THANH THE HY TE TUYET VOI CHUONG 22
CHƯƠNG 22: THÁNH LỄ LÀ NGUỒN ƠN CỨU
GIÚP RẤT HIỆU QUẢ CHO
KẺ ĐÃ QUA ĐỜI
Ta
thật không tưởng tượng được những
dày vò đau đớn linh hồn phải
chịu trong luyện ngục. Các Giáo phụ dạy rằng đó là những điều cực kỳ khủng khiếp. Thánh Âu-tinh
nói
rằng lửa để thanh luyện những người được sàng lọc
lại cũng không khác gì lửa thiêu đốt kẻ bị chúc dữ. Nếu ta chẳng có bằng chứng nào khác ngoài bằng chứng về tính chất khủng
khiếp của lửa luyện
ngục, điều đó cũng
đủ cho ta tin vào sự thống khổ
ghê gớm do nó mang lại và
không phải run sợ khi
nghĩ
về nó. Thánh nhân còn quảng diễn thêm: “Dẫu lửa đó không
thiêu đốt đời đời nhưng nó
gây đau đớn hơn bất cứ thứ lửa nào trên
trần gian. Không có hình khổ nào trên thân xác có thể sánh bằng,
đến ngay cả những nhục hình ghê rợn các thánh Tử đạo phải chịu cũng vậy.” Nghe những
lời này, ta có thể phần nào mường tượng ra tính chất khốc liệt của những đau
khổ
ở chốn luyện hình.
Thánh Cyritô, Thượng phụ Alexandria, thà rằng chịu mọi đau đớn có thể tưởng
tượng ra được cho đến ngày tận thế còn hơn phải qua một ngày trong luyện ngục. Lạy Chúa tôi, khốn khổ dường nào
khi một linh hồn bất hạnh phải
ở trong luyện
ngục hơn một ngày, khi người ta chọn thà chịu đau khổ trên
dương thế cho đến ngày chung thẩm! THÁNH TOMA AQUINÔ còn nói
rằng chỉ một tia lửa luyện tội thôi cũng còn
tồi
tệ hơn mọi thống khổ trong đời này. Những lời này thật khủng khiếp,
vượt qua mọi điều suy tưởng. Than ôi,
chúng ta là những kẻ tội lỗi đầy mình sẽ nên như thế nào đây khi sau cái chết bị dìm vào lửa thiêu đốt ấy. Chúa ơi! Nỗi thống khổ vô cùng đã dành sẵn cho chúng con rồi. Chẳng còn trông ngóng vào một hy vọng mong manh nào khác, ngoài việc phải trải qua những biện pháp thanh luyện này, bởi chúng ta chẳng thể
vào Thiên đàng ngay được khi chúng ta không phải là thánh và hoàn thiện, nhưng còn tệ hơn
thế nhiều khi trong mình đầy những dục vọng xấu xa và hằn
lên vô vàn dấu tích tội lỗi.
Còn
nhiều lời dạy dỗ khác của các Giáo phụ liên quan đến luyện ngục, như THÁNH BERNAĐÔ, ngài nói: “Lửa đời này với lửa luyện ngục khác nhau
một
trời một vực; lửa đời này ví như lửa
vẽ trên tranh thôi, còn lửa luyện ngục
mới là lửa thật.” THÁNH NỮ MAĐALÊNA ĐỆ PAZZI, người nhiều lần
được thị kiến cảnh luyện ngục, và còn được thấy người anh ruột của mình ở đó, nói rằng đám lửa cháy lớn trên trần gian chỉ như sân chơi so với lửa cháy nơi luyện ngục. Sự so sánh đầy ấn tượng này đủ đem lại cho ta một số nhận
thức về khổ hình phải chịu ở luyện ngục và thúc đẩy ta ngay hôm
nay hãy lo đền tội mình, bởi ta sẽ chẳng có thể làm được việc này một khi đã phải vào
nơi thanh luyện. Hiểu biết này cũng đánh động lòng cảm thông với những linh
hôn
này hiện đang còn phải chịu khốn khổ trong chốn ngục hình đó.
