Quyền năng của bí tích thánh thể (2. Đức Tin Mong Đợi)
2. ĐỨC TIN MONG ĐỢI
Ba
mươi ba năm trong sứ vụ chữa bệnh, tôi khám phá ra ba kẻ thù đã khiến
cho việc cầu nguyện không được đáp trả. Kẻ thù thứ nhất là hoài nghi và
bất tín. Kẻ thù thứ hai là thiếu sự tha thứ với tha nhân trong đời
sống và kẻ thù thứ ba là không thuộc về Thân Mình Chúa Kitô hoàn toàn.
Trong chương này, tôi sẽ nói về sự hoài nghi và bất tín. Khi chúng ta
đến với Thiên Chúa trong lúc cầu nguyện. Người muốn chúng ta đến với
Người bằng một đức tin thơ trẻ, một đức tin thiết tha mong đợi để lãnh
nhận những gì chúng ta cầu xin. Tôi gọi loại đức tin này là “đức tin
mong đợi”. Hãy cho tôi chia sẻ một hai hai câu chuyện với các bạn về
những gì Thiên Chúa đã dạy tôi phải tin vào Người với “đức tin mong
đợi” thế nào.
Như
một mục sư mở đường, tôi không có bất cứ sự ủng hộ tài chính nào.
Không những tôi phải cung cấp những nhu cầu cần thiết cho gia đình tôi
mà tôi còn phải trả tiền thuê toà nhà chúng tôi dùng làm nhà thờ. Để
trả cho tất cả những chi phí này, tôi phải tiếp tục lái xe tải như là
nghề chính trong việc mục vụ cho ngôi nhà thờ đầu tiên của tôi ở Vista,
bang California. Tôi lái một chiếc xe tải được gọi là xe chuyển hàng,
cơ bản là một xe đổ rác. Một buổi sáng trời mưa và lạnh, trước khi mọi
người đến nơi làm việc, thì tôi đã đổ chuyến hàng đầu tiên của tôi
trong bóng đêm. Một đống cát không thể di chuyển đang nằm trước mũi
thùng xe đổ rác khiến tôi giật mạnh cái nắp sau bốc dở hàng của xe tải
để thoát khỏi đống cát. Khi tôi giật mạnh cái nắp, tay áo của tôi vướng
vào một góc thùng xe khiến cánh tay trái tôi lãnh đủ cái nắp nặng ba
trăm pound đập mạnh xuống, khỏi cần nói các bạn cũng biết, cánh tay tôi
bị gãy.
Khi
đó tôi không thể làm gì được, tôi quyết định đi trở lại chỗ chứa hàng
để chở xe hàng khác. Khi tôi lái chiếc xe tới chỗ chứa hàng với cánh
tay bị gãy, tôi bắt đầu cầu nguyện:
– Lạy Chúa, con xin cá mà sao Chúa cho con rắn.
Tôi
đã cầu nguyện với một đức tin mong đợi. Tôi nói với Chúa rằng, tôi
muốn Chúa minh chứng để có thể tin vào Người bất cứ sự gì. Chúa nói với
tôi:
–
Bob, không phải con dễ dàng cầu nguyện cho người khác lắm mà? Bây giờ,
với một tí đau đớn con hiện có, con có tin rằng Ta sẽ chữa lành cánh
tay gãy của con không?
Tôi nói:
– Vâng, lạy Chúa, con tin.
Tôi cầm tay lái bằng cánh tay gãy và đặt tay kia lên trên nó, rồi nói:
– Hãy lành mạnh nhân danh Chúa Giêsu.
Ngay
lập tức, tôi cảm thấy Thiên Chúa làm liền lại khúc xương gãy nơi cánh
tay tôi và mọi đau đớn và các hệ luỵ của việc gãy xương lập tức biến
mất. Khi các bạn đau đớn hoặc ốm bệnh, các bạn sẽ nhận thấy, nếu các bạn
chưa sẵn sàng, một trong những điều khó nhất để thực hiện là tin những
nhu cầu của các bạn sẽ được ban cho. Nhưng điều đó vẫn có thể thực
hiện được, các bạn hãy đến với Chúa bằng đức tin mong đợi.
Năm
1973 Thiên Chúa đã dạy tôi một bài học rất giá trị về “đức tin mong
đợi”. Vào một buổi sáng tháng tư, khoảng độ mười giờ, tôi đang đọc kinh
Thần Vụ thì nghe tiếng Chúa nói trong lòng tôi:
– Bob, Ta sẽ gởi con tới Indonesia.
Tôi nói:
– Lạy Chúa, tại sao không ở nơi nào khác mà lại gởi con tới Indonesia?
