THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI 11
CHƯƠNG 11: THÁNH LỄ HY TẾ TOÀN THIÊU CAO QUÍ NHẤT
Dưới chế độ Cựu Ước, có bốn loại Hi Lễ chính (1) Lễ Tế Toàn Thiêu để nhìn nhận Quyền Chủ Tể của Thiên Chúa; (2) Lễ Tế Ngợi Khen và Tạ Ơn để
nhìn
nhận những ơn lành Thiên
Chúa ban; (3) Lễ Tế Giao Hòa để tạ tội với Thiên
Chúa và Xin Ơn Tha Thứ; (4) Lễ Tế Xá Tội để đền bù những xúc phạm, được ơn tha tội và tha các hình phạt của tội. Mỗi Hy Lễ này có nghi lễ riêng; không được dâng các hy lễ khác nhau theo cùng một kiểu.
CÁC LỄ TẾ TOÀN THIÊU TRONG CỰU ƯỚC
Từ
lúc vũ trụ được tạo thành cho tới khi Đức Kitô đến, có vô số tế vật
được dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng,
và
Kinh Thánh cho chúng
ta biết rằng các Tế Vật này đẹp lòng Thiên Chúa. Theo luật Môsê, Người Do
Thái được truyền phải
sát tế mỗi ngày hai con một tuổi làm lễ toàn thiêu, sáng một con, chiều một con. Ngày sabát thì sát tế bốn con, sáng hai con và chiều
hai con. Vào mỗi ngày trăng non thì dâng bảy con chiên non và hai con bò tơ, và dâng
cùng số ấy con vào lễ Vượt Qua và Ngũ Tuần trong bảy ngày liên tiếp. Vào lễ Lều thì phải dâng trong suốt tuần mười bốn con chiên non, mười ba
con bò tơ, hai con cừu đực và một con dê. Ngoài ra mỗi người con có những lễ vật đắt
giá
dâng làm lễ tế riêng như bò
đực, bê, cừu, chiên, cừu đực, bồ câu, rượu
vang, hương trầm, v. v… và dâng theo một trong bốn cách kể trên.
Kể
ra các chi tiết này ở đây để độc giả biết được về
sự đắt giá và phức tạp
của các Hy Lễ bắt buộc mà các Tổ Phụ và dân Do Thái phải
dâng trong luật Cựu Ước. Tuy
các Hy Lễ này tốn
kém, vất vả và đòi phải làm cẩn thận, chúng không
đẹp lòng Thiên Chúa bao nhiêu
và cũng không mang lại nhiều ơn ich cho các người dâng các hy lễ ấy. Dù vậy Kinh Thánh nói cho chúng ta biết các hy lễ ấy tạo hương thơm ngào ngạt lên trước mặt Thiên
Chúa. Lý do là
chúng là những biểu tượng cho hy lễ của
Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy chúng ta
có thể biết rằng là người Công
Giáo, chúng ta hạnh phúc
hơn người Do
Thái biết bao. Vì Chúa Giêsu nhân lành vô cùng.
Vì
Chúa Giêsu nhân lành vô cùng đã chỉ định cho chúng ta một nghi lễ
toàn
thiêu mà chúng ta có thể dâng không mấy khó khăn, một hy lễ đẹp lòng
Thiên Chúa nhất trong mọi hy lễ khác, và là nguồn vui lớn lao nhất trên Trời,
mang lại lợi ích nhất cho trần gian,
niềm an ủi mạnh
nhất cho các linh hồn
trong Luyện Ngục.
Giá
như ai
với lòng sốt sắng sâu xa và tự tay mình có thể tế sát làm
lễ
vật toàn thiêu cho Thiên Chúa tất cả
mọi
tế vật đã được hiến tế từ khởi thủy vũ trụ
cho tới khi Đức Kitô đến, hẳn người ấy đã tôn vinh Thiên Chúa và hết sức làm
đẹp lòng Người. Nhưng việc phụng thờ và đẹp lòng Thiên Chúa ấy chẳng là gì sánh
với vinh quang và sự thỏa lòng Thiên Chúa do
một
Thánh Lễ duy nhất đem lại. Tại sao có thể như vậy?
Chúng ta sẽ biết rõ lý do khi tìm hiểu thấu
đáo
„lễ tế toàn thiêu‟ của Hội Thánh Công Giáo trong Hy Tế Thánh Lễ có
nghĩa là gì.