Có
nhiều phương cách giúp những linh hồn đang chịu khổ đau này và cứu
họ ra
khỏi luyện ngục, nhưng không còn cách nào chắc chắn và hữu hiệu hơn là Hy lễ trong Thánh
Lễ. Giáo hội, qua Công Đồng Trento
đã tuyên bố về
trường hợp này như sau: Công Đồng huấn dụ rằng các linh hồn bị giam
trong luyện ngục được hưởng sự trợ giúp của các tín hữu bằng lời cầu nguyện và những
việc
lành, nhất là nhờ lễ tế được chấp nhận trên Bàn Thờ. Điều này đã được đặt thành một Tín điều, không ai có thể bác bỏ. Điều tương tự đã được
vị Tiến Sĩ Thiên Thần, thánh Tôma Aquinô khẳng định trước đó hai thế kỷ: “Các
linh hồn trong luyện ngục chẳng có thể được giải cứu bằng bất cứ phương cách nào ngoài Hy Tế trong Thánh Lễ.”
Lý
do là vì: trong
Thánh Lễ, linh mục và cộng đoàn không những
khẩn cầu cho các linh hồn được giải thoát, nhưng đồng thời họ còn dâng lên Chúa lễ tế
đền bồi toàn bộ số nợ còn phải kể đến theo sự công minh của Chúa và vì thế
làm
Người nguôi cơn giận. Điều này hiển nhiên ai cũng hiểu: nếu ai đó vừa xin chủ nợ phóng thích lại vừa trả hết nợ nần vướng mắc chắc chắn sẽ được phóng
thích tức thì. Các linh hồn này được ở trong ân sủng Chúa;
họ đã
được hòa giải với Người trong Bí Tích Hòa Giải. Nhưng họ còn bị giam
giữ
trong ngục thất hãi hùng này vì vướng mắc trong những hình phạt phải chịu vì tội và những tì vết này còn đang gắn liền với họ. Nếu bạn động lòng trắc ẩn, cầu xin cho họ và chuyển cho họ công trạng từ lời cầu nguyện,
bạn
làm giảm bớt
món
nợ họ phải chịu, nhưng chưa đủ để giài cứu họ. Chính vị Thẩm phán đã ban hành bản án nghiêm khắc này: Ta bảo thật cho con biết, con sẽ không ra
khỏi
đó, trước khi trả hết đồng xu
cuối cùng (Mt 5,26).
Từ lời này ta biết được sự công minh của Chúa Giêsu: Người tuyên bố không tha một xu nợ nào trong
món nợ cả ngàn lượng vàng và phải trả hết
không trừ một xu nào. Nhưng nếu ta tham dự Thánh
Lễ để cầu cho một linh hồn khốn khổ ở
luyện ngục và dâng lễ với ý định đền bồi theo sự công minh Chúa,
ắt hẳn ta trả được một phần rất
đáng kể cái món nợ kia.
Chúng ta không thể chắc mỗi Thánh
Lễ giảm bớt được bao nhiêu hình phạt
cho một linh hồn, bởi Thiên Chúa không cho ta
biết
điều ấy, vì vậy phải có rất nhiều ý kiến về việc này. Tuy
nhiên có một điều không ai ngờ vực, đó là: Một
Thánh lễ được cử hành hay tham dự khi còn sống
có giá trị đền tội hơn Thánh
lễ dâng sau khi chết. Theo thánh Anselmô, một Thánh lễ lúc còn sinh tiền thì
tương đương với nhiều Thánh lễ sau khi chết. Làm sao tính được chuyện này?
1.
Mỗi Thánh
Lễ cử
hành hay tham dự giúp mình tăng thêm Vinh quang Thiên quốc, Còn Thánh lễ, hoặc cả trăm Thánh lễ cầu cho mình sau khi chết
thì
không được vậy.
2.
Nếu
ta tham dự Thánh lễ hoặc cử
hành Thánh lễ cầu cho mình khi còn đang trong tình trạng tội lỗi. Chúa
có thể khiến
ta chán ghét tội lỗi và ban ơn sám hối và nhờ đó
ta trở về tình trạng ân sủng; việc này
là không thể được sau cái chết, Bởi vì nếu chểnh mảng Thánh
Lễ mà ta phải chết trong tình trạng tội
lỗi,
chẳng có lễ nào cầu cho ta có thể giúp ta trở về tình trạng ân sủng được.
