THANH THE HY TẾ TUYỆT VỜI 15
CHƯƠNG 15:
THÁNH LỄ ; HY TẾ XÁ TỘI MẠNH
NHẤT
Ánh
sáng lý trí đủ để dạy chúng ta rằng bản tính yếu đuối của con người vốn nghiêng chiều về tội lỗi, cần có một hy tế đền tội, và các Tổ Phụ trước
thời
Môsê đã từng biết đến điều này.
Trong truyện Thánh Gióp,
là người sống
bằng ánh sáng của tôn giáo tự nhiên,
chúng ta đọc thấy rằng ông có thói quen
cứ bảy ngày lại gọi các con ông tụ tập lại để thanh tẩy chúng và dâng lễ toàn
thiêu cho từng đứa con. Vì ông tự nhủ: Có thể các con trai ta đã phạm
tội
và nguyền rủa Thiên Chúa trong lòng (G 1:5). Thế nên chúng ta thấy lý trí đã thôi thúc vị tổ phụ này dâng hy tế đền tội lên Thiên Chúa Toàn Năng để xin ơn tha thứ. Trong luật Môsê,
chính Thiên
Chúa đã qui định một hi tế đền tội
cho người đã phạm tội. Người nói: Vậy khi ai mắc lỗi vì một trong các điều
trên, thì nó phải xưng thú tội mình đã phạm, rồi phải đưa đến dâng Đức Chúa
lễ vật đền tội vì tội đã phạm, là một con chiên hay một con dê cái làm lễ tạ
tội, và tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó khỏi tội. Nếu người ấy
không có phương tiện kiếm được chiên dê, thì vì
tội
đã phạm nó phải đưa đến
dâng Đức Chúa lễ
vật đền tội, là một
đôi chim gáy hay một đôi bồ câu non, một con làm lễ tạ tội,
một
con làm lễ toàn
thiêu… Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho nó khỏi tội đã phạm, và nó sẽ được tha (Lv 5:5-7.10)
Nếu
Luật Cũ vốn chỉ là hình bóng của luật Mới mà cũng đã qui định Hy Tế xá tội để an ủi và làm ơn ích thiêng
liêng cho người Do Thái, phương chi Hội Thánh
lại càng cần phải
cung cấp một hi lễ đền tội cho con cái mình – một hy
lễ mới, vượt xa hi lễ cũ cũng như Hội Thánh Chúa Kitô vượt xa Hội Đường Do Thái. Hy Tế bằng máu đổ ra trên Thập Giá đã chỉ được dâng một lần và
không lập lại vì cần phải thiết lập một hi tế khác có thể dâng hằng ngày để xá tội chúng
ta.
Về điểm này Hội Thánh
dạy:
Mặc dù Đức Kitô sắp đến lúc hiến
minh một lần duy nhất trên Thập Giá để thể hiện ơn cứu chuộc muôn đời,
song
vì chức Tư Tế của Người không thể bị hủy do cái chết của Người, nên trong Bữa Tiệc Ly, Người đã hiến dâng cho Thiên Chúa Cha Mình và Máu Người dưới hình bánh và rượu, và
truyền cho các Tông Đồ và những người kế
vị các Tông Đồ trong chức vụ Tư Tế
phải dâng Hy Tế ấy (Công Đồng Trentô, Khóa 22, ch. 1)
Đó
là những lời Hội Thánh Công Giáo tuyên bố để dạy chúng ta rằng trong Bữa
Tiệc Ly Đức Kitô đã thiết lập Thánh Lễ và truyền các Tông Đồ và các
linh
mục của Người cử hành.
Công Đồng cũng nêu rõ lý do; để Người có
thể để lại cho Hội Thánh một hy tế hữu hinh biểu thị Hy Tế đổ máu và quyền
năng cứu độ của Hy Tế này có thể ban ơn tha thứ những
tội
chúng ta phạm
hằng ngày. Đoạn này chứa một tín điều mà không ai được phép chối bỏ, và nó cho
chúng ta thấy Thánh
Lễ là
một Hy Tế Đền Tội, vì được chính Chúa Kitô
thiết lập để Hội Thánh của Người có thể có một Hy Tế tha thứ những tội chúng ta phạm hằng ngày. Hội Thánh quả là diễm phúc khi có được một Hy
Tế có sức cứu độ và đền tội mạnh mẽ như thế.
Thực vậy, Thánh Lễ là một Hy Tế đền tội đích thực, được dâng lên để xá tội cho dân. Đó là điều được chứng tỏ bởi hành động của linh mục khi ở đầu Thánh
Lễ, ngài khiêm tốn cúi mình đọc kinh “Tôi thú nhận”, hay xưng tội
công khai, đấm ngực ba lần, và sau khi người giúp
lễ cũng làm như vậy thay
mặt
cộng đoàn, linh mục đọc lời xá giải: “Xin Thiên
Chúa Toàn Năng thương xót tha tội và dẫn đưa anh chị em tới cõi trường
sinh.” Rồi ngài làm dấu Thánh Giá và nói: “ Xin Thiên Chúa Toàn Năng thưong xót tha thứ tội lỗi
chúng ta.” Sau đó ngài kêu xin lòng thương xót Chúa tha thứ các
tội
lỗi chúng ta bằng kinh Xin Thương Xót: “Xin Chúa thương xót chúng con; xin Chúa
Kitô thương xót chúng con; Xin Chúa thương xót
chúng con.” Những lời kinh
đơn thành và khiêm nhường này hẳn phải vang lên tới trời, thấu tai Thiên
Chúa và đánh động lòng từ bi thương xót của Người.
Linh mục cũng đọc Lời Nguyện
Đầu
Lễ. Lời Nguyện Dâng Lễ và các lời
nguyện
khác để xin ơn tha tội. Ngài cũng đọc to ba lần: “Lạy Chiên Thiên
Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con.” Tất cả hành vi này
chứng tỏ rằng Thánh Lễ là một Hy Tế Đền Tội dâng lên Thiên Chúa để Người
tha
tội chúng ta.
NHỮNG LỜI KHÍCH LỆ CỦA CHA MARCHANTIUS
Về
đề tài này, CHA MARCHANTIUS
nói: “Như Đức Kitô trên
Thánh Giá đã mang lấy tội lỗi trần gian, để tạ tội bằng Máu Thánh Người, chúng
ta cũng đặt các tội lỗi chúng ta trên mình Người như một Tế Vật sắp được sát tế trên Bàn Thờ, để Người tạ tội cho chúng ta. Để nói lên điều này, lúc đầu lễ linh mục cúi đầu dưới chân bàn thờ, và trong tinh thần khiêm nhường, trong
tư cách mang lấy tội lỗi của cộng đoàn, ngài trình diện trước mặt Thiên Chúa Cha
để xin Người dủ lòng thương xót. Trong tư cách này, ngài cũng trở thành
hiện
thân của Đức Kitô trong Vườn Cây Dầu, bị đè nặng dưới sức nặng của
tội
lỗi cả thế giới, Người sấp mặt
xuống đất, mồ hôi Người chảy xuống những
giọt
Máu, và thành khẩn cầu nguyện cùng Cha với Người trên Trời. Là đại diện Đức Kitô, linh mục cũng
cầu
xin ơn tha thứ
những tội lỗi của chính mình và của những người hiện diện, là những người đã được Chúa Kitô cứu chuộc
bằng giá Máu của Người xưa kia và nay được lập lại và dâng lên hằng ngày để thể hiện ơn tha tội.”
