THÁNH THỂ HY TẾ TUYET VOI 14
CHƯƠNG 14: THÁNH LỄ HY TẾ
GIAO HÒA HIỆU QUẢ
NHẤT
Trong luật Môsê,
Thiên Chúa truyển cho dân Do Thái không những phải
dâng lễ toàn thiêu
để nhìn nhận
quyền chủ tể của Người, mà
còn phải dâng lễ giao hòa để được những ơn lành vật chất và tránh được những tai ương. Các
Hi Tế
giao hòa này rất được người Do Thái quí trọng vì nhờ đó họ nhận
được nhiều ơn lành và được giải thoát khỏi mọi sự dữ. Trong sách Các Vua Quyển I
(Chương 7) có thuật lại rằng khi con cái Israel sắp sửa bị quân Philitinh tấn công. Họ nài xin ngôn sứ Samuen nài xin với Thiên
Chúa cho họ. Ông
Samuen lấy một con chiên và dâng lên Chúa làm lễ toàn thiêu để kêu xin Thiên
Chúa dủ lòng thương xót dân Israel. Thế là Thiên Chúa đã gây hoảng hoạn trong hàng ngũ quân Philitinh khiến chúng bị quân Israel đánh bại. Chúng
ta cũng đọc thấy khi đất Do Thái bị ôn dịch,
vua Đavít đã dâng lễ toàn thiêu và lễ giao hòa lên Thiên Chúa và Người đã cắt mọi ôn dịch ra khỏi Israel
(2V:24).
Nếu dân Do Thái vốn là dân cứng đầu cứng cổ mà đã được Thiên Chúa
ban cho một lễ giao hòa hiệu quả như thế, chẳng lẽ Người không cho dân Kitô
giáo
một lễ giao hòa mạnh mẽ hơn sao? Nếu trong
Cựu Ước, một con chiên được sát tế làm lễ giao hòa là phương thế để Thiên Chúa ban những ơn lành
cho
những ai dâng lễ vật ấy, thì Hy Tế Chiên Con của Thiên Chúa trong Tân
Ước hẳn phải có giá trị vượt xa
biết bao, khi
Hy Tế này được dâng làm Tế vật
vô tội trên các bàn thờ của chúng
ta và
mang lại cho chúng
ta
một kho công nghiệp vô biên.
Thật vậy, Hội Thánh Kitô giáo được hưởng những đặc ân vượt xa những
đặc ân của Hội Đường Do Thái. Mỗi
hi tế của Cựu Ước chỉ
có thể được dâng
với một đối tượng duy nhất: lễ toàn thiêu được dâng để nhìn nhận uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa: Lễ
giao hòa để nhận được những
ơn lành từ Thiên Chúa. Ngoài ra, mỗi Hy Tế này có một nghi lễ riêng, nên không thể dâng hai
hy tế
trong cùng một nghi lễ. Còn trong Hội Thánh,
mặc
dù chỉ có một hình thức Hy Tế duy nhất, song có thể dâng với những
ý chỉ
khác nhau, và nhờ đó
có thể nhận được nhiều hiệu quả hơn tất cả các hi lễ Do Thái.
Công Đồng Trentô nói rõ về điểm này, Công Đồng dạy rằng: Nếu ai nói rằng
Hy Tế Thánh Lễ chỉ là hy tế ngợi khen và tạ ơn, hay chỉ là một sự tưởng nhớ Hy Tế đã hoàn tất trên Thập Giá,
hay
chỉ đem lại ơn ích cho những
người lãnh nhận, hay không được dâng vì người sống và người chết, để được
tha
tội, tha đau khổ, đền tội và các nhu cầu khác, thì người ấy bị vạ tuyệt
thông (Khóa 22, Chương 3). Những điều này hàm chứa một tín điều mà
không ai được phủ nhận nhưng phải chấp nhận, nếu không sẽ
mắc tội trọng và
bị án phạt đời đời. Vì vậy có thể khẳng định
chắc chắn rằng cùng một Thánh Lễ
có thể được dâng với các ý chỉ khác nhau và nhờ cùng một Thánh Lễ có
thể
xin và nhận được nhiều ơn khác nhau của Chúa. Chúng
ta có
thể cử hành, dự lễ, hay xin lễ để tôn vinh Thiên Chúa, tôn vinh
Đức Mẹ, các Thiên thần và
các Thánh, xin ơn mạnh khỏe và rỗi linh hồn, ơn tránh các hoạn nạn, ơn tha
tội,
hoán cải đời sống, ơn chết lành. Tất cả những ơn này có thể xin cho chính mình hay cho người khác, đồng thời có thể xin cho các linh hồn trong Luyện Ngục.
