THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI 13
CHƯƠNG 13: THÁNH LỄ LÀ HY
TẾ TẠ ƠN CAO QUÍ
NHẤT
Không ai có thể đo lường được những ơn lành mà lòng độ lượng của Thiên
Chúa đã ban và còn tiếp tục ban cho chúng ta mỗi ngày. Vì Thiên Chúa Cha là Đấng
dựng nên chúng ta: Người
đã ban cho chúng ta năm giác quan và cho chúng ta có tay chân lành mạnh; Người
đã dựng nên linh hồn chúng ta theo hình ảnh Người, tẩy rửa linh hồn chúng ta bằng hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giếng Rửa
Tội, thanh luyện và chọn linh hồn làm hiền thê của Người. Người ban cho mỗi người chúng ta một Thiên Thần để bảo vệ chúng ta. Người nuôi dưỡng chúng ta là con cái Người, tha tội chúng ta trong phép Giải Tội, nuôi dưỡng chúng ta bằng Mình và Máu Người khi Rước Lễ, kiên
nhẫn
chịu đựng chúng ta khi chúng ta sa ngã, phạm tội, đau đớn chờ đợi chúng
ta trở về với Người, soi sáng chúng
ta bằng những y nghĩ tốt lành, giữ gìn chúng
ta bằng ân sủng Người, dạy dỗ chúng ta bằng lời Người, giải thoát
chúng ta khỏi mọi sự dữ, chấp nhận những lời cầu nguyện khiêm nhường của chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong thử thách gian truân,
tăng sức cho chúng ta
trong cơn cám dỗ, bảo vệ chúng ta khỏi mất nghĩa cùng Người, quảng đại
chấp nhận những việc lành của chúng ta khỏi mất nghĩa cùng Người, quảng
đại chấp nhận những việc lành của chúng ta và ban cho chúng ta muôn vàn ơn
lành hồn xác.
Những ơn lành này và những ơn lành khác mà Thiên Chúa độ lượng ban phát cho chúng ta thì không thể nào kể cho xiết, nhưng chưa
hết. Người còn ban cho chúng ta Ơn này: Người nhận chúng ta làm con cái Người.
Thánh Gioan tác giả Tin Mừng đã ca ngợi Chúa Ơn siêu vời này bằng những
lời
sau đây: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào đến nỗi chúng ta
được gọi là Con Thiên Chúa (1Ga 3:1). Và
Thánh Phaolô còn thêm: Vậy đã
là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng
thừa
kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ
cùng được hưởng vinh quang với Người (Rm 8:17). Thiên Chúa Toàn Năng gọi chúng ta, những kẻ ăn mày khốn khổ, là con của Người và đặt chúng ta làm những
người thừa tự hợp pháp của Nước Người, đó chẳng phải là một ân
huệ
không thể diễn tả sao?
Nhưng vẫn chưa phải là hết, Người còn ban cho chúng ta một ân huệ lạ
lùng
hơn nữa. Khi chúng ta phạm tội và rơi vào quyền thống trị của Satan. Người
đã dùng chính Con của Người để chuộc ta khỏi cảnh nô lệ ấy. Đức Kitô
muốn ghi tạc vào lòng chúng ta ân
huệ vô cùng lớn lao ấy khi Người nói: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải
chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3:16) không chỉ mặc lấy bản tính
loài người, mà còn chịu chết vô cùng đớn đau vì chúng
ta. Mà ơn huệ vô hạn này không chỉ được ban
cho những bạn hữu của Thiên Chúa: các địch thù của Người
cũng có phần trong đó, như lời Thánh Phaolô: Đức Kitô đã chết vì
chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên
Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên
công chính nhờ Máu Chúa Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi
cơn
thịnh nộ của Thiên Chúa (Rm 5:8-9).