Những lời rất đẹp và khích lệ trên đây chắc chắn phải đổ đầy can đảm
vào lòng mọi người tội lỗi, và khơi dậy lòng sốt sắng và hân hoan tham
dự Thánh Lễ, vì qua những lời
ấy, họ biết rằng Đức Kitô đã gánh lấy mọi sự xúc phạm mà Người nhận lấy cho mình và sẽ đền bù những xúc phạm ấy bằng Máu Thánh Người. Cũng qua những lời ấy, họ biết rằng Đức Kitô thay mặt cho
người tội lỗi khẩn khoản nài xin lòng thương xót Chúa Cha, dâng lên Chúa Cha
cái giá Cứu Chuộc rất cao để Người ban cho chúng ta ơn tha tội.
CÁC GIÁO PHỤ NÓI GÌ
Bây giờ chúng ta hãy nghe các Giáo Phụ nói gì và cắt nghĩa thế nào về Hy Tế Đền Tội này. Trong phụng vụ của ngài, THÁNH GIACÔBÊ
nói:
Chúng con dâng lên cha Hy Tế không đổ máu này của Chúa chúng con, vì những tội lỗi của chúng con và sự vô tâm của dân chúng,” Ở đây,
chúng ta thấy chúng ta phạm rất nhiều tội mà chúng ta không biết, không xưng, nhưng chắc chắn chúng
ta phải giải trình trước mặt Chúa. Những
tội
không biết này được kể là
những lầm lỗi, như chúng ta biết qua lời cầu nguyện
của VUA ĐAVÍT để xin
ơn tha thứ: “Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến (Tv
25:7a); và: Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình?
Xin Ngài tha các tội
con đã phạm mà chẳng hay (Tv 19:13). Để không phải ra trước tòa Chúa với
những tội không biết này trong linh hồn, chúng
ta hãy siêng năng tham
dự Thánh Lễ, theo lời của THÁNH GIACÔBÊ,
vị Giám Mục thiên khời của
Giêrusalem: “Thánh Lễ được dâng lên vì
những tội không biết của dân
chúng.”
CHA
MARCHANTIUS cũng nói: “ Hy Tế Thánh Lễ
được dâng lên Thiên
Chúa để đền những tội trọng, nhưng trên hết là những tội thầm kín, nghĩa là
những
tội mà sau khi xét mình kỹ lưỡng chúng ta vẫn không thể nhớ được.”
Thánh Lễ không chỉ thục sự xóa sạch tội lỗi, nhưng còn ban ơn sám hối, không chỉ vì những tội đã biết nhưng nhất là những
tội không biết hay đã
quên. THÁNH GRÊGORIÔ nói: “Những người công chính không run sợ vì những tội mình biết,
vì họ đã xưng ra
những tội ấy và làm việc đền tội rồi. Họ chỉ
sợ những tội họ phạm mà họ không biết; như Thánh Phaolô
nói: Qủa thật,
tôi
không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi được kể là người công chính. Đấng xét xử tôi chính là Chúa (1Cr 4:4), và mắt Chúa thấy tỏ tường hơn
tôi.
Quả
thật, loài người khốn khổ chúng ta phải có lý do để run sợ trước tòa
Chúa vì những tội kín ẩn của mình. Vì vậy việc
chúng
ta dâng lên tòa Chúa
Chí Công mọi Thánh Lễ
chúng ta tham dự để được ơn tha tội
quả là việc đáng làm. Đó là điều Hội
Thánh diễn tả qua miệng linh mục trong các lời nguyện
của Chúa Nhật 5 sau lễ Hiển Linh: “Chúng con
dâng lên Chúa, lạy Chúa, các
Hy Tế đền tội, để nhờ Chúa xót thương, chúng con được xóa sạch tội lỗi.”
Chúng ta không thể xưng với
linh mục những
tội
chúng ta không biết; vì vậy chúng ta xưng một cách chung chung với Chúa và dâng lên Người Thánh Lễ như một Hy Tế đền tội để nài xin Người xóa sạch những tội ấy. Hơn nữa
chúng ta hãy nghe lời ĐỨC GIÁO HOÀNG ALEXANDRÔ I
nói về HY TẾ ĐỀN TỘI: “Nhờ việc dâng Tế Vật, Chúa nguôi cơn thịnh nộ và tha thứ mọi tội
chúng ta đã phạm, kể cả những
tội nặng nề nhất.”
THÁNH
GIÁO HOÀNG TỬ ĐẠO GIULIÔ
VIẾT: “Mọi tội lỗi và xúc phạm đều xóa sạch nhờ dâng lễ vật này.” Thật là những lời đầy an ủi cho tâm hồn những người
tội
lỗi, bảo đảm cho họ rằng mọi tội lỗi đều có thể được xóa sạch
nhờ Thánh Lễ. THÁNH ATHANASIÔ cũng nói: “Việc dâng Hy Tế không đổ máu là sự
đền bù những tội ác của chúng ta.” Chúng ta có thể kể thêm
rất
nhiều các câu của các Giáo Phụ liên quan đến đề tài này, nhưng chúng ta hãy bằng lòng với
việc
trưng dẫn lời tuyên bố của Hội Thánh về đề tài này. Thánh Công Đồng dạy rằng Hy Tế này là hy tế đền tội thực sự, và nếu ai đến cùng Thiên Chúa với
tâm hồn sám hối ăn năn. Người sẽ nguôi giận vì lễ tế
này và ban ơn Thánh
Sủng
và ơn sám hối để tha thứ kể cả những tội ác ghê tởm nhất (Công Đồng
Trentô, Khóa 22, Chương 2). Những
lời đầy an ủi, cho
chúng ta thấy các phúc
lành và ân sủng từ Hy Tế cao quí nhất này tuôn chảy trên chúng ta như thế
nào. Chúng ta phải hết lòng ca ngợi và tạ ơn Chúa Kitô vì đã ban cho chúng ta một phương thế vô cùng hiệu quả để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa vì
các xúc phạm của chúng ta.
Có
lẽ ở đây chúng ta có thể hỏi: Chúng ta cần gì phải có một Hy Tế đền
tội,
bởi vì không có nó, chúng ta vẫn có thể làm nguôi cơn giận của Thiên
Chúa nhờ lòng sám hối chân thành
của chúng ta?
Tôi
xin trả lời: Chắc chắn chúng
ta có
thể làm nguôi cơn giận của Thiên
Chúa nhờ lòng sám hối chân thành; nhưng làm sao người có tội có thể có được ơn
sám hối chân thành? Lòng
sám hối này không thể tự phát sinh trong
lòng
họ, vì trông đợi một người tội lỗi
tự mình thức tỉnh để ăn
năn sám hối thì cũng
chẳng khác gì
trông đợi người chết sống lại. Nếu người ta có thể tự mình
ăn năn sám hối, thì hẳn là không
có nhiều người bị hư mất đời đời, vì hầu hết mọi người khi cảm thấy mình sắp chết, thường sẽ tìm cách ăn năn buồn phiền
để
chết trong ơn nghĩa Chúa. Một
bài giảng hay một quyển sách tốt đôi khi có thể là phương tiện để thức tỉnh một người tội lỗi ăn năn sám hối nhưng bắt
buộc phải có một ơn đặc biệt của Thiên Chúa. Thiên Chúa bị xúc phạm vì các
tội
ác của chúng ta thì không
buộc
phải ban ơn này cho chúng ta, và Người
cũng không ban một cách vô cớ, trừ khi Người được thúc đẩy đặc
biệt để ban. Vậy mà trên Trời dưới đất tuyệt nhiên không có gì có sức mạnh bằng Thánh Lễ
để Thiên Chúa ban ơn này cho chúng
ta. Như Cha Gobat nói: “Đối với tất cả những ai tham dự, Thánh Lễ là một Hy Tế đền tội có giá trị lớn đến nỗi vì nó mà Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh để làm bất cứ điều gì cần thiết để được ơn
tha thứ mọi tội trọng
họ có
thể đã phạm; nghĩa là, Người ban cho họ
ơn nhận biết và đau buồn vì những tội họ đã phạm, và xưng tội
tử tế.”
