Quyền năng Bí Tích Thánh Thể (4. SỰ HIỆN DIỆN THẬT SỰ)
Tôi
không muốn tin Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Là một mục
sư Tin Lành, tôi suy nghĩ cách đơn giản, bánh và rượu là những biểu
tượng tiêu biểu cho Thịt và Máu Chúa Kitô. Tuy nhiên, cộng đoàn Giáo hội
Công giáo tin rằng, khi vị linh mục đọc lời Truyền phép trong Thánh lễ
thì bánh và rượu đã biến thành Thịt và Máu của Chúa Kitô. Hãy để cho
tôi kể lại cho các bạn những gì đã diễn ra trong đời sống của tôi đã
thuyết phục tôi, khiến tôi tin Chúa Giêsu thật sự hiện diện trong bí
tích Thánh Thể như thế nào!
Verma,
người vợ đầu tiên của tôi qua đời ngày 18 tháng 6 năm 1994. Tôi và
Verma đã kết hôn với nhau được mười ba năm. Tôi sẽ ra sao nếu không có
cô ấy? Tim, đứa con nhỏ nhất của tôi vừa giải ngũ khỏi hải quân. Nó nói
với tôi:
–
Ba ơi, sao ba cứ thui thủi một mình ở Washington làm chi? Sao ba không
chuyển về bang Arizona ở với Rachel và con cho vui, bảo đảm ba sẽ hết
buồn ngay?
Tôi
đang rất cô đơn nên nhận thấy lời Tim nói rất đúng. Vì thế, tôi xin
nghỉ coi nhà thờ, thu xếp hành lý, chất hết vào chiếc xe tải nhỏ của tôi
và trực chỉ Arizona. Tôi không muốn tiếp tục cuộc sống buồn tẻ nữa nên
một thời gian ngắn sau khi đến Show Low, bang Arizona, tôi đã gặp một
người phụ nữ Công giáo đáng yêu tên là Anita Radler. Cô ấy đang cầu xin
Chúa ban cho một người chồng Kitô hữu đạo đức, còn tôi thì đang cầu
xin Chúa để có một người vợ Kitô hữu tốt lành. Tôi muốn kết hôn và có
một mái gia đình riêng. Không bao lâu, tôi thấy Chúa đáp trả lời cầu
xin của chúng tôi và Người mang chúng tôi lại với nhau (Thật sự, tôi
phải lòng người đàn bà đáng yêu này trước khi cô ta biết rằng tôi thích
cô ta). Bây giờ chúng tôi đã kết h ôn được sáu năm rồi và đó là một
thời gian hạnh phúc. Thiên Chúa biết Người đang làm gì khi Người mang
chúng tôi đến với nhau.
Một
vài tháng, sau khi tôi và Anita đã kết hôn, một số người gặp tôi, muốn
tôi bắt đầu trông coi một nhà thờ mới và họ hứa sẽ giúp tôi. Tôi thật
sự không muốn trông coi một nhà thờ nào nữa. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh
tôi đã nhập đạo, đã là thành phần của cộng đoàn Giáo hội. Tôi chỉ trông
coi mục vụ nhà thờ này trong một thời gian ngắn thôi. Chúa đã chỉ cho
tôi một người khác có thể làm mục sư cho nhà thờ này. Tôi bắt đầu tham
dự thánh lễ nơi nhà thờ Công giáo với Anita. Không bao lâu tôi cảm thấy
mình như đứa con hoang không được tiếp đón nơi nhà mình. Vấn đề tôi
nghĩ, mình là một Kitô hữu hơn năm mươi năm và là một mục sư hơn mười ba
năm mà những người Công giáo ở đây không cho tôi rước lễ. Tôi đã xin
với vị linh mục, tôi phải làm gì để được gia nhập Giáo hội Công giáo và
để tôi được lãnh nhận Thánh Thể. Vị linh mục nói rằng:
–
Tôi phải học các lớp giáo lý Công giáo, một điều tôi đã làm. Tuy
nhiên, tôi phải chấp nhận học về sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô
trong phép Thánh Thể.
Tôi đã tự nhủ:
– Được rồi, tôi đã tin vào điều đó rồi.
Ngày
Chúa Nhật Phục Sinh năm 1999, tôi được đón nhận vào Giáo hội Công
giáo. Năm đầu tiên tôi là người Công giáo, lúc tôi lên rước lễ, tôi
thường tâm sự với Chúa Giêsu:
–
Lạy Chúa, bây giờ cả Chúa và con đều biết rằng bánh và rượu không chỉ
trở thành Thịt và Máu Chúa hay chúng chỉ là những dấu hiệu tiêu biểu
cho Thịt và Máu Chúa. Nhưng lạy Chúa, con làm việc này để tưởng nhớ
những gì Chúa đã làm cho con.
