Header Ads

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương II - Phần 1



Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương II - Phần 1
 Một tin vui
Ca ngợi, Sing

Nếu tôi tặng bạn một đồng: chắc bạn sẽ không cực kỳ phấn khởi ; bạn sẽ tự hỏi tại sao tôi lại cho bạn đồng này, và có thể phá lên cười .
Nếu tôi lại cho bạn một đồng nữa và tôi nói: “Làm quà cho bạn đây!” chắc bạn còn ngạc nhiên hơn . Và nếu tôi cứ tiếp tục đưa từng đồng cho đến khi bạn được 20 đồng, bạn càng khoái nhưng bạn chưa hiểu tôi đang muốn làm trò gì.
Nhưng nếu thay vì cho một đồng, tôi biếu bạn một ngân phiếu 1.000 đồng, tôi chắc bạn sẽ vui sướng ngay. Và nếu tôi tiếp tục đưa thêm cho bạn để được 100.000 đồng, bạn sẽ nhìn tôi ngây ngất : “ Sao mình gặp may quá vậy! Bạn sẽ nhảy nhót vui mừng và bạn muốn chạy đi kể lại những gì vừa xảy ra cho bạn. Thật là một tin vui ! Và còn sống ngày nào bạn còn muốn kể lại câu chuyện ấy.
“Anh còn nhớ câu chuyện lạ lùng 100.000 đồng trên trời rơi xuống ngày hôm  ấy đó mà”.
Và Chúa đã gởi cho ta biết bao nhiêu quà. Mỗi người vẫn có thể xin Chúa hay không xin. Chúng ta có lẽ đã nhận nhiều món quà giá một đồng. Nhưng mấy ai hí hửng trước một món quà một đồng !  Vì vậy chúng ta cũng đâu sung sướng đến nỗi phải khóc lên phải cảm tạ Chúa đã rộng tay ban phát ơn lành. Lỗi tại ai? Có phải lỗi Chúa không? Chắc  chắn là không. Vũ trụ chúng ta sống chỉ phát hành từng đồng thôi.
Nhiều người Kitô hữu thuộc hạng biết suy nghĩ, vẫn coi cuộc sống vĩnh cửu như  một món quà chỉ đáng một đồng. Họ nghĩ rằng chỉ cần sống  một cuộc đời đạo đức cho đúng giá món quà đó thôi, và họ cố gắng cho đúng mức nên họ mệt mỏi đến nỗi họ tự hỏi cần là người Kitô hữu không?
Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy họ đâu có hớn hở đi báo tin vui cho người khác. Đối với họ, đời sống Kitô hữu là đi lễ ngày Chúa nhật, từ khước mọi khoái lạc của trần thếù, và hơn thế nữa là cả tuần đã khó nhọc lao tác lại còn phải góp tiền dâng cúng nữa.
Nếu đó là sự “cứu rỗi” thì quả nhiên tôi rất hiểu rằng tối nào bạn cũng ngồi xem Tivi, và không bao giờ bạn muốn chạy sang bên cạnh hay mời khách lạ qua đường đứng nghe nói về tình yêu Chúa cả. Bạn chỉ hiểu rằng món quà Chúa ban cho bạn chỉ đáng có một đồng bạc. Vậy đâu cần có thêm. Những thứ hàng rẻ tiền, không có cũng chẳng sao. Nhưng nếu là một món quà 1.000 đồng, bạn sẽ sẵn sàng đi lãnh  một món quà khác tương tựa như thế nữa. Và bạn sẽ chỉ dẫn  cho những người khác đi lãnh món quà của họ.
Ai  cũng thích những món quà 1.000 đồng. Người ta tiêu bạc triệu mỗi năm, với hy vọng chỉ cần đặt ít mà lại được lợi nhiều. Ai cũng muốn nhận những món quà có giá trị, điều đó hiển nhiên thôi.
