THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI CHƯƠNG 28
CHƯƠNG 28: KHUYẾN KHÍCH THAM
DỰ THÁNH LỄ SỐT SẮNG
Điều thật đáng tiếc là có nhiều Kitô hữu không mấy coi trọng Thánh Lễ, họ tham dự Thánh Lễ cách dửng dưng, lạnh nhạt. Phần đông những người như vậy chỉ lo chú ý nhìn người ta, người vào nhà thờ; họ chỉ đọc kinh ngoài miệng; họ
quỳ gối đấy nhưng lòng vẫn thờ ơ, thậm chí chẳng có tin tưởng gì
vào Bí Tích Thánh Thể. Chứng kiến cách hành xử của những người xưng
mình là Kitô hữu này, không ai mà không đau lòng vì những kẻ phải chết
đáng thương kia chẳng hề tỏ ra chút gì tôn kính Chúa và là Thiên Chúa của
mình, Đấng làm bao điều kỳ diệu trên bàn thờ trước mắt họ.
Giáo hội dạy phải có lòng cung kính khi đi dự Thánh Lễ, qua những
lời đã được trích dẫn:
Chúng tôi thấy cần phải thú
nhận rằng không có việc nào
khác do người tín hữu thực hành
lại linh thiêng và thánh thiện cho bằng
mầu nhiệm diệu kỳ này… Hiển nhiên rằng cũng phải kể đến ở đây một thái độ chăm chỉ và cần mẫn, một tâm hồn trong sạch, tinh tuyền và dấu hiệu bề ngoài bày tỏ
lòng
đạo đức sốt mến (Công đồng Tentô, khóa 22, Sắc lệnh về việc cử hành Thánh
Lễ). Không nhất thiết phải có cảm giác nồng nàn say đắm, nhưng chỉ
cần
có lòng ước ao tham dự lễ tế với sự chủ tâm và kính trọng thực sự là đủ.
CẦN CÓ CẢM GIÁC NỒNG NÀN NGÂY NGẤT HAY KHÔNG?
Bạn đọc thân mến, đừng quá lo lắng hay bối rối nếu như ta
không có cảm
giác
tự nơi mình trào dâng những cảm giác nồng nàn say đắm
khi
dự Thánh Lễ, hãy theo sát những kinh nguyện,
nhìn
nhận mình chẳng xứng được ơn sốt
mến. Hành động này khác xa với hoàn cảnh của kẻ không
có lòng mến mà cũng
chẳng mong có nó; người như vậy thiệt rất nhiều, tước mất của mình công phúc và sự ủi an đáng lẽ có thể được hưởng.
Người ta kể rằng một ngày kia trong khi thánh Mechtilde đang tham dự Thánh Lễ, bà thấy Chúa Kitô ngự trên một chiếc
ngai
cao chót vót làm bằng
pha lê, dưới bệ có hai dòng nước trong suốt,
lấp lánh chảy vọt ra. Đang khi
bà còn phân vân không biết hai dòng nước ấy có ý nghĩa gì, thời bà được mặc
khải cho biết rằng một cái tiêu biểu cho ơn tha tội, cái kia cho ơn an ủi và yêu
mến. Ân sủng thông ban một cách đặc biệt cho mọi người trong Thánh Lễ,
nhờ
quyền năng của Chúa Kitô thực sự hiện diện ở đó. Hãy suy xét kỹ lưỡng những
lời đã chỉ cho ta thấy mình được hưởng nhiều đặc ân nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô trên bàn thờ. Thánh Mechtilde kể tiếp rằng vào lúc dâng Mình
Thánh lên, bà thấy Chúa Kitô rời khỏi ngai bằng pha lê, hai tay nâng Trái Tim
thánh thiện của Người trong suốt, dường như chứa đầy dầu có sức chữa lành,
không ngừng tuôn
trào ra khắp chung quanh. Tim của những người hiện diện lờn vờn bên dưới, một số có đầy dầu, cháy sáng,
số khác
chẳng có tí dầu nào, không có lửa cháy. Thánh nhân được báo cho biết rằng những
trái tim cháy sáng thuộc về những ai tham dự Thánh Lễ với lòng vui sướng và yêu mến nồng nàn; còn những cái kia là tim của những kẻ thờ ơ, nguội lạnh.