Hơn
nữa, lúc này tôi nghĩ rằng những ngày tháng sứ vụ của tôi đã qua, tôi
không phải là một linh mục cũng không thể trở thành linh mục vì tôi đã
kết hôn. Tôi không nghĩ rằng tôi có thể làm một thầy sáu khi gia nhập
vào đạo Công giáo, những người Tin Lành không muốn tôi làm thế. Tuy
nhiên, vào tháng 3 năm 2000, một tông đồ giáo dân rao giảng Phúc Âm tên
là Brendan Case đến thành phố này.
Tôi hỏi Anita:
– Một người tông đồ rao truyền Phúc Âm trong thế giới này như thế nào?
Nàng
đã giải thích cho tôi rằng trong Giáo hội Công giáo, sứ vụ này dành
cho những người được truyền chức thánh như các Giám mục, Linh mục, thầy
Sáu. Khi suy nghĩ về Brendan Case, tôi tự nhủ: “Gã này thật can đảm”,
vì vào tối cuối cùng sau năm ngày chia sẻ, ông ấy sẽ cầu nguyện cho
người đau ốm. “Hãy thoát khỏi thành phố này đi vì người Công giáo không
cầu nguyện cho người bệnh”. Anita đi dự buổi chia sẻ đầu tiên của
Brendan nhưng hôm đó tôi lại ở nhà. Nàng cho ông ấy biết tôi đã công
tác trong việc chữa bệnh hơn mười ba năm. Đầu tiên khi nghe thế, ông
nói:
– Tốt lắm.
Nhưng
vài phút sau, ông trở lại gặp Anita và ngỏ ý muốn gặptôi. Ngày hôm
sau, trời đổ tuyết nên tôi không thể đi làm. Tôi đã gọi điện cho
Brendan và hỏi rằng:
– Nếu ông muốn, chúng tôi có thể cùng nhau đi uống cà phê.
Ông
đồng ý. Chúng tôi trải qua nhiều giờ nói chuyện về sứ vụ của ông và
của tôi. Trong suốt cuộc nói chuyện của chúng tôi, ông hỏi tôi, nếu tôi
muốn, tôi có thể gia nhập vào hội cầu nguyện của ông để tham gia vào
các buổi chia sẻ chữa bệnh. Dĩ nhiên, tôi sung sướng đồng ý gia nhập
vào hội của ông. Cầu nguyện cho người bệnh trong Giáo hội Công giáo, có
phải bạn chơi khăm tôi không? Tôi không nghĩ điều ấy sẽ xảy ra.
Brendan thích phương cách tôi cầu nguyện cho người bệnh và ông hỏi tôi,
nếu tôi muốn tham gia vào nhóm của ông thì sẽ có một buổi chia sẻ
trong vài tuần nữa ở Genoble, bang Arizona. Tôi đã nhận lời ông. Để sửa
soạn cho mình trong buổi chia sẻ chữa bệnh, tôi quyết định ăn chay để
lòng trí kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô.
Trong
lần ăn chay này, Chúa bắt đầu cho tôi cảm nghiệm được sự hiện diện
thật sự của Người trong bí tích Thánh Thể. Tôi nói với Chúa:
–
Chúa biết con yêu Chúa và muốn sống trong chân lý. Vậy khi vị linh mục
Công giáo đọc lời truyền phép trên bánh và rượu, bánh và rượu có trở
nên Mình và Máu Chúa thật không?
Để trả lời cho câu hỏi này, Chúa chỉ cho tôi đoạn Phúc Âm của thánh Gioan:
“Quả
thật, quả thật, Ta bảo các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Ta là
Bánh Trường Sinh. Tổ tiên các ông đã ăn Manna trong sa mạc nhưng đã
chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống để ai ăn thì khỏi phải chết. Ta
là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời.
Và bánh Ta sẽ ban tặng, chính là Thịt Ta đây, để cho thế gian được
sống. Người Do thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: ‘Làm sao
ông này có thể cho chúng ta ăn Thịt ông ta được?’ Chúa Giêsu nói với
họ: ‘Quả thật, quả thật, Ta bảo các ông, nếu các ông không ăn Thịt và
uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn Thịt và
uống Máu Ta thì được sống muôn đời và Ta sẽ cho người ấy sống lại vào
ngày sau hết vì Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống. Ai
ăn Thịt và uống Máu Ta thì ở lại trong Ta và Ta ở lại trong người ấy.
Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Ta và Ta sống nhờ Chúa Cha thế
nào, thì kẻ ăn Ta cũng sẽ nhờ Ta mà được sống như vậy. Đây là bánh từ
trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn và họ đã chết. Ai
ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,47-58) (Giáo lý Giáo hội Công Giáo tr. 355 (1411).
Tiếp đó, Người chỉ cho tôi thư thứ nhất Côrintô: “Thật
vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em.
Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, tạ ơn,
rồi bẻ ra và nói : ‘Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy, hiến tế vì
anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.’ Cũng
thế, vào cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói : ‘Đây là chén Máu Thầy,
Máu đổ ra để lập giao ước mới, mỗi khi uống anh em hãy làm như Thầy vừa
làm để tưởng nhớ đến Thầy’. Thật vậy cho đến ngày Chúa đến, mỗi lần ăn
Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế,
bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm
đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống
Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể
Chúa, là ăn và uống án phạt mình. Vì lẽ đó, trong anh em có nhiều người
ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết” (1 Cr 11,23-30).
Tiếp đó, Chúa nói với tôi:
–
Bob, nếu Ta muốn nói bánh và rượu đơn giản chỉ là biểu tượng của Mình
và Máu của Ta thì Ta sẽ nói với các môn đệ Ta rằng bánh và rượu chỉ là
biểu tượng của Mình và Máu Ta. Nhưng Ta không nói như thế. Ta nói: “Đây là Mình Ta… Đây là Máu Ta”.
Điều này tôi không dễ dàng chấp nhận ngay.
Tôi
đã tin và được dạy từ nhỏ rằng, bánh và rượu chỉ là biểu tượng cho
Mình và Máu của Chúa. Tôi không biết đây là một giáo lý sai lầm mà các
cộng đoàn Tin Lành đang rao giảng. Mục sư Tin Lành không làm và không
thể đọc lời truyền phép khiến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa
Giêsu Kitô được. Chỉ có những linh mục Công giáo mới có thể đọc lời
truyền phép biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô mà
thôi. Tôi ghen tị với các linh mục Công giáo. Tôi có thể cầu nguyện với
đức tin, để chữa lành người bệnh và phục sinh kẻ chết. Nhưng tôi không
thể đọc lời truyền phép biến bánh và rượu nên Thịt và Máu Chúa chúng
ta được. Đặc ân này chỉ dành riêng cho một mình linh mục Công giáo. Đây
là một đặc ân và vui mừng mà họ được thông dự cũng như phải có một
kính sợ lớn lao chừng nào! Chẳng mấy chốc, đã đến ngày chúng tôi đi
Genoble, bang Arizona dựa buổi chia sẻ chữa bệnh. Tôi chưa bao giờ tham
dự một buổi chầu Thánh Thể trọng thể vào ban tối. Trên bàn thờ, Thánh
Thể ngự trong một mặt nhật uy nghi.
Khi
Bredan đang chia sẻ tối đó, tôi ngồi nơi hàng ghế đầu và nhìn chăm chú
vào Thánh Thể. Thình lình, gương mặt của Chúa Kitô xuất hiện nơi chính
giữa Bánh Thánh. Điều đó giống như Chúa đang nói với tôi rằng:
– Bob, hãy nhìn xem, Ta thật sự hiện diện trong Thánh Thể.
Tôi nói:
– Lạy Chúa, con biết con vừa xem thấy Chúa.
Chúa
đã bắt đầu chuyển thông vào trái tim tôi quyền năng của Người. Nếu
Người thật sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể thì quyền năng của Người
cũng ở đó, bởi vì Người không thể tách biệt khỏi quyền năng của mình
được. Quyền năng chữa lành các bệnh nhân, chữa sạch người phung hủi, làm
cho kẻ chết sống lại, xua trừ ma quỷ đang hiện diện trong bí tích
Thánh Thể. Tôi hỏi Chúa:
– Lạy Chúa, nếu tất cả điều này đều là thật, có phải đây là cách Chúa dùng con trong Giáo hội Công giáo không?
Chúa nói với tôi:
– Đúng đó Bob! Với tư cách là những tông đồ về sự Hiện Diện của Người.
Tôi đáp:
– Vâng lạy Chúa! Họ là ai? Con làm thế nào để gặp gỡ họ? Họ ở đâu?
Chúa đáp:
–
Không Bob ơi! Con hiểu lầm rồi. Đó là sứ vụ mới của con dấy. Con hỏi
Ta rằng có phải đó là cách Ta sử dụng con trong Giáo hội Công giáo
không và câu trả lời là “phải” và tên sứ vụ mới của con là Những tông đồ về sự Hiện Diện của Người.