Vậy thì  tôi có thể quả quyết với bạn những Hồng ân của Thiên Chúa có giá hơn cả bạc triệu. Và Chúa không chỉ tìm những người có hạnh kiểm tốt để thưởng đâu! Đức Kitô đã trả giá tất cả những món quà Chúa muốn ban cho ta rồi đó.
Chúa phán : “Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan, và trí thông thái của hạng thông thái, Ta sẽ thủ tiêu” (1 Cor 1/19) . Được tha thứ các tội khiên, đượïc sống đời, không giống những điều chúng ta thường gặp thấy thường ngày. Chúng ta hãy nghĩ rằng, mình chỉ nhận những gì mình đã đóng góp hay mình có thể mua được, Chúa có thể cho không chúng ta một ân thưởng nào đó : điều này thật khó nghĩ đến nỗi chúng ta phải tự bào chữa : “Mình chỉ có thể  lãnh được nếu mình có điểm này hay điểm khác.”
Thánh Phaolô viết : “Chính do tự Thiên Chúa mà anh em được có trong Đức Kitô Giêsu, Đấng do bởi Thiên Chúa đã nên sự khôn ngoan cho chúng ta, nguồn công chính, thánh thiện và cứu chuộc. (1 Cor 1/30).
Khi nghe tin vui đó, vấn đề của bạn là có thể chấp nhận được rằng Đức Kitô có thẩm quyền và quyền năng ban cho chúng ta sự sống đời đời hay không, mặc dầu chúng ta bất xứng. Và nếu chúng ta nghĩ rằng Ngài không có quyền năng và cũng không có thẩm quyền, vậy thì ắt hẳn bạn sẽ phải tự làm một cái gì để dàn xếp với Thiên Chúa. Suốt  cả đời, bạn sẽ phải cố vươn lên cho xứng đáng với đòi hỏi của Chúa. Nhưng  lời Chúa quả quyết rằng cho dù bạn cố gắng tối đa, bạn sẽ không bao giờ sống được như Chúa muốn cho bạn sống đâu. Vàø càng tự mình chứng minh cho mình,  bạn càng kết án Chúa về tội nói dối.
Qua Đức Kitô, chúng ta đã được hưởng lòng lân tuất của Thiên Chúa, mặc dầu chúng ta tội lỗi. Nhờ Ngài, chúng ta đẵ lãnh ân sủng và sứ vụ tông đồ để giảng truyền cho các dân ngoại những sự lạ lùng Chúa đã làm cho chúng ta . (Rom 1/5).
Phaolô đã đút túi vài ngân phiếu đáng giá bạc ngàn và ông rất vui sướng nên ông  muốn tuyên bố cho mọi người nghe.
“Tin vui đó là chính Chúa chuẩn bị chúng ta được sống với Ngài”. Ngài cho chúng ta được nên công chính trước nhan Ngài. Khi chúng ta tin và đặt niềm cậy trông của chúng ta nơi Đức Kitô (Rom 1/17).
Phaolô quả quyết rằng Thiên Chúa  chuẩn bị và cho chúng ta khả năng để nên công chính. Nếu Chúa ra tay làm, chắc hẳn việc Chúa làm là tốt đẹp. Ai còn có thể làm khá hơn  nữa đâu. Bạn có sẵn sàng ra đối diện với Chúa cuối đời bạn không ? Khi bạn để Chúa tạc hình bạn theo ý Ngài chưa?
Mặc dù bạn cố gắng một cách phi thường đi nữa, bạn không thể tự  mình làm cho mình nên “tốt” được đâu. Bởi chưng do tự việc làm của lề luật không xác phàm nào sẽ được giải án tuyên công. Càng biết lề luật Chúa, chúng ta càng nhận biết mình khôâng tuân luật Chúa (Rom 3/20). Bạn càng  biết điều thiện, bạn càng thấy mình xấu xa. Chỉ có một  âm trí tự phụ mới dám nhận là lòng mình nhân hậu. Chúa  Kitô là lực lượng duy nhất trên trần ai này người thoát khỏi ích kỷ và vô tội. Chính sự  hiện diện của Ngài nơi bạn biến đổi thành con người hoàn hảo hơn bất cứ tội nhân trứ danh của bất cứ thời đại nào khác, chứ còn không phải nhờ gì khác đâu.