NHỮNG LỜI CHÚA NÓI VỚI THÁNH GERTRUDE
Những lời Chúa nói với Thánh Gertrude cho thấy chúng ta rất dễ nhận
được ơn tha tội nhờ việc dâng Thánh Lễ để được ơn này. Vào một dịp Tuần Thánh, trong khi Điệp Ca “Người được hiến tế vì chính Người muốn thế”, được hát
lên, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ: “Nếu con tin Ta được hiến dâng cho Thiên
Chúa Cha trên Thập Giá vì đó là ý Ta muốn
được hiến tế như thế, con cũng hãy tin
mà không nghi ngờ rằng hằng ngày Ta cũng muốn được hiến tế cho mỗi người tội lỗi, cùng
với
một tình yêu và ước muốn mãnh
liệt giống như Ta đã tự hiến tế trên Thập Giá vì sự cứu rỗi của thế giới. Vì vậy không
một
ai mà không có thể trông cậy được ơn tha tội, cho dù sức nặng tội lỗi có đè nặng họ đến đâu đi nữa, miễn
là họ
dâng lên Chúa Cha
cuộc sống và cái chết
vô tội của Ta, và tin rằng nhờ đó họ được hưởng phúc lành của ơn tha tội.”
Quả
là những lời đầy an ủi vì phát xuất từ chính miệng
của Đấng là Sự Thật.
Có đúng là Tình Yêu của Đức Kitô quá lớn khiến Ngài ước ao hằng ngày được hiến dâng lên Cha trong Thánh Lễ cho
từng tội nhân, với
cùng một ước muốn đã thúc đẩy Ngài chịu đau khổ trên Thập Giá để cứu chuộc thế giới không? Nếu đúng là thế, thi hỡi người tội lỗi, bạn hãy thỏa mãn ước muốn này của
Chúa bạn, hãy dâng lên Chúa Cha mỗi ngày, thậm chí nhiều lần mỗi ngày, cuộc
Khổ Nạn và Cái Chết của Con Thiên Chúa
Chí Ái, với lòng tin tưởng
mình sẽ nhận được ơn tha tội theo như lời Chúa Giêsu Kitô đã hứa. Sự hiến dâng
có thể không chỉ được thực hiện trong Thánh Lễ, nhưng cả vào những lúc khác
nữa; không chỉ bằng miệng lưỡi mà bằng cả con tim. Vì theo những
lời trích trên đây. Chúa không nhắc đến Thánh Lễ, cũng không nhắc đến khẩu
nguyện.
Vậy, nếu hiến dâng con
tim một cách âm thầm mà đã có hiệu quả lớn như thế, thì hiệu quả của việc hiến dâng thực sự hằng ngày trong Thánh
Lễ càng phải lớn đến đâu. Bởi vì trong Thánh Lễ, Đức Kitô không chỉ được hiến dâng
bằng lờii hay một cách thiêng liêng, nhưng Người được hiến dâng thực sự bằng
chính thân thể Người bởi bàn tay linh mục, và linh mục dâng gì thì
chúng ta cũng dâng nấy. Bởi vì linh
mục
dâng Mình và Máu Chúa Kitô không chỉ với tư cách cá nhân, nhưng đại diện tất cả những người tham dự, cho tất cả cộng
đoàn tín hữu. Sau khi Truyền Phép, linh mục đọc những lời này: “Vì
vậy, lạy Chúa, chúng con là tôi tớ và dân thánh của Chúa,
xin
dâng lên trước
tôn
nhan uy linh Chúa Bánh Thánh tinh tuyền, v.v…
VỚI THÁNH MECHTILDE
Trước khi kết thúc đề tài về Hy Tế đền
tội,
tôi
xin nói thêm vào
đây những lời Chúa nói Thánh Mechtilde:
“Các nỗi thống khổ của Ta quá lớn khiến cho
mỗi
khi Ta đến vào lúc dâng Thánh Lễ, thì không một tội nhân nào dù nặng nề đến đâu mà không
được Ta kiên nhẫn chịu đựng và vui vẻ ban ơn tha tội cho họ, miễn là họ ước ao ơn ấy.” Những lời quá dạt dào tình yêu này cho chúng
ta thấy Thánh Lễ là một Hy Tế đền tội mạnh mẽ biết bao, vì là phương
tiện giao hòa chúng ta với Đức Kitô
một cách quá hoàn hảo, khiến thay vì xua
đuổi
người tội lỗi khi họ đến với Thánh Lễ, Người giang rộng vòng tay tiếp
đón
họ, ôm họ vào lòng như người bạn chí thiết. Người vui vẻ tha thứ những xúc phạm của họ, chỉ cần họ tỏ dấu ăn năn vì những tội của họ.
CÂU TRUYỆN VỀ CÁC VỊ ẨN SĨ ĐẠO ĐỨC
Chúng ta có
môt câu truyện rất cảm động về đề tài này trong Cuộc Đời của các
Giáo Phụ. Một vị ẩn sĩ thánh thiện tên là Phaolô
Đơn Sơ được Chúa ban một ơn đặc
biệt là đọc thấu những bí ẩn trong lòng người ta. Khi các ẩn sĩ đến Nhà Thờ vào các ngày Chúa Nhật, vị ẩn sĩ này thường đợi ở cửa Nhà Thờ, và nhận thấy một ai có một tội nào đó trong lương tâm, ngài thường gọi riêng
người ấy ra và khuyến khích người ấy ăn năn sám hối. Một hôm, trong khi
đang đứng ở cửa nhà
thờ
như mọi
khi,
vị ẩn sĩ thánh thiện này thấy một người
đàn ông đang đến nhà thờ, dáng điệu ông ta, hay đúng hơn cả con người ông ta lộ đầy vẻ đen tối. Hai con quỉ đi theo hai bên ông ta, vừa đi vừa lôi sang bên
này bên kia bằng một cài xích trói chặt ông ta. Thiên Thần Bản Mệnh của
ông
đi theo xa xa, mặt buồn rầu. Vị ẩn sĩ thánh thiện bắt đầu khóc và đấm
ngực đau buồn vì tình trạng khốn
nạn của kẻ tội lỗi bất hạnh này. Các ẩn sĩ
khác xin ẩn sĩ này vào nhà thờ dự Thánh
Lễ,
nhưng ngài vẫn cứ đứng ở thềm
cửa, khóc lóc than van không ngừng. Khi các ẩn sĩ ra khỏi nhà thờ sau Thánh
Lễ, ngài lo lắng theo dõi đối tượng
ngài quan tâm; và kia, người đàn ông kia
tiến ra phía ông với dáng mặt vui tươi rạng rỡ, có Thiên Thần Bản Mệnh đi
cạnh, trong khi hai con quỉ kia rút lui đầy thất vọng. Bấy giờ vị Thánh ẩn sĩ
Phaolô quì gối xuống trước mặt ông ta và thốt lên: “Thiên
Chúa
lòng lành vô cùng, lòng thương xót của Người không
thể
nào dò thấu.” Đứng trên bậc Nhà Thờ,
ngài kêu gọi tất cả những vị ẩn sĩ khác: “Đến
đây,
anh em, hãy nghe tôi kể sự lạ vừa xảy ra, để thấy rõ công trình kỳ diệu của Thiên Chúa. Tôi
trông thấy người đàn
ông này lúc vào nhà thờ mặt xám
xịt,
với những con quỉ vây quanh, nhưng khi ông ra khỏi nhà thờ, mặt ông sáng láng như Thiên Thần Bản
Mệnh đi cạnh ông.” Rồi quay về phía người đàn ông kia, ngài bảo ông ta:
“Ông
hãy tôn vinh Thiên Chúa và kể cho chúng tôi nghe về tình trạng linh
hồn
ông.” Người đàn ông ấy tuyên bố lớn tiếng cho mọi người có thể nghe thấy: “Tôi là một kẻ tội lỗi nặng nề; tôi đã sống tội lỗi buông thả một thời gian dài. Nhưng vừa mới đây khi ở trong nhà
thờ, tôi được nghe những lời
ngôn sứ Isaia: “Hãy rửa cho sạch, tẩy
cho hết, và vất bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi
chướng mắt ta… Tội các ngươi dù
có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết,
có thẫm tựa vải điều, cũng hóa ra trắng như bông (Is 1:16.18). Bấy giờ tôi thì
thầm
cầu nguyện: “Lạy Chúa là Đấng đến thế gian để cứu người tội lỗi, xin hãy thi hành lời Chúa hứa cho con, một kẻ tội lỗi xấu xa.” Trong suốt Thánh Lễ,
tôi không ngừng
lập đi lập lại những lời này: “Lạy Chúa, con xin hứa sẽ
không bao giờ phạm tội trọng
như thế nữa; Lạy Chúa, xin hãy đón nhận con, một
kẻ tội lỗi khốn nạn.” và
tôi đã ra khỏi nhà thờ với quyết tâm sống một đời sống mới.” Nghe những lời
ấy tất cả những người hiện diện đều
cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa, những
công trình của Chúa thật lạ lùng,
Chúa đã dùng sức mạnh của Thánh Lễ để làm cho tội nhân này ăn năn sám hối và nhận ông vào tình ân nghĩa với Chúa.”