Trên thực tế, chúng ta càng có nhiều ý chỉ bao nhiêu thì các ơn lành nhận được càng dồi dào bấy nhiêu.
Các
nhà thần học cho biết Thánh
Lễ là một lễ giao hòa mạnh mẽ biết bao.
CHA MARCHANTIUS nói: “Hy Tế này có sức mạnh vô biên để nhận được
những điều ta xin, vì giá trị vô biên của Tế Vật, chức phẩm
vô biên của linh
mục. Không có ơn huệ hay Ân Sủng nào mà không thể nhận được. Cho dù Thánh
Lễ được dâng để xin cho nhiều người bao nhiêu,
thì
Tế Vật Thánh này cũng có thể nhận được ơn
cho tất cả các lời cầu xin của họ, vì Đức Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, là Đấng vô cùng đẹp lòng Thiên Chúa,
vì các công
nghiệp Người dâng lên cho Chúa Cha và vô biên; vì cuộc Khổ Nạn của
Người, Máu Thánh của Người, các Thương Tích của Người có giá trị vô biên.
Qua
những lời trên đây, chúng
ta hiểu được tại sao Thánh Lễ có sức mạnh vô biên. Đó là do chức phẩm siêu vời của Con Người Đức
Kitô, Đấng là
Linh Mục Thượng Phẩm, đích thân dâng Hy Tế này lên Thiên Chúa những công
nghiệp của Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người, là những
điều có giá trị vô biên.
Và vì
Đức Kitô dâng cho
Chúa Cha nhiều hơn là xin với Chúa Cha, làm sao Chúa Cha có thể từ chối lời xin của Con của Người? Về giá trị Thánh
Lễ, Thánh Lerensô Giustinianô nói: “Không có hy tế nào siêu vời hơn, ích lợi
hơn,
đáng được Chúa Cha chấp nhận hơn Hy Tế Thánh Lễ, vì trong Thánh Lễ, các
thương tích của Chúa Cứu Thế, các sự nhục nhã Người chịu, các trận đòn
và cực hình khác, được dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong Thánh
Lễ, Chúa Cha
nhìn
thấy Nhân Tính Thánh của Người Con mà Người đã sai xuống trần
gian để nhờ sự chuyển cầu của Người, những kẻ tội lỗi được ơn
tha tội, kẻ sa ngã
được đứng dậy, người công chính được phúc trường sinh.”
Thế
nên, khi linh mục và giáo dân tham dự Thánh
Lễ dâng lên Cha Hằng
Hữu những
nỗi
thống khổ và công nghiệp
của Đức Kitô, lời cầu xin của họ được chấp nhận nhờ những hồng ân này.
Trong luật Môsê, Thiên Chúa cấm các thẩm phán không được nhận của đút lót: „Ngươi sẽ
không làm xiêu vẹo án xử, ngươi sẽ không nể mặt nể mày, ngươi sẽ không nhận quà lỡi, vì quà lỡi làm mù mắt kẻ khôn ngoan và đảo
điên
lời lẽ những kẻ công chính‟ (Đnl 16:19). Sở dĩ có lệnh cấm này là vì bản
tính yếu đuối của con người, nó làm cho sự xét xử không thể không bị ảnh hưởng
bởi những quà tặng đắt tiền. Nhưng khi Kinh Thánh nói: Quà lỡi làm
mù
mắt những kẻ khôn ngoan, điều này không áp dụng cho Thiên Chúa là Đấng toàn trí, vì Người không thể lóa mắt bởi những quà tặng. Thế nhưng
chúng ta không sai khi khẳng định
rằng quà tặng của Thánh Lễ làm cho Thiên
Chúa thay đổi phán đoán của Người và
hủy bỏ phán quyết. Thật vậy, chúng ta chắc
chắn rằng khi nhận từ tay chúng
ta một món quà có giá trị thục sự như vậy, đức công chính của Thiên Chúa kết hợp với lòng thương xót của Người
để lắng nghe và đón nhận những lời cầu xin của chúng ta.
Một
tác giả đạo đức nói: “Trong Thánh Lễ chúng ta không chỉ xin với tư
cách những người nài xin lòng thương xót Chúa: Chúng ta cũng dâng một
mòn
quà tương đương với những ân huệ chúng ta cầu xin, chúng ta mua
những ân huệ ấy với giá cao, đó là các nỗi thống
khổ của Chúa Giêsu Kitô.
