Đối với các trường đại
học đại trà kết quả phổ thông rất quan trọng.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chọn phương án thi quốc gia nào?
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, dù có chọn phương án thi THPT quốc gia nào trong 3 phương án dự thảo đều phải tính tới điều kiện đất nước, địa phương.
“Đối với một số nước tiên tiến như Mỹ họ có kiểm định tốt thì có thể
không cần thi phổ thông, còn với điều kiện Việt Nam nếu thả nổi thi phổ
thông coi như 12 năm học vứt đi. Quan trọng nhất kỳ thi quốc gia là làm
nghiêm túc, chặc chẽ” TS. Khuyến cho hay.
Trong khi đó trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS. Lê
Trường Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho rằng, trong một thời
gian ngắn, Bộ GD&ĐT đã đưa ra được dự thảo cho phương án đổi mới thi
cử, đây là cố gắng rất lớn của Bộ với vai trò cơ quan quản lý nhà nước
thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 về Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Nghị quyết 29 chỉ rõ: “Đổi mới
phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng
giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.
Ngoài ra, tại Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ tháng 6/2014 về
chương trình hành động thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo cũng nêu rõ:
“Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và
tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết
quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển
sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học”.
Theo ông Lê Trường Tùng, cần nói cho rõ dự thảo mà Bộ công bố chỉ là
một phương án – phương án tổ chức chỉ một kỳ thi quốc gia, khác biệt rất
lớn so với việc tổ chức 2 kỳ thi quốc gia (là thi tốt nghiệp và thi đại
học) như hiện nay. Phương án này được đưa ra với 3 cách thức thực hiện,
việc lựa chọn cách thức triển
khai nào thực chất mang tính chất kỹ thuật và đều có ưu điểm, nhược
điểm riêng vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố - trong đó có yếu tố tâm lý xã
hội thường dị ứng khi tiếp xúc với cái mới, mới mà ít thì triển khai an
toàn hơn là mới nhiều.
Chỉ học 6 môn ở cấp III từ năm 2015
Chỉ học 6 môn ở cấp III từ năm 2015
Các thông tin đến một kỳ thi quốc gia ông Lê Trường Tùng cũng nhận
định, cái quan trọng nhất của kỳ thi này là bỏ đi 2 kỳ thi trước đây
(thi tốt nghiệp và thi đại học) và thay bằng một kỳ thi quốc gia chứ
không phải là thi môn nào và thi như thế nào. Tuy nhiên việc thi môn
nào, thi như thế nào là tác động ngược lại rất lớn vào cách thức dạy và
học trong trường phổ thông hiện nay – đây cũng là vấn đề rất quan trọng
chưa được thể hiện trong phương án thi mới.
|
Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT |
Đổi mới thi cử là khâu đột phá nhưng ông Tùng cho rằng, từ việc thay
đổi thi cử phải thực hiện ngay các thay đổi khác liên quan đến dạy và
học. Theo ông, phương án tối ưu hiện nay là: Thứ nhất, thực hiện một kỳ
thi quốc gia thi 6 môn trong 8 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Văn,
Toán, Ngoại ngữ.
Với phương án 4 môn như dự kiến không đủ thông tin để xét tuyển đại
học, từ 2013 trở về trước vẫn thi tốt nghiệp phổ thông 6 môn và không có
vấn đề gì; Thứ hai, dạy và học THPT cũng thay đổi theo, từ 2015 các lớp
10-11-12 chỉ cần học 6 môn. Với các môn không học, theo ông Tùng kiến
thức về các môn này ở THCS là đủ để vào đời.
“Đây là thay đổi mang tính “ăn theo” hết sức quan trọng, hỗ trợ cho
hướng nghiệp sớm và giảm tải, học phổ thông theo các môn tự chọn cũng là
thông lệ của nhiều nước tiên tiến, với Việt nam thì phù hợp với quan
điểm học gì thi nấy và tâm lý không thi thì không học” ông Tùng cho
biết.
Kỳ thi quốc gia: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói gì?
Chỉ đạo định hướng Hội tổng kết năm học và triển khai năm học mới trong sáng nay, PTT Chính phủ Vũ Đức Đam đã lưu ý Bộ GD&ĐT nhiều điểm về kỳ thi quốc gia.
