NGUYỆN GẪM VỚI THÁNH VỊNH ĐGM Giuse Võ Đức Minh Tv 8
NGUYỆN GẪM VỚI THÁNH VỊNH
ĐGM Giuse Võ Đức Minh
Tv 8
VINH
QUANG THIÊN CHÚA TẠO HOÁ.
1. Yavê Chúa chúng tôi
Danh
Người uy linh dường bao trên khắp cõi trần !
Ước gì
tôi được ca hát uy đức Người chốn trời cao
Hơn miệng
nhi đồng nhũ tử vang ca.
2. Khi Người dựng nên
thành quách chống phường loạn
Để tiêu
diệt đối địch và đứa căm thù
3. Một khi trông lên
trời, ngón tay Người đã làm ra,
Trăng sao
vằng vặc Người đã định chỗ
4. Thì phàm nhân là gì để
Người nhớ đến,
Hay con
người là gì để Người bận tâm ?
5. So với thần linh Người
không để cho thua mấy tí,
Vinh dự
huy hoàng là triều thiên Người ban tặng
6. Người cho thống trị
các kiệt tác tay Người làm
Muôn sự
Người đã đặt cả dưới chân.
7. Chiên, dê, bò, ngựa
hết thảy,
Lại thêm
các loài mãnh thú
8. Chim trời cá biển,
Những vật
ngang dọc nẻo đường đại dương.
9. Lạy Yavê, Chúa chúng
tôi
Danh
Người uy linh dường bao trên khắp cõi trần !
Đọc
qua Thánh vịnh 8, chúng ta ghi nhận hai yếu tố nổi bật:
- Yếu
tố cố định: Yavê, Chúa chúng tôi ;
- Yếu
tố linh động : những quan sát, kể lể của vịnh gia ;
Từ đó
chúng ta thấy được lối cấu trúc đồng tâm mà tác giả chủ ý sử dụng. Mục đích là
làm nổi bật tâm điểm, chủ đề của bài thơ : “Yavê, Chúa chúng tôi !”. Và từ tâm
điểm, chủ đề đó, vịnh gia lần lượt kể ra bao việc Người làm, bao kỳ công Người
thực hiện, cũng như tình thương vô biên mà Người dành cho con người.
Trong
toàn bài thơ thuộc gia đình ca ngợi này, điều làm chúng ta ngạc nhiên là chỉ có
một từ ngữ để diễn tả niềm hân hoan phấn khởi, đó là động từ “ca hát”. Niềm vui
ở đây vì thế không mang tính chất ồn ào, náo nhiệt như ở nhiều bài thánh thi
khác (như Thánh vịnh 150 chẳng hạn). Chính cách đặt câu của tác giả khiến ta
xếp bài thơ nàyvào nhánh thánh thi thuộc gia đình ca ngợi . Tác giả đi từ lời
tung hô trang trọng (câu 2) đến thái độ chiêm ngưỡng ngất ngây (câu 4), từ câu
hỏi thật đơn sơ (câu 5) đến cách tường thuật, kể lể (câu 6-9). Rồi khi muốn
diễn tả Thiên Chúa, vịnh gia lại dùng những từ ngữ thật chỉnh : “uy linh”, “uy
đức” khiến độc giả như cảm thấy vừa đối diện với một vị Thiên Chúa thật quyền
năng, sâu thẳm, nhưng đồng thời lại rất gần gũi, thân mật với mình. Sự hiện
diện gần mà xa này của Thiên Chúa có tính chất xuyên suốt bài thơ. Một yếu tố
nữa trong vịêc sử dụng từ ngữ, là vịnh gia đã khoác cho “con người”, “phàm
nhân” những tước hiệu cao quý : “vinh dự, huy hoàng, triều thiên, thống trị,
đặt dưới chân”. Đó là danh hiệu dành cho các bậc vương đế, những người làm chủ.
Vì thế, chỉ dựa trên cách đặt câu và từ ngữ sử dụng, độc giả đã có thể bắt đầu
cảm được điều mà tác giả muốn diễn tả, đó là địa vị cao cả của con người ở
trong trời đất, bởi lẽ con người chính là “hình ảnh” của Đấng đầy uy đức, uy
linh.
a) Danh Yavê
Yavê Chúa chúngtôi,
Danh Người uy linh dường bao trên khắp cõi trần!”
Đây là lời ca ngợi buột ra từ cửa miệng, quấy động tâm
tình, diễn tả sự ngất ngây, thán phục. Tính chất uy linh của Yavê không những
rực sáng xuyên qua các kỳ công trong vũ trụ, mà còn chiếu giãi ra và được trần
gian nhận biết.
“Danh Người” không phải là một từ ngữ trừu tượng, mà là
thực tế sâu xa của Người. Theo truyền thống Hipri, Danh gắn liền với con người
cụ thể. Người ta chỉ nói lên tên ai khi người đó tỏ hiện bằng các hành động. Vì
thế Danh Yave gắn liền với với chính Yavê, gắn liền với những gì mà cõi trần
gian nghe, thấy, biết được.
b) Uy đức và tình thương của Yavê
Từ trong thâm tâm của mình : “tôi”, thi hứng của vịnh gia
trải rộng ra vũ trụ bao la : “chốn trời cao”, “thành quách”, “vòm trời”, “trông
lên trời”, “trăng sao vằng vặc” … để rồi quy lại trong thân phận của “phàm nhân”,
“con người”.
Đứng trước uy đức vô biên, sâu thẳm của Yavê, vịnh gia
chỉ có thể bập bẹ như “miệng nhi đồng”, “nhũ tử”, như những đứa trẻ chưa thành
nhân, sống còn nhờ sữa mẹ. Vì thế tâm tình ca ngợi này mang tính chất trong
sáng, hồn nhiên, siêu thoát như những lời bập bẹ dễ thương của đứa bé đối với
mẹ mình.
Dựa trên tài liệu cổ, đối chiếu, thì “nhi đồng”, “nhũ tử”
chính là sao hôm, sao mai. Sao hôm, sao mai luôn thay phiên nhau hiện diện trên
vòm trời đề xứơng ca trong huyền thoại về tạo dựng của Canaan.
Từ hình ảnh đó, vịnh gia ước mong tâm hồn mình luôn tỉnh
thức, hiện diện như sao hôm, sao mai để không bao giờ ngưng lời tán dương Yavê,
Thiên Chúa của mình. Động từ “dựng nên” gợi lại hành động tạo dựng của Thiên
Chúa. Nhưng “phường loạn” của Thiên Chúa là ai ? Chính là kẻ “đối địch” và “đứa
căm thù” của Người (biền ngẫu tiệm tiến).