Tiếp đó, tôi hỏi Chúa:
– Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì với sứ vụ mới này?
Chúa đưa tôi đến với Phúc Âm thánh Mátthêu đoạn 10 từ câu 7-8:
“Dọc
đường hãy rao giảng rằng: ‘Nước trời đã gần đến’. Các con hãy chữa
lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được
sạch bệnh và khử trừ ma quỷ. Các con đã được cho nhưng không, thì cũng
phải cho nhưng không như vậy”.
Chúa nói tiếp:
–
Bob ơi! Nếu con ra đi và rao giảng nước trời đã gần đến, Ta sẽ chữa
lành người đau yếu, làm cho người phong hủi được lành sạch, cho kẻ chết
sống lại và khử trừ ma quỷ.
Tôi
đã nói với Chúa những gì tôi có thể làm được, cũng như những gì là ý
kiến của tôi khi tôi suy nghĩ về ý nghĩa của đoạn Thánh Kinh này. Chúa
nói với tôi:
–
Bob ơi! Mặc dầu đó là sự thật nền tảng nhưng đó không phải là ý nghĩa
của đoạn Thánh Kinh đó. Bob ơi! Lý do mà Nước Trời đã đến gần là bởi vì
Ta hiện diện thật sự trong bí tích Thánh Thể. Nếu con ra đi và nói cho
mọi người biết rằng Ta thật đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể thì
Ta sẽ chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người
phong hủi được sạch và xua đuổi các quỷ.
Sau khi chia sẻ với Anita về những điều này, nàng hỏi tôi:
– Vậy anh nghĩ anh sẽ trở lại giáo hội Tin Lành lần nữa chăng?
Câu trả lời của tôi cho Anita là “Bỏ Người tôi biết theo ai?” Câu mà Phêrô đã trả lời cho Chúa Giêsu trong Phúc Âm thánh Gioan đoạn 6, câu 66-68:
– Từ
lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa. Vậy Chúa
Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả các con nữa, các con cũng muốn bỏ đi hay
sao? Ông Simon Phêrô liền đáp : “Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo
ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
Tôi
không thấy một Giáo hội Tin Lành nào tin vào sự hiện diện thật sự của
Chúa Kitô. Còn tôi, bây giờ tôi tin rằng khi vị linh mục Công giáo đọc
lời truyền phép trên bánh và rượu, bánh và rượu liền trở nên Thịt và
Máu Chúa Giêsu Kitô. Bởi vì đây là sự thật, nên quyền năng chữa lành
bệnh nhân cũng đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Bây giờ Chúa đã
ban cho Anita và tôi sứ vụ trở nên Những tông đồ về sự Hiện Diện của Người. Nhưng dù tôi có rao truyền Tin Mừng là “Nước Trời đã đến gần” hay không, thì Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện thật sự trong bí tích Thánh Thể.
Vì
sao lại có nhiều người Công giáo lên rước lễ với cung cách thiếu lòng
kính trọng? Điều này khiến tôi biết tại sao nhiều người Công giáo trở
nên nguội lạnh khô khan, chai đá, lãnh đạm với sự hiện diện thật sự của
Chúa Kitô, lại còn có một số người không tin vào sự hiện diện đó nữa.
Họ có thể tin điều đó nơi trí khôn của họ nhưng lòng họ không tin. Có
lẽ họ chỉ đứng xa xa hay đi chung quanh mà không tiếp cận. Điều đó thật
đáng buồn. Tôi tin là hầu hết những người Công giáo không hiểu về đặc
ân rất cao trọng mà họ có nơi bí tích Thánh Thể. Khi còn nhỏ, họ có thể
được học giáo lý về sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô, nhưng bây giờ
nhiều người chưa chắc đã thừa nhận điều đó. Tôi không dám nói là họ
không biết gì về chuyện đó. Điều tôi muốn nói là họ có sự hiểu biết của
trí tuệ nhưng họ cần tin chuyện đó bằng tấm lòng của họ hơn. Hãy suy
nghĩ về chuyện đó đi. Thử hỏi tâm trí các bạn thế nào khi các bạn bước
lên lãnh nhận Mình và Máu Chúa của chúng ta? Các bạn hãy đọc thư thánh
Phaolô gởi cho tín hữu thành Côrintô:
“Ai
nấy hãy tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn
và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt
cho mình. Vì lẽ đó, trong anh em có nhiều người ốm đau suy nhược và
cũng có lắm người đã chết” (1 Cr 11,28-30).