“Bạn hãy xem các món quà chúng ta dâng đắt giá thế nào, những ân huệ
chúng ta mua của Thiên Chúa với giá cao biết bao. Chúng ta dâng Nhân Tính
Thánh của Chúa Kitô, là nhân tính đã chịu đánh đòn, chịu đội mão gai và
chịu đóng đinh, để tôn vinh Thiên Chúa. Chúng
ta dâng cùng một Nhân Tính
đã kết hợp với Thần Tính và đã đạt tới phẩm chất cao nhất nhờ sự kết hợp
này. Chúng ta dâng những
vết thương mà Nhân Tính Thánh
này phải chịu và
những giọt nước mắt và Máu mà Nhân Tính này đã đổ ra.
Trên thực tế, những gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa trong Thánh Lễ còn
nhiều hơn những gì chúng ta cầu xin
với Người trong kinh nguyện, vì vậy
hầu như chắc chắn chúng ta không thể bị từ chối. Bởi vì những điều chúng ta xin là những vật thụ tạo và trần thế, còn cái chúng ta dâng là Thần Thiêng và
vô giá. Chúng ta có thể nào hình dung là Thiên Chúa là Đấng không thể chịu thua kém về lòng quảng đại, và là Đấng đã hứa ban thưởng dù chỉ vì một ly
nước lã, mà Người lại không đáp đền khi chúng ta dâng lên Người Chén Máu Con Một Yêu Dấu của Người, máu được đổ ra lần nữa trong Thánh Lễ
và
kêu lên Người để xin Ân Sủng và Lòng Thương Xót
cho chúng ta sao?
Sau
Bữa Tiệc Ly Chúa nói với các Tông Đồ: „Quả thật,
quả
thật, Thầy bảo anh em điều gì anh em xin cùng Cha nhân danh Thầy, thì Người
sẽ ban cho anh em „(Ga 16:23). Có lúc nào thích hợp hơn là trong Thánh Lễ để dâng lên
Cha những lời cầu xin của chúng ta nhân danh
Con Của Người, khi mà chúng
ta dâng chính Chúa Con lên Chúa Cha, và cùng với Người
chúng ta dâng những lời cầu khẩn Người đã thân thưa với Cha khi còn ở trần gian này? THÁNH BONAVENTURA nói: “Khi một ông tướng bị bắt, ông chỉ có thể được
thả khi có một khoản chuộc lớn.” Chúng ta cũng thế, chúng ta bắt giữ
Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, và chúng ta chỉ thả Người ra nếu Người ban ơn tha tội và hứa ban phúc trường sinh cho chúng ta. Khi linh
mục giơ cao Chúa
Giêsu trong Bánh Thánh, thì cũng tựa như ngài kêu mời tín hữu: “Đây là Đấng cả vũ trụ không thể chứa nổi đang nằm trong tay chúng ta. Chúng ta không để Người đi bao lâu Người chưa chấp nhận những lời cầu xin của
chúng ta.” Trong trường hợp này, chúng
ta phải noi gương ông Giacóp và nói như ông: “Tôi sẽ không để Ngài đi nếu Ngài không chúc phúc cho tôi (St
32:26).
Đây
là những lời của CHA MOLINA: “Nhờ Hy Tế Thánh Lễ quá đắt giá
và quá đẹp lòng Chúa,
chúng ta có thể nhận được tất cả những gì cần cho phần rỗi chúng ta từ Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Và những gì chúng ta bị khước từ qua Thánh
Lễ thì chúng
ta không
thể
được bằng bất cứ phương
tiện nào khác. “Chúng ta đã có quá đủ sự thật về lời phát biểu này. Vì trong
Thánh Lễ chúng ta không cầu nguyện
một mình; còn có linh mục, các Thiên
Thần và chính Đức Kitô chuyển cầu cùng với chúng ta và cho chúng ta.
Chúng ta cũng không chỉ dâng lên những lời cầu xin, chúng
ta còn dâng lên Thiên
Chúa một món quà ngang hàng với chính Người. Nếu lời cầu xin của
chúng ta bị khước từ trong những hoàn cảnh như thế, thử hỏi chúng ta có hể hy vọng được chấp nhận khi nào và ở đâu khác không?
TẠI SAO MỘT SỐ LỜI CẦU XIN KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN?