Chúa nói với tôi:
– Bob, Ta muốn bày tỏ cho con một điều ở đó, Ta muốn dạy con một điều mà con sẽ không bao giờ có cơ hội như thế nữa.
Tôi thưa lại:
–
Vâng, lạy Chúa, nếu Chúa muốn con đi tới Indonesia thì con sẽ đi nhưng
con đi tới đó bắng cái gì đây? Chúa biết đó, con chẳng có tiền mà nhà
thờ của con cũng thế, vấn đề tiền bạc sẽ lấy đâu ra?
Liền ngay khi tôi vừa nói xong những lời trên thì chuông điện thoại reo vang:
–
Hello, có phải mục sư Rice ở đầu dây không? Emily K đây. Ông có thể đi
đến sở làm một lúc được không? Tôi sẽ đến gặp ông trong vài phút nữa.
Tôi nói với cô ta rằng tôi ở đó suốt buổi sáng.
Khoảng
bốn mươi lăm phút sau, cô ta gõ cửa văn phòng tôi đang làm việc. Tôi
mời cô vào và mời ngồi. Sau vài phút nói chuyện qua lại như thường lệ,
cô trao cho tôi một tấm ngân phiếu và nói:
–
Chúa nói với tôi mang cái này đến cho ông, cho cá nhân ông chứ không
phải cho nhà thờ. Chúa đã nói ông làm điều gì đó và số tiền này dành cho
mục đích đó.
Tôi
lặng người khi thấy số tiền ghi trên tấm ngân phiếu. Tôi cố giữ vẻ
bình thản và đặt tấm ngân phiếu lên bàn giấy và cám ơn cô ta. Khi tôi
nói với cô về những gì Thiên Chúa đã nói với tôi trong buổi cầu nguyện
sáng nay. Cô ta nói:
– Thật đúng lúc, ngợi khen Chúa, thật đúng lúc!
Ngay khi cô vừa về, tôi liền đến bên bàn xem tờ ngân phiếu; đó là tờ ngân phiếu năm trăm đôla.
Trưa
hôm đó, tôi kể chuyện này với một người bạn thân, ông ấy cũng là một
thành viên nơi nhà thờ của tôi, về chuyện bà K đã đem cho tôi tờ ngân
phiếu năm trăm đôla. Ông hỏi tôi có nghe nói về Mel Tori và cuốn sách Giống như ngọn gió quyền năng
chưa? Tôi nói với ông rằng chưa hề nghe đến tên tác giả này bao giờ.
Ông đã nói với tôi về một cuộc phục hồi kỳ diệu đang diễn ra ở Indonesia
và cuốn sách của Mel nói về cuộc phục hồi đó. Ông nói với tôi rằng Mel
đang giảng vào ban đêm tại nhà thờ phái Baptist phía Bắc Hollywood.
Ông hỏi tôi có thích chạy lên Bắc Hollywood để nghe lời chứng của Mel
và những gì đang xảy ra ở Indonesia không? Tôi nói với ông đó là một ý
kiến rất hay. Thế là chúng tôi cùng một số bạn bè đi nghe Mel chia sẻ
tối hôm đó.
Sau
phần chia sẻ của mình, Mekl đi quanh bắt tay mọi người. Tôi tiến lại
gặp ông và bày tỏ sự thích thú của tôi với bài chia sẻ vừa rồi của ông.
Tôi vừa bắt tay ông vừa nói:
– Chào Mel, tôi là Bob Rice.
Ông nói:
– À! Anh Bob Rice, khi nào anh đến nước tôi?
Tôi
cảm thấy lạnh người vì tôi chưa hề nói cho ông biết tên và ý định của
tôi nữa. Tôi nói với ông, tôi định đáp máy bay vào tháng sáu. Ông nói:
–
Được rồi, anh nên viết thư cho họ để họ trở về nhà vì họ đang đợi anh
trong tháng năm, nên anh không đến trong tháng năm họ sẽ lo lắng đấy.
Tôi nói:
– Hay tôi đi ngay tháng năm có được không?
Ông
yêu cầu tôi gặp ông vào tối thứ năm. Lý do ông muốn gawpjtooi là đưa
cho tôi ba bức thư. Chúa không nói bao giờ tôi đi? Tất cả những gì ông
nói với tôi là Indonesia. Mel là người nói với tôi sẽ đi đến nơi nào.
Tôi được trông đợi ở làng Soe, Indonesia.
Ngày
hôm sau, tôi đi tới một nhân viên chuyên về dịch vụ du lịch để hỏi giá
một vé khứ hồi tới Kupang. Indonesia, là phi trường gần làng Soe nhất.