Vậy
ta phải làm gì nếu thỉnh thoảng khi dự Thánh
Lễ ta chẳng thấy sốt
mến
và chẳng có gì đánh động tâm hồn ta cả?
Hãy
nhớ rằng, khi Chúa Giêsu bị treo trên Thánh giá Người dâng lễ tế
trong nỗi đau đớn chứ đâu phải
trong sự sốt mến. Ta có thể áp dụng lời Chúa
đã khuyên nhủ Thánh nữ Gertruđê. Được kể
rằng một lần kia, dù đã cố gắng hết
sức, thánh nhân vẫn không làm sao dẹp bỏ được sự
thể thường hay bị chia
trí khi đứng trong ca đoàn. Bà tự nhủ. Những
bài kinh này có ích gì đâu? Tốt
hơn hết là ta không đọc gì hết? Vừa khi có ý định rời bỏ chỗ đó, bỗng
Chúa Kitô hiện ra với bà với hai tay nâng Trái Tim của Người và nói: Hãy xem đây,
Ta đặt trước mắt
Trái Tim nồng nàn
của Ta để con có thể ủy thác cho nó
hoàn tất những
gì con không thể tự mình làm được, như thế trước mặt Ta sẽ chẳng còn gì thiếu sót
nữa.” Dù quá đỗi kinh ngạc, nhưng Thánh nhân kịp
thầm
nghĩ thật chẳng xứng hợp tí nào khi đem Trái Tim cực thánh Chúa mà bù vào
những khiếm khuyết của mình sao? Chúa mới nói với bà: “Nếu con có giọng ca hay và nếu con thích hát, chẳng phải con sẽ vui lòng nếu ai đó có giọng ca yếu
kém sẵn lòng để con hát thay cho họ? Trái tim Ta cũng tha thiết mong
con, qua cử chỉ, hoặc lời nói, sẵn lòng để Ta thay con làm trọn những
điều tự con làm không trọn.”
Thật
là một câu truyện
làm
cho ta thêm phấn chấn và hạnh phúc. Đó là phương
cách dễ dàng để ta lấp đầy những gì còn thiếu nơi
lòng
mến của ta. Vì vậy, khi bị chia trí và không cảm thấy có chút say đắm nồng nàn nào trong Thánh Lễ, hãy thưa lên cùng Chúa: “Lạy
Chúa Giêsu dịu hiền, con là kẻ đầu óc mê muội và rất thường hay lo ra, nhưng con không muốn vậy, xin Trái Tim cực Thánh Chúa thương ban những gì còn thiếu sót
trong sự chú ý và lời cầu nguyện cùa con.”
MỘT SỐ QUY TẮC GIÚP THAM DỰ THÁNH LỄ SỐT SẮNG
Để có thể tham dự Thánh Lễ cách sốt sắng, ta hãy giữ các quy tắc sau:
Trong
lúc
chuẩn bị đi lễ, hay nghĩ đến nơi ta sẽ đến và làm gì ở đó. Ta không lên đền thờ cầu nguyện như người Pharisêu
hay người thu thuế, nhưng
với vua Đavít để dâng lễ tế, như có nói trong Thánh vịnh 53,8: “Con tự
nguyện dâng Ngài lễ tế, lạy
Chúa, con xưng tụng danh Ngài.”
và trong Thánh vịnh 116,17. “Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn và kêu cầu thánh Danh Đức Chúa.”