Các
bạn có bao giờ nghĩ rằng nguyên nhân nhiều người yếu nhược và đau bệnh
hay đang hấp hối là bởi vì họ không nhận thức rõ ràng Thân Thể của
Chúa ư? Các bạn có biết ý nghĩa của việc nhận thức một điều là gì
không? Nhận thức một điều gì có nghĩa là: “nhận thấy” bằng cái nhìn hay
bằng tâm trí, hiểu biết, để phán đoán cách sáng suốt; nhận biết những
khác biệt tinh tế hay thấu hiểu. Có phải sự hiểu biết về Đấng mà các
bạn lãnh nhận nơi Thánh Thể xuyên thấu lòng các bạn không? Tôi xin nhắc
lại, các bạn không thể dùng trí tuệ nhưng là bằng tấm lòng của các
bạn. Tôi không xét đoán hay phê phán ai về chuyện đó, chỉ có các bạn
mới có thể trả lời về câu hỏi này!
Cũng
vậy vì sao có nhiều người Công giáo vội vã ra về khi dự lễ? Cha xứ của
chúng tôi luôn nói với chúng tôi rằng, Thánh Thể là tâm điểm đức tin
của chúng ta và là phần quan trọng nhất của Thánh lễ. Nếu đây là sự
thật thì vì sao vừa rước lễ xong các giáo hữu lại vội vã ra về như thế?
Vào trong phần quan trọng nhất của Thánh lễ mà không làm cho tôi có
một ý thức nào. Tôi biết vì sao cha xứ của tôi nói như vậy, bởi vì cha
thấy mọi người luôn luôn vội vã ra khỏi nhà thờ. Nếu tôi là một linh
mục Công giáo đã hiểu biết về Thánh Thể, như bây giờ tôi hiểu về sự
hiện diện thật sự của Chúa Kitô thì tôi sẽ để nhiều thời gian cho phần
Hiệp lễ trong Thánh lễ hơn các phần khác trong thánh lễ.
Tôi
không biết các bạn như thế nào, có thể do tôi, chắc tôi đang trở thành
một kẻ cuồng tín rồi. Nếu một người thật sự tin rằng Chúa Giêsu Kitô
hiện diện trong phép Thánh Thể, người ấy phải có thái độ kính sợ. Người
ấy sẽ chìm sâu vào sự thờ lạy trước một vị Thiên Chúa. Người ấy sẽ
không vội vã ra khỏi nhà thờ để về nhà xem chương trình đá banh trên
tivi hoặc viện bất cứ lý do nào khác quan trọng hơn việc để thời gian
tâm sự với Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta.
Khi
chúng ta trở nên ý thức về sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô thì có
hai việc xảy ra: đầu tiên, tôi say mê yêu mến Chúa Giêsu hơn tất cả mọi
sự. Thứ hai, thánh lễ bắt đầu làm cho tôi ý thức. Mọi phần của Thánh lễ
đều quan trọng theo cách của chúng. Phần Phụng Vụ Lời Chúa và rao
giảng thì quan trọng do nhiều nguyên nhân, bao gồm sự kiện là Thiên
Chúa củng cố Lời Người bằng những dấu lạ đi kèm theo:
“Còn
các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với
các ông và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời của các ông rao
giảng” (Mc 16,20).
Các bạn không nghĩ như vậy sao? Vì ngay việc sức khoẻ cũng rất quan trọng vì thư thứ ba của thánh Gioan nói:
“Anh thân mến, tôi cầu chúc anh được mọi bề thịnh đạt: thể xác mạnh khoẻ và tinh thần phấn chấn” (3 Ga 2).
Nếu Thiên Chúa không ban sức khoẻ cho chúng ta thì chúng ta có thể làm việc gì cho Người?
Sách Malakhi đoạn 3, câu 8-12 nói:
“Phải
chăng, người phàm gạt được Thiên Chúa? Thế mà các ngươi đã gạt Ta. Các
ngươi nói: ‘Chúng tôi đã gạt Người về điều gì – về thập phân và phần
thu liễm. Án nguyền rủa đã giáng xuống trên các ngươi. Thế mà các ngươi
vẫn gạt Ta, tất cả quốc gia (các ngươi). Thập phân hãy đem lại cả vào
nhà kho. Nơi nhà của Ta, hãy làm sao cho có lương thực. Hãy làm thế mà
thác thức Ta – Giavê các cơ binh đã phán – Xem Ta có mở cổng Trời cho
không? Hay trên các ngươi, Ta có trút chúc lành xuống không? Cho đến
mức không còn phải thiếu. Vì các ngươi, Ta sẽ quát rầy con bọ háu ăn
không để nó phá hoại trái trăng ngoài ruộng, không để nho trong đồng
thiếu quả - Giavê các cơ binh đã phán – Bấy giờ, chư quốc hết thảy sẽ
khen ngợi các ngươi có phúc vì các ngươi sẽ là lạc cảnh trên trần’ –
Giavê các cơ binh đã phán”.