Kỳ thi THPT quốc gia được đề ra với hai mục tiêu cơ bản là xác nhận
tốt nghiệp phổ thông cho học sinh và cung cấp dữ liệu tin cậy cho các
trường đại học, cao đẳng tuyển sinh. Với quan điểm như vậy các trường
đại học, cao đẳng sẽ tuyển sinh theo quyền tự chủ được quy định trong
Luật Giáo dục Đại học 2013, trong đó cho phép các trường được thi tuyển
hoặc xét tuyển, hoặc kết hợp thi và xét tuyển. Để thuận lợi hơn cho các
trường đại học trong việc xét tuyển, cuộc thi quốc gia này cần tổ chức ở
mức độ nghiêm túc cao nhất để để kết quả có độ tin cậy cao, đồng thời
đề thi có mức độ phân hóa cao để phân biệt được trình độ của thí sinh.
“Với việc áp dụng đổi mới thi cử song song với các đổi mới khác, tôi
tin rằng nền giáo dục Việt nam sẽ hội nhập quốc tế tốt hơn, hỗ trợ cho
các đổi mới trong giáo dục đại học, và quan trọng nhất là góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ xây dựng đất nước, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc tế. Và tôi hình dung thay đổi trong thi cử sẽ kéo
theo hàng loạt các thay đổi mang tính tích cực ngay trong các năm tới”
ông Tùng tin tưởng.
"Tổ chức một kỳ thi quốc gia hợp nhất không phải là ý tưởng mới, nó
đã được đề xuất ở Đề án Giáo dục Việt Nam VIE-89/022 do UNESCO tài trợ
từ thập niên 1990, cũng nằm trong lộ trình phát triển kỳ thi “3 chung”
từ năm 2002, nhưng bị trì hoãn mãi cho đến nay. Cho nên tôi hơi ngạc
nhiên khi có một số người đã từng lãnh đạo giáo dục lại cho rằng chủ
trương này là “quá đột ngột”, và tôi rất tâm đắc với chỉ đạo chủ Thủ
tướng Chính phủ về việc cần tổ chức một kỳ thi quốc gia chung từ năm
2015, không nên chần chừ nữa.
Đề thi tổng hợp có hai cách xây dựng: cách kết nối các đề thi đơn môn
thông thường, và cách tích hợp kiến thức nhiều môn trong một câu hỏi.
Cách thứ nhất có thể thực hiện ngay, vì không bị ảnh hưởng gì của việc
thay đổi chương trình các môn học, cách thứ hai có bị ảnh hưởng phần nào
của chương trình. Trong lộ trình sắp tới nên dùng cách thứ nhất trước,
khi nào có sự thay đổi chương trình theo hướng tích hợp và thí sinh đã
quen thì chuyển dần sang cách thứ hai. Về công nghệ ra đề thi không có
gì khó.
Nên dùng chủ yếu phương pháp trắc nghiệm để ra đề như phần lớn các
nước tiên tiến trên thế giới vẫn làm. Chủ trương này đã được xác định
rất đúng ngay từ ngày đầu thực hiện “3 chung” từ năm 2002, nhưng do một
số ý kiến phản đối của những người ít nghiên cứu về phương pháp đánh giá
nên Bộ chỉ dừng lại ở 4 môn trắc nghiệm. Thực ra đối với các kỳ thi
tiêu chuẩn hóa quy mô lớn phương pháp trắc nghiệm có ưu thế áp đảo so
với phương pháp tự luận.
Có thể sử dụng một kỳ thi cho 2 mục tiêu tốt nghiệp phổ thông và
tuyển sinh đại học vì bản chất 2 kỳ thi đều là đánh giá thành quả học
tập theo chương trình phổ thông. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc tuyển
sinh đại học, nên mở rộng đối tượng được phép dự thi, chẳng hạn những
người đã thi nhưng muốn nâng điểm để dự tuyển đại học, hoặc những người
tự học, không học phổ thông nhưng muốn có điểm để được xác định trình độ
và dự tuyển đại học.
Một kỳ thi quốc gia có tính chất như vậy có thể tổ chức nhiều lần
trong năm, xem như tạo cơ hội để thí sinh nâng dần trình độ để được vào
đại học. Có các kỳ thi quốc gia như vậy thì các trường đại học không bị
sức ép lấy thí sinh quá kém".
GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT)
Post a Comment