Chúng ta không bao giờ có thể đáp đền đủ một tình yêu như thế. Nếu Thiên Chúa cao sang vô cùng đã dủ tình
đoái
nhìn đến chúng ta dù chỉ một lần mà thôi, chúng ta là thân sâu bọ không bao
giờ có thể tạ ơn Người cho đủ. Phương chi Người đã chấp nhận cả một
kiếp
sống nghèo khổ và chịu một cái chết nhục nhã đau thương vì chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể tạ ơn hay đền đáp Người.
CHA
OSORIUS NÓI: “Nếu có ai ban cho bạn một ân huệ lớn, bạn buộc phải có một nghĩa cử tương tự như thế, kẻo mang tiếng
là vô ơn với người làm ơn cho bạn.” Vì chúng ta nhận được vô vàn ơn lành từ bàn tay Thiên Chúa,
chúng ta buộc phải tạ ơn cho đúng mức. Vì vậy chúng ta hãy nói với vị Vua Ngôn Sứ: Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban
cho? (Tv 116:12). Và với
Ngôn Sứ Mikha: Tôi sẽ mang gì vào chầu Đức Chúa?
(Mk 6:6). Những gì các bậc thánh nhân này nói và làm. Chúng ta có
bổn
phận nặng nề đối với Thiên
Chúa; nếu chúng ta không đền đáp Người,
chúng ta mắc tội vô ơn đê tiện nhất và đáng chịu hình phạt của một tội trọng.
Vậy
bạn là người nghèo hèn không có gì cả, bạn sẽ làm gì? Hãy nghe lời vua
Đavít khuyên chúng ta: Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ
trọn
điều khần nguyện
cùng Đấng Tối Cao (Tv 49:14). Vậy mà, như chúng ta
đã nói ở chương trước,
lễ ngợi khen cao quí nhất là HY TẾ THÁNH LỄ. Do đó, bạn không thể tìm một phương thế nào tốt hơn để tạ ơn Thiên Chúa, vị
ân nhân vĩ đại nhất, cho bằng siêng năng tham
dự Thánh Lễ, và dâng Thánh Lễ lên cho Người để đền đáp mọi ơn lành
do lòng thương xót của Người Thánh
Irênê nói: “Vi Thánh Lễ này được thiết lập để chúng ta không trở thành những
kẻ vô ơn đối với Thiên Chúa.” Nghĩa
là: Giả như không có HY TẾ THÁNH
LỄ,
chúng ta sẽ chẳng có gì cả trong thế giới này để tạ ơn Thiên
Chúa cho đủ vì những ơn lành đã nhận được từ tay Người. Vì
vậy Đức Kitô đã nhắm mục
tiêu này khi thiết lập Thánh Lễ,
đó là cung cấp cho chúng ta một hành
vi tạ ơn hiệu quả để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Các
lời đọc trong Thánh
Lễ tự
nó đã đủ là bằng chứng cho
thấy Thánh Lễ được gọi đúng là “Hy Tế Tạ Ơn”. Câu sau đây là gì nếu không phải là một sự
tạ
ơn chân thành khi linh mục đọc trong Kinh Vinh Danh: “Chúng con ca ngợi Chúa,
chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn
vinh
Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang
cao
cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên
Chúa, là Vua trên Trời, là Chúa Cha Toàn Năng…”? Và trong Kinh Tiền Tụng, linh mục mời gọi mọi người hiện diện
hãy tạ ơn Chúa: “Hãy tạ ơn
Chúa là Thiên Chúa chúng ta… Lạy Chúa là Cha Toàn Năng, việc chúng con phải tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng,
công bình và có ích cho
phần
rỗi chúng con, nhờ Đức Kitô Chúa chúng
con…” Không có bài ca ngợi nào
tuyệt vời hơn, để dâng lên Thiên Chúa cho bằng bài ca mà Hội Thánh
dâng lên trong Kinh Tiền Tụng này.
