Liều mình bước đi
Các bạn trẻ thân mến,
Khi đi đâu, người ta luôn cố gắng biết được điểm đến. Biết điểm đến rồi, người ta mới tính toán đường đi nước bước sao cho an toàn nhất, tiện lợi nhất. Chỉ có kẻ khờ mới cất bước ra đi mà không biết mình sẽ đi đâu, sẽ làm gì trên hành trình ấy. Kẻ đi lang thang là người không định hướng, hoặc người ấy quá vô tư, chẳng buồn bận tâm nghĩ tới, hoặc phải vững tin lắm vào người thốt lên lời hứa sẽ dẫn người ấy đi.
Ngày xưa, Thiên Chúa ngỏ lời với Ápraham, bảo ông hãy bỏ lại mọi sự, chỉ mang theo gia đình và ít sản nghiệp riêng để lên đường. Nhưng đi đâu, làm gì, Thiên Chúa không hề cho ông biết. Tương lai phía trước của ông hoàn toàn mù tịt. Ông chỉ biết là mình cần phải đi, đi theo lời chỉ dẫn của Chúa. Đi tới đâu, Chúa chỉ lối tới đó. Đi tới đâu, con đường sẽ rộng mở tới đó. Không có con đường nào có sẵn phía trước cho ông, chỉ có con đường được tạo ra ngay lập tức khi ông đặt chân xuống đất trong niềm tin kiên vững vào Chúa của mình. Đấy thực sự là một cuộc phiêu lưu, vì vừa đi vừa khám phá, không hề biết gì đến những thuận lợi hay chông gai trước mắt. Cuộc phiêu lưu ấy có thể khiến nhiều người sợ vì các biến cố xảy đến nằm ngoài tầm với của bàn tay. Nhưng nó cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy lý thú vì thấy càng bước đi, bao điều diệu kì lại từ từ lộ rõ. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cứ nối đuôi nhau xảy đến. Hành trình phiêu lưu là hành trình của bao điều lôi cuốn.
Tâm trạng của Ápraham cũng hệt như tâm trạng của một người sống đời dâng hiến. Khi quyết định mình có sống đời sống này hay không, một trong những lý do khiến họ băn khoăn là họ không biết tương lai mình thế nào. Quyết định sống đời tu là một quyết định cam đảm, vì để bước đi, họ phải bỏ lại đằng sau tất cả, trong khi phía trước thì tối tăm. Họ chẳng biết là mình có an toàn không, có thể đi tới cùng được không, hay nửa chừng lại phác giác ra mình không có ơn gọi. Giả như đứt gánh giữa đường, họ phải quay lại từ đầu, những cơ hội ngày xưa không còn nữa, cuộc đời họ sẽ dang dở hơn, khó khăn hơn.
Thực tế đã có những con người dũng mãnh bước đi như Ápraham và đã khám phá biết bao điều kỳ thú trên hành trình tăm tối này. Giữa bóng tối âm u, họ tìm thấy một bàn tay luôn dang ra đỡ nâng họ. Cứ mỗi lần họ vấp ngã, có ai đó nhẹ nhàng đỡ họ đứng lên. Xung quanh tuy là khó khăn, nhưng bao giờ cũng có một tia sáng soi đường dẫn lối. Mỗi lần họ liều mình, là một chân trời mới lại mở ra, khiến họ không còn sợ hãi nữa. Bước đi trong đời dâng hiến là bước ra khỏi nơi an toàn của mình, như Phêrô bước ra khỏi thuyền để đi trên nước tiến đến với Giêsu. Sự an nguy của người tu sĩ không còn nằm trong tầm kiểm soát của họ nữa. Họ phó mặc mọi sự cho Đấng đã lôi kéo và mời gọi họ đi. Hành trang trên vai của họ không là bạc tiền và châu báu, nhưng là một niềm tin mạnh mẽ vào Đấng họ yêu mến và tôn thờ. Càng bước ra khỏi mình, họ càng cảm thấy phép lạ Chúa rõ ràng hơn, cứ như đang phô diễn ngay trước mắt.