THÁNH LỄ CÓ SỨC MẠNH VÔ SONG
Vâng, chúng ta có thể thốt lên cùng với các vị ẩn sĩ thánh
thiện này: “ Hy
Tế Thánh Lễ cực thánh
này có sức mạnh
to lớn biết bao. Hy Tế này có sức
mạnh to lớn biết bao khi làm cho những người tội lỗi ăn năn sám hối. Biết bao người tội lỗi chai đá được thúc đẩy ăn năn sám hối và được cứu khỏi án phạt đời đời. Chúng ta hãy không ngừng tạ ơn Chúa Cứu Thế, Đấng yêu thương
chúng ta biết bao, Đấng đã phải trả một cái giá quá đắt để ban cho chúng ta hy
tế đền tội mang lại ơn cứu độ này, nhờ đó chúng ta dễ có thể làm hòa với
Thiên Chúa là Đấng chúng ta đã
xúc phạm và nhờ đó chúng ta có thể trả
được món nợ đối với Người. Chúng ta diễm phúc biết bao so với những người Do Thái, vì mặc dù họ có những lễ vật đắt tiền nhưng đã không có một hy tế có
thể mang
lại ơn tha thứ dù chỉ một tội mà thôi. Như lời tác giả Thư Do Thái:
Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xóa được tội lỗi (Dt 10:4).
Giá như chúng ta sống dưới Giao Ước Cũ như người Do Thái, có lẽ các tội lỗi
của chúng ta không thể được đền bù, và chúng ta có thể bị trầm luân muôn
đời, vậy mà bây giờ khi chúng ta có một hy tế đền tội có sức mạnh vô biên,
chúng ta lại chỉ vì những lý do vớ vẩn mà bỏ đi dự lễ hay dự lễ một cách quá
cẩu
thả. Hỡi người tội lỗi, hãy vì Chúa mà nhìn xem bạn ngu ngốc biết bao
khI hành động chống lại lợi ích lớn lao nhất của bạn khi bỏ bê
Thánh Lễ và trì hoãn việc đền tội cho đời sống tương lai. Bạn hãy tỉnh dậy đi và sửa sai hạnh kiểm của mình khi còn thời gian. Hãy ra
khỏi
tình trạng nguội lạnh của ban và
siêng năng dâng lên Thiên Chúa Hy Tế đền tội của Thánh Lễ.
BẰNG CÁCH NÀO THÁNH LỄ BAN ƠN THA TỘI VÀ CẢI HÓA NHỮNG TỘI NHÂN CỨNG LÕNG
Thánh Toma Aquinô khẳng định Thánh Lễ là một phương thế đền tội rất
mạnh khi ngài nói: “Hiệu
quả
đặc biệt của Hy Tế Thánh
Lễ là
tạo ra sự hòa giải của chúng ta với Thiên Chúa.”
Để cắt nghĩa điều này, ngài dùng ví dụ sau đây: “Như một người tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình nhờ nhận được
những món quà đáng
giá hay một việc phục vụ của kẻ xúc phạm
này, thì cũng thế. Thiên Chúa có thể nguôi
giận
vì một việc phục vụ bạn làm đẹp lòng Người
khi bạn tham dự Thánh Lễ và nhờ Món Quà vô giá bạn dâng cho Người trong của lễ là Mình và Máu Chúa Kitô.” Giáo lý này của Thánh Tiến
Sĩ Thiên Thần trùng với ý kiến của mọi nhà thần học và lời dạy của Kinh Thánh.
Chúng ta đọc thấy rằng Tổ Phụ Giacóp
vì sợ
anh là Esau nổi giận khi biết mình bị em
đánh lừa để cướp mất phúc
lành của cha, sẽ trả thù một cách đáng sợ,
vì thế ông tự nhủ: Ta cho tặng phẩm này đi
trước, để làm cho anh ấy nguôi
giận; sau đó ta sẽ giáp mặt anh ấy và may ra anh ấy sẽ nể ta (St 32:21).Ông
Giacóp sai ngưởi đến trước dâng cho ông Esau một số lạc đà, trâu bò, cừu, và
dê để
làm hòa với anh. Tương tự
như vậy, trong Thánh Lễ, chúng
ta dâng cho Thiên Chúa những nhân đức, công nghiệp,
cuộc sống, cuộc Khổ Nạn, và Cái
Chết của Con của Người, cơn giận của Người sẽ nguôi đi nhanh
hơn cơn giận của Esau, vì những
Món Quà này có giá trị vô biên và đẹp lòng Thiên Chúa
Cha vô cùng. Vì vậy, tiếng ấy hoàn toàn lấn át tiếng kêu của tội lỗi chúng ta.
Thánh Albertô Cả nói: “Nhờ Món Quà vô giá này, cơn thịnh nộ của Thiên
Chúa hoàn toàn dịu xuống.”
Không
ai nghi ngờ
Thánh Lễ có sức hòa giải người tội lỗi có lòng sám hối
với Thiên Chúa, nhưng người tội lỗi mà không biết sám hối có được hòa giải
hay không
lại là một câu hỏi khác, và câu trả lời phải là không,
bởi vì một người tội lỗi chỉ có thể được chuyển
từ tình trạng tội trọng sang tình trạng Ân
Sủng nếu biết thực lòng sám hối. Vì vậy nếu một người tội lỗi không có lòng sám
hối
mà tham dự Thánh Lễ,
hay Thánh Lễ được cử hành cho người ấy, thì Thánh
Lễ cũng không hòa giải người ấy với Thiên Chúa hay ban Ân Sủng cho
người ấy. Vậy phải chăng Thánh Lễ không có ích gì cho người ấy sao? Rất có ích,
cả về vật chất lẫn thiêng
liêng. Về vật chất, bởi vì nhờ Thánh Lễ, Thiên Chúa giữ gìn người ấy
khỏi một số điều
bất hạnh hay ban một số ân huệ cho người ấy. Lý do là vì Thiên Chúa hoàn toàn công bằng không bao giờ để cho một việc phục vụ nào dù nhỏ nhoi nhất mà không được ân thưởng. Mỗi lần
chúng ta dự Thánh Lễ, chúng ta đáng được hưởng một phần thưởng đời đời,
nhưng một tội nhân không sám hối thì không thể nhận phần thưởng đời
đời, vì vậy, Thiên Chúa hoàn toàn chỉ vì thương xót mà ban cho người ấy
một phần thưởng nhất thời, như gìn giữ họ khỏi một tai họa nào đó, gia hạn
thời gian để
họ sám hối hay bạn một ân huệ vật chất nào khác.