Khi
đến phần Truyền Phép, linh mục đọc: “Người cầm lấy bánh trong tay thánh thiện khả kính, ngước mắt lên trời, nhìn Chúa là Chúa Cha Toàn Năng, tạ
ơn Chúa.” Cảm động biết bao việc Chúa Giêsu ngước mắt nhìn lên Chúa
Cha! Và việc Người tạ ơn Chúa Cha có sức mạnh toàn năng vượt xa
mọi lời tạ ơn của tất cả các thiên thần và loài người. Nếu chúng ta có khả năng tạ ơn Thiên
Chúa cho xứng đáng, thì Đức Kitô đã chẳng cần phải đến giúp chúng
ta. Điều
Người đã làm trong Bữa Tiệc
Ly thì được lập
lại hằng ngày trên Bàn
Thờ, ở đó Người ngước mắt lên nhìn Cha, hết
lòng tạ ơn Cha vì mọi ơn lành
Cha ban. Và vì việc tạ ơn này phát xuất
từ miệng của chính Đấng là
Thiên Chúa, nên chỉ có thể là một sự tạ ơn vô hạn, và vì là vô hạn, Thiên Chúa không thể đòi hỏi gì hơn nữa. Người phải được thỏa lòng vô hạn.
Vì
vậy khi dự Thánh Lễ, bạn hãy kết hợp con tim và ý muốn
với Trái Tim và Ý Muốn của Đức Kitô, và dâng lên Thiên
Chúa lời tạ ơn với tất cả sức lực của bạn. Và để việc tạ ơn này được hiệu
quả,
và đáng chấp nhận hơn,
bạn hãy dâng lên Cha Hằng Hữu lời tạ ơn đầy tràn mà Con Chí Thánh của Người dâng
lên cho Người dưới hình bánh và rượu, vì mọi ơn lành Người ban cho bạn.
Nếu
từ tuổi ấu thơ cho đến giờ này bạn đã quỳ gối tạ ơn Thiên Chúa vì mọi ơn lành Người ban cho bạn. Nếu bạn đã
mời gọi mọi người sốt sắng hợp lời tạ
ơn với bạn, và hơn nữa, nếu bạn đã kêu xin
sự trợ giúp của Thiên Thần và các
Thánh và các ngài đã hợp tiếng với bạn và với mọi người ca ngợi tạ ơn Chúa, lời
tạ ơn ấy cũng không
thể
sánh bằng lời tạ ơn mà Con Thiên Chúa dâng lên
chỉ trong một Thánh Lễ mà thôi.
Chúng ta hãy tìm hiểu lý do của sự thật này. Các nhà triết học cho chúng ta biết cái hữu hạn không có tương quan với cái vô hạn – không
thể
sa sánh hai thứ này với nhau – vì cái vô hạn vượt xa cái hữu hạn một cách vô hạn. Vậy mà việc tạ ơn của mọi vật trên trời dưới đất đều mang tính chất hữu hạn, nên
nó
cũng hữu hạn về khả năng và đức tin. Còn việc tạ ơn của Con Thiên
Chúa dâng lên Chúa Cha trongThánh Lễ thì vô hạn. Nhờ Thần Tính của Người nên cũng có giá trị và khả năng vô hạn. Do đó việc
tạ ơn
này làm đẹp lòng Thiên Chúa vô hạn so với việc tạ ơn hữu hạn của các loài thụ tạo. Đức Kitô dâng lời
tạ ơn
vô hạn này lên Cha Người cho bạn, khi bạn tham dự Thánh
Lễ sốt sắng:
Người ban việc tạ ơn của Người cho bạn để nó là của bạn và để bạn có thể
dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng. Vậy bạn hãy làm việc này và việc tạ ơn của bạn
dâng lên Thiên Chúa sẽ không còn là hữu hạn và của loài người nữa, nhưng là việc tạ ơn vô hạn và của Thiên Chúa.