Thế nhưng, không phải lúc nào bàn chân cũng mạnh mẽ tiến bước. Có những khi thập giá đến, đôi bàn chân vẫn có chút ngập ngừng. Ngày đầu mới theo Chúa, chứng kiến Chúa làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana, các môn đệ hãnh diện vì được làm môn đệ của một bậc thầy vĩ đại như thế. Suốt một khoảng thời gian dài bước theo Giêsu, họ càng lúc càng cảm thấy vui vì Thầy mình vừa tài hoa, vừa quyền năng mà cũng rất lỗi lạc. Họ tin chắc là đời mình sẽ gắn bó với con người này. Họ tự hứa là sẽ theo Thầy mãi mãi. Thế nhưng, khi Thầy vác thập giá lên đồi và chịu chết, họ mỗi người một nơi, ngại ngùng không dám đi thêm một bước nữa để kết hiệp với Ngài. Sau khi Ngài chết, các ông bủn rủn chân tay, thấy tương lai mù tối, chẳng biết làm gì, chẳng biết phải xoay sở ra sao. Quay về với nghề đánh cá, có lẽ đã lâu không thả lưới, nên dù đã vất vả cả đêm, họ chẳng bắt được con nào.
Hành trình theo Giêsu có khi phải trải qua những khoảnh khắc như vậy, khoảng thắc của thử thách, của tôi luyện. Có những lúc Chúa như ẩn mình đi, bỏ họ bơ vơ lạc lõng giữa đời. Do chưa có một đời sống kết hợp thâm sâu với Chúa, họ thấy mình mất phương hướng và chẳng biết phải làm sao. Họ bối rối rồi tự cho là mình đã không còn được mời gọi nữa. Hoặc có khi, Chúa muốn người tu sĩ phải đánh liều thêm một chút nữa, vác cây thập giá nặng thêm tí nữa để cùng lên đồi Canvê với Chúa. Đó là khi lòng họ cảm thấy chao đảo và phân vân. Sẽ không một ai bước theo Giêsu mà không đến một lúc nào đó chết đi hoàn toàn cho chính bản thân mình. Dám bước tiếp và chịu chết cùng Giêsu, chắc chắn sẽ cùng phục sinh với Người.
Hành trình dâng hiến, ấy là hành trình của một cuộc liều mình bước đi, không định hướng nhưng chỉ có một niềm tin. Đó là hành trình của phó thác hoàn toàn cho bàn tay của Chúa.
Khi đi đâu, người ta luôn cố gắng biết được điểm đến. Biết điểm đến rồi, người ta mới tính toán đường đi nước bước sao cho an toàn nhất, tiện lợi nhất. Chỉ có kẻ khờ mới cất bước ra đi mà không biết mình sẽ đi đâu, sẽ làm gì trên hành trình ấy. Kẻ đi lang thang là người không định hướng, hoặc người ấy quá vô tư, chẳng buồn bận tâm nghĩ tới, hoặc phải vững tin lắm vào người thốt lên lời hứa sẽ dẫn người ấy đi.
Ngày xưa, Thiên Chúa ngỏ lời với Ápraham, bảo ông hãy bỏ lại mọi sự, chỉ mang theo gia đình và ít sản nghiệp riêng để lên đường. Nhưng đi đâu, làm gì, Thiên Chúa không hề cho ông biết. Tương lai phía trước của ông hoàn toàn mù tịt. Ông chỉ biết là mình cần phải đi, đi theo lời chỉ dẫn của Chúa. Đi tới đâu, Chúa chỉ lối tới đó. Đi tới đâu, con đường sẽ rộng mở tới đó. Không có con đường nào có sẵn phía trước cho ông, chỉ có con đường được tạo ra ngay lập tức khi ông đặt chân xuống đất trong niềm tin kiên vững vào Chúa của mình. Đấy thực sự là một cuộc phiêu lưu, vì vừa đi vừa khám phá, không hề biết gì đến những thuận lợi hay chông gai trước mắt. Cuộc phiêu lưu ấy có thể khiến nhiều người sợ vì các biến cố xảy đến nằm ngoài tầm với của bàn tay. Nhưng nó cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy lý thú vì thấy càng bước đi, bao điều diệu kì lại từ từ lộ rõ. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cứ nối đuôi nhau xảy đến. Hành trình phiêu lưu là hành trình của bao điều lôi cuốn.