Thánh kinh thường nhắc tới bốn sức mạnh đối thủ của Thiên
Chúa (cf Ys 51,9-10) :
“Há lại không phải chính ngươi đã phân thây Rakhab
Và đâm chết thuồng luồng sao ?
Há lại không phải chính Ngươi đã tát khô biển cả, nước
của vực thẳm bao la ?”
Rakhab: - hỗn mang nguyên thủy (Yb 9,13)- Ai cập (Ys
30,9) Thuồng luồng - thủy quái trong biển nguyên thủy (Yb 7,12) - Pharaô (Ez
29,3) Biển cả - Biển nguyên thủy trước tạo dựng (Yb 38,8) - Biển sậy -
biển đỏ (Xh 14,2 Vực thẳm - Vực thẳm nguyên thủy (Kn 1,2) - Lòng
biển sậy (Ys 63,13).
Giải thích “phường loạn” của Tv 8,3 dưới ánh sáng của Ys
51,9-10 hình như tác giả cuả bài thơ muốn nói lên sự phá hoại của các sức mạnh
đối nghịch cùng Thiên Chúa trong chương trình tạo dựng và cứu độ của Người.
Chính hành động cứu độ của Yavê Thiên Chúa đã làm thất bại sức tàn phá mà
“phường loạn”, “đứa căm thù” xem ra đã thành công đối với công trình tạo dựng
của Thiên Chúa.
Sau khi đã tự đặt mình vào quỹ đạo uy đức của Thiên Chúa,
sau khi đã mặc nhiên tuyên xưng sự toàn thắng của Người, vịnh gia muốn chiêm
ngắm những kỳ công của Yavê, ngắm nhìn vẻ huy hoàng, trật tự của trời đất, của
vũ trụ để rồi nhìn lại thân phận mỏng dòn, yếu đuối của con người. Nét tương
phản đó hiện ra trong các câu thơ. Ý và lời thơ toát lên được tâm tình của vịnh
gia : vừa bao la, bàng bạc mà cũng vừa day dứt thâm trầm.
Trước cái bao la sâu thẳm của trời đất và chỗ đứng kỳ
diệu của con người trong vũ trụ, vịnh gia tự hỏi :
“thì phàm nhân là gì để Người nhớ đến ?
hay con người là gì để Người phải bận tâm ?”
Tiếng Hipri sử dụng 2 kiểu nói để chỉ con người :
- phàm nhân (Enosh - le mortel) : phải chết ;
- con người (Ben-adam - le fils d’homme) : mỏng dòn, yếu
đuối, tội lỗi
Họ thế mà lại là đối tượng của “nhớ đến”, của “bận tâm”
của Yavê
- Nhớ đến : động từ chuyên biệt trong tưong quan giao
ước, gắn liền với hành động cứu độ của Thiên Chúa. Cf Xh 2,23 ; Lc 1,54 - 55
- Bận tâm : động từ diễn tả hành động cứu độ, phương thế
sử dụng trong cứu độ, chăm sóc, viếng thăm. Cf Xh 3,16 ; Lc 1,68
Ngỡ ngàng, thắc mắc về chỗ đứng của con người trong vũ
trụ (tạo dựng), cũng như thân phận con người trong tình thương của Yavê (cứu
độ), vịnh gia đặt mình dưới ánh sáng của Lời Chúa, của Giao ước để tìm ra câu
đáp trả cho “phàm nhân là gì ?”, “con người là gì ?”
Bằng bốn câu thơ, tác giả đưa ta rảo lại hai câu chuyện
về tạo dựng ở Kn 1 và Kn 2 :
- Trong Kn 1 tác giả Thánh kinh đưa ta từ hỗn mang nguyên
thủy đến việc hoàn tất tạo dựng theo lối cấu trúc trôn ốc ; nhờ đó, ta hiểu
được con người chính là cao điểm của tạo dựng : hình ảnh của Thiên Chúa ;
- Trong khi đó ở Kn 2 nhờ lối cấu trúc đồng tâm, con
người được xem là tâm điểm của tạo dựng : đối tượng của tình thương của Thiên
Chúa.
Tứ đó, với ý nghĩa về hai câu chuyện của tạo dựng, vịnh
gia thấy được con người là gì : đó là tâm điểm và là cao điểm của công trình
tạo dựng. Cho nên, con người không những là hình ảnh của Thiên Chúa, mà còn là
hình ảnh rất yêu quý của Người. Do vậy, ta sẽ không ngạc nhiên khi bắt gặp
những tước hiệu rất là vương giả mà vịnh gia gán cho con người : “vinh dự, huy
hoàng, triều thiên, thống trị, đặt dưới chân”.
Trong vũ trụ, vạn vật, con người chính là chủ tế, có
nhiệm vụ phải điều khiển sử dụng mọi sự cho xứng với cương vị của mình.
Tác giả bài thơ liệt kê ra những đạo quân súc vật, chim
trời, cá biển … để rồi trải rộng chúng đến vô tận bằng câu : “những vật ngang
dọc nẻo đừơng đại dương”
Tất cả mọi vật được dựng nên để con người sử dụng, để ở
dưới quyền thống trị của con người. Tác giả như ngây ngất với địa vị, vai trò
của con người. Nếu không là đối tượng của “nhớ đến” và “bận tâm” của Thiên
Chúa, thì con người chỉ là phàm nhân, có giá trị gì đâu ! Nhưng, vì được tạo
dựng và nhất là được cứu độ, nên con người mới trở nên hiện thân sâu sắc của
chính Yavê Thiên Chúa trong vũ trụ này. Không dằn được nỗi xúc cảm, vịnh gia đã
thốt lên :
“Lạy Yavê, Chúa chúng tôi
Danh Người uy linh dường bao trên khắp cõi trần !”
Tv 74
AI CA VỀ THÁNH ĐIỆN BỊ PHÁ
1. Nhân sao, lạy
Thiên Chúa, Người đã từ rẫy đến cùng,
Người đã bừng nổi giận với chiên ràn Người ?
2. Xin Người nhớ đến
cộng đoàn Người đã tậu từ ngàn xưa
Bộ lạc Người đã chuộc làm cơ nghiệp của Người,
Núi Sion nơi Người trấn ngự.