Nhưng lợi ích thiêng liêng Thiên Chúa ban cho họ thì lớn hơn nhiều. Vì
theo
lời dạy của các nhà thần học, trong Thánh Lễ Thiên Chúa ban Ân Sủng dự phòng, nhờ đó người tội lỗi được biết và ghê tởm tội trọng. Tuy nhiên ơn
trợ giúp này của Thiên Chúa nhờ tham dự Thánh Lễ không tạo những hiệu quả giống như nhau cho hết mọi người. Có những tội nhân cứng lòng và những tội nhân dễ sám hối. Thánh Lễ sẽ dẫn đưa hạng tội nhân thứ hai này
đến việc sám hối ăn năn và nhờ đó họ được hòa giải với Thiên Chúa. Còn hạng tội nhân thứ nhất, mặc dù Ân Sủng cũng được cống hiến cho họ, nhưng
họ sẽ từ chối vì lòng dạ xấu xa chai đá của họ.
Dầu
sao, chúng ta cũng không thể kết luận rằng Thánh Lễ không phải là
một
Hy Tế đền tội vì người tội lỗi cứng lòng không
chấp nhận nhưng từ chối Ân
Sủng dự phòng của Thiên Chúa. Thánh Lễ là và luôn luôn là một hy tế đền tội và chúng ta buộc phải tin như thế. Hội Thánh dạy: Nếu ai nói Hy Tế Thánh Lễ không phải là Hy Tế đền tội, người ấy phải vạ tuyệt thông (Công Đồng
Trentô, Khóa 22, Chương 3). Thánh Lễ được
gọi là hy tế đền tội bởi vì nhờ công nghiệp
của Đức Kitô, Thiên Chúa ban ơn trợ giúp cho người tội lỗi biết
nhìn
nhận tội mình và ăn năn sám hối. Ơn trợ giúp này được ban
cách đặc biệt cho những người tội lỗi tham dự Thánh Lễ. Nếu không là thế, Thánh Lễ sẽ
chẳng có khả năng đặc biệt nào để cho chúng ta tham dự vào ơn cứu chuộc
của Đức Kitô hơn bất kỳ việc lành nào khác được dâng cho người tội lỗi.
Chúng ta biết thật ra không phải vậy, bởi vì trong Thánh Lễ, Chúa Kitô ban
cho chúng ta một liều thuốc giải đặc biệt chống lại thuốc độc của tội.
Hoàn toàn không cần phải thấy ngay lập tức các hiệu quả của Thánh Lễ,
chỉ cần biết rằng chắc chắn sẽ có hiệu quả khi đến giờ Chúa muốn. Chúng ta
biết
trên Thánh Giá, Chúa
Kitô đã khóc lóc kêu xin cho người tội lỗi và dâng Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết đau khổ của Người cho họ, nhưng trong số hàng trăm người có
mặt lúc ấy, có được bao nhiêu người đấm ngực ăn năn sám hối
và nói với Đức Tin vững vàng: Quả thật Người này là Con Thiên Chúa (Mt
27:54)? Những người khác vẫn tiếp tục cứng lòng và vất bỏ những Ân Sủng và ơn trợ giúp của Thiên
Chúa. Phải đợi đến Lễ Ngũ Tuần. Lời Cầu của Đức
Kitô và Hy Tế của Người trên Thập Giá mới phát sinh hiệu quả: đó là lúc
hàng ngàn người đã trở lại nhờ bài giảng của Thánh Phêrô.
Cũng vậy, Hy Tế Thánh Lễ không
luôn luôn ban ơn hoán cải người tội lỗi ngay
lập tức, nhưng hoạt động từ từ, khi Thiên Chúa làm mềm lòng người tội lỗi từng bước một và chuẩn
bị để họ sẵn sàng đón nhận
ảnh hưởng của Ân Sủng. Thánh Lễ đặc biệt ban ơn hoán cải dần dần, bởi vì nó cho người tội lỗi thời gian tham
dự nhiều
Thánh Lễ hay có nhiều
Thánh Lễ được dâng cho họ. CHA
MARCHANTIUS
cũng nói y như thế: “Thánh Lễ không xóa ngay tội lỗi, nhưng tạo ra lòng ăn năn hay ước muốn ăn
năn thật lòng. Có khi lòng ăn năn này được ban cho một
người tội
lỗi ngay trong Thánh Lễ
mà người ấy tham dự, có khi thì muộn hơn, nhưng luôn luôn là nhờ Thánh
Lễ. Nhiều khi người tội lỗi nhờ một ơn đậc biệt
nên đã hoán cải sau một thời gian khá lâu mà không biết rằng việc hoán cải
này là nhờ ơn Thánh Lễ. Còn khi người tội lỗi không hoán cải, đó là vì họ
từ
chối ơn trợ giúp Chúa ban
cho họ, và lạm dụng thay vì dùng Ân Sủng của Chúa
một cách thích đáng.”
Những lời trên đây của Cha Marchantius chứng tỏ sức mạnh vô biên của Hy Tế Thánh
Lễ đối với những việc
hoán cải những kẻ tội lỗi cứng lòng. Hội
Thánh cũng dạy chúng ta rằng khi một người tội lỗi dâng Hy Tế Thánh lên Thiên
Chúa với ý giao hòa với Người, thì chắc chắn họ sẽ được ơn
hoán cải và hòa giải. Nếu chúng
ta đến gần Thiên Chúa với lòng sám hối ăn năn, và
dâng Thánh Lễ lên Thiên Chúa với
lòng ngay thẳng. Đức Tin chân chính và
với lòng kính sợ, thì Chúa sẽ vì lễ dâng này mà nguôi giận, ban Ơn Sám hối và tha thứ cả những tội ghê gớm nhất (Công Đồng Trentô Khóa 22,Chương
2). Quả là những
lời đầy an ủi cho tâm hồn người tội lỗi, và mang lại niềm
hi vọng to lớn biết bao cho những kẻ nhát sợ và ngã lòng. Họ được bảo đảm rằng
nhờ
Thánh Lễ, họ có thể làm Chúa
nguôi giận và ban ơn tha thứ các tội họ phạm và nhận họ vào tình nghĩa thiết với Thiên Chúa. Như thế chúng ta thấy
ứng
nghiệm lời Sách Huấn Ca: Lễ Phẩm của người công chính như mỡ đổ trên
Bàn Thờ, xông mùi thơm ngào ngạt trước Đấng Tối Cao (Hc 35:5), nghĩa
là, khi một người tội lỗi dâng lên Cha Hằng Hữu Con Một của Người làm hy
tế đền tội và nài xin lòng thương xót của Người
nhờ công nghiệp Đức Kitô.
Người Khôn Ngoan nói: Tặng phẩm kín đáo làm tiêu tan cơn giận, quà giấu
trong áo làm dịu trận lôi đình (Cn 21:14). Tặng phẩm kín đáo ở đây là gì, nếu
không phải là Mình Đức Kitô dưới hình Bánh? Khi dâng Thánh
Lễ,
chúng ta hãy dâng tặng phẩm kín đáo này, Món Quà đắt giá này và nhờ đó chúng ta sẽ
làm
nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
THÁNH BONAVENTURA nhắc nhở chúng ta
rằng linh mục làm việc này nhân danh mọi người hiện diện khi ngài giơ cao Bánh Thánh lên như thể muốn nói rằng: “Chúng
con là những kẻ tội lỗi khốn nạn đã phá vỡ lề luật
Chúa và xúc phạm
nặng
nề đến Chúa, lạy Cha trên Trời, nhưng xin nhìn đến khuôn mặt Đức Kitô của Cha mà chúng con dâng lên Cha đây, để mong Cha
đổi cơn thịnh nộ thành lòng thương xót.