Đến
đây chúng ta có thể hỏi, nếu Thánh Lễ có giá trị bao
la như
thế, tại sao
các lời cầu xin của những
người dâng lễ lại không luôn luôn được chấp nhận? Cha GOBAT giải thích: “Không phải hết mọi người đều nhận được những điều họ muốn, bởi vì mặc dù không có hành vi Thờ Phượng nào cao hơn
Thánh Lễ dễ được Chúa đón nhận để ban cho chúng ta những ơn chúng ta mong muốn, song cũng
đúng
là hiệu quả của Thánh Lể còn tùy thuộc vào một số điều kiện không phải lúc nào cũng sẵn có nơi hầu hết mọi người.” HỒNG
Y BONA
nói
rõ hơn về điểm này: “Bản chất của lời cầu xin là giả thiết rằng người được kêu xin thì có tự do giữ lại cái mà người ta
xin mình. Khi chúng ta
cầu
xin một điều gì, chúng ta nêu ra lý do mà chúng ta nghĩ là sẽ nặng ký với
Thiên Chúa, nhưng Người hoàn toàn không bị bó buộc phải ban cho điều chúng ta xin. Đồng thời, có thể quả quyết chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ dâng Thánh Lễ một cách vô ích. Nếu chúng ta không nhận được chính
điều
chúng ta xin, chắc chắn rằng chúng ta vẫn nhận được một điều gì khác có ích
hơn cho chúng ta. Và nếu điều ấy không được ban ngay cho chúng ta,
chúng ta cũng sẽ
nhận được vào lúc Chúa muốn. Hơn nữa, nhiều Ân Sủng quá
to lớn khiến cần phải có nhiều hơn là một hay hai Thánh Lễ nếu chúng ta muốn nhận được.
Chúng ta biết được những điều ấy qua câu trả lời của Chúa cho THÁNH GERTRUDE
bà hỏi Chúa tại sao những lời cầu nguyện của bà quá hiếm khi được trả lời. Người đáp: “Ta là sự Khôn Ngoan
vô biên. Ta không luôn luôn ban những điều con cầu xin theo ý con, nhưng Ta
ban cho con một điều gì đó
có ích hơn cho con, vì bản tính yếu đuối của con người mà con không thể nào biết được điều gì là tốt nhất cho con.” Một lần khác Thánh Nữ hỏi Chúa:
“Con cầu nguyện
quá nhiều cho bạn bè thì có ích gì, vì con thấy họ chẳng có chút
tiến bộ nào cả.” Người đáp: “Đừng
ngạc nhiên khi không nhìn thấy
những kết quả hiển nhiên của lời cầu nguyện của con. Ta sắp đặt các ơn ấy để
chúng sẽ tạo ra những kết quả tốt nhất. Ta nói với con, mọi lời cầu nguyện
cho bất cứ ai đều gia tăng hạnh phúc vĩnh cửu, mặc dù xác phàm không nhìn
thấy
nó hiệu quả như thế nào.”
Mọi
người phải bằng lòng với câu
trả lời này, và tin tưởng vào
lời bảo đảm của Chúa Kitô rằng không một lời cầu nguyện
chân thành nào mà không đạt
hiệu
quả hay phần thưởng. Vậy nếu không một lời cầu nguyện
nào mà không
đạt hiệu quả, thì huống hồ là Thánh Lễ, lời cầu nguyện tuyệt vời nhất. hãy ghi tạc vào lòng những lời này của Chúa: “Không một lời cầu nguyện chân thành nào
mà không đạt được hiệu quả.” Lời cầu nguyện chân thành là lời cầu nguyện dâng lên với lòng tin tưởng
và sốt sắng. Người cầu nguyện mà thiếu lòng tin tưởng thì chẳng nhận được gì
hay nhận được rất ít, như câu truyện sau đây sẽ chứng tỏ.
NẠN CHÂU CHẤU
Trong tiểu sử TU VIỆN TRƯỞNG SÊVÊRINÔ, chúng ta đọc thấy truyện một bầy châu chấu rất đông đáp xuống một vùng quê và tàn phá toàn bộ hoa
màu
tại đó. Dân trong vùng bị thất mùa hoàn toàn liền tìm đến Tu viện trưởng
và xin ngài cầu nguyện để họ thoát khỏi thiên tai này. Xúc động trước cảnh khốn đốn của dân chúng, ngài bảo họ tụ tập trong nhà thờ rồi giảng cho họ một bài rất mạnh về sự cần thiết phải cầu nguyện và đền tội. Kết luận, ngài nói: “Tôi không biết có phương thế chuyển cầu nào tốt hơn là HY TẾ THÁNH LỄ. Vì vậy tôi sẽ dâng lễ để cầu xin cho anh chị em khỏi bị mất mùa. Tất cả anh chị em hãy hợp lòng với tôi và hết lòng tin tưởng dâng Thánh Lễ này lên Thiên Chúa theo ý chỉ này.”