Tâm trạng của Ápraham cũng hệt như tâm trạng của một người sống đời dâng hiến. Khi quyết định mình có sống đời sống này hay không, một trong những lý do khiến họ băn khoăn là họ không biết tương lai mình thế nào. Quyết định sống đời tu là một quyết định cam đảm, vì để bước đi, họ phải bỏ lại đằng sau tất cả, trong khi phía trước thì tối tăm. Họ chẳng biết là mình có an toàn không, có thể đi tới cùng được không, hay nửa chừng lại phác giác ra mình không có ơn gọi. Giả như đứt gánh giữa đường, họ phải quay lại từ đầu, những cơ hội ngày xưa không còn nữa, cuộc đời họ sẽ dang dở hơn, khó khăn hơn.
Thực tế đã có những con người dũng mãnh bước đi như Ápraham và đã khám phá biết bao điều kỳ thú trên hành trình tăm tối này. Giữa bóng tối âm u, họ tìm thấy một bàn tay luôn dang ra đỡ nâng họ. Cứ mỗi lần họ vấp ngã, có ai đó nhẹ nhàng đỡ họ đứng lên. Xung quanh tuy là khó khăn, nhưng bao giờ cũng có một tia sáng soi đường dẫn lối. Mỗi lần họ liều mình, là một chân trời mới lại mở ra, khiến họ không còn sợ hãi nữa. Bước đi trong đời dâng hiến là bước ra khỏi nơi an toàn của mình, như Phêrô bước ra khỏi thuyền để đi trên nước tiến đến với Giêsu. Sự an nguy của người tu sĩ không còn nằm trong tầm kiểm soát của họ nữa. Họ phó mặc mọi sự cho Đấng đã lôi kéo và mời gọi họ đi. Hành trang trên vai của họ không là bạc tiền và châu báu, nhưng là một niềm tin mạnh mẽ vào Đấng họ yêu mến và tôn thờ. Càng bước ra khỏi mình, họ càng cảm thấy phép lạ Chúa rõ ràng hơn, cứ như đang phô diễn ngay trước mắt.
Thế nhưng, không phải lúc nào bàn chân cũng mạnh mẽ tiến bước. Có những khi thập giá đến, đôi bàn chân vẫn có chút ngập ngừng. Ngày đầu mới theo Chúa, chứng kiến Chúa làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana, các môn đệ hãnh diện vì được làm môn đệ của một bậc thầy vĩ đại như thế. Suốt một khoảng thời gian dài bước theo Giêsu, họ càng lúc càng cảm thấy vui vì Thầy mình vừa tài hoa, vừa quyền năng mà cũng rất lỗi lạc. Họ tin chắc là đời mình sẽ gắn bó với con người này. Họ tự hứa là sẽ theo Thầy mãi mãi. Thế nhưng, khi Thầy vác thập giá lên đồi và chịu chết, họ mỗi người một nơi, ngại ngùng không dám đi thêm một bước nữa để kết hiệp với Ngài. Sau khi Ngài chết, các ông bủn rủn chân tay, thấy tương lai mù tối, chẳng biết làm gì, chẳng biết phải xoay sở ra sao. Quay về với nghề đánh cá, có lẽ đã lâu không thả lưới, nên dù đã vất vả cả đêm, họ chẳng bắt được con nào.
Hành trình theo Giêsu có khi phải trải qua những khoảnh khắc như vậy, khoảng thắc của thử thách, của tôi luyện. Có những lúc Chúa như ẩn mình đi, bỏ họ bơ vơ lạc lõng giữa đời. Do chưa có một đời sống kết hợp thâm sâu với Chúa, họ thấy mình mất phương hướng và chẳng biết phải làm sao. Họ bối rối rồi tự cho là mình đã không còn được mời gọi nữa. Hoặc có khi, Chúa muốn người tu sĩ phải đánh liều thêm một chút nữa, vác cây thập giá nặng thêm tí nữa để cùng lên đồi Canvê với Chúa. Đó là khi lòng họ cảm thấy chao đảo và phân vân. Sẽ không một ai bước theo Giêsu mà không đến một lúc nào đó chết đi hoàn toàn cho chính bản thân mình. Dám bước tiếp và chịu chết cùng Giêsu, chắc chắn sẽ cùng phục sinh với Người.
Hành trình dâng hiến, ấy là hành trình của một cuộc liều mình bước đi, không định hướng nhưng chỉ có một niềm tin. Đó là hành trình của phó thác hoàn toàn cho bàn tay của Chúa.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Post a Comment