Thiên
Chúa muốn chúc phúc và ban sức khoẻ cho các bạn. Nhưng nếu các bạn đơn
giản chỉ bỏ đồng một đôla hoặc hai đôla vào trong giỏ nhà thờ thì đó
không phải là đóng thập phân. Đó là sự lường gạt Thiên Chúa. Trong đoạn
Thánh Kinh này, Chúa nói với chúng ta hãy đem Người vào trong việc thực
hành:
“Thập
phân hãy đem lại cả vào nhà kho, nơi nhà của Ta hãy làm sao cho có
lương thực – hãy làm thế mà thác thức Ta – Giavê các cơ binh đã phán –
Xem Ta có mở cổng Trời cho không? Hay trên các ngươi, Ta có trút chúc
lành xuống không? Cho đến mức không còn phải thiếu”.
Như vậy, khi vị linh mục của các bạn truyền phép trên bánh và rượu, điều đó có quan trọng không?
Trong
lớp giáo lý tân tòng, tôi đã được dạy rằng, bí tích Thánh Thể là trung
tâm đức tin của đạo Công giáo chúng ta. Nhưng thử hỏi hầu hết mọi
người có nghĩ về giây phút quý giá này không? Người ta nói với tôi:
– Bob ơi! Anh may mắn lắm, vì anh đã thấy nhiều phép lạ rồi còn tôi chưa hề thấy một phép lạ nào.
Nếu
các bạn nói với tôi rằng các bạn chưa hề thấy một phép lạ nào, thế thì
các bạn chưa bao giờ thấy cha xứ của các bạn dâng lễ à, khi ngài đọc
lời truyền trên bánh và rượu, lập tức một phép lạ xảy ra. Bánh và rượu
bình thường trở nên Thịt và Máu Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta cách lạ
lùng và quý giá. Thế các bạn có nhận thức được Thân Mình của Chúa trong
giây phút đó không? Trước khi tôi trở nên ý thức về sự hiện diện của
Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Chỉ có một mình Thiên Chúa biết tôi
đã nghĩ gì về phần quan trọng nhất này của Thánh lễ. Tuy nhiên, bây giờ
tôi rất thích thú khi tham dự phần Thánh lễ này. Khi ngài đọc lời
truyền biến đổi bánh trở nên Thịt của Chúa Kitô. Tôi thấy mình đang cúi
xuống trước Mình Thánh của Chúa Kitô và nói:
– Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi.
Khi ngài nâng chén và đọc lời truyền. Tôi thấy mình đang đọc những lời nguyện:
– Đây là Máu Chiên Con đã xoá mọi tội lỗi, chữa lành người đau yếu và bệnh tật.
Các
bạn nghĩ về điều gì khi các bạn lên bàn thờ rước lấy Thánh Thể? Các
bạn có suy nghĩ về phép lạ vừa diễn ra trước mắt các bạn hay là các bạn
nghĩ về cái gì khác? Các bạn đã được lãnh nhận Mình và Máu Chúa Giêsu
Kitô và đâu là khoảnh khắc rất đặc biệt trong Thánh lễ? Các bạn rước
lấy Thân Mình và Máu Thánh của Chúa Giêsu Kitô thế nào? Các bạn có nhận
biết việc mình đang làm không? Các bạn có nhận thức rằng Thịt và Máu
của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện bên trong các bạn không? Hay các bạn
chỉ vội vàng ra về để xem chương trình đá banh trên tivi hoặc gặp gỡ
bạn bè trong các nhà hàng mà các bạn thích? Tổng Giám mục Michael J.
Sheehan ở Santa Fee, bang New Mexicô đã viết một lá thư mục vụ, trong
lá thư ngài cho biết qua một cuộc điều trả của Công giáo, đã khám phá
ra rằng chỉ có 20% số tín hữu tin sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí
tích Thánh Thể như Giáo hội Công giáo Rôma đã dạy. Đây là một điều đáng
buồn cho đức tin của người Công giáo chúng ta. Hãy suy nghĩ xem Giáo
hội Công giáo sẽ khác thế nào nếu con số thống kê đảo ngược lại là 70%
người Công giáo tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô thay vì là
20%. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu 70% tin vào quyền năng của Thiên Chúa,
Người muốn chữa lành cho dân Người khỏi những đau ốm và tật bệnh. Thật
tuyệt vời! Tôi rất hào hứng khi nghĩ đến chuyện đó.