Xin
Chúa cho chúng ta biết quí trọng kho tàng vô giá mà chúng ta có được trong Thánh Lễ. Chúng ta sẽ vui sướng biết bao khi tham dự thánh Lễ. Các lời
Thánh Phaolô có thể áp dụng cho chúng ta: Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Giêsu
Kitô. Quả vậy trong Đức Giêsu Kitô,
anh
em đã trở nên phong phú về mọi phương
diện… khiến anh em không thiếu một ân huệ
nào (1Cr 1:4,5,7). Thật vậy, nhờ
Thánh Lễ chúng ta được trở nên giàu có trong Đức Kitô,
không thiếu một Ân
Sủng
nào; trái lại, từ Thánh
Lễ như từ mạch suối bất diệt, chúng
ta có
thể kín múc những
nguồn ân sủng vô biên vì trong mạch suối ấy ẩn giấu những kho
tàng thiên thai vô giá mà cả thế giới này không thể nào chứa nổi.
Như vậy, trong Thánh
Lễ chúng ta có lễ dâng toàn
thiêu cao quí nhất, hi
tế tạ ơn siêu vời nhất.
Thánh Lễ là kho tàng lớn nhất của người tín
hữu, là niềm
vui
ngọt ngào nhất của người Kitô hữu sốt sắng.
Đó là
sự đền tội mang lại ơn
cứu
độ cho người tội lỗi, sự nâng đỡ mạnh mẽ cho người hấp hối, bảo đảm
chắc chắn nhất cho sự giải thoát những ai đã qua đời. Chúng ta có thể nói đúng rằng trong Thánh Lễ chúng ta được trở nên giàu có trong Chúa Giêsu Kitô, không thiếu một ân sủng nào.
Để
kết luận, tôi sẽ tóm tắt lại những gì đã nói về đề tài này qua lời của
CHA SEGNERI: “Hỡi người Kitô hữu, hãy gẫm xem chúng ta mắc nợ Chúa Cứu
Thế biết bao vì Người đã lập ra Thánh Lễ; vì nếu không có Thánh Lễ,
chúng ta không bao giờ có thể tạ ơn Thiên
Chúa cho xứng đáng vì muôn vàn ơn lành Người đã ban cho chúng ta. Chính tình yêu tràn trề của Người đã khiến Người không chỉ đổ tràn muôn ơn cho chúng ta, mà con đặt vào tay
chúng ta một phương thế tốt nhất để tạ ơn Người
vì các ơn lành của Người.
Chớ gì chúng ta biết quí trọng các đặc ân Người dành cho chúng ta và sử dụng chúng sao cho có ích
lợi. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, Đức Kitô đã chịu sát tế cho Đức Chúa Cha vì chúng ta, trở thành tế vật của chúng ta và cùng với
Người chúng ta nhận được vô vàn công nghiệp để dâng lên Chúa Cha, làm nhẹ đi gánh nặng kéo ghì chúng ta xuống đất.
Chúng
ta hãy ghi tạc những
lời này trong lòng và sử dụng chúng một cách
có ích. Chúng cho chúng ta thấy rõ mình mắc nợ Đức Kitô biết bao, không chỉ
vì Người đã lập ra Thánh Lễ,
mà
còn vì Người đã làm cho
Thánh Lễ trở thành một hành vi tạ ơn tuyệt vời, nhờ đó chúng ta có thể tạ ơn Thiên Chúa một cách
vô hạn vì muôn ơn lành Người đã
ban cho chúng ta.
Xin
dâng lời ngợi khen cảm tạ Chúa, lạy
Chúa Giêsu Kitô, lời ngợi khen
cảm tạ của con và của muôn loài thụ tạo, vì do lòng yêu thương vô bờ, Chúa đã lập ra Thánh Lễ để trở thành nguồn
mạch ban vô vàn Ân Sủng và lòng
thương xót
của Chúa cho chúng
con. Để tỏ lòng biết ơn vì những ân huệ của
Chúa, con dâng lên Chúa, và nhờ Chúa, con dâng lên Thiên Chúa Ba ngôi mọi lời ngợi khen cảm tạ được dâng lên Chúa trong mọi Thánh
Lễ cho tới tận thế.
Con xin các Thiên Thần và các Thánh cùng với chúng con chung tiếng
ca
ngợi Chúa muôn đời. Amen.
Post a Comment