Xin đừng ngoảnh mặt với Con Cha là Đấng Cha đã nói: Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người. Vì Con Cha
xin
cho chúng con quay về với Cha và đừng giận chúng
con nữa. Với những
lời cầu khẩn và hiến dâng như thế của Thánh
Lễ,
nhiều tội nhân đã được Ơn
Sám
Hối mà không thể nhận được bằng những phương
thế khác. Nếu không biết rằng việc hiến dâng Hy Tế đền tội này có sức làm mềm những kẻ cứng
lòng, hẳn là Hội Thánh đã không đặt nơi miệng linh mục lời cầu nguyện
sau đây (Kinh Nguyện Thầm, Thứ
Bảy tuần 4 Mùa Chay): “Lạy Chúa, chúng con
nài xin Chúa nguôi giận vì của Lễ Chúa nhận; và xin Chúa đoái thương thúc đẩy ý muốn hay nổi loạn của chúng con quay về với Chúa.” Vì vậy, người tội
lỗi dù có thể đã sa xuống thật sâu
trong vũng bùn tội lỗi khiến họ gần như thất vọng về sự hối cải, họ hãy đi dự Thánh Lễ và cầu nguyện
lại lời nguyện này, khiêm
nhường nài xin Chúa Nhân Từ cải hóa họ nhờ Thánh Lễ là phương thế
có sức cải hóa mãnh liệt.
VẤN ĐỀ VỀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI TỘI LỖI
Ở
đây có lẽ sẽ có người thắc mắc: Lời cầu nguyện của những kẻ tội lỗi
cứng lòng sẽ đạt được gì hay sẽ có ích thế nào cho người tội lỗi, vì Kinh Thánh nói: Ai bưng tai chẳng muốn nghe Lề Luật, có lời nó nguyện
cầu
cũng đáng ghê tởm (Cn 28:9). Thánh Toma Aquinô, Tiến Sĩ Thiên
Thần, trả lời cho vấn nạn này như sau: “Mặc dù nhiều đoạn Kinh Thánh nói rõ là lời cầu nguyện của người có tội trọng không thể làm đẹp lòng Chúa, song Thiên Chúa nhân lành vô cùng không từ chối lời cầu nguyện được thúc đẩy bởi ý những ý hướng tốt, và Người thương nghe lời họ cầu nguyện.”
Cho
dù Thiên Chúa không
nghe lời cầu nguyện
của kẻ tội lỗi cứng lòng, nhưng chắc chắn Người chấp nhận Thánh Lễ mà người tội lỗi dâng để cầu cho
chính mình, vì
Thánh Lễ làm đẹp lòng Chúa vô
cùng. Tôi không có ý nói rằng
lời cầu nguyện
cùa kẻ tội lỗi dâng trong Thánh Lễ làm đẹp lòng Chúa, nhưng
tôi
muốn nói rằng Thánh
Lễ mà người tội lỗi dâng cho chính mình thì rất
được Chúa chấp nhận. Có thể nào nghi ngờ rằng Thiên Chúa công bằng sẽ không vui lòng chấp nhận Lễ Vật vô giá là Mình và Máu Thánh Con của Người,
mặc dù được dâng bởi một người tội lỗi đáng ghét trước mặt Chúa?
Trái lại, Thiên Chúa sẽ nói: “Mặc dù người này là một kẻ thù đáng kinh tởm đối với Ta, nhưng Của Lễ nó dâng lên Ta với ý hướng tốt thì rất có giá trị và rất đẹp lòng Ta. Bởi vì
nó tôn vinh Ta như thế. Ta sẽ đáp lại Của Lễ này
bằng Ân Sủng của Ta, và nếu nó chấp nhận Ân Sủng
này, Ta sẽ bỏ qua cho nó sự
xúc
phạm đối với Ta, và phục hồi nó vào trong tình bằng hữu và ơn nghĩa với Ta.”
Lời
khẳng định này không
chỉ dựa trên ý kiến của tôi mà thôi, nhưng còn dựa trên Công Đồng Trentô khi Công Đồng dạy rằng lễ dâng của Hy Tế Thánh Lễ là một phương tiện giao hòa tội nhân với Thiên
Chúa và ban ơn tha thứ mọi tội lỗi, kể những tội ghê gớm
nhất. Hỡi người tội lỗi, xin hãy nghe sự thật đầy khích lệ này. Hãy rút ra từ đó niềm
hy vọng ơn cứu rỗi của bạn, hãy tăng
lòng can đảm để sửa
đổi đời sống; hãy
gỡ mình ra khỏi cái lưới thất vọng
và tin tưởng vào Hy Tế đền tội đầy sức mạnh này. Mặc dù
Kinh Thánh nói: Vì
đối
với Thiên Chúa, đứa vô đạo
và tội vô đạo, cả hai đều đáng ghét (Kn 14:9),
nhưng bạn hãy siêng năng đến Nhà Thờ và tham
dự lễ dâng Hy Tế Thánh lên
Thiên Chúa. Vì mặc dù bạn tham dự Thánh Lễ trong tình trạng tội trọng, bạn sẽ không phạm
thêm
một tội trọng giống như linh mục khi cử hành Thánh Lễ một cách bất xứng, hay giống như giáo dân khi rước lễ bất xứng: ngược lại, bạn sẽ được Chúa ban ơn trợ giúp để trở về tìnnh trạng
Ân Sủng.
CÁC KINH NGUYỆN CỦA THÁNH GERTRUDE
CHO NGƯỜI TỘI LỖI
Sẽ có cùng một hiệu quả như thế khi một người tốt
lành tham dự Thánh Lễ cho
một người tội lỗi, dâng Thánh Lễ ấy để người tội lỗi này được hối cải. Điều này chúng ta biết được từ những lời mặc khải cho Thánh Gertrude. Một hôm, Thánh nữ
đang khẩn khoản cầu xin trong Thánh
Lễ để
Thiên Chúa mau ban ơn sủng cho những tâm hồn
cần được hối cải và cứu rỗi, và nhờ sức mạnh của
Hy Tế Thánh, việc hoán cải của họ được thực hiện trước thời gian ấn
định. Thánh nữ cũng rất ước ao cầu xin Chúa cho những kẻ tội lỗi đang trên đường hư
mất và có vẻ
như sẽ bị án phạt muôn đời, vì bà cảm thấy vô cùng
thương cảm đối với họ, nhưng bà không dám xin Chúa vì sợ lời cầu nguyện của bà không được chấp nhận.
Chúa sửa lại ý nghĩ của bà và nói: “Con
nghĩ rằng Thân Thể tinh tuyền và Máu Châu Báu của Ta đây trên Bàn Thờ này không đủ mạnh để làm cho
những kẻ đang trên đường hư mất ăn năn hối cải sao?” Thánh Gertrude hết sức kinh ngạc trước tình yêu và lòng thương xót vô bờ của Chúa qua những
lời ấy, nên bà đã mạnh bạo cầu khẩn Chúa, để nhờ Mình và Máu Châu Báu của Người và nhờ việc cử hành Thánh Lễ, Người đưa những kẻ tội lỗi đang
trên đường hư mất ấy trở về tình trạng Ân Sủng. Chúa đã vui lòng chấp nhận
lời cầu xin của bà và bảo đảm với bà rằng lời cầu của bà sẽ được chấp nhận. Chớ
gì lời chứng này về sức mạnh của Thánh Lễ
trong việc cứu rỗi những kẻ tội lỗi , khích
lệ chúng ta tham dự Thánh Lễ thường xuyên và sốt sắng hơn, để
xin
ơn hoán cải cho chính chúng ta và những người tội lỗi khác.