Vậy con người còn hãnh diện ở chỗ nào ? Không  có chỗ nào hết. Vì chúng ta được cứu rỗi không phải là do công trạng cơ đồ của chúng ta. Mà là do Đức Giêsu Kitô đã hoàn tất mọi sự và nhờ ta tin vào Ngài. Ta tin rằng người ta trở nên công chính do đức tin mà không cần thi hành lề luật (Rom 3 / 27-28).
Thánh Phaolô nhận xét : Tín điều này không có gì là mới mẻ cả. Đâu phải vì làm việc thiện mà Abraham được Chúa chấp thuận, nhưng chỉ vì đức tin của ông Abraham cũng chưa phải là người “tốt” ngay cả khi so với tiêu chuẩn luân lý của thời đó. Khi ông du hành ở xứ người, ông biết rằng người ta có thể đoạt hành lý, súc vật và cả người vợ đẹp của ông nữa. Và để có thể tránh được hiểm họa đó, ông quyết định làm như thể Sarah vợ ông chính là em gái ông. Ông  tính toán rằng làm như thế thì tránh được nguy cơ mà còn có thể được phước lộc nữa. Và  đã xảy ra như vậy. Đức vua thấy  Sarah và đòi cưới. Bà đuợc đưa tới điện vua và Abraham được lãnh nhiều quà tặng.
Abraham đã làm gì? Có phải ông đã tìm cách cứu nguy người vợ ông không? Đâu phải. Ông đã cầu may và Chúa đã phải can thiệp vào vụ này và vạch rõ cho vua thấy là Abraham đã lừa nhà vua.
Bạn có sẵn sàng nhận Abraham như một thành phần của Giáo Hội bạn không? Hãy suy nghĩ đi rồi mới trả lời.
Thật ra Chúa đã chọn Abraham không phải vì ông đã xử sự lương thiện, nhưng vì ông đã tin vào Chúa. Đức tin của Abraham đã được Chúa chấp nhận thay cho các việc lành ông làm. Đối với chúng ta, Abraham không phải là một người tốt, nhưng đối với Chúa, Abraham tốt lành vì ông đã tin.
Bạn có thể nghĩ trong lòng là bạn khá hơn Abraham hay khá hơn ai đó mà bạn quen. Nhưng đối với Chúa, chúng ta chỉ là tội nhân mà thôi. Đâu có phải vì tỷ lệ bách phân của “diều thiện” hay “điều dữ” mà chúng ta được cứu rỗi hay sinh ích cho Nước Trời. Abraham không trả vé vào Nước Trời bằng những việc thiện của ông.
Phaolô viết: “Đối với người làm việc thì tiền công không kể là ơn, chỉ là nợ. Trái lại, kẻ chẳng làm gì, chỉ tin kính Đấng khiến mọi tội nhân trở nên chính trực thì đức tin của họ được kể như sự công chính tùy theo phần phúc Chúa ban. (Rom 4,5)
Chúng ta trở nên tốt lành trước mắt Chúa. Nếu bạn thực sự tin điều đó, bạn lại không muốn nhảy mừng sao? Bạn lại không tuyên bố rằng trở thành một Kitô hữu dễ lắm sao. Bạn nên nghĩ rằng có cả triệu người đang tưởng rằng mình phải ráng lắm mới nên Kitô hữu được. Và vì biết rằng có cố gắng đến đâu đi nữa thì cũng chẳng bao giờ đạt tới hạnh kiểm tốt. Vậy thì tương lai đen tối và buồn tẻ biết bao! Chính những người đó cần được nghe Tin Vui!