3. Xin hãy quá bộ
duyệt xem cảnh thê lương vạn đại :
Quân thù đã tàn phá cả trong thánh điện !
4. Chúng rống lên,
quân địch của Người, trong công hội
Cờ hiệu là cờ hiệu chúng cắm vào
5. Chúng bổ phăng như
thể (tiều phu)
Múa rìu giữa cây rậm,
6. Hoành phi và đồ
cẩn chạm một thể,
Chúng giương búa, giương chùy chúng nện
7. Chúng phóng hoả
thánh điện của Người
Chúng phá bình địa nơi Danh Người trấn ngự
8. Chúng định trong
lòng :
“Ta hãy triệt hạ chúng đi một trật”
chúng đã đốt phá khắp xứ các hội đường thờ Thiên Chúa
9. Dấu lạ đâu, chúng
tôi không thấy
Tiên tri cũng không còn,
Nơi chúng tôi không ai biết còn thế cho đến bao giờ !
10. Đến bao giờ nữa,
lạy Thiên Chúa
Kẻ thù còn thoá mạ,
Quân thù cứ phỉ báng Danh Người mãi mãi ?
11. Nhân sao Người lại
vòng tay
Và tay phải Người, Người lại thu dấu vào lòng ?
12. Lạy Thiên Chúa,
vua của tôi, từ ngàn xưa,
Giữa đất đai này, Người là Đấng dày công cứu độ.
13. Chính Người đã ra
oai xả thây đại hải,
Đập bể đầu thuồng luồng trong nước.
14. Chính Người đã làm
bay đầu hải long
Phanh thây nó làm mồi cho giải biển
15. Chính Người đã xẻ
ra khe suối,
Chính Người đã tát cạn những sông luôn chảy.
16. Ngày là của Người,
mà đêm cũng là của Người,
Chính Người đã dựng nên ánh nguyệt và mặt trời.
17. Chính Người đã
vạch cương giới địa cầu
Hạ đông các tiết, chính Người định phân
18. Điều này xin Người
ghi nhớ :
Kẻ thù đã thoá mạ Yavê
Và một dân ngu ngốc đã phỉ báng Danh Người
19. Mạng chim câu của
Người, xin chớ thí cho mãnh thú
Sinh mạng hạng nghèo khó của Người,
Xin chớ lãng quên mãi mãi.
20. Xin hãy đoái nhìn
giao ước, vì đã ứa đầy
Tận hang cùng ngõ hẻm, những ổ bạo tàn
21. Chớ để kẻ bị áp
bức, lui về tủi hổ
Cho kẻ khó người nghèo được ngợi khen danh Người !
22. Xin hãy chỗi dậy,
lạy Thiên Chúa
Mà bênh lấy vụ kiện của Người
Xin ghi nhớ : đưa ngu ngốc thoá mạ Người suốt ngày
23. Đừng quên tiếng gầm
của phừơng đối địch
Tiếng la lối rên lên mãi của lũ phiến loạn với Người.
Bài Thánh vịnh 74 thuộc gia đình lời nguyện, theo nhánh
kêu cứu tập thể. Trọng tâm đặt cơ sở trên giao ước giữa Thiên Chúa và dân
Người. Vì thế tâm tình củabài thơ là tâm tình của cả cộng đoàn. Đó là lời
nguyện của toàn dân trong lúc gặp khủng hoảng.
Theo nhận định của đa số các nhà chú giải, Tv 74 được
sáng tác một thời gian ngắn sau biến cố năm -587 bởi những người đã chứng kiến
cảnh đạo quân của Nabukodonosor tiến vào tàn phá Yerusalem (x. 2V 25,9). Bởi
thế đặt song song Tv 74 với Ai 2 ta ghi nhận được nhiều nét tương đồng, không
những về nội dung mà còn về cung giọng, tâm tình của những kẻ vừa bị thấm đòn !
Đang ngỡ ngàng về thực tại phũ phàng của mình, chưa hiểu nổi tại sao Thiên Chúa
của họ lại hầu như tỏ ra đứng vào hàng ngủ kẻ thù, nếu không dám nói là Người
đã đổi trắng thay đen, trở nên kẻ thù của chính dân Người ! Từ đó, cung giọng,
lời nói thốt ra từ tâm hồn đoàn dân vừa bị quật ngã là những lời than vãn, kêu
cứu, rì rầm, càm ràm như tiếng rù rì độc điệu của chim câu
Bài thơ nói lên sự hiện diện của ba hạng người : đoàn dân
đang kêu cứu, phân trần với một vị Thiên Chúa mà họ không muốn Người đồng loã
với kẻ thù của họ.
Ta lưu ý đến các từ ngữ sử dụng cho ba hạng người ấy :
- Dân : “chiên ràn”, “cộng đoàn Người đã tậu từ ngàn
xưa”, “bộ lạc Người đã chuộc “, “cơ nghiệp của Người”, “núi Sion”, “mạng chim
câu của Người”, “hạng nghèo khó”, “kẻ bị áp bức”, “kẻ khó người nghèo”
- Kẻ thù : “quân thù”, “quân địch của Người”, “kẻ thù”, “một
dân ngu ngốc”, “mãnh thú”, “ổ bạo tàn”, “đứa ngu ngốc”, “phường đối địch”, “lũ
phiến loạn với Người” …
Toàn thể bài thơ như muốn giải thích – nhưng một cách bất
toàn – câu hỏi chua cay, bở ngỡ của đoàn người đối diện với một thực tại mà họ
chưa chấp nhận nổi : “nhân sao Người đã từ rẫy đến cùng !!!”.
a. Xin hãy duyệt xem cảnh thê lương vạn đại
(74, 1-9)
Lời đầu tiên là một câu hỏi : nhân sao ? vịnh gia như
chưa chấp nhận là thật hoàn cảnh mình đang sống. Tâm tư hình như có một cái gì
ấm ức, phản kháng, bộc lộ nỗi oan ức, ưất hận. Với câu hỏi “nhân sao”, mệnh để
mang hẳn sức mạnh của niềm uất hận, khác hẳn tâm tình trầm lặng, khiêm tốn của
Tv 51,3 :
“Lạy Thiên Chúa xin xót thương tôi
Theo lòng nhân nghĩa của Người”
“Đã từ rẫy đến cùng” : kết hợp giữa từ quá khứ của động
từ “đến cùng” càng diễn tả một cách sâu sắc nỗi khốn quẫn hiện tại. “Từ rẫy”
nói lên thái độ đoạn tuyệt, bất can thiệp, phó mặc. Thấy, biết, nhưng che tai,
nhắm mắt làm ngơ. “Từ rẫy” nói lên chiều kích bi đát nhất của mối tương quan
thân hữu : từ bạn nay trở nên thù ! bạn nay liên minh với kẻ thù ; bạn nay lại
chỉ đường cho kẻ thù đánh vào chỗ yếu của mình ; hay tệ hại hơn, bạn nay trở
mặt, phản bội để ám hại mình. Thật đúng là tâm tình chua chát của Ai ca :
“Sao !