Dân chúng làm theo lời ngài dạy, trừ một
anh nông
dân kia. Anh ta nói: “Các
ông
bà đúng là quá khờ. Hy vọng thế này
chẳng ích lợi gì đâu. Dù có xem cả chục Thánh Lễ và cầu nguyện cả ngày cũng chẳng đuổi được con châu chấu.” Rồi
anh ta ra khỏi nhà thờ và ra đồng
trong khi những người khác tiếp tục dự Thánh Lễ sốt sắng và cầu xin Thiên
Chúa Toàn Năng giải thoát họ khỏi nạn châu
chấu. Dự Thánh Lễ xong, họ lập tức
ra đồng và thấy lời cầu nguyện của họ đã được trả lời. Tất cả bầy châu chấu đã bay đi hết sạch. Họ sung sướng giang tay lên tạ ơn Thiên Chúa, còn
anh nông dân kia cũng đứng ở đó và không thể tin nổi mắt mình. Sự cứng
lòng
của anh đã bị trừng phạt, vì bầy châu chấu sau khi đã bay đi được một quãng thì lượn vòng rồi đáp xuống như một đám mây trên mảnh ruộng của anh ta và bắt đầu tàn phá tất cả hoa mầu của anh ta. Anh nông
dân khốn khổ kêu xin Chúa cứu nhưng vô ích: bầy châu chấu chỉ bay đi sau khi đã ngấu nghiến hết ngọn cỏ cuối cùng trên mảnh ruộng của anh ta.
Câu truyện
dạy chúng ta về sức mạnh của Thánh Lễ và tội coi thường Thánh Lễ. Câu truyện này phải khơi dậy nơi lòng chúng ta lòng tin tưởng mãnh liệt nhất, để chúng ta có thể theo lời khuyên của tác giả Thư Do Thái: Vậy ta hãy dạn dĩ tiến lại gần Ngai Ân Sủng, hòng được đáp cứu đúng thời
(Dt
4:16). Ngai Ân Sủng mà Thánh Phaolô khuyên chúng ta tiến lại gần là gì?
Đó là Bàn Thánh nơi Chiên Thiên Chúa chịu sát tế, nơi Người
hiến mạng sống mình cho chúng ta, để chúng ta có thể tìm được Ân Sủng và lòng
Thương Xót Chúa. Chúng
ta phải hằng ngày tới ngai Ân Sủng này để nài xin
ơn trợ giúp cho mọi nhu cầu của chúng ta. Chúng ta phải đến với lòng sốt
sắng, kính cẩn và tin tưởng, vì
đó là Ngai Ân Sủng,
chứ không phải ngai báo oán; ngai Thương Xót chứ không phải ngai Công Lý; ngai mà ở đó chúng ta
tìm được sự cứu giúp chứ không khước
từ. Vì vậy, khi chúng ta cầu xin một điều gì đặc biệt trong Thánh
Lễ, chúng ta hãy xin với đầy lòng tin tưởng.
“Lạy Cha Nhân Từ, xin nhìn đến Hy Tế Thánh con tin tưởng dâng lên
Ngai Ân Sủng Cha, để xin Cha tha thứ các xúc phạm và trợ giúp con trong cơn khốn đốn. Con đặt hết tin tưởng
vào Hy Tế Thánh này, vững lòng trông
cậy
sẽ nhận được từ Cha mọi điều con cần. Vì sự cao cả của Tế Vật vô biên, nên lễ dâng có giá trị vô biên và Hy Tế cũng có sức mạnh vô biên. Dựa trên ba lý do này, lạy Thiên Chúa là Cha của con. Cha không
thể
từ chối điều con
xin,
miễn là điều
ấy làm
vinh
danh Cha và có ích cho con. Nhờ sự đền bù vô
biên
mà Hy Tế Thánh này dâng lên Cha, và xin Cha tăng thêm lòng tin tưởng
để đền đáp Ngai Ân Sủng.”
Post a Comment