Chúa cho không chúng ta ơn cứu rỗi. Phaolô viết: “Chúng ta được cứu rỗi là nhờ lòng nhân hậu của Chúa chứ không phải do công nghiệp của chúng ta. Nhưng nếu là do ơn phước, đâu còn do việc làm, nếu không ơn phước đâu còn là ơn phước. (Rom 11,6). Tin Vui lẽ ra phải được loan truyền khắp chốn, nhưng lạ thay, nhiều người Kitô hữu lại cứng miệng khi phải loan truyền tin đó.
Đã có lần bạn nhờ một khách qua đường chỉ cho bạn trạm xe buýt hay tiệm bán bánh gần nhất. Lúc đó bạn đâu có tái mét mặt hay lo sợ bồi hồi. Nhưng tại sao bạn lại sợ sệt khi phải nói cho một người lạ những điều Chúa Giêsu đã làm cho người đó.
Chúa muốn chúng ta kể lại Tin Vui cho anh em. Chính Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ đi kể lại cho tới tận cùng thế giới những điều Chúa đã làm cho chúng ta. Bạn hãy nghĩ xem: có ai muốn giữ kín điều đó không?
Phải, có một kẻ thù đang rảo quanh chúng ta, và thủ đoạn của nó là gây sự sợ, gây hoang mang khi phải chia sẻ tin vui của những người lãnh quà. Nhưng nếu chúng ta chắc chắn rằng Chúa đã làm việc lạ, nếu chúng ta biết rằng mình đã được lãnh nhiều ngân phiếu trị giá bạc ngàn thì chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui, đi kể cho mọi người nghe.
Có những người vẫn còn lo lắng một khi đã được tha thứ và được Chúa cho không đời sống vĩnh cửu, Chúa còn bắt chúng ta phải có những đức tính nào nữa? Hãy đón nghe Phaolô: “Chúng ta cùng mổ xẻ vấn đề này: Hạnh phúc Chúa hứa có phải chỉ dành cho những người tin vào Đức Kitô và đồng thời cũng theo luật Do-Thái nữa, hay hạnh phúc đó cũng dành cho những người tuy không theo luật Do-Thái nhưng vẫn tin vào Đức Kitô? Hãy lấy trường hợp của Abraham. Chúng ta thấy ông được Chúa chúc phúc nhờ lòng tin của ông. Nhưng có phải chỉ vì tin mà thôi hay cũng tại ông đã theo đúng luật Do-Thái?” (Rom 4,9). Và Phaolô kết luận gọn gàng: “Abraham không có theo luật Do-Thái, vì lý do là lúc đó chưa có lề luật!
“Thật rõ ràng: không phải vì nhờ một luật nào, lời hứa đã đến cho Abraham hay dòng giống ông là được cả thế gian làm cơ nghiệp, nhưng là nhờ sự công chính của lòng tin” (Rom 4,13).
Đối với chúng ta cũng vậy, Chúa hứa một phần gia sản, không phải để thưởng chúng ta ăn ở tốt lành, nhưng để đáp lại lòng tin của chúng ta. Bạn có thể không đồng ý với cách thức làm việc của Chúa. Nhưng đó là lời giải đáp cho vấn đề của bạn.
Người Do-Thái nhất định không chịu chấp nhận rằng họ là kẻ có tội. Nhiều người Kitô cũng không hiểu được câu Chúa trả lời cho người Do-Thái. Chúa quả quyết rằng luật Chúa tinh tuyền hơn họ tưởng tượng. Ví dụ, họ cho rằng không có ngoại tình. Chúa Giêsu cắt nghĩa rằng một người đàn ông đã cưới vợ mà còn thèm muốn người đàn bà khác ( hay người đàn ông nào thèm muốn một người đàn bà có chồng) đã phạm tội ngoại tình rồi đó. Đức Giêsu còn thêm, thà rằng bị mù mắt còn hơn duy trì dịp phạm tội. Ngài biết rõ tư tưởng lòng người. Nếu ai đã quyết tâm không phạm tội thì sẽ khám phá trong thâm tâm mình một người thứ hai đang muốn phạm tội. Và chúng ta cứ quanh quẩn đấu tranh với chính mình.