Người đã khoanh tay mặc kệ khi kẻ thù đến đánh
Người đã giương cung như một kẻ thù, tay phải giơ cao
Như một kẻ địch
Người tru diệt hết những gì là báu vật trước con người
Đức Chúa đã nên như một kẻ thù” (Ai 2,1-5)
Khi sử dụng từ ngữ “chiên ràn”, vịnh gia không những muốn
gợi lại tính chất thân mật trước kia, mà còn chú ý muốn làm nổi bật chiều kích
yếu đuối, cần sự chăm sóc, hướng dẫn của chủ chiên. Thật là mỉa mai !
Sau giây phút bàng hoàng, bỡ ngỡ xen lẫn tâm trạng phản
kháng đó, vịnh gia như trút được cơn uất hận. Ông bình tĩnh lại và mời gọi
Thiên Chúa hãy “nhớ lại”. “Nhớ lại” gắn liền với giao ứơc. Từ đó vịnh gia phân
trần với Thiên Chúa về chỗ đứng của mình trong giao ước. Đó là “cộng đoàn Người
đã tậu từ ngàn xưa” ; “bộ lạc Người đã chuộc”, “cơ nghiệp của Người”, “núi Sion
nơi Người trấn ngự” (câu 2). Bốn tước hiệu đó như muốn nhắc nhở Thiên Chúa đừng
quên Người là ai ! là :
“Thiên Chúa chạnh thương, huệ ái, bao dung,
Và đầy nhân nghĩa, tín thành” (Xh 34,6)
Đặt cơ sở giao ứơc vững chắc rồi, nhắc Thiên Chúa nhớ lại
Người là ai và Dân là ai trong tương quan giao ước, sau đó vịnh gia mời Thiên
Chúa “hãy duyệt xem cảnh thê lương vạn đại”.
Từ câu 3 đến câu 9, vịnh gia tuần tự kể ra cảnh đổ nát,
điêu tàn, phạm thượng của dân ngoại ; trong khi đó, vịnh gia như hàm ý bộc lộ
sự giận lẫy của mình đốivới Thiên Chúa.
Bằng cung giọng dồn dập, bằng những động từ sắc bén triệt
để, vịnh gia phơi bày ra cảnh tàn phá của quân thù khi chúng kéo vào thành
thánh : “tàn phá”, “bổ phăng”, rốnglên”, “giương búa giương chùy”, “nện”,
“phóng hoả”, “phá bình địa”, “triệt hạ”, “đốt phá”.
Sở dĩ có cảnh điêu tàn đổ nát đó là tại sao, nếu không
phải là do hành động “bừng nổi giận” của Yave, do thái độ “từ rẫy” của Người ?
Xin hãy duyệt xem ! Người đã thấy chưa ? Người có thấy tai hại việc Người từ
rẫy đoàn dân mà trước kia Người yêu qúy không ? và rồi, Người còn muốn thấy
cảnh đó tới bao giờ ?
b. Nhân sao Người lài vòng tay ? (74, 10-17)
Trải rộng cảnh thê lương vạn đại đó rồi, vịnh gia lặp lại
câu hỏi “ đến bao giờ nữa, lạy Thiên Chúa ?”
Ông không dừng lại ở đây. Ông còn tiến xa hơn : ông đồng
hoá cảnh thê lương vạn đại của Dân ông với cảnh thê lương vạn đại của chính
Thiên Chúa :
“Kẻ thù còn thoá mạ,
Quân thù cứ phỉ báng danh Người mãi mãi”.
Ông khéo léo nhắc Thiên Chúa :
“Đến bao giờ nữa, lạy Thiên Chúa …”
Vì gắn liền với giao ứơc, nên kẻ thù của dân cũng chính
là kẻ thù của Thiên Chúa. Từ đó ông mạnh dạn bày tỏ :
“Nhân sao Người lại vòng tay
Và tay phải Người, Người lại thu giấu vào lòng ?”
Câu 12 đến 17 như phần quá trình lịch sử của bản văn giao
ước. Ông nhắc lại quá trình tương quan thân mật giữa Thiên Chúa với Dân. Thiên
Chúa tạo dựng (câu 13-17) cũng chính là Thiên Chúa cứu độ :
“Lạy Thiên Chúa, Vua của tôi, từ ngàn xưa
Giữa đất đai này, Người là Đấng dày công cứu độ”.
Ý tưởng về Thiên Chúa cứu độ xen lẫn ý tưởng về Thiên
Chúa tạo dựng khiến Ông thêm tin tưởng, phấn khởi. Nhịp điệu các câu thơ diễn
tả tâm tình đó :
“Chính Người đã ra oai …
Chính Người đã làm bay đầu…
Chính Người đã xẻ ra khe suối…
Chính Người đã tát cạn …
Chính Người đã dựng nên…
Chính Người đã vạch cương giới …
… chính Người định phân”.
Nhắc lại vài nét trong xuất hành là cốt để tin tưởng vào
ơn cứu độ của Thiên Chúa.
c. Xin hãy đoái nhìn giao ước (74, 18-23)
Một khi lấy lại lòng tin tửơng của mình vào Thiên Chúa,
vịnh gia như cảm thấy tiêu tan tâm trạng uất hận ban đầu, Ông không còn hằn học
thốt lên những lời chua cay : “nhân sao”, “từ rẫy”, “đến cùng” nữa, nhưng Ông
quay về lòng trung tín của Thiên Chúa giao ước. Trong phần cuối của bài thơ,
những động từ nổi bật là : “xin ghi nhớ” (câu 18,22) ; “xin chớ lãng quên” (câu
19) ; “đừng quên” (câu 23).