NHỜ THÁNH LỄ, CÁC TỘI NHẸ CŨNG ĐƯỢC TẨY SẠCH
Nhờ
HY TẾ THÁNH LỄ, các tội nhẹ cũng được đền bù – các tội ấy cũng làm mất lòng Chúa rất nhiều, nhiều hơn là chúng ta tưởng. Dụ ngôn sau đây
giúp
chúng ta có thể đánh giá
đúng mức sự xấu xa của tội nhẹ. Người kia có
một
cậu con trai ngày
nào cũng
làm ông tức giận:
nó làm việc cẩu thả, lười
biếng, ham chơi, nó phung phí tiền bạc của cha nó và không chịu nghe lời khuyên bảo của cha, nhưng nó
luôn luôn chữa mình là nó không bao giờ phản đối cha hay đánh lại cha. Đó cũng chính là thái độ của chính chúng ta đối với
Thiên Chúa khi chúng ta phạm những tội nhẹ hằng ngày.
Nếu
không có Hy Tế đền tội để làm nguôi cơn giận của Cha chúng ta trên
Trời, hẳn chúng ta sẽ phải chuốc lấy một kết cục khốn nạn và đáng sợ. Mặc
dù các tội hằng ngày chúng ta phạm
là các tội nhẹ chứ không phải tội nặng, nhưng chúng ta vẫn
hết sức cần có một Hy
Tế Đền Tội, kẻo những tội ấy chọc
giận
Thiên Chúa bằng sự vô ơn và chểnh mảng của chúng
ta, khiến Người
đuổi
chúng ta ra khỏi nhà Người như những đứa con bất xứng.
Để
ngăn ngừa trước một số phận như thế, Chúa Cứu Thế đã cống hiến cho
chúng ta một phương thế đền tội mạnh mẽ trong Thánh Lễ, trong đó việc dâng hiến Tế Vật Thần Linh được thiết lập để xóa sạch các tội nhẹ cũng như tội
nặng của chúng ta. Điều này đã được Hội Thánh tuyên bố rõ ràng khi các sắc lệnh của Công
Đồng
Trentô: Trong Bữa Tiệc
Ly, Đức Kitô đã thiết
lập Thánh Lễ để sức mạnh cứu độ của Thánh Lễ có thể đem
lại
ơn tha thứ những
tội chúng ta phạm hằng ngày (Khóa 2, Chương 2). Những lời này không cần giải
thích; nó rõ ràng chứng tỏ rằng Thánh Lễ được Chúa thiết lập để tha thứ các
tội
nhẹ chúng ta phạm hằng ngày.
Một
tác giả thông
thái đã diễn tả cùng sự thật này một cách chi tiết hơn. Ông nói: “Hy Tế này được lập lại mỗi ngày vì chúng ta phạm tội hằng ngày, và
các tội chúng ta phạm là không
thể
tránh được vì chúng
ta mang thân phận
yếu đuối của con người.
Hậu quả là bao lâu người Kitô hữu vẫn còn sa ngã
hằng ngày, thì
bấy lâu Đức Kitô cũng vẫn chịu
sát tế hằng ngày một cách
mầu nhiệm.” Thật thế, Đức Kitô đã ban cho chúng ta nhiều phương thế đền bù các
tội
nhẹ của chúng ta, như có
hành vi ăn năn tội, cầu nguyện kiên nhẫn, chấp nhận đau khổ, v.v…,
nhưng không một phương thế nào trong số này hiệu quả bằng Thánh Lễ. Về điểm này. CHA SUAREZ nói: “Có thể cho rằng những ai
dâng Thánh Lễ với ý xin
ơn tha thứ các tội nhẹ thì
đều nhận được ơn này, ít là vì lời cầu nguyện của họ, vì ý chí của họ chống lại tội nhẹ.” Ngài có ý nói rằng: “Vì ăn năn tội là cần thiết để được tha tội, nên nếu một người tham dự
Thánh Lễ với mục đích được ơn
tha thứ các tội nhẹ của họ, thì đó là dấu chỉ chắc
chắn rằng họ cảm thấy ăn năn sám hối và ước muốn được giải
thoát khỏi
các tội ấy.” CHA GOBAT
nói:
Thánh Lễ cốt yếu là một Hy Tế đền tội cho những
ai tham dự Thánh Lễ để nhờ sức mạnh của Hy Tế này, họ được ơn
tha các tội nhẹ, cả khi họ chưa cảm thấy có lòng ăn
năn sống động, Và miễn là họ tham dự Thánh Lễ với mục đích nhận được ơn tha tội, họ lập tức nhận được
ơn này hoàn toàn.” Sự đoan chắc này của các tác giả thông thái rằng nếu
chúng ta dâng Thánh Lễ để
được tha thứ các tội, chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ, mặc dù lòng ăn năn của chúng ta còn yếu, quả là những lời khích lệ chúng
ta thực sự. Nó tạo động lực mới cho chúng ta để tham dự Thánh Lễ, vì
Thánh Lễ là phương thế rất dễ dàng để xóa các tội chúng ta phạm hằng ngày.
Hơn
nữa, khi nói về sức mạnh bao la của Thánh
Lễ trong việc tha các tội
nhẹ,
CHA SUAREZ nói: “Đức Kitô đã lập Hy Tế Thánh này và đặt quyền năng
của Cái Chết của Người vào Thánh Lễ, quyền
năng ấy được áp dụng để tha thứ các tội chúng ta phạm
hằng ngày.” Nghĩa là: Đức Kitô tha thứ các tội
nhẹ
của chúng ta nhờ Cái Chết của Người, vì Cái Chết của Người được tái
hiện
một cách mầu nhiệm trong Thánh Lễ. CHA OSORIUS cũng nhận xét
rằng trong Thánh Lễ, nhờ Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô,
chúng ta không chỉ được tha các hình phạt của tội nhẹ, mà chính tội nhẹ cũng được xóa sạch nhờ
HY TẾ THÁNH LỄ.
CHA
STRATIUS nói: “ Hoa quả của Thánh Lễ vô cùng dồi dào, vì Thánh
Lễ
làm cho chúng ta được thông phần vào sự giàu có khôn lường của các công
nghiệp và việc đền tội của Đức Kitô. Thánh Lễ có sức mạnh quá lớn khiến
cho các tội lỗi chúng
ta tan chảy trước Thánh Lễ giống như sáp trước lửa, và
các hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu thì được cắt khỏi chúng ta.” Vì thế
khi
đọc kinh “Tôi thú nhận”, chúng ta hãy cầu nguyện
thế
này: “Lạy Chúa, là Đấng công bằng vô cùng,
với lòng thống hối
ăn năn và lòng trông cậy vững
vàng, con đặt tất cả các tội con trên Bàn Thánh này, để chúng được thiêu đốt
bởi ngọn lửa tình yêu Chúa, được tẩy
sạch bởi Máu Châu
Báu Chúa Giêsu, và
được đền bù hoàn toàn bởi những công nghiệp vô biên của Người. Amen.”