Đức Chúa Giêsu muốn dạy bảo chúng ta điều gì? Ngài có dạy chúng ta phải cố gắng thêm nữa để chu toàn lề luật chăng? Chắc chắn là không. Ngài chỉ muốn chúng ta thấy chúng ta cần đến Ngài. Mỗi một dụ ngôn, một giáo huấn của Ngài chứng minh rằng chúng ta cần một Đấng Cứu Thế. Tin vào Đức Kitô, đó là phương thế duy nhất để thực thi lề luật. Thánh Phaolô đã tuyên bố như vậy.
Bạn có thể hành xác bạn, bắt nó phải phục tùng luật này, luật jia. Như vậy bạn đã làm được việc gì? Hầu như chưa làm được gì cả. Chúa Giêsu đã cắt nghĩa rõ ràng: Nếu bạn không tuân theo tất cả các lề luật thì cũng như là bạn đã vi phạm tất cả các lề luật rồi.
“Đức Kitô không tìm cách làm cho bạn nản lòng, nhưng Ngài muốn khuyến khích bạn đó! Ngài đã nói rằng, chính Ngài sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề của bạn”.
“Vì đích cùng của lề luật là Đức Kitô, nguồn công chính cho mọi kẻ tin” (Rom 10,4).
Khi Đức Kitô bước vào cuộc sống của bạn, xác thịt của bạn vẫn còn những ước muốn bất chính. Nhưng có một sự khác biệt lớn: “Ai ở trong Đức Kitô, kẻ ấy là tạo vật mới; cũ đã qua đi, và này cái mới đã thành sự” (2 Cor 5,17)
Bạn vẫn là người cũ, nhưng đồng thời bạn không còn như trước nữa. “Thân xác của bạn đã chết vì tội, nhưng thần khí là sự sống vì Chúa đã tha tội cho bạn” (Rom 8,10)
Trong thâm tâm bạn có một hữu thể thiêng liêng hoàn toàn mới, vì Đức Kitô từ nay cư ngụ trong bạn nhờ Chúa Thánh Thần. Thân xác của bạn sẽ chết một ngày nào đó, nhưng bạn, bạn sẽ không chết. Bạn sẽ sống mãi mãi với Đức Kitô.
Tôi đã có dịp nói chuyện với cả ngàn người đi lễ ở nhà thờ và tôi hỏi họ: “Theo ý anh, phải làm gì để được lên thiên đàng?” Tôi đã hỏi nhiều người ở Mỹ, toàn là những người đã học hỏi nhiều về Kinh Thánh, và 90% đều khai ra những điều phải làm: Tuân theo giới luật, đi nhà thờ, bố thí, đừng làm gì thiệt hại cho người khác ... một danh sách vô tận về những điều họ phải làm.
Những người thường hay lui tới nhà thờ đã nghe và đã tin điều thất thiệt này: sự cứu rỗi của chúng ta tùy thuộc vào những điều chúng ta làm. Thế thì đâu có lạ nếu Tin Mừng được ít người đón tiếp! Ai lại muốn đến nhà thờ để lãnh được một đồng bạc, và lại nếu chỉ có thế thì loan tin đó làm gì?
Bạn còn nghĩ rằng ân huệ của Chúa chỉ đáng một đồng nữa thôi. Bạn còn nghĩ rằng, để đón nhận ơn lành của Chúa thì cần đức tin cộng thêm cái gì nữa phải không?
“Nếu bạn quả quyết rằng những phúc lành của Thiên Chúa chỉ dành riêng cho những người xứng đáng thì bạn coi thường lời hứa của Chúa và TIN đâu còn ý nghĩa gì nữa”.