Người nhân viên du lịch cho biết giá vé máy bay đến và khứ hồi là một
ngàn ba trăm đôla. Lúc này, tôi chỉ mới có năm trăm đôla mà bà K đã
biếu tôi. Người nhân viên hỏi tôi có muốn lấy vé máy bay không? Tôi trả
lời là mình không có đủ tiền. Cô nói được rồi, ông sẽ không có đủ tiền
cho tới khi anh sẵn sàng ra đi. Tôi nói:
– Tôi làm gì để có đủ tiền trong thời gian đó?
Cô nói:
– Đừng lo lắng về chuyện đó.
Tất cả những gì tôi phải làm là đóng dấu vé. Tôi nói:
– Đến lúc đi nếu tôi không đủ tiền có quê không? Thôi được rồi hãy cho tôi một vé.
Tự nhiên trong tâm trí tôi hiện lên con số mười bảy tháng năm. Khi người nhân viên hỏi tôi muốn đi vào lúc nào. Tôi nói:
– Thật sự tôi không biết bởi vì tôi chưa có đủ tiền.
Vì thế, tôi nói với cô để trống mục ngày tháng để tôi có thể thay đổi hoặc huỷ bỏ nếu cần. Cô nói:
– Còn ngày 17 tháng năm vang lên trong anh thì sao?
Cô
nói chính xác ngày tháng có trong tâm trí tôi. Như thế, cô đã đăng ký
vé máy bay của tôi ngày 17 tháng 5 năm 1973. Khi cô đã đăng ký chuyến
bay, cô gởi visa và passport đi chứng thực và cô nói chỉ có thể lấy được
vào hai tuần sau. Nếu tôi không đi cũng không có thiệt hại gì. Thế mà
chỉ ba ngày sau, cô gọi điện tới văn phòng của tôi thông báo visa và
passport của tôi đã sẵn sàng. Cô chưa bao giờ thấy một passport đi và
trở lại trong ba ngày như thế.
Hai
ngày sau, một mục sư vùng Losangles gọi điện thoại nhờ tôi chủ toạ một
buổi chia sẻ chữa bệnh nơi nhà thờ của ông. Chúng tôi dàn xếp với nhau
để tôi có thể đến vào tối thứ tư kế đó. Sau khi tôi giảng xong tối hôm
đó, vị mục sư trao cho tôi một phong bì nhỏ, tôi không để ý lắm, tôi
nhét nó vào túi và cám ơn vị mục sư. Đến tối, khi về đến nhà tôi đã quá
mệt mỏi nhưng tôi không còn thấy mệt khi thấy ân phúc Chúa ban xuống
trên tôi, tôi không còn tin vào mắt mình nữa, số tiền trong phong bì của
vị mục sư gồm có tám trăm đôla. Tám trăm đôla này cộng với năm trăm
đôla trước tôi đã nhận của bà K là số tiền tôi cần cho chiếc vé máy bay
của tôi. Ngợi khen Chúa!
Ngày
17 tháng 5 đã đến, tôi sẵn sàng để đến Indonesia. Tuy nhiên, tôi chỉ
nhận được có tám mươi đôla cho cuộc hành trình. Verma, vợ của tôi hỏi:
– Anh nghĩ thế nào mà làm một hành trình gần nửa vòng trái đất, dài ba tuần lễ mà trong túi chỉ có tám mươi đôla thôi sao?
Tôi
bảo vợ tôi rằng cuộc hành trình này là ý của Thiên Chúa chứ không phải
của tôi nên Người sẽ quan phòng tất cả. Một người anh em cũng tên Bob
chở tôi tới phi trường cho tôi thêm hai mươi đôla nữa. Tôi lên máy bay
trong túi tôi có tất cả là một trăm đôla. Ở phi trường, tôi được cho
biết chuyến bay của tôi sẽ bay theo con đường Anchorage, bang Alaska
thay vì bay theo đường Honolulu, bang Hawaii. Điều này làm tôi hơi bối
rối, vì Chúa đã nói với tôi rằng tôi sẽ giảng ở Hawaii lúc trở về. Tôi
dự định gọi cho một mục sư bạn để xếp đặt những buổi giảng tại nhà thờ
của ông khi tối đến Honolulu.