“Việc tham dự Thánh Lễ không phải là việc cầu nguyện cho bằng là một
hành vi tế tự, dâng lễ vật quý giá lên Thiên Chúa, vì thế mọi người muốn
tham
dự Thánh Lễ đúng cách phải kết hiệp với linh mục trong hành vi tế tự
của ngài.” Một tác giả đã nói
như vậy và còn giải thích thêm. “Việc
dâng lễ tế là hành vi cao trọng nhất
hay là sự thực hành tất cả mọi nhân
đức, vì khi dâng lễ tế, ta có
ý minh chứng rằng Thiên Chúa là chủ tể
tối
cao, mọi vinh quang và
danh dự đều thuộc về Người, và chúng ta là thần dân thuộc quyền Người tùy ý định đoạt. Vì thế, trong tất cả những việc làm cao quí, lễ tế là hành vi làm
Chúa vui lòng nhất, đồng thời mang lại rất nhiều ơn ích cho con người.”
Bởi
thế, hãy xem
việc
ta sắp làm khi dâng lễ tế trên bàn thờ là việc tuyệt
diệu
chừng nào, để từ đó ý thức thực hành sao cho hoàn
hảo hết sức có thể.
Nếu có hứa đọc kinh nào cho mình hoặc cho ai thời nên đọc trước hoặc sau Thánh
Lễ, các bài đọc Kinh Thánh nuôi dưỡng ta bằng Lời Chúa; các kinh nguyện tiến lễ, thánh hiến và hiệp lễ thanh tẩy, nuôi dưỡng và làm cho linh hồn ta thêm vững mạnh khi phải đối phó hằng ngày với thế gian xác thịt và
ma quỉ. Ta cùng với linh mục dâng lễ tế hy sinh lên Thiên
Chua
và cúi mình thờ lạy khi tiến dâng Mình
và Máu Chúa Kitô lên Chúa Cha để cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Một số người nói họ phân vân khi phải bỏ đọc kinh thường ngày để lần theo Thánh Lễ. Thực ra họ nên đắn đo về việc lơ là với các kinh nguyện trong
Thánh Lễ họ đang tham dự, bởi những kinh nguyện
này quan trọng hơn
những kinh nguyện
họ thường đọc riêng rất nhiều,
tựa như vàng so với đồng
vậy. Kinh nguyện thường ngày lúc nào đọc cũng được, còn kinh nguyện của Thánh Lễ chỉ có đầy đủ giá trị khi dâng cùng với Hiến Lễ. ngay cả khi có bỏ hết những kinh nguyện vẫn quen đọc hằng ngày, ta cũng chẳng bị thiệt thòi nhiều như ta bỏ sót các hành vi phụng tự trong Thánh Lễ. Vì Thánh Lễ trổi
vượt trên hết thảy mọi việc thực hành đạo đức thiêng liêng khác, nên những kinh nguyện bao gồm trong Hiến Kễ cũng có giá trị trổi vượt hơn mọi hình thức cầu nguyện khác.
Lúc
đọc lời kinh „Xin Chúa thương xót‟ (ta đấm ngực ba lần) tỏ lòng sám hối về những tội lỗi trót phạm.
Hãy
xem Chúa Kitô sấp mặt xuống đất trong Vườn cây dầu trong nước mắt đắng cay và mồ hôi nhuốm máu vì tội ta. Khi
đọc
„Thánh, Thánh, Thánh‟ ta hết lòng khiêm cung thờ lạy Ba Ngôi Thiên
Chúa, vì theo ngôn sứ Isaia, những lời này được chính Thiên sứ trên trời
xướng lên. Tiếp đến là phần lễ quy. Thánh Giacôbê tông đồ dạy ta phải có thái độ
nào vào lúc trang nghiêm
này: “Mọi người phải ngậm miệng và run lên vì
sợ hãi, lòng trí không còn tưởng chuyện gì dưới đất này nữa, vì Vua các vua, Chúa các chúa đang sắp ngự đến để tự hiến tế trên bàn thờ và trở nên thần lương nuôi
sống tín hữu. Ca đoàn các Thiên thần tiến bước trước nhan
Người, trong dáng vẻ hùng vĩ oai nghi, mặt che lại không dám nhìn và miệng ca lên những lời ca hoan hỉ.