Xin ghi nhớ, xin đứng quên giao ứơc. Căn bản giao ứơc đã
rõ để phân ranh giới giữa một bên là Dân Chúa, một bên là là kẻ thù của dân
Chúa. Họ chính là những ai “thoá mạ Yavê”, là “mãnh thú”, là “dân ngu ngốc phỉ
báng Danh Người”, là “những ổ bạo tàn”, là “đứa ngu ngốc thoá mạ Người suốt
ngày”, là “phường đối địch”, là “lũ phiến loạn với Người”.
Trong khi đó, dân Chúa là những người mang thân phận
“mạng chim câu của Người”, “hạng nghèo khó”, “kẻ bị áp bức”, “kẻ khó người
nghèo”.
Trước hai hạng người đó, Yavê Thiên Chúa sẽ có hành động
như thế nào ? người sẽ lắng nghe tiếng của ai ? Người là vị Thiên Chúa luôn
nâng đỡ kẻ nghèo khó, người bị áp bức, lẽ nào giờ đây lại đứng về phía bọn bạo
tàn, lũ phiến loạn ?
Trong tâm trạng của con người gặp cơn cùng khốn, nhục
nhã, vịnh gia đã thốt lên :
“Nhân sao, lạy Thiên Chúa
Người đã từ rẫy đến cùng ?”
Nhưng nhờ ánh sáng của giao ước, của Lời Chúa, vịnh gia ý
thức sâu sắc mình vẫn là “chiên ràn của Người”, là “bộ lạc Chúa đã buộc làm cơ
nghiệp”, nên ông đặt hết tin tửơng vào Thiên Chúa : bởi ông tin rằng “vụ kiện”
của mình, dựa trên cơ sở giao ứơc, đã trở nên “vụ kịên của chính Thiên Chúa” :
“Xin hãy chỗi dậy, lạy Thiên Chúa
Mà bên lấy vụ kiện của Người”
Tv 84
BÀI CA HÀNH HƯƠNG
2. Khả
ái thay cung điện của Người
Yavê thiên binh !
3. Hồn tôi mong ước
đến hao mòn
Hướng về tiền đường Yavê
Lòng tôi, xác tôi reo lên
Tới Thiên Chúa hằng sống.
4. Ngay se sẻ
cũng kiếm được nhà,
Và chim én được có tổ đặt con :
Nên cạnh bàn thờ của Người,
Yavê thiên binh, Vua và là Thiên Chúa của tôi.
5. Phúc thay những ai
ở đậu nhà Người
Họ sẽ ngợi khen Người mãi mãi !
6. Phúc thay những kẻ
lấy Người làm sức mạnh,
Nặng lòng với dặm hành hương.
7. Ngang qua thung
lũng Tàm - ma, sẵn trổ mạch nước,
Cơn mưa đầu mùa sẽ giáng phúc lành trên chúng.
8. Hết đồi này qua đồi
nọ, chúng tiến lên
Thiên Chúa sẽ hiện ra cho chúng tại Sion.
9. Yavê Thiên Chúa thiên
binh,
Xin hãy
nghe lời tôi khẩn nguyện
Xin hãy
lắng tai, lạy Thiên Chúa của Yacob
10. Thuẫn đỡ cho chúng tôi,
xin hãy nhìn xem, lạy Thiên Chúa
Xin hãy
đoái nhìn mặt Đức Kitô của Người !
11. Vâng, phúc cả dư ngàn
một ngày nơi tiền đường Người,
Nên tôi
thà nán lại cửa nhà Thiên Chúa,
Hơn là
được ấm cúng nơi dinh trại lũ ác nhân.
12. Chính Người là thành
quách, là khiên mộc,
Yavê
thiên Chúa
Người ban
diễm lệ vinh quang,
Yavê
không nỡ khước từ hạnh phúc
Cho những
ai bước đi trọn lành.
13. Yavê thiên binh
Phúc thay
kẻ nào tin cậy ở Người !
Đây là
một bản Thánh vịnh hành hương đặc sắc. Nhờ một lối cấu trúc hoàn chỉnh, theo
kiểu đồng tâm, lại được thêm nhiều hình ảnh phong phú, đa dạng, bài thơ này
khiến độc giả chia sẻ chiều kích nội tâm của vịnh gia tương đối dễ dàng.
Sau những
ngày lễ, tác giả biểu lộ tâm tình hiện tại cụ thể của mình, lòng đạo đức được
dâng cao trong dịp lễ, để rồi trên đường về với đời sống thực tế, vịnh gia tự
vạch ra cho mình một hướng sống đạo mới mẻ, phát xuất từ ý nghĩa của cuộc hành
hương : khởi từ cuộc hành hương bên ngoài, vịnh gia hướng về cuộc hành hương nội
tâm. Trong 2 cuộc hành hương đó, đền thánh luôn luôn hiện diện, sống động và
đóng vai trò tâm điểm.
Từ ngữ
nòng cốt của bài thơ là : “cung điện của Người” (84,2).
Ý tưởng
đó được lặp đi lặp lại trong suốt bài thơ :
- Tiền
đường Yavê
(84,3) - bàn
thờ của người (84,4)
- nhà
Người
(84,5)
- Sion (84,8)
- Tiền
đường Người (84,11) - Cửa
nhà Thiên Chúa (84,11)
Các từ
ngữ trên gợi ra ý tưởng kiên cố, vững chắc như : “thành quách”, như “khiên
mộc”, có khả năng tạo nên tâm tình “tin cậy ở Người” cho bất cứ ai.
Xoay
quanh tâm điểm “cung điện”, ta có bốn hạng người mà vịnh gia gọi là người được
chúc phúc :
“Những
người ở đậu nhà Yavê” (84,5)
“Những
người nặng lòng với dặm hành hương” (84,6)
“Những
người bước đi trọn lành” (84,12)
“Những
người tin cậy ở Yavê” (84,13)
1.
Jerusalem hiện diện ở trước mắt (84,2)
Sau ngày
lễ, đoàn khách hành hương tuần tự ra về. Vịnh gia đứng ngắm nhìn thánh điện lần
cuối, rồi bật lên lời ca ngợi : “khả ái thay !”
Đáng yêu
thay Yerusalem ! Yerusalem trở nên đối tượng của tâm tình, của tình yêu, của lẽ
sống vịnh gia. Tại sao ? vì nơi đây Yavê uy dũng, quyền năng đang hiện diện.
2.