Đang
lúc chờ đợi máy bay cất cánh. Tôi trao đổi vài câu chuyện với một hành
khách cũng đang chờ cùng chuyến bay. Tôi đang kể cho bà ta vì sao tôi
đi chuyến bay này. Bà ta phàn nàn rằng Thiên Chúa của tôi thật sự đã
đổi lịch trình của chuyến bay bởi vì chuyến bay này luôn luôn bay theo
đường Anchorage Alaska bởi vì hành trình đó ngắn hơn đường bay Honolulu
bốn tiếng đồng hồ. Bà không nói nên lời khi tin báo trên bảng đèn
“Những người đi chuyến bay này vui lòng trở lại quầy vé? Chuyến bay vừa
có sự thay đổi, bây giờ các bạn sẽ bay theo con đường Honolulu.” Tôi
nhìn người bạn đồng hành và mỉm cười.
Khi
tôi đến Dempasa, tôi đưa lá thư thứ nhất của Mel cho người tài xé taxi
và nói với tài xế tôi muốn tới địa chỉ ghi trên bì thư. Địa chỉ trên
bức thư là một trong những người bạn của Mel đang sống ở Dempasa, sẽ
giúp tôi đến nơi tôi được trông đợi. Người tái xế taxi dẫn tôi tới một
ngôi nhà, tôi liền đưa bức thư của Mel cho những người bạn của Mel. Họ
để tôi ngủ lại một đêm và sáng hôm sau họ dẫn tôi lên máy bay để tới
Kupang. Tôi đến phi trường Kupang, tôi đưa lá thư thứ hai của Mel cho
một tài xế taxi khác để anh chở tôi tới những người bạn của Mel ở
Kupang. Tôi ở lại với những người này độ hai ngày trong khi họ tìm thuê
một chiếc xe Jeep để chở tôi tới làng Soe, nơi đã chỉ định cho tôi ở
Indonesia. Tôi đến làng Soe, thành phố quê hương của Mel vào lúc mười
một giờ đêm và trao cho người đón tôi, lá thư cuối cùng của Mel. Sau
khi người đó đọc xong, ông đưa tôi về nhà và tôi được tiếp đón nơi nhà
của ông. Mel đã yêu cầu ông giúp đỡ tôi khi tôi ở Soe. Chúng tôi hỏi
thăm nhau vài phút rồi sau đó tôi đi ngủ. Ở đó ngày rất dài.
Tám giờ sáng hôm sau, một bà gõ cửa phòng khách và hỏi:
– Có một người ngoại quốc đến từ Mỹ đang ở trong nhà các bạn phải không? Tôi có mấy lời của Thiên Chúa chuyển cho ông ấy.
Sau
đó, người ta kể cho tôi hay bà ấy đã đi bộ mười lăm dặm đường rừng
trong đếm tối, để đến ngôi nhà nơi tôi đang cư ngụ. Họ triệu tập những
người lớn tuổi trong Giáo hội lại và chúng tôi có một cuộc họp mặt
khoảng bốn mươi lăm phút. Người đàn bà bắt đầu nói và họ phiên dịch ra
Anh ngữ để tôi có thể hiểu được những gì bà nói. Đó là một sứ điệp cá
nhân mà Thiên Chúa muốn nói với tôi về sứ vụ của tôi. Đó là một vấn đề
mà tôi không chấp nhận. Tuy nhiên, Thiên Chúa xâm chiếm hoàn toàn tâm
trí tôi bởi đã dẫn tôi qua nửa vòng trái đất và đã khiến người đàn bà
này đi mười lăm dặm xuyên qua rừng rậm trong đêm tối đến nơi tôi ở, để
đưa cho tôi một sứ điệp. Tôi ở lại làng Soe khoảng một tuần và sau đó
trở lại Kupang.
Lúc
đến Kupang tôi đã giảng nơi nhà thờ địa phương trong một buổi chia sẻ
tối Chủ nhật. Trong buổi chia sẻ tối hôm đó, chúng tôi đã chứng kiến
nhiều cuộc lành bệnh. Sáng hôm sau, một số tiếng ồn vang lên ở bếp đã
đánh thức tôi. Tôi thức dậy đi vệ sinh và sau đó đi qua nhà bếp. Nhiều
người đang ngồi trong nhà bếp, tôi lấy làm lạ vì chỉ mới năm giờ sáng.
Những người này không được tham dự buổi chia sẻ chữa bệnh tối hôm qua,
nhưng họ đã nghe nói về một người của Thiên Chúa cầu nguyện cho bệnh
nhân và nhiều người được lành bệnh. Họ muốn biết chuyện đó thực hư thế
nào trước khi quá trễ và muốn để cho người của Thiên Chúa cầu nguyện cho
họ nữa. Các bạn có thấy tình con thảo và đức tin mong đợi của những
người này không? Điều làm tôi kinh ngạc nhất trong lúc tôi ở Indonesia
là sự việc diễn ra lúc năm giờ sáng thứ hai. Một người phụ nữ với những
vết thương dị dạng trên khắp mình mẩy. Tôi là người không quan tâm đến
bên ngoài quá mà phải công nhận là cô ta thật quá xấu dạng. Cô tiến đến
bên tôi và nói điều gì đó bằng thổ ngữ địa phương, những người khác đã
cắt nghĩa cho tôi rằng cô muốn biết tôi có cầu nguyện cho cô ta không?