TÂM TÌNH NGẤT NGÂY VÀO LÚC TRUYỀN PHÉP
Thánh nữ Bridget tả lại một lần kia, vào lúc Truyền
phép, bà nghe thấy
tiếng ngàn sao trên bầu trời cùng với muôn thần lực trên Thiên Quốc di chuyển theo hàng lối tạo nên những giai điệu du dương, vang vọng rất
xa; hòa lẫn với tiếng cơ binh thần thánh ca lên ngọt ngào, ca đoàn thiên thần nghiêng mình trước linh mục, còn ma quỷ thì kinh hồn bạt vía, cao bay xa chạy.
Ai
nghe thấy mà không kinh ngạc về việc các thực tế trên trời chuẩn bị
chào đón giờ Truyền phép, thời điểm cử hành cách xứng đáng một mầu nhiệm vô cùng huyền diệu. Thế mà chúng ta là những
kẻ tầm thường phải chết lại
chẳng mấy hoặc chẳng hề tỏ ra tôn kính mầu nhiệm thần thiêng này; ta dám
coi tính chất siêu nhiên lạ lùng này, coi sự biến thể của bánh và rượu như là chuyện bình thường hằng ngày, Xin Chúa mở mắt chúng ta, như Người đã
mở mắt cho một số các thánh để thấy được những điều kỳ diệu, chứng
kiến
được những lối hành động tuyệt vời ấy. Ta còn thấy cả triều thần thiên quốc tham dự vào sự chuẩn bị tái hiện đời sống cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng Cứu
Độ. Ta có thể hân hoan vui
mừng được thấy
rằng mặt trời, mặt trăng và các vì sao cùng góp phần làm bừng sáng quang cảnh này; thần thánh trên trời, ca
đoàn
thiên thần với những âm điệu mê hồn góp thêm vinh quang cho
lễ tế uy nghiêm này. Để có thể thấy được những cái vô hình này, chúng ta phải, như lời
thánh Giacobê nói, run lên vì sợi hãi, chẳng còn màng đến thế gian này với những thú vui chóng qua của nó.
CHÚA CỨU THẾ NGỰ XUỐNG TRÊN BÀN THỜ
Cho
tới lúc này chúng ta mới chỉ bàn đến những diễn tiến trước lúc truyền phép; giờ thì chúng ta bàn đến chính hành vi truyền phép này. Khi đến giờ phút
xảy ra mầu nhiệm không thể nào hiểu nổi
này cửa thiên đàng mở ra. Con Thiên Chúa trong uy nghi thân hành ngự xuống để tái hiện công cuộc cứu độ chúng ta. Người giải thích cách Người ngự đến, trong những
lời mặc khải với Thánh
Nữ Mechtilđê, như sau:
“Một là, Ta đến với lòng khiêm hạ
thẳm sâu đến nỗi không
người nào
có mặt trong Thánh Lễ mà
Ta chẳng cúi xuống thăm, chẳng đi
với họ, miễn là họ có lòng đón nhận Ta.
Hai
là, Ta đến với lòng nhẫn nại không hề mệt mỏi, đến nỗi chẳng hề từ bỏ một ai, dù có là kẻ thù ghét ta đi nữa, mọi xác phàm của nó Ta sẵn lòng tha
thứ
miễn là nó có ý muốn hòa giải với ta.
Ba là, Ta đến với lòng yêu thương bao
la đến nỗi chẳng
có người nào, dù cứng cỏi nguội lạnh đến mấy, không
được Ta đổ tràn tình yêu vào lòng nó và làm cho trái rim nó không còn chai cứng vô cảm, nếu nó ao ước được như vậy.
Bốn là Ta đến với lòng nhân từ độ lượng đến
nỗi sẵn lòng làm cho những kẻ khốn khó cùng cực được trở
nên giàu sang phú quý.
Năm
là Ta mang theo đủ mọi thứ lương thực khiến cho kẻ đói khát được
no thỏa theo khẩu vị của mình.
Sáu
là, Ta đến với ánh quang rực sáng đến nỗi khônng
ai còn bị mù tối và
phải
ở trong bóng tối, nhưng được chiếu soi và thanh tẩy nhờ sự hiện diện
của Ta.