LỄ TẾ TOÀN THIÊU CỦA TÂN ƯỚC
Lễ
Tế Toàn Thiêu Kitô Giáo là một lễ dâng hữu hình, vật thể, chỉ được dâng
lên cho Thiên Chúa bởi một Thừa tác viên có đủ tư cách để nhìn nhận
quyền chủ tể của Thiên Chúa trên mọi tạo vật. THÁNH TÔMA nói: “Bằng lễ dâng
toàn thiêu này, chúng ta đích thực rằng Thiên Chúa là nguyên
thủy
của mọi tạo vật, là cùng đích mọi hạnh phúc
của chúng ta, là chủ tế tuyệt đối của
muôn vật, là Đấng chúng ta tôn thờ, và để chứng
tỏ sự thần phục của chúng ta,
chúng ta dâng lên Người một lễ vật hữu hình,
xứng
đáng với Uy Danh Thiên Chúa.” Những lời này cắt nghĩa vắn tắt bản chất của một lễ vật toàn thiêu là
gì,
và chúng ta sẽ làm sáng tỏ thêm sau đây.
Theo lệnh truyền của Thiên Chúa, lễ dâng toàn thiêu chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa mà thôi, vì Người đã phán qua miệng Ngôn Sứ Iasia:
Ta là
Đức Chúa, đó là Danh Ta, Vinh quang của Ta, Ta không nhường cho ai
khác; lời tán tụng dành cho Ta, Ta không để các tượng thần tước đoạt (Is
32:8). Lời này có thể làm chúng ta hiểu được giá trị cao cả của lễ toàn thiêu, vì
nó không được dâng cho bất cứ tạo vật nào, dù là Mẹ Thiên Chúa hay các Thánh – nếu không sẽ bị rơi vào tội tôn thờ ngẫu tượng – mà chỉ được dâng lên một mình Thiên Chúa. Thiên Chúa cho phép chúng ta ca ngợi, yêu mến và
tôn
kính, khẩn cầu các Thánh, nhưng Ngài không bao giờ cho phép chúng ta dâng
lên các ngài hy tế của chúng ta là Hy Tế Thánh Lễ.
Công Đồng Trentô nói về đề tài này như sau: “Mặc dù Hội Thánh đôi khi
có thói quen
cử hành một Thánh Lễ để tôn vinh hay kính
nhớ các Thánh, điều
đó không có nghĩa là Hội Thánh dạy rằng chúng ta có thể dâng hy tế lên cho
các Thánh. Hy Tế chỉ được dâng lên cho một mình Thiên Chúa là Đấng ban tặng
triều thiên cho các Thánh.
Hơn nữa. linh mục không bao giờ nói “Con
dâng hy tế này lên cho Ngài, lạy Thánh Phêrô hay Thánh Phaolô.” Nhưng tạ
ơn Thiên Chúa vì chiến thắng của các ngài và cầu xin các ngài chuyển cầu cho
chúng ta trên trời, đang khi chúng ta cử hành thánh lễ ở trần gian để tưởng nhớ đến các ngài.” (Công Đồng Trentô, Khóa 22, Ch.3). Như thế, Hội Thánh dạy chúng ta rằng không
thể
dâng hy tế Thánh Lễ lên bất kỳ vị Thánh nào,
nhưng là
dâng lên Thiên Chúa vì vinh quang các Thánh.
BÀN CHẤT CỦA HY LỄ TOÀN THIÊU
Bây giờ chúng ta sẽ nói về bản chất và nét đặc trưng của hy lễ toàn thiêu,
để có thể hiểu rõ giá trị hơn giá trị cao vời của nó. Theo nghi lễ Do Thái, trong lễ dâng toàn thiêu, thịt của con vật hiến tế phải được thiêu hoàn toàn, còn trong lễ tế khác thì chỉ thiêu một phần,
phần
còn lại sẽ được ăn bởi các tư tế và những
người dâng lễ. Lý do tại sao con vật hiến tế phải được thiêu hoàn
toàn, đó là để chứng tỏ rằng
mọi
sự thuộc về Thiên Chúa phải được dâng hiến
để
phục vụ Người. Theo luật công bằng nghiêm khắc, Thiên Chúa có quyền đòi hỏi mạng sống của mọi người; Người đã truyền cho ông Ápraham phải
giết
và hiến tế Isaác con trai ông. Tuy nhiên
Thiên Chúa đã hài lòng với sự vâng phục mau mắn của ông. Trong luật Môsê,
Thiên Chúa truyền phải thánh
hiến
mọi con đầu lòng cho Người khi Người nói: Nó thuộc về Ta (Xh 13:2).