3.
Tất cả những Thánh
Lễ ta đã tham dự; hoặc được chỉ cho ta sẽ chờ đợi ta vào giờ chết và cùng theo ta đến trước Tòa phán xét để xin ơn tha thứ cho
ta, và nếu như chẳng đủ để cứu ta thoát khỏi lửa thanh luyện, thì chí ít
ra cũng giúp rút ngắn thời gian bị giam cầm. Nhược bằng nếu chẳng có Thánh
Lễ nào cầu cho ta cả đến sau khi chết, ta sẽ phải mỏi mòn trông chờ hồng ân được
giảm
bớt hình phạt do Thánh Lễ đem lại.
4.
Nếu khi còn sinh tiền ta có thể xin lễ cầu cho mình
bằng tiền túi kèm
theo
một số hy sinh
của mình lúc nào cũng được, nhưng người chết thì không
xin
lễ được bởi tiền bây giờ không còn thuộc về họ nữa mà vào trong tay những
kẻ thừa kế. Vì thế, e rằng tiền để lại để xin lễ có thể được dùng ít hơn
con số người ấy mong đợi.
5. Sau
cùng, một Thánh lễ cầu cho ta khi còn sống có khả năng giải thoát linh hồn ta khỏi án phạt vì tội lỗi hơn nhiều Thánh lễ dâng
cho ta sau khi
chết. Vì thời gian lưu lại trên cõi trần này là thời của ân sủng, sau đó chỉ còn
là thời
của đền bù mà thôi. Vậy quả là thật dễ dàng cho ta khi giao hòa với Đấng
xét xử ngay bây giờ hơn là để đền sau khi lìa đời. Trong cái nhìn của
Thiên Chúa thì sự đền tội nhẹ nhàng trong thế gian này còn giá trị hơn bất kỳ
sự đền tội nặng nề nào với tính cách bắt buộc trong thế giới
tương lai, giống
như chúng ta còn biết coi một miếng vàng bé tí có giá trị hơn cả một đống chì.
HÃY SIÊNG
NĂNG CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Những câu chuyện sau đây minh chứng về hiệu quả lớn lao do Thánh Lễ
mang lại trong việc làm giảm hoặc xóa bỏ nỗi thống khổ trong luyện ngục.
Breidenbach kể về một người kia chỉ ít ngày sau khi chết đã hiện về, trong
ngọn
lửa cháy bừng, với một trong số các gia nhân tại gia đình ông, nói với
chị
ta rằng ông ta đang chịu hành hạ không thể kể xiết, đồng thời xin chị ta
nói
với người con trai đi xin lễ cầu nguyện cho ông.
Người con lập tức xin ba lễ cầu nguyện cho cha mình, còn chị giúp việc quỳ dự lễ lòng vẫn nhớ đến
linh
hồn người chủ quá cố của mình. Hết ba Thánh Lễ, người quá cố lại hiện về với chị để nhờ
chị cám ơn người con, và nói cho con ông biết ông đã bị án năm năm trong luyện ngục, nhưng nhờ ba Thánh lễ và những hy sinh mà
người tớ
trung thành dâng lên Chúa cầu cho ông, ông được giảm bớt được bốn năm bốn ngày.
Trong cuốn Niên Giám Dòng Xitô có ghi lại câu truyện xảy ra vào thời
thánh Benadô thành Claivaux, một thầy dòng đã chết hiện về với một vị bề
trên vào một đêm sau khi qua đời; thầy nói: “Xin Cha đến xem những cực
hình
khủng khiếp con phải chịu theo lẽ công minh của Chúa.” Vị bề trên
được thầy dẫn đến bên bờ một cái vực sâu thăm thẳm, thầy nói với ngài rằng mình
liên tục bị quỷ quăng
vào cái vực đó, chúng hung dữ gấp trăm lần con người. Sáng
hôm sau vị bề trên đạo đức này trình thuật cảnh mình đã chứng kiến với thánh Bênađô. Thánh nhân liền triệu tập tất cả các tu sĩ lại, kể lại tình trạng
khốn khổ mà người anh em tu sĩ đã chết phải chịu và yêu cầu họ hết sức cầu
nguyện
và dâng Thánh Lễ để Chúa nguôi cơn thịnh nộ và cứu linh hồn người anh
em khỏi quyền lực ác thần.
