Nhưng đồng xu
Sự chân thành là điều
tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy,
tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả.
Elvis Presley
Đó là hồi tôi học ở Everett, Washington. Khoa của tôi được chia thành từng nhóm, gồm những người từ các lớp khác nhau, mỗi nhóm thực hiện một đề tài. Một buổi sáng, sau khi thảo luận sôi nổi đến mệt nhừ người, tôi cùng Kenny, một bạn thân trong nhóm đi ra ngoài lấy xe. Lúc rút vé xe ra trả, tôi thấy trong túi có một đồng 1 xu, liền đùa Kenny bằng cách đưa đồng xu cho cậu ta và bảo:
- Đây là phần thưởng đặc biệt cho những cố gắng của cậu!
Kenny thận trọng cầm lấy đồng xu, đút vào túi và tỏ vẻ rất cảm ơn tôi.
Khoảng hơn một tháng sau, khi đề tài của chúng tôi đã hoàn thành, tôi lại đi về cùng người bạn thân nhất của mình. Nhưng lần này là ở California. Và thật trùng hợp, tôi lại tìm thấy một đồng xu trong túi. Tôi lại đưa cho Kenny.
Ít lâu sau, khi ghé thăm chỗ ngồi của cậu ta trong lớp, tôi thấy hai đồng xu của mình được dán lên một tờ giấy nhỏ, và đính trang trọng lên trước bàn. Cậu ấy nói muốn “trưng bày” việc cậu ta được thừa nhận cho một việc làm tốt.
Những người bạn khác trong nhóm của chúng tôi trước đây, và cả những người không ở trong nhóm, để ý thấy hai đồng xu được đính một cách tự hào, nên bắt đầu hỏi tôi rằng… tại sao họ không nhận được những đồng xu như vậy. Từ đó, tôi thường tặng mọi người những đồng xu, và giải thích rằng đó là sự thừa nhận, chứ không phải phần thưởng.
Từ chuyện này dẫn tới chuyện khác. Có quá nhiều bạn bè đòi tôi phải tặng đồng xu, tới mức mà tôi còn thiết kế những cái hộp đựng xu bằng bìa. Phía trước có khe nhét đồng xu vào, và dòng chữ: “Việc tốt của bạn được thừa nhận!”. Cái hộp nhỏ, chỉ đựng được khoảng 30 đồng xu, nhưng ai cũng đặt một hộp trước mặt mình.
Có lần, tôi thấy người bạn mình đang lau bàn hộ người khác. Tôi muốn chứng tỏ sự “thừa nhận” việc tốt của cô ấy, nhưng không có đồng 1 xu, nên đã đưa cho cô ấy đồng 25 xu. Chiều hôm đó, cô ấy ghé qua lớp tôi, trả lại 24 đồng 1 xu, nói rằng để tôi có thể tặng cho nhiều người khác.
“Chiều hôm đó, cô ấy ghé qua lớp tôi, trả lại 24 đồng 1 xu, nói rằng để tôi có thể tặng cho nhiều người khác…” |
Đó là câu chuyện ra đời của “Giải thưởng đồng xu” ở trường chúng tôi. Chúng ta cần một sự thừa nhận, chứ không cần phần thưởng, phải không?
Post a Comment