Jerusalem hiện diện trong tâm trí (84,3-6)
Chân đã
bước đi nhưng lòng còn lưu luyến. Ngày lễ đã qua nhưng dư âm còn đọng lại. Rời
khỏi Yerusalem, nhưng hình ảnh đền thờ đã khắc sâu vào tâm trí. Trên đường về,
vịnh gia thả hồn hướng về đền thánh : “hồn tôi mong ước đến hao mòn”
Hao mòn
vì sao ? - vì yêu mến ! yêu Yerusalem mà giờ đây đành phải giã từ, ly biệt !
muốn ở mãi bên Yerusalem mà hoàn cảnh đòi buộc phải xa rời ! tình yêu như nung
nấu, như thiêu đốt tâm hồn vịnh gia, khiến ông khắc khoải đến hao mòn. Nhưng
chỉ cần nghĩ đến Yerusalem, thì điều ấy đã đủ để cho toàn thân ông, cho lòng
ông, cho ông phải reo lên :
Hướng về
tiền đừơng Yavê,
Lòng tôi,
xác tôi reo lên
Tới Thiên
Chúa hằng sống”
Nghĩ thế,
ông lại đâm ra ao ước đến độ phải ghen với số phận của bất cứ ai được diễm phúc
sống bên cạnh đền thờ, ngay cả với lũ se sẻ, chim én. Chúng thế mà có phúc !
chúng thế mà khôn ngoan hơn mình ! chúng đã xây nhà, đặt tổ ở gần bàn thờ Chúa
để đêm ngay được ở gần bên Yavê. Còn tôi đây thì sao ?
Ghen với
se sẻ, chim én xong, vịnh gia lại thèm muốn số phận của các tư tế, những người
phục dịch đền thờ. Họ là những người có phúc được “ở đậu”, tá túc dưới mái nhà
Yavê để đêm ngày không ngừng được xướng ca, ngợi khen Người.
Thế
nhưng, có phải chỉ có hạng người “ở đậu” nhà Yavê mới chiếm độc quyền ca ngợi
Người không ? nghĩ tới đây, vịnh gia cảm thấy bớt chua cay, để rồi dần dần thêm
phấn khởi : nếu Yerusalem là nhà cho Người tá túc, thì Yavê thiên binh lại là
“sức mạnh “ cho khách hành hương. Yavê không chỉ hiện diện trong đền thờ, mà
còn hiện diện đối với hạng người “nặng lòng với dặm hành hương”.
Với tâm
tình đó, vịnh gia không những thấy Yerusalem hiện diện trong tâm trí mình, mà
còn hiện diện trong cả mỗi bước đi của mình.
3.
Jerusalem hiện diện trong bước đi (84,7-12)
Nếu như
cuộc đời của Dân Chúa là cuộc hành hương hướng về nhà Chúa, thì trên lộ trình,
họ bắt gặp sự hiện diện của Người trên mỗi bước đi của mình.
+ “Ngang
qua thung lũng Tàm-ma”. Trong nguyên bản và theo nhiều bản dịch,thì đây là
“thung lũng than khóc” . Chính trong thung lũng đầy gian khổ và nước mắt của
cuộc sống con người, vịnh gia vẫn thấy được sự hiện diện cùng phúc lành của
Thiên Chúa. Người hiện diện như “mạch nứơc” như “cơn mưa đầu mùa” làm nhuyễn
đất đai, tạo thuận lợi cho vụ mùa sắp tới. Ở mỗi bước đi, Ông tưởng chừng như
đang giẫm lên đồng ruộng ướt sũng, tượng trưng cho lòng từ bi của Chúa (vào dịp
lễ Lều, người ta cầu xin mưa. Cf Za 14,17).
+ “Hết
đồi này qua đồi nọ” ý nói trong mọi trạng huống của cuộc đời, mọi bước đi của
người hành hương, Thiên Chúa vẫn luôn luôn hiện diện, giống như Người hiện diện
ở Sion. Để rồi từ đó, vịnh gia bứơc đi trong chiêm niệm, với tâm tình cầu
nguyện, liên đới với toàn Dân Thiên Chúa :
“Yavê
Thiên Chúa thiên binh
Xin hãy
nghe lời tôi khẩn nguyện…
Xin hãy
đoán nhìn mặt Đức Kitô của Người !”
Lời
nguyện của vịnh gia được mở rộng va hoà tan trong niềm hy vọng của toàn dân vào
Đức Kitô, tức Đấng Mesia, Đấng được xức dầu : trươc thời lưu đày là Đức Vua ;
sau thời lưu đày là vị Thượng tế. Đấng Kitô (Mesia) là Đấng Thiên Chúa tuyển
chọn để hướng dẫn toàn dân sống theo giao ước. Tâm tình cầu nguyện nhắc nhở
bước đi của người hành hương phải là bước dấn thân vào thực tế trong cuộc sống
hàng ngày. Suy nghĩ về điều này, vịnh gia lại bị giằng co, day dứt. Ông muốn
quay trở lại Yerusalem :
“Vâng
phúc cả dư ngàn
một ngày
nơi tiền đường Người”.
Vịnh gia
nhớ lại niềm vui, nhớ lại bầu khí của cộng đoàn dân thánh trong dịp lễ. Ông cảm
thấy lòng mình tê tái khi phải rời xa cộng đoàn phụng vụ để lao mình vào cuộc
sống phũ phàng hàng ngày :
“Nên tôi
thà nán lại cửa nhà Thiên Chúa
hơn là
được ấm thân nơi dinh trại của lũ ác nhân”.
Thế
nhưng, đối diện với thực thế không phải luôn phù hợp với điều vịnh gia mong
ước. Với cái nhìn mới sau cuộc hành hương, vịnh gia có một tâm tình thần học
thật sâu sắc, như con người đã tìm ra lẽ sống :
“Yavê
không nỡ khước từ hạnh phúc
Cho những
ai bước đi trọn lành”
Thật vậy,
Yavê trở nên “thành quách”, “khiên mộc” bảo vệ, đồng thời chính Người đem lại
“diễm lệ vinh quang”, nguồn hạnh phúc vô tận cho những ai bứơc đi trong giao
ước của Người.
4.