Các tu sĩ làm theo lệnh đó và chỉ ít ngày sau linh hồn người anh em qua cố lại hiện về với vị bề trên khi trước, nhưng lần này với vẻ hết sức vui tươi. Khi được hỏi về tình trạng hiện
nay, người đó trả lời: “Tạ ơn Chúa,
con nay đã hết khổ rồi.” Vị bề trên hỏi nhờ đâu thầy ấy
được giải thoát? Thầy ấy trả lời: “Xin Cha hãy đến mà xem”. Vừa khhi dẫn vị
linh
mục tới nhà nguyện
của tu viện, nơi nhiều linh mục đang dâng lễ hết sức sốt sắng, thầy ấy thốt lên những lời hết sức đáng ghi nhớ như sau: “Cha hãy
nhìn
xe, cái khí cụ ân sủng Chúa đó, bởi nhờ nó mà con nay đã được giải thoát. Đó là thành lũy chất chứa lòng Chúa xót thương, nguồn sức mạnh không gì vượt thắng được. Cha hãy nhìn xem Lễ Vật huyền diệu,
Đấng xóa bỏ
tội
trần gian. Thật quả đúng là không
có gì
có thể chống lại khí cụ ân sủng Chúa,
lòng thương xót đầy quyền năng của Chúa, Lễ vật cứu độ rất có hiệu nghiệm, trừ khi tâm hồn kẻ có tôi đã ra chai đá, không biết sám hối.” Nói đến
đây thầy ấy biến mất. Vị linh mục tốt lành ấy kể lại cho cộng đoàn về việc
người anh em chịu đau khổ đã được tha thế nào và uy lực
lớn lao của Hiến Lễ
để khích lệ họ thêm lòng mộ mến Thánh Lễ hơn nữa.
Những câu chuyện này dạy chúng ta biết siêng năng cầu
nguyện cho người
thân
và bạn bè đã qua đời, bởi họ chẳng
dễ vào Thiên Đàng như chúng ta
thường nghĩ đâu, nhược bằng chúng ta không thể xin lễ cầu nguyện cho họ,
đừng
quên xin những người khác năng cầu cho họ.
Có
người nghèo
khó kia khi nghe một bà góa nghèo than phiền rằng bà ta chẳng có thể xin lễ cầu nguyện cho người chồng quá cố nên đã khuyên bà ta
rằng: “Bà cứ đến nhà thờ tham dự nhiều Thánh
Lễ để cầu xin Chúa
thương
người chồng của bà. Việc này cũng tốt lành chẳng mấy thua kém Thánh lễ
dâng để cầu cho linh hồn ông ấy được yên nghỉ.” Mặc dầu việc dâng lễ cầu nguyện thì chắc chắn tốt đẹp hơn việc chỉ tham dự Thánh lễ, tuy nhiên mỗi
lần chúng ta tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện
cho linh hồn đáng thương nào đó, những đau khổ của họ có được giảm bớt và được Máu Thánh Chúa Kitô
tẩy rửa nhờ lễ tế dâng lên Thiên Chúa.
Chúng
ta gặp hình thức này trong Cựu Ước, khi Chúa nói: “Vì mạng sống trong
xác thịt thì ở trong máu, và Ta, Ta đã ban máu cho các ngươi, trên bàn
thờ,
để cử hành lễ xá tội cho mạng
sống các ngươi. Thật vậy, máu xá tội được
vì nó là mạng sống (Lv 17,11). Thánh Tôma, khi bình luận về đoạn văn này
đã nói: “Nếu, theo luật dân Israel, máu các con vật tế lễ còn có thể tẩy sạch
linh
hồn con người, thì Máu châu báu Chúa
Kitô dâng trên Bàn Thờ há chẳng có thể làm cho linh hồn chúng ta nên tinh tuyền biết bao, và cả những linh hồn đang chịu khổ đau khỏi mọi tì vết và cứu những kẻ bị giam
cầm
ấy khòi ngục tù đáng khiếp hãi sao?”