Còn
các bạn thì sao? Các bạn có tin rằng Chúa Giêsu thật sự hiện diện
trong bí tích Thánh Thể không? Các bạn có nhận thức cách kính trọng
Thịt và Máu Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta không? Các bạn có tin rằng
đó chính là Chúa Giêsu quyền năng của hai ngàn năm trước và hiện giờ
đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể không? Ngày hôm nay các bạn có
cần Chúa đụng chạm đến mình không? Hôm nay các bạn có tin rằng Thiên
Chúa muốn chữa lành cho bạn không? Thư thứ nhất của thánh Gioan, đoạn 5
câu 14-15 nói với chúng ta rằng:
“Người
nhậm lời chúng ta khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người. Nếu chúng ta
biết rằng, Người nhận mọi lời chúng ta xin thì chúng ta cũng biết rằng
chúng ta sẽ được những gì chúng ta đã xin Người”.
Có
phải Chúa muốn chữa lành các bạn không? Tôi tin hầu như cách chắc chắn
rằng Thiên Chúa muốn chữa lành các bạn và giải thoát các bạn khỏi
những đau ốm và bệnh tật của các bạn như thứ thứ ba của thánh Gioan,
câu 2 đã nói:
“Anh em thân mến, tôi cầu chúc anh được mọi bề thịnh đạt, thể xác mạnh khoẻ và tinh thần phấn chấn”.
Và sách Isaia đoạn 53, câu 5 đã nói:
“Nhưng
Ngài đã bị đâm vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của
chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán. Đã giáng xuống trên Ngài hình phạt để
đổi lấy an bình cho chúng tôi và nhờ những vết hằng Ngài chịu, chúng
tôi có phương dược chữa lành”.
Chúa
Giêsu đã trả giá cho sự chữa lành của các bạn ở trên thánh giá đau đớn
vào hai ngàn năm trước. Bây giờ tất cả những gì mà các bạn phải làm đó
là tin vào Người. Khi tôi nói tin vào Người, tôi muốn nói: “Hãy tin
Người”. Không còn nghi ngờ gì nữa. Khi nói: “Tôi hy vọng tôi sẽ được
chữa lành” thì đó không phải là tin mà là hy vọng. Thánh Giacôbê trong
thứ của ngài, đoạn 1, câu 6-8 đã nói:
“Nhưng
người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì
giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống. Người ấy đừng tưởng mình
sẽ nhận được cái gì của Chúa. Họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi
việc họ làm”.
Trong Phúc Âm thánh Máccô, đoạn 11, câu 22-24, Chúa Giêsu nói với các môn đệ:
“Các
con hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu có ai nói với
núi này: ‘dời khỏi chỗ này mà dời xuống biển’ mà trong lòng chẳng nghi
nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra thì điều ấy sẽ được ban cho.
Vì thế, Thầy nói với các con tất cả những gì các con cầu nguyện và
xin, các con cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý”.
Như
vậy để có đức tin và sự tin tưởng vào Thiên Chúa. Hãy biết rằng Thiên
Chúa muốn chữa lành bệnh tật cho các bạn và vì tin vào Người mà các bạn
được chữa lành. Thư thứ nhất của thánh Gioan, đoạn 5, câu 14-15 nói:
“Lý
do khiến chúng ta được mạnh dạn trước mặt Thiên Chúa, đó là: ‘Người
nhận lời chúng ta khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người.’ Nếu chúng ta
biết rằng Người nhận mọi lời chúng ta xin thì chúng ta cũng biết rằng
chúng ta sẽ được những gì chúng ta đã xin Người”.
Các
bạn có cơ hội được chữa lành trong mọi Thánh lễ. Mỗi Thánh lễ đã là và
sẽ là một Thánh lễ chữa lành mọi bệnh tật. Đức Giêsu Kitô Chúa chúng
ta hiện diện thật sự nơi bí tích Thánh Thể cũng như quyền năng chữa
bệnh của Người. Do đó, nếu các bạn có nhu cầu xin chữa bệnh, đầu tiên
các bạn hãy đọc kinh Tha thứ. Phúc Âm thánh Mátthêu, đoạn 6, câu 14-15 nói với chúng ta:
“Nếu
các con tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em ở trên trời cũng sẽ tha
thứ cho các con. Nhưng nếu các con không tha thứ cho người ta thì Cha
các con cũng sẽ không tha lỗi cho các con”.
