Sự kính trọng, một nhân đức đơn sơ trong đời sống gia đình
Giáo dục sự kính trọng hỗ tương và sự kính trọng các vật dụng
Trẻ cần sự kính trọng… và đôi khi thể hiện điều này cách mạnh mẽ với tính khí thất thường, sự hờn giận, nét bực tức.
Chúng ta không bị ép buộc phải thương
yêu nhau. Nhưng kính trọng nhau lại là điều được đòi buộc. Sự thăng hoa
đầu tiên của đời sống đạo đức thực sự được bắt đầu với nhân đức đơn sơ
và bé nhỏ này.
Điều tiên yếu là thể hiện sự kính trọng đối với trẻ
Lối sống dân chủ được đặt trên sự kính trọng hỗ tương.
Không có sự bình đẳng trong tương quan khi sự kính trọng chỉ đơn phương
(nghĩa là chỉ nhìn và xét đến một trong các thành phần mà thôi): vì thế
chúng ta phải tuyệt đối bảo đảm rằng mình biết biểu tỏ lòng kính trọng
đối với trẻ và những quyền lợi của chúng. Điều này hệ tại ở khả năng đạt
đến sự quân bình giữa nét tự ti và tính tự đại. Kính trọng trẻ nghĩa là
công nhận trẻ là một nhân vị với các quyền lấy những quyết định.
Tuy nhiên “các quyền” ở đây không có
nghiã là trẻ phải làm những gì mà người lớn làm, bởi lẽ mỗi người trong
gia đình có một vai trò đặc thù để thể hiện và mỗi người có quyền đòi
hỏi được kính trọng theo như vai trò đảm nhận.
Điều quan trọng kế đến là thuyết phục con cái biết kính trọng trật tự
Một khi đã được ghi lòng tạc dạ tinh thần kính trọng nhờ sự cương quyết đòi hỏi cũng như sự kính trọng hỗ tương của cha mẹ đối với con cái, sẽ dễ dàng hơn trong việc làm cho trẻ học biết kính trọng sự ngăn nắp, kỷ cương. Trẻ không có được sự kính trọng nề nếp trật tự nếu chỉ để mình khỏi bị chê trách thiếu thứ tự.
Không có bất kỳ bài dẫn giải nào có thể
dạy trẻ giữ thăng bằng một chiếc xe đạp: trẻ chỉ học điều đó thông qua
kinh nghiệm, và, ngay cả khi ta muốn giúp trẻ – lắp ráp thêm vào phía
sau những bánh xe nhỏ, trẻ cũng tự học nghệ thuật giữ thăng bằng.
Tương tự thế, trong bất kỳ lãnh vực nào đòi hỏi sự kính trọng thứ tự và cách thức, trẻ cũng phải học thông qua kinh nghiệm,
sự thực hành, chứ không thông qua lời nói. Việc của chúng ta là thêm
vào những bánh xe phụ rồi từ từ tháo chúng đi để trẻ đắc thủ được sự
thuần thục.
Sự thiếu kính trọng thứ tự là một trong
những than phiền phổ biến từ phía các bậc cha mẹ ngày nay. Có thể nói
rằng các trẻ hành xử như thế chủ yếu là để chống lại người lớn. “Hãy để mọi sự vào chỗ của chúng”: đây là một chỉ thị của hầu hết các bậc cha mẹ mà trẻ thường chống chế.
Trẻ cần biết, bởi kinh nghiệm trực tiếp, thứ tự ngăn nắp như một thành phần của sự tự do: nơi đâu có sự bừa bộn và vô kỷ luật nơi đó mất đi sự tự do dành cho mọi người.
Trẻ cần định vị và sử dụng các đồ dùng theo cách thức riêng.
Nhà ở không phải là một tủ kính nơi của tiệm cũng chẳng phải là một
viện bảo tàng, nơi chỉ nhìn chứ không được chạm đến nếu không sẽ bị đóng
phạt hay bắt giam. Mỗi người có quyền sắp xếp thứ tự những vật dụng cá
nhân theo cách thức riêng của mình. Những người khác phải kính trọng
điều đó.
Các vật dụng cần được bảo quản như thế nào để không bị hư hao và cần được đặt để sao cho có thể tìm thấy khi cần. Những thứ trong nhà hay ở trường phải được sử dụng đúng chức năng. Cây dù không thể được dùng để cạy thùng như một đòn bẩy hay như thanh gươm để gây hấn với đồng bạn.
Vệ sinh
sạch sẽ và sự tôn trọng quyền sở hữu là những yếu tố căn bản của sự kính
trọng bản thân và người khác. Đây là tủ kính tỏ hiện “nhân cách”.
[cách thức trình bày chính mình]. Có những chiếc cặp sách nồng nặc mùi
phô mai và bánh mì kẹp thịt bị hôi ê, những mống tay như ổ chứa vi trùng
kinh hại.
Baden-Powell, người sáng lập phong trào
hướng đạo, thường dẫn trẻ đi cắm trại. Trong ngày để mặc cho trẻ bay
nhảy: xây sát trong rừng rậm, vùng vẫy nơi đầm lầy, ao hồ, lăn lộn trên
bãi cỏ. Tuy nhiên, vào giờ ăn tối tất cả phải trình diện sạch sẽ, thơm
tho và thậm chí là thanh nhã bao có thể.
Con người là con cái Thiên Chúa: phẩm giá này cần được nhận biết.
Trẻ cần học biết phân bố tốt thời gian và kính trọng thời biểu.
Có giờ để làm bài và có giờ để xem truyền hình; có thời để vui chơi và
có thời gian để ngủ nghỉ; có lúc đi chơi và có khi ở nhà.
Bước thứ ba là dạy sự kính trọng quyền lợi của người khác
Tuy nhiên trong tất cả tiến trình này phải làm sao để trẻ không cảm thấy bị áp đặt bởi người lớn.
- Chúng cần sự giúp đỡ, chắc chắn rồi, nhưng không phải sự chuyên chế.
- Chúng cần sự hỗ trợ, nhưng không phải kiểu cha chủ, thầy thược.
- Chúng cần tình thương mến chứ không chỉ luật lệ.
Không ai có thể mong tìm được hạnh phúc nếu không tự nỗ lực với những khả năng riêng.
Những người khác, cách riêng là các bậc
cha mẹ, là những người đồng vai sát cánh, những người hỗ trợ, những
người đồng minh chứ không phải là những phi công hay những người chỉ
huy. Trên tất cả, các vị là những người nói bằng hành động: “Xem đây, làm như thế này.”
Bruno Ferrero
Sr. Maria Diễm Trinh, FMA chuyển ngữ
Post a Comment