Và liệu Thiên Chúa có chữa cô lành sạch khỏi chứng bệnh này không? Tôi
đáp:
– Dĩ nhiên tôi sẽ cầu nguyện cho cô. Và đây là lý do mà Thiên Chúa đã gởi tôi đến chốn này.
Người
muốn tôi nhìn thấy đức tin thơ thảo của những người này. Khi tôi đang
cầu nguyện cho cô ta, một điều kinh ngạc đã bắt đầu xảy ra. Tôi không
biết phải cắt nghĩa thế nào về điều đó, da của cô ta bắt đầu sủi bọt,
trông giống như người nào đó đổ oxy già lên những vết thương của cô ta.
Trong khoảng năm phút, sau đó chúng tôi không còn thấy bất cứ dấu vết
nào của những vết thương xấu dạng ấy nữa. Tôi không thể nói với các bạn
rằng đức tin của các bạn sẽ thế nào khi chứng kiến những điều như thế
xảy ra ngay trước mắt bạn. Tôi lưu lại ở Kupang vài ngày và sau đó bắt
đầu hành trình trở về nhà. Tôi dừng chân tại Honolulu và giảng tại một
buổi chia sẻ vào tối Chúa Nhật do một người bạn của tôi đang coi một nhà
thờ ở Aiea, Hawaii tổ chức. Anh Arnold của tôi đóng quân ở đó trong
binh đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ. Tôi lưu lại với hai vợ chồng anh
Arnold đêm hôm đó. Sáng hôm sau tôi đáp máy bay đến An Diego, bang
California. Trong lúc đang chờ xe bus để đi đến bờ biển California, tôi
uống một tách cà phê và kiểm lại tiền bạc. Tôi kinh ngạc khi thấy tôi
vẫn còn nguyên một trăm đôla mà tôi đã đi Indonesia và sáu đôla nữa. Tại
sao tôi lại có thêm sáu đôla nữa? Vì trong suốt thời gian ở Indonesia,
không có ai cho tôi đồng nào. Các bạn nói thử coi sáu đôla này từ đâu
đến? Có phải câu chuyện “năm chiếc bánh và hai con cá” hiện đến trong tâm trí tôi? Đúng lúc đó Chúa nói:
– Ta muốn dạy con một điều để khi điều đó xảy ra, con đừng bao giờ lập lại như vậy nữa.
Ngày ấy, tôi đã khám phá ra đức tin thơ thảo và đức tin mong đợi mà Người muốn cho tất cả chúng ta có.
Thiên Chúa không muốn chúng ta bị giao động, nghi ngờ, như thư thánh Giacôbê đoạn 1 từ câu 6-8:
“Nhưng
người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự vì kẻ do dự thì
giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống. Người ấy đừng tưởng mình
sẽ nhận được cái gì của Chúa, họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi
việc họ làm”.
Và thư thứ nhất của thánh Gioan, đoạn 5 từ câu 14-15 cũng nói:
“Lý do khiến chúng ta được mạnh dạn trước mặt Thiên Chúa, đó là: Người nhận lời chúng ta khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người”.
Nếu
chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ được những gì chúng ta đã xin Người.
Phúc Âm của thánh Luca đoạn 18 câu 27 cũng ghi lại lời Chúa Giêsu:
“Những gì không thể được đối với loài người thì đều có thể được đối với Thiên Chúa”.
Trong Phúc Âm thánh Máccô đoạn 11 câu 22-24 ghi lại lời Chúa Giêsu:
“Các
con hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu có ai nói với
núi này: ‘dời chỗ đi, nhào xuống biển’ mà trong lòng chẳng nghi nan,
nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra thì điều ấy sẽ được ban cho. Vì
thế Thầy nói với các con: tất cả những gì các con cầu nguyện và xin, các
con cứ tin là mình đã được rồi thì sẽ được như ý”.
Như
vậy hãy tin vào Người (Đức Giêsu Kitô) và biết rằng Người nhận lời
chúng ta khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người. Đừng đến với Người bằng
một tấm lòng nghi hoặc, nhưng hãy đến với Người bằng một đức tin mong
đợi và biết rằng chúng ta sẽ được những gì chúng ta đã xin Người.
Tác giả: Dr. Bob Rice
Post a Comment