TÓM TẮT NHỮNG ĐIỀU TRÊN
Có
thể tóm tắt những điều trên đây bằng lời của CHA
MARCHANTIUS: “Rõ ràng là, với mục tiêu của việc thiết lập Hy Tế Thánh Lễ. Hy Tế này xóa sạch các tội nhẹ của chúng ta. Bởi vì Đức Kitô biết rõ quá bản tính con người chúng ta yếu đuối và dễ hướng chiều về tội lỗi do Tội Nguyên Tổ, nên Người đã
cung cấp cho một phương thích hợp là Thánh Lể để tha thứ các tội hằng
ngày
của chúng ta.” Chúng ta phải tạ ơn Chúa Cứu Thế sao cho đủ vì ơn ich
vô giá này? Làm sao chúng ta có thể đánh giá Thánh Lễ cho đủ? Nếu không
có Lễ Tế Thần Linh này, hay nếu chúng ta không sử dụng để đền bù những tội nhẹ của chúng ta, hẳn chúng
ta sẽ
mang một gánh tội chồng chất biết bao tới trước
tòa Đấng Thẩm Phán muôn đời. Chúng ta sẽ phải đền tội lâu biết bao,
nghiêm khắc biết bao ở thế giới bên kia. Vì đây là những tội mà vua Đavít đã
nói
đến khi ngài nói: +(Tv40:12),
và (Tv 19:12). Hội Thánh nói về những tội này như sau: “Các tội chúng con phạm nhiều hơn cát biển.” Chúng ta thường
ít khi để ý đến các tội này và vì thế chúng ta không xưng ra hay đền bù chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tẩy sạch và đền bù chúng bằng nhờ Hy Tế đền tội tuyệt vời mà vị Đại Ân Nhân đã thương ban cho chúng ta trong Thánh Lễ.
GƯƠNG THÁNH GERTRUDE
Nếu
bạn tìm ơn tha những tội nhẹ nhờ HY TẾ THÁNH LỄ, bạn hãy noi gương
Thánh Gertrude. Người ta kể rằng: “trong Thánh Lễ, phương thế đền bù hiệu quả nhất cho tội lỗi con người, khi Tế Vật Thánh được linh mục hiến
tế, thánh
nữ luôn dâng lên
cho Đấng Tối Cao để tẩy sạch
các tội lỗi của mình.
Thiên Chúa Cha vui lòng đón nhận lễ hiến dâng và ôm ấp thánh nữ vào trong
vòng
tay Người. “Những
lời này được lấy trong các mặc khải của Thánh Nữ,
khiến chúng ta phải kinh ngạc trước sức mạnh kỳ diệu của Hy Tế Thánh Lễ. Bởi vì khi Thánh Gertrude sốt sắng cầu nguyện lúc linh mục giơ Mình Thánh lên: “Lạy Chúa chí thánh, con dâng
Chúa Bánh Thánh này để xin
Chúa tha tội cho con.” Mấy lời này không chỉ có hiệu quả trong việc thanh tẩy linh hồn
thánh nữ khỏi vết nhơ tội lỗi, nhưng còn làm cho linh hồn thánh nữ xứng đáng
được đón nhận vào vòng tay yêu thương của Chúa Cha.
Noi
gương
thánh nữ, bạn hãy lo sao để có cùng một lòng sốt mến và chăm chú
như ngài, lúc dâng Mình Thánh, bạn hãy dâng lên Chúa Cha Tế Vật
Thánh là Mình và Máu Con Chúa để hoàn toàn đền bù và tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn, tội nhẹ cũng như tội nặng, bằng cách thưa lên với Chúa:
“Lạy
Chúa Cha từ bi vô cùng, vì Tế Vật Thánh này là việc đền tội đích thực và xứng
đáng nhất cho tội lỗi loài người, xin thương chấp nhận Tế Vật này để đền tội
con, và ban cho con ơn tha thứ mọi hình phạt
của con, và ban cho con ơn tha thứ mọi hình phạt của tội. Amen.” Bạn càng siêng
năng, sốt sắng làm điều này bao
nhiêu, số tội nhẹ bạn đã phạm càng được xóa sạch bấy nhiêu. Bởi vì, nếu
bạn suy gẫm những điều đã nói trong sách này, bạn sẽ khônng
còn hoài nghi rằng
Thánh Lễ có sức xóa sạch mọi tội lỗi và khuyết điểm của bạn.
CÁC VẾT NHƠ CŨNG ĐƯỢC TẨY SẠCH NHỜ MỘT MẠCH NƯỚC
Một
điểm nữa để bạn suy xét: Thánh Lễ
không chỉ giải thoát
linh hồn khỏi tội nhẹ, mà con gột sạch cả những vết nhơ của tội. THÁNH
GIOAN
DAMASCENÔ dạy chúng ta điều này khi ngài nói: “Hy Tế Thánh Lễ tinh tuyền và không
đổ máu là để chữa lành mọi thương tích và thanh tẩy mọi vết nhơ.” Từ xưa Thiên Chúa đã báo trước
điều
này qua miệng Ngôn Sứ ÊDÊKIEN: “Rồi Ta sẽ rảy nước thanh sạch trên các ngươi và các ngươi sẽ
được thanh
sạch, các ngươi sẽ được sạch mọi ô uế và mọi tà thần (Ed 36:25). Việc tẩy sạch được nói đến ở đây được thực hiện nhờ các mạch nước thánh chảy
từ cạnh sườn Chúa Giêsu
bị đâm, như chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng
của Thánh Gioan: Một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người, tức
thì
Máu cùng Nước chảy
ra (Ga
19:34). Việc này được thực hiện do một phép đặc biệt
của Thiên Cúa, vì Đấng Cứu Thế đã ước ao nhận vết thương này nơi cạnh sườn Ngài, và cạnh sườn này phải mở toang sau khi Người chết, để trở thành
cho chúng ta một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.
Sự
tồn tại của mạch nước này đã được Ngôn Sứ Dacaria báo trước: Ngày
ấy một dòng suối sẽ vọt ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem để tẩy trừ tội lỗi và ô uế (Dcr 13:1).
Từ mạch nước trường
sinh này, dòng Máu và Nước vô giá tuôn chảy cho đến muôn đời và mọi người được tự do đến uống để thỏa cơn khát và rửa sạch tội lỗi của họ, nó chỉ có ích cho những
ai múc nước từ
mạch này để gột sạch các vết nhơ tội lỗi của họ. Mỗi khi Thánh
Lễ được cử
hành, dòng suối cứu độ này tuôn đổ trên tất cả những ai hiện diện, vì vết thương nơi cạnh sườn Đức Kittô được mở toang ra. Chúng ta thật hạnh phúc
vì
Mạch Nước này mãi mãi tuôn chảy để tẩy rửa chúng ta. Biết bao tội nhân
bất hạnh đã đến và vui vẻ kín múc nước Ân Sủng nơi Mạch Suối này, như lời
Ngôn
Sứ Isaia đã tiên báo: Các bạn sẽ vui mừng múc nước tận nguồn
ơn cứu độ (Is 12:3). Những tội nhân nào chểnh mảng sử dụng mạch nước này, thì
Người thiết tha kêu mời họ đến uống: Đến cả đi, hỡi những
người đang khát, nước đã sẵn đây! (Is 55:1). Cũng thế, Thánh Gioan trong sách Khải Huyền
mời gọi chúng ta: Ai khát, hãy đến; ai muốn, hãy đến lãnh nước trường
sinh mà không phải trả tiền (Kh 22:17).
Bạn thấy Ngôn Sứ Isaia và
Thánh Tông Đồ Gioan
thiết tha như thế nào
khi mời gọi chúng
ta đến với mạch suối sức khỏe này, mạch suối chảy ra trong
Thánh Lễ, vì cả hai vị đều biết rõ mạch nước này chảy ra từ cạnh sườn Đức Kitô
có sức cứu độ như thế nào. Vì mạch suối này là một nơi tắm rửa chữa
lành, ở đó linh hồn chúng ta được tắm rửa, thanh tẩy và thánh hóa. Với tất cả
niềm hân hoan và hăng hái, chúng
ta hãy đến mạch suối Ân Sủng này, được mở
ra cho chúng ta trong Thánh Lễ, và tham dự Thánh Lễ với lòng sốt sắng
ăn năn để tẩy sạch linh hồn chúng ta khỏi mọi tội lỗi và mọi vết nhơ.
Post a Comment