“Vì chưng, nếu những kẻ nại vào Lề luật được thừa hưởng cơ nghiệp, thì tin là thành vô lối và lời hứa đã bị phế” (Rom 4,14)
“Vì luật tạo ra thịnh nộ. Còn ở đâu không có luật, thì cũng không có vi phạm” (Rom 4,15).
Như vậy có phải Chúa bất bình khi chúng ta làm điều tốt và giữ luật Chúa chăng? Chắc chắn là không. Nhưng Ngài thấu rõ lý do khiến chúng ta giữ luật Ngài. Nếu là vì chúng ta sợ bị phạt thì mọi cố gắng của chúng ta chả có giá trị nào cả.
Nếu chúng ta cố gắng vâng lời để được chúc lành thì cũng uổng công. Như vậy thì cố gắng để làm gì? Thà là cứ ăn ở xấu xa vì thế nào cũng được ơn cứu rỗi. Nói như vậy là phi lý. Chúng ta phải làm điều thiện, vì lý do duy nhất là chúng ta yêu mến Chúa và chúng ta làm đẹp lòng Ngài. Nếu chúng ta hiểu rõ Chúa ban cho chúng ta những món quà tuyệt diệu dường nào, thì chúng ta sẽ lấy tình nghĩa mà đáp lại tình yêu của Chúa chừng ấy.
Nhưng nếu bạn cứ nhất quyết nghĩ rằng phải làm điều tốt thì mới xứng đáng được Chúa chúc lành, bạn sẽ không bao giờ học cách yêu Chúa và thưởng thức các món quà của Chúa cả.
“Bây giờ Chúa chỉ cho chúng ta một lối khác để lên trời. Không phải một lối sống trơn tru với một hạnh kiểm tốt. Nhưng là một lối đi mới mẻ (tuy không mới mẻ mấy vì Kinh Thánh đã nói về vấn đề này từ lâu rồi). Chúa khẳng định rằng, Chúa chấp nhận chúng ta và đã tha thứ cho chúng ta. Chúng ta không còn là tội nhân nữa, nếu chúng ta trao mình cho Đức Chúa Giêsu Kitô để Ngài tẩy rửa tội lỗi chúng ta, chúng ta có thể được cứu vớt khi đến với Đức Kitô, mặc dầu quá khứ nặng nề tới đâu đi nữa” (Rom 3,21-22). Điều kiện là: “trao mình cho Đức Giêsu Kitô”. Nghĩ rằng mình xứng đáng hay đâu có đến nỗi tệ, là làm ngược lại.
Đức Giêsu Kitô đã làm gì cho ta?
“Thiên Chúa đã phái Đức Giêsu Kitô để Ngài mang lấy cái án do tội chúng ta gây nên. Thiên Chúa đã dùng máu Đức Kitô và lòng tin của chúng ta như những phương tiện cứu chúng ta thoát khỏi cơn thịnh nộ của Ngài (Rom 3,25).
Hai yếu tố này cần thiết, không thể thiếu một trong hai. Đức Kitô đã hoàn tất phần của Ngài, nhưng điều đó không đi đến đâu nếu chúng ta không tin. Nếu chúng ta lúng túng trong những “điều phải làm”, chúng ta sẽ không bao giờ được tự do để tin.
“Ngài đã bị phó nộp vì các lỗi lầm của ta, và đã sống lại để ta được giải án tuyên công” (Rom 4,25) ... Tội đã ngự trị bằng sự chết. Ơn cũng ngự trị nhờ sự công chính cho đến sự sống đời đời, nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rom 5,21)
Một điều rõ ràng là chúng ta cần chọn giữa sự nhân hậu của Chúa, và sự phán xét công bằng của Chúa. Một bên thì được ơn nhưng không của đời sống vĩnh cửu, một bên là sự chết.

Không có nhận xét nào