Jerusalem hiện diện trong cuộc sống (84,13)
Với câu
kết của bài thơ, chúng ta tìm thấy một tổng hợp thần học về cuộc hành hương mà
vịnh gia muốn chia sẻ với chúng ta :
“Yavê
thiên binh
phúc thay
kẻ nào tin cậy ở Người”
+ “tin
cậy” là tâm tình của con người đã cảm thấy mình được ổn định, đã khám phá ra lẽ
sống cho đời mình. Tin cậy tạo nên tư thế vững chắc, kiên cố. Đây là cao điểm
của cuộc hành hương. “Cung điện của Chúa “kiên vững đã tạo nên tâm tình “tin
cậy” nơi khách hành hương.
Dầu ở
trong đền thờ hoặc phải xa đền thờ, tâm tình chưa chan hạnh phúc hoặc phải khắc
khoải giằng co … những trạng huống đó của cuộc đời đều được vịnh gia phơi bày
ra trong cuộc hành hương. Từ hành hương cụ thể bên ngoài, vịnh gia chuyển đời
sống mình thành cuộc hành hương liên tục, hành hương nội tâm. Trong hai cuộc
hành hương này, nhà Chúa luôn là tâm điểm, nơi quy tụ cái nhìn, tâm trí, bước
đi và đời sống của mình. Với tâm tình “tin cậy ở Chúa”, vịnh gia quả đã đat
được mục đích của cuộc hành hương, vì từ nay Thiên Chúa đã thật sự là tâm điểm
của cuộc đời vịnh gia.
Tv 2 –
VỊ
KITÔ CỦA THIÊN CHÚA
1. Làm sao các dân chấn
động
Và các
nước tính chuyện hão huyền
2. Vua chúa trần gian dấy
binh khởi nghĩa,
Vương hầu
liên minh một khối
Chống lại
Yavê và chống lại Đức Kitô của Người :
3. “Ta hãy giật tung dây
chúng trói
và quảng
xa thừng chão chúng đi”
4. Đấng ngự trời cao phải
phì cười,
Chúa nhạo
báng khinh thừơng bọn chúng.
5. Bấy giờ thịnh nộ, Người
phán bảo ;
Nổi giận,
Người làm chúng kinh hoàng :
6. “Chính Ta, Ta đã tấn
phong vua Ta chọn,
trên Sion
núi thánh của Ta”
7. Đây Ta truyền sắc chỉ
của Yavê :
Người
phán với Ta : “ngươi là con Ta
Chính Ta,
hôm nay Ta đã sinh ra Ngươi
8. Hãy xin Ta
Ta sẽ cho
ngươi, các dân làm cơ nghiệp,
Và lãnh
địa đến mút cùng mặt đất.
9. Lấy trượng sắt, Người
đập chúng tan tành
Và nghiền
nát chúng như đồ sành chợ gốm”
10. Vậy bây giờ, hỡi chư
vương, hãy xử cho khôn
Các ngự
sử trần gian, hãy biết điều
11. Hãy phụng thờ kính giới
Yavê
Và
run sợ mà hôn chân Người.
12. Kẻo Người bốc giận mà
các ngươi mạt lộ
Vì chày
kíp khí nộ Người bùng cháy
Phúc cho
ai ẩn náu bên Người.
Đây là
một Thánh vịnh đặc biệt, rất phong phú về tư tưởng thần học : xét về ý, ve lời,
về cách giải thích cũng như cách áp dụng trong kinh thánh.
a. Về
ý:
ngày đặng quang của đức vua chính là ngày vua nhận trọng trách đại diện cho
Thiên Chúa đã lãnh đạo dân Người : “Ngươi la con Ta, chính Ta, hôm nay ta đã
sinh ra Ngươi” (cf 2, s7-14)
b. Về
lời:
dựa trên lời, bài thơ sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên, vì một số từ ngữ, kiểu nói
không những xa lạ đối với thời Davit - Salomon, mà còn cho ta thấy dấu vết của
thời lưu đày, khi Israel không còn vua cai trị mình :
c. Về
cách giải thích: đây là một bài thơ có trước lưu đày, nhưng được “đọc lại”
(re-lecture) sau thời lưu đày. Trước lưu đày để ca ngợi đức vua thuộc dòng tộc
Đavit vào dịp đăng quang ; sau lưu đày được “đọc lại”, hướng về vị vua “sẽ
đến”. Từ vị vua cụ thể, lòng dân hướng về Đấng Mesia tuyệt đối (xuất phát từ
kinh nghiệm lưu đày, mất nước, mất vua…)
Giải
thích bài thơ này ta thấy mở ra 3 chiều kích :
- Thời
gian : hướng về thời Mesia, thời cánh chung
- Không
gian : hướng về ý phổ cập
- Đức tin
: nội tâm sâu sắc
d. Về
cách áp dụng trong thánh kinh: Rõ ràng Tân ước đã sử dụng Thánh vịnh này để
áp dụng một cách có chủ ý và đặc biệt vào Đức Yêsu Nazaret.
Mc 1,11 :
“Con là Con chí ái Ta, kẻ Ta đã sủng mộ
Cv 4,
1-27. Trong bài Kerygma, thánh Phêrô đã tuyên bố cách các tông đồ và hội thánh
tiên khởi đã hiểu ý nghĩa bài thánh vịnh này và đã áp dụng cho Đức Yêsu như thế
nào.
Cv
13,32-33. Sau này, tại hội đừơng Antiokia, thánh Phaolô cũng đã loan truyền
niềm xác tín đó.
Sau khi
nói qua về tầm quan trọng của Tv 2 trên một số mặt : ý, lời, cách giải thích,
cách áp dụng trong thánh kinh, chúng ta bắt đầu chú giải bài thánh vịnh nổi
tiếng này dưới nhãn quan lịch sử cứu độ.
Cung
giọng và từ ngữ sử dụng trong bài thơ thật tài tình : giữa cảnh hỗn loạn, mờ
ám, giữa thái độ thù nghịch của muôn dân đối với Thiên Chúa : “chấn động … tính
chuyện hão huyền … liên minh một khối … chống lại …” chúng ta ghi nhận tính
vững chắc, minh bạch của Yavê Thiên Chúa trong thái độ của Người : “ngự trời
cao … phì cười… nhạo báng … thịnh nộ… nổi giận … tấn phong … trên sion … truyền
sắc chỉ …”.
Từ ngữ
“chấn động” đối lập hoàn toàn với từ ngữ “ẩn náu” ở cuối bài thơ.
Bài thơ
chia làm 4 phần rõ rệt :
2,1-3
thái độ của muôn dân
2,4-6
thái độ của Yavê Thiên Chúa
2,7-9 Vị
vua Mesia xuất hiện
2,10-12
lời khuyên đối với muôn dân
a.