Thiên Chúa không đòi hỏi phải sát tế nó; chỉ cần bà mẹ dâng nó cho Tư Tế
trong Đền Thờ, rồi chuộc lại với giá 5 sêkel bạc.
CHÚA GIÊSU: LỂ DÂNG TOÀN THIÊU CỦA TÂN ƯỚC
Con
Một Thiên Chúa đã được Đức
Maria là Mẹ Người dâng lên trong Đền
Thờ theo luật Môsê, và tuy Đức Mẹ đã đóng tiền chuộc, nhưng Thiên Chúa
chưa thỏa lòng. Đức Mẹ phải dâng Người một lần nữa để Người chịu cực hình
và chịu chết, để nhờ CÁI CHẾT QUÝ BÁU của Người, mọi người có thể thoát khỏi bổn phận hiến dâng mạng sống mình làm hy
tế cho Thiên Chúa. Về điều này, Thánh Phaolô
nói: +Nếu một người đã
chết thay cho mọi người, thì
mọi
người đã
chết, và Đức Kitô đã chết thay cho mọi người (+2Cr 14-15?). Vì
mạng sống của Đức Kitô vô cùng cao quí và thánh thiện vượt xa mạng sống
của bất cứ ai, do đó cái chết của Người có giá trị trước mặt Thiên Chúa vượt xa cái chết của toàn
thể
loài người. Và vì Đức
Kitô được dâng lên cho Thiên Chúa
như thế trong mỗi Thánh Lễ, nên Thiên Chúa được vinh quang và thờ phụng trong
một Thánh Lễ nhiều
hơn là mọi người từng sống trên trái đất này
hiến
mạng sống này để tôn vinh Người.
CHA
GERVASIÔ tuyên bố rằng Hy Tế Thánh Lễ là hành vi cao quý và tuyệt hảo nhất trong mọi hành vi đạo đức và thờ phượng. Tại sao? Bởi vì trong Thánh Lễ chúng ta chứng thực – bằng hành động chứ không bằng lời nói – rằng Thiên Chúa có toàn quyền đòi hỏi chúng ta hy sinh mạng sống mình. Vì thế trong Cựu Ước, lúc dâng hy tế, vị tư tế Do Thái quen nói: “Giống như tôi sát tế con
vật này cho vinh quang Thiên
Chúa, thì Thiên Chúa,
Chủ Tể tối cao,
cũng có thể tiêu diệt tất cả chúng ta nếu như Người muốn
thế. Vậy khi tôi giết tế vật này, đó là để biểu thị rằng nếu chúng
ta phải hy sinh mạng sống mình vì vinh quang Thiên
Chúa, thì đó cũng là quyền của Người,
và vì thế tôi dâng mạng sống con vật này thay cho mạng sống của chính
chúng ta.”
CHA
SANCHEZ cũng nói tương tự: “Việc tôn kính chúng ta dành cho Thiên
Chúa, vinh quang chúng ta dâng cho Người, đó là điều quá cao cả khiến cho
không thể có một việc phục vụ, một vinh dự nào lớn hơn trên toàn thế
giới
có thể được chứng tỏ được cho Người; bởi
vì nhờ đó chúng ta chứng thực
rằng vì Uy Danh người, máu của những con bê và dê không thể nào xứng đáng với Người, nhưng Máu Châu Báu của Trưởng Tử của Người phải được
dâng cho Người.”
Chúng
ta hãy suy gẫm những lời
hai nhà thông
thái này nói liên quan đến
giá
trị của Thánh Lễ và vinh dự vô biên mà Thánh Lễ giúp chúng ta dâng lên
cho
Thiên Chúa Toàn Năng. Chúng ta lại không mau mắn hân hoan đến với Thánh Lễ để kết hợp với linh mục thể hiện hành vi tôn kính tối cao dành cho
Đấng là Thiên Chúa và là Chúa chúng
ta sao? Bởi vì nếu chểnh mảng lười
biếng không tham dự Thánh Lễ vì bất cứ lý do không chính đáng nào, chúng ta tước mất vinh dự mà chúng ta có thể và phải bày tỏ cho Người.