Bảy là, Ta đến với đầy đủ mọi ơn thánh và ân sủng, khiến cho những kẻ dù lười biếng, thờ ơ, nguội lạnh cách mấy cũng được ơn
giải
thoát khỏi tình trạng
này.”
Quả
vô cùng hữu ích cho ta khi xem xét kỹ cách thức Chúa
và là Chúa chúng ta từ trời ngự xuống trong Thánh Lễ. Người nóng lòng gặp kẻ hèn mọn, làm hòa với những kẻ thù nghịch,
xoa
dịu những kẻ lòng chai dạ đá, làm cho những
kẻ nghèo
khó về tinh thần được nên
giàu có, ban lương thực thích hợp cho kẻ đói khát, soi sáng những
kẻ ngu muội và khích lệ những
kẻ nhát đảm. Trong Thánh Lễ, Người hoàn tất những điều ngài nói về mình: Con Người
đến để tìm và cứu những gì hư mất (Lc 19,
10) và Thiên Chúa đã yêu thế gian đến
nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. Vì Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian,
không phải để lên án thế gian,
nhưng là
để thế gian, nhờ Con của Người, mà
được cứu độ (Ga 3,16-17). Người đến
với Ta trong Thánh Lễ, không phải để trừng phạt hay lên án nhưng đem họ trở về với ân sủng, thăm viếng họ với
lòng
thương xót. Chẳng có một bất kỳ lý do nào khiến cho kẻ có tội phải ngại
ngùng không tham dự thánh lễ, ở đó họ chẳng
phải
đối mặt với một vị thẩm
phán, nhưng với
một Trạng sư và cũng là
Thầy thuốc. Khi kẻ có
tội
trọng đi lễ
mà
chưa
kịp xưng tội, thì cũng không phải phạm thêm một tội nữa, nhưng là
dịp
để kẻ ấy minh chứng
tấm
lòng với Chúa và đau buồn vì tội lỗi đã phạm,
nhờ
đó kẻ đó có điều kiện trở về tình trạng ân sủng, nhưng không được rước lễ khi chưa xưng tội. Vì bản tính con người chúng ta yếu đuối, dễ bị chia trí và
mất
tập trung khi dự Thánh Lễ. Đó không phải là
tội,
trừ khi cố tình để nó kéo dài. Chia trí thường hay xảy ra, nên ta cũng phải thường xuyên tập trung lại
lòng
trí. Việc này chẳng phài là chuyện phí thời gian hay công sức, nhưng để
ta có thêm dịp hướng lòng về Chúa, có thêm dịp tỏ bày lòng yêu mến Chúa.
CHÍNH LÚC TRUYỀN PHÉP
Giờ
đây ta hãy suy nghĩ về chính lúc truyền phép và tự hỏi không
biết
con người Giesu cảm thấy thế nào khi thấy Thịt và Máu Mình được nhân lên bởi lời
truyền phép. Người không nhìn mình như một người ngắm mình trong
gương, bởi người ấy chỉ thấy được cái dáng vẻ bề ngoài, trong khi Chúa Kitô
thấy
Người có nhiều sự hiện diện cùng một lúc, như là
nhiều bản ngã khác,
trong khi chính Người vẫn còn nguyên
như một. Tuy nhiên, Người thấy mình
hiện
diện ở hai nơi, đúng
hơn ỏ nhiều nơi vì Người hiện diện trên hàng
nghìn bàn thờ một trật trên khắp địa cầu, nghĩa là ở bất cứ nơi đâu có sự truyền
phép. Bởi thế, niềm vui sướng của Người được nhân lên gấp bội. Đó là mầu nhiệm
mà trí khôn con người (cũng như máy móc điện tử) không thể dò thấu; cũng
chẳng có tạo vật nào cảm thấu được niềm vui siêu việt.