Hãy
xin Thiên Chúa đánh động lòng các bạn và chỉ cho các bạn biết ai là
người các bạn cần tha thứ. Khi các bạn tha thứ cho họ thì Thiên Chúa mới
tha thứ cho các bạn. Họ có thể là những người làm các bạn bị tổn
thương cách sâu xa và có lẽ nỗi đau đó vẫn còn, nhưng các bạn phải tha
thứ cho họ, cho dù các bạn có thích hay không. Hãy mở rộng cõi lòng các
bạn cho Thiên Chúa, trong lúc đọc kinh Tha thứ, các bạn xin
Chúa chỉ cho các bạn những tội còn ẩn giấu trong đời sống, để các bạn
đi xưng tội và làm hoà với Thiên Chúa. Lúc đó, các bạn đã sẵn sàng để
đi dự Thánh lễ, để nhận cách kính trọng Thịt và Máu của Chúa Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta. Tiếp đó, hãy đọc kinh này để nhận lãnh sự chữa
lành qua việc lãnh nhận Thịt và Máu của Chúa Kitô.
“Lạy
Chúa, con đến đây để xin Chúa phá tan bệnh tật, đau buồn, và nhất là
chữa con khỏi cơn bệnh này (kể tên cơn bệnh). Con biết và tin rằng Chúa
thật sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể và Quyền Năng của Chúa để
chữa bệnh cho con cũng đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể nữa. Chúa
đã ban cho lòng con khát vọng thì xin Chúa hãy chữa con cho khỏi cơn
bệnh này (tên cơn bệnh). Lạy Chúa, giờ đây con vừa rước Chúa vào lòng
con, con đến với Chúa bằng đức tin trông đợi để nhận lãnh sự chữa lành
cơn bệnh của con. Con cám ơn Chúa. Con ngợi khen Chúa, con yêu mến
Chúa. Amen”.
Tôi
muốn các bạn tin rằng các bạn sẽ được chữa lành ngay tức khắc. Tuy
nhiên, có đôi lần việc lành bệnh phải diễn ra qua một thời gian. Sự lành
bệnh của các bạn có thể đã bắt đầu ngay khi các bạn vừa cầu nguyện
nhưng phải mất một thời gian, trước khi các bạn thấy sự lành bệnh hoàn
toàn mỹ mãn. Một thí dụ về loại này là khi các bạn mắc một loại bệnh nào
đó và đi tới bác sĩ để khám bệnh, ông bác sĩ ấy viết cho bạn một toa
thuốc nói rằng: “Uống ba lần một ngày và uống một tháng như vậy.” Các
bạn không được chữa lành ngay tức khắc với viên thuốc đầu tiên đâu. Bạn
phải dùng đúng theo toa thuốc đó thì thân thể bạn mới phục hồi hoàn
toàn được. Các bạn sẽ được chữa lành nhờ cầu nguyện nhiều lần, theo
cùng một cách thế. Sự chữa lành có thể bắt đầu ngay lần cầu nguyện đầu
tiên của các bạn, tuy nhiên, cần có thời gian trước khi các bạn thấy
sức khoẻ bạn phục hồi hoàn toàn. Như vậy, nếu các bạn không đượ chữa
lành ngay tức khắc, điều đó không được làm các bạn chán nản, không còn
chạy đến với Thánh Thể Chúa Kitô trong Thánh lễ và tiếp tục van xin
Người cho đến khi các bạn được chữa lành hoàn toàn. Để tôi kể cho các
bạn một thí dụ về kinh nghiệm của tôi. Gần đây, tôi có cầu nguyện cho
một người đàn ông bị ung thư da trên vùng mũi của ông. Theo lời ông,
ông trông giống như Rudolph tai lớn, mũi đỏ. Tuy nhiên, vài ngày sau
bệnh ung thư hoàn toàn biến mất. Vào thời gian viết cuốn sách này, bệnh
ung thư của ông vẫn chưa khỏi hoàn toàn, nhưng nó chỉ giảm bớt thành
một vết nhỏ xíu trên đầu mũi của ông. Việc chữa lành bệnh ung thư của
ông không xảy ra hoàn trong một lúc, việc lành bệnh ấy diễn ra trong
một thời gian, nên các bạn đừng thất vọng nếu các bạn không nhận được
một sự lành bệnh ngay lập tức. Hãy cầu nguyện cho việc lành bệnh xảy ra
ngay tức khắc nhưng nếu các bạn không được nhận lời, các bạn vẫn phải
tiếp tục lãnh nhận Thánh Thể với đức tin mong đợi.
Tác giả: Dr. Bob Rice
Post a Comment