Chương trình của Yavê Thiên Chúa
Bốn phần
cuả bài thơ lược tóm tất cả chương trình của Thiên Chúa trong dòng lịch sử của
con người. Chương trình đó được thực hiện bởi Đấng Mesia (Đấng Kitô - Đấng được
xức dầu), Người Con chí ái của Người.
- Thái độ
xôn xao, mất định hướng, âm mưu, thù nghịch của muôn dân cùng với những người
lãnh đạo của họ để chống lại Yavê Thiên Chúa và chống lại vị đại diện của Người
là Đấng Kitô. Họ cho rằng sự hiện diện của Thiên Chúa và Đấng Kitô là những
chướng ngại cho đời sống họ. Chỉ sự hiện diện đó thôi đủ khiến họ như bị trói
buộc, không còn được tự ý thực hiện điều mình muốn : “làm sao muôn dân chấn
động …”
- Thái độ
bình thản, ung dung của Thiên Chúa trước cảnh xôn xao của muôn dân. Ta lưu ý
chủ tâm của tác giả khi đối lập hai thái độ :
Làm sao
các dân chấn động
và các
nước tính chuyện hão huyền ?
Đấng ngự
trời cao phải phì cười
Chúa nhạo
báng khinh thường bọn chúng !
Trong tư
thế ổn định, bình thản đó, Thiên Chúa tiến hành chương trình của mình đối với
loài người với sự xuất hiện của đấng Kitô, đấng Thiên Chúa tuyển chọn và tấn
phong bằng việc xức dầu.
- Vị Vua Mesia xuất hiện. Ngài không tự mình chiếm lấy
ngai vàng và cũng không tự giao phó cho mình một sứ mạng đối với loài người.
Ngược lại, Ngài hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa và sứ mạng của Ngài hoàn toàn
dựa trên sắc chỉ của Thiên Chúa. Từ đó, Ngài xuất hiện trong hai tư thế : - Con
Thiên Chúa (2,7) - vị lãnh đạo muôn dân (2,8)
- Đối diện với Đấng Mesia của Thiên Chúa, muôn dân sẽ
phải lựa chọn để có thái độ dứt khoát : - hoặc tiếp tục chống lại Thiên Chúa,
thì sẽ thấy chung cuộc là bị “nghiền tán như đồ sành thợ gốm” ; - hoặc sẽ “ẩn
náu bên Người” để thực sự sống trong an bình, hạnh phúc.
b. Ánh sáng của Thánh vịnh 2 trên giờ khổ nạn
của Đức Giêsu Kitô
Thánh sử Mattheo dường như đọc lại Tv 2 và nhận định giờ
khổ nạn của Đức Yesu - cao điểm của lịch sử cứu độ - dưới ánh sáng đó :
- Các thượng tế, ký lục, trưởng lão Do Thái âm mưu khích
động dân chúng chống lại Đức Yêsu, Đấng Kitô của Thiên Chúa. Họ liên minh với
nhau, thậm chí cả với Philato, thuộc giới cầm quyền La Mã mà từ xưa họ vẫn nghi
kỵ, chống đối. Trong âm mưu đó, điều nực cười là ngay cả Herode cũng thoả hiệp
với Philato, mà mục đích duy nhất là khử trừ một con người, bởi lẽ sự hiện diện
của Đấng này làm khổ họ, biến họ nên như tù nhân, vì việc làm mờ ám, sai quấy
của họ.
- Thái độ bình thản của Đức Yêsu trong cuộc khổ nạn, đặc
biệt trước phiên toà Do Thái và La Mã. Người bị xử và người xử có thái độ thật
rõ rệt. Ai bị chấn động và ai bình thản như “Đấng ngự trời cao” ? Và chính trên
cây thập tự ở ngọn đồi Sion giữa cảnh rung chuyển của vũ trụ, vạn vật, Đức Yesu
đã được tấn phong : “chính Ta, Ta đã tấn phong vua Ta chọn trên Sion, núi thánh
của Ta”
- Dầu bị đóng đinh, nhưng Đức Kitô đã chiến thắng, vì
Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống. Qua cuộc khổ nạn - phục sinh, Đức Kitô được
tôn phong làm Chúa của vũ hoàn.
- Biến cố trên, đòi buộc mọi người phải suy nghĩ để lựa
chọn thái độ. Chính Đức Yesu Kitô đã mang trên bản thân mình mọi tộip hản loạn
của loài người. Vì thế, ai khiêm tốn tự nhận mình là người có tội, thì sẽ tìm
được thứ tha và hạnh phúc khi náu thân ở nơi Ngài.
c. Ánh sáng của Tv 2 trên đời sống các Tông Đồ
và Hội Thánh
Thánh vịnh 2 không những chỉ soi sáng trên giờ khổ nạn
của Đức Yesu mà thôi, mà còn trên đời sống các Tông Đồ và Hội Thánh.
- Các nhà lãnh đạo dân Do Thái cũng như La Mã liên minh
với nhau chống lai các tông đổ (xem Công vụ)
- Nhưng
chương trình của Thiên Chúa không bị ngăn trở, vì lời của Đức Kitô phục sinh
không bị xiềng xích : tin mừng cứu độ được loan truyền đến mút cùng trái đất.
- Các
tông đồ tham dự vào vinh quang của Đức Kitô phục sinh. Đau khổ, thử thách họ
chịu ở đời này không thể sánh được với vinh quang sau này (xem Rm 8,19)
- Bởi
thế, các tông đồ của Chúa không sợ gặp thử thách, gian truân hay bách hại.
Ngược lại họ đã vui sướng và tạ ơn Thiên Chúa khi gặp phải thử thách hay bách
hại ; vì nhờ hoàn cảnh đó họ có dịp làm chứng cho Đức Kitô hơn. Điều quan trọng
là phải hiểu và giải thích cho đúng những thử thách, đau khổ, bách hại dưới ánh
sáng thánh vịnh 2, ánh sáng của mầu nhiệm tử nạn – phục sinh của Đức Yêsu.
Những thất bại trên con đường các tông đồ và hội thánh trong nhãn quan đó chính
là dấu chỉ chương trình cứu độ của Thiên Chúa đang thực hiện : sự chết mở cửa
vào sự sống.
ĐGM
Giuse Võ Đức Minh
source simonhoadalat
Post a Comment