Chính vào lúc những giọt Máu
châu báu này đổ ra trên
Thập giá, tất cả các
linh
hồn đang bị giam cầm trong luyện ngục đã được phóng thích, theo lời ngôn sứ Zacharia
nói về Đấng Cứu Độ: “Về phần ngươi, vì Ta đã thiết lập
giao
ước với ngươi trong máu, nên không những con dân của ngươi đang bị
giam
cầm, ta sẽ đưa lên khỏi hố cạn (Der 9,11). Trong đoạn văn này vị ngôn sứ đã tuyên bố về một sự cứu độ chung cho các linh hồn trong chốn luyên hình nhờ Máu Chúa Kitô đổ ra cho họ. Vậy chúng ta còn có thể dùng lời lẽ
nào mà nói về uy lực của Thánh
Lễ trong đó Máu của giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, cũng là Máu châu báu, vẫn đang tiếp tục đổ ra để xóa bỏ tội lỗi? Ai
còn có thể ngờ vực rằng đó không
phải
là phương cách tuyệt đỉnh để đem lại sức sống, để tẩy sạch, để giải thoát các linh hồn? Chẳng
bao giờ có một thứ
giải
khát nào thích hợp để làm tươi đôi môi của con bệnh lên cơn sốt bừng
bừng
cho bằng những giọt Máu Chúa Kitô dành cho các linh hồn trong luyện
ngục, Máu đổ ra vì họ và rắc trên họ cách nhiệm mầu
qua Thánh Lễ, Máu có
sức làm mát, đem lại sức sống, tẩy sạch và cứu chuộc họ.
CHUYỆN CHÂN PHƯỚC HENRY SUSO, DÕNG ĐAMINH
Có
một mẩu chuyện
về cuộc đời của Chân Phước Henry Suso thuộc dòng
Đaminh thiết nghĩ cũng thích hợp để kể ra nơi đây. Người ta nói rằng trong
thời
gian ngài theo học tại Cologne đã có hẹn ước với một linh mục khác cùng
dòng
hễ người nào chết trước thì người kia phải dâng một số lễ cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Hết thời gian học, cha Suso ở lại Cologne,
ở đấy được mấy năm thì ngài chết. Khi được tin bạn mình qua đời, cha Suso nhớ lại lời đã hứa nhưng không thể thực hiện ngay được. Tuy
vậy, hằng ngày cha vẫn cầu nguyện rất sốt sắng, và còn ăn chay và đánh tội để cầu cho bạn nữa. Nhiều ngày
sau, người qua cố hiện ra với cha với dáng vẻ rất mực buồn rầu và nói:
“anh là người bạn không thật lòng, sao anh không thực hiện lời đã hứa với
tôi?” Cha Suso giật mình kinh hãi nói: “Này bạn, đừng giận mình nhé, mình
chưa được phép cử hành Thánh Lễ, nhưng mình đã ăn chay
và đánh tội để cầu
nguyện
cho
bạn rồi.” Người hiện về nói tiếp: “Những
lời cầu nguyện của anh
chưa đủ sức cứu tôi khỏi những cực hình tôi đang phải chịu. Chỉ có Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô
dâng hiến trong Thánh
Lễ mới giải thoát
tôi
được mà
thôi.
Nếu như anh
đã cử hành Thánh Lễ như đã ước hẹn thì tôi nay đã ra khỏi
ngục
rồi. Chỉ vì lỗi tại anh mà tôi còn bị nung nấu trong lửa này.”
Cha Suso hẳn nhiên rất mực buồn rầu. Ngài tức tốc gặp cha Bể Trên, trình bày chuyện
đã xảy ra và xin phép được cử hành trọn số Thánh Lễ như đã giao ước với
người bạn quá cố. Cử hành xong số lễ giao ước theo phép của Bề Trên, Cha
Suso
được
bạn hiện về báo tin nay đã được yên nghỉ rồi.
Câu chuyện
này cho ta thấy sức mạnh vô biên của Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ trong việc giải cứu các linh hồn, khi được tiến dâng để cầu nguyện
cho họ. Thánh Gregoriô dạy rằng: “Khi linh mục cử hành Thánh Lễ với ý chỉ
đặc biệt để cầu cho linh hồn những
người tín hữu đã qua đời, họ sẽ được giải
thoát khỏi ngục hình.”
Post a Comment