Thánh nữ Bridget, người được Chúa cho thị kiến những việc xảy ra trên
Thiên Đàng trong lúc truyền
phép, cho biết bà thấy Thánh
Thể
dưới
hình một
Con Chiên sống động,
ở giữa ngọn lửa cháy bừng,
có vô
số thiên thần vây
quanh, tựa như muôn vàn hạt bụi trong tia nắng mặt trời, thờ lạy và phụng sự
Người, và con có vô số không thể kể hết những người được chúc phúc nữa. Ôi
lạy Chúa! Thật là một lễ hội huy hoàng
rực
rỡ vì có cả hàng ngàn thần thánh
trên trời tham dự. Chẳng phải như vậy là quá nhiều đâu,
bởi chẳng có ai là ở không hết. Làm sao mà họ lại bận bịu như thế? Thưa: họ thờ lạy Con Chiên!
Nếu
như ta có thể, dù chỉ một lần, nhìn thấy sự việc xảy ra trên bàn thờ vào
lúc
truyền phép, ắt hẳn ta sẽ phải run
hẳn người lên và đứng chết trân
vì quá
ư sợ
hãi. Hãy nghe lời thánh Phanxicô đã nói: “Loài người hãy
lặng tiếng đi thế
gian
hãy rung động, các tầng trời hãy ngỡ ngàng, vào lúc Con Thiên Chúa
hằng sống ngự trên bàn thờ trong tay vị linh mục. Ôi thật vô cùng kỳ diệu. Con
Một Thiên Chúa, Chúa muôn loài, đã tự hạ mình đến thế, để cứu chuộc loài người. Người ẩn minh dưới hình thức một miếng bánh.”
Ta
khó có thể hiểu hết được điều
này, bởi ta đâu có thể nhìn bằng mắt thịt
được. Các Thiên
thần
khi nhìn ngắm
còn phải run lên, ma quỷ khiếp sợ chạy
trốn
khi nhìn thấy mầu nhiệm này, như khi Chúa Kitô nói: “Chính Ta đây, thì những kẻ đến bắt Người lùi lại và ngã xuống đất (Ga 18, 5-6). Vì thế, khi nghe những lời Này là Mình Ta, ma quỷ quay mặt chạy đi và ngưng cám dỗ linh hồn những người đang dự Thánh Lễ.
Qua
những điều vừa nói, ta thấy rõ ràng việc truyền phép trong Thánh Lễ liên quan đến một mầu nhiệm
kỳ.
Ta cũng nhận thấy các thần thánh trên trời hết
sức phụng sự Chúa; điều đó chẳng phải là
bổn
phận ta phải cố hết sức, vận
dụng
mọi năng lực phần hồn cũng như phần xác để nhận ra rằng Hy Lễ đem lại cho ta vô vàn hoa trái sao? Chẳng phải là hợp lẽ khi người Công Giáo chúng ta bỏ lệ đọc kinh thường ngày để ngước mắt nhìn lên bàn thờ, lấy đức
tin mà thờ lạy Chiên Thiên
Chúa, và bằng lòng mến tiến dâng Người lên Chúa Cha
và sống những tâm tình đó suốt trong phần còn lại của Thánh Lễ?
Và
khi vừa đọc xong những lời truyền
phép, linh mục nâng Thánh Thể lên
để mọi người chiêm ngưỡng và bái sâu người để thờ lạy; ta cũng bắt chước
ngài
tỏ bày tôn kính Chúa hiện diện thực sự dưới hình bánh và rượu và cúi
đầu khiêm cung thờ lạy Người (biên tập). Đây chẳng phải là những đòi buộc nặng
nề và quá đáng nhưng là để ta tỏ lòng tôn kính đáng phải dành cho vị
Chúa tể và là Thiên Chúa của ta.
Kinh thánh có nhiều đoạn đề cập đến việc này. Trước hết, nơi thánh Mátthêu nói về ba nhà đạo sĩ: Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà
Maria, liền sấp mình thờ lạy Người (Mt 2,11). Khi người mù từ thuở
mới sinh nghe chính Chúa Kitô nói Người là Con Thiên Chúa. Anh nói: “Thưa
Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người (Ga 9,38). Khi mười một
tông
đồ thấy Chúa trên núi Galilê, ta đọc thấy rằng họ bái lạy Người (Mt
28,17). Ta cũng nên làm như thế, khi thấy linh mục cúi minh thờ lạy Thánh
Thể Chúa
Post a Comment