Chúng
ta hãy nghe những lởi CHA MARCHANTIUS nói: “ Thánh lễ
là gi nếu không
phải
là một sứ giả hằng ngày mang đến cho Thiên Chúa Ba Ngôi đời đời hạnh phúc một
món
quà vô giá mà chúng ta dâng
lên cho Ba Ngôi Chí Thánh để nhìn nhận chủ quyền tuyệt đối của Người trên mọi tạo vật, và sự lệ
thuộc hoàn toàn của chúng ta vào Người? Cuộc sống và cái
chết
của Đức Kitô là một món quà hằng ngày dâng lên cho Thiên Chúa. Tác
Giả của sự sống và chết,
nhờ Hội Thánh chiến Đấu cùng với sự hợp tác và hiện diện của Hội
Thánh Khải Hoàn, (1) để vinh dự cao cả nhất được dâng lên cho Thiên
Chúa Ba Ngôi bởi tạo vật của Người, và (2) để tạo vật có thể tôn vinh xứng đáng
quyền năng, sự khôn ngoan,
tình yêu và sự trọn hảo vô biên của Người được chiếu
sáng trong Mầu Nhiệm này. Còn gì đẹp lòng Thiên Chúa Chí Tôn hơn
là khi trời và đất kết hợp với nhau để ngợi khen
và tôn vinh quyền năng
và uy danh cao cả của Người.
Sự
giải thích về lễ toàn thiêu
đích thực này hết sức cần thiết phải được dạy
cho dân chúng, và giúp họ liên lỉ ghi tạc trong lòng. Thực vậy, trong Thánh Lễ, trời và đất cùng hòa tiếng với nhau để ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Các sứ thần mang
của lễ chúng ta lên trời và dâng lên Thiên Chúa. Nhưng vinh dự chính Chúa nhận được từ Hy Tế Thánh Lễ không phải từ loài người chúng
ta hay các thiên thần, nhưng từ chính Đức Kitô. Chỉ một mình Người có
thể thực sự hiểu được sự
cao cả vô biên của Thiên Chúa Uy Linh. Chỉ một mình Người biết rõ Vinh Quang của Thiên Chúa là vô hạn như thế nào. Vì vậy chỉ một mình Người chứ không ai khác có thể tôn vinh Thiên Chúa cách xứng đáng, và Người làm điều này mỗi khi Thánh Lễ được cử hành. Mặc dù các thiên
thần
và loài người có thể làm được rất nhiều để tôn vinh Thiên Chúa, nhưng
tất cả chẳng là gì sánh với điều Đức Kitô làm.
Giả
sử quân Phổ đến xâm chiếm đất nước chúng ta (Nước Đức) và dọa rằng
nếu chúng ta không
chối Đức Kitô, tất cả chúng ta sẽ bị tra tấn một cách dã man và bị thiêu sống. Và giả sử chúng ta đồng thanh trả lời rằng chúng ta
thà
chịu mọi thứ đau khổ chứ không chối Chúa, và sẵn sàng chịu mọi cực hình và chịu chết nơi thân xác chúng ta, hành vi
anh hùng ấy không đẹp lòng Thiên Chúa lắm sao? Chắc chắn là có. Thế nhưng vinh quang
ấy sẽ
chẳng là gì sánh
với vinh quang mà Thiên Chúa đáng được. Nhưng khi Con Một của Thiên Chúa hạ mình xuống trong thân phận của bụi đất trước tôn nhan Thiên Chúa
Uy Linh, khi Người hiến mình thành thân sâu bọ chứ không phải là người, và
trong tình trạng hạ mình khiêm cung này. Người dâng lên Thiên Chúa sự cung kính cao vời nhất, thì Vinh Quang Người dâng lên cho Thiên Chúa Ba Ngôi không một việc làm nào khác có thể sánh bằng.
TÌNH YÊU ÂN CẦN VÀ ĐỘ LƯỢNG CỦA CHÚA GIÊSU.
Đồng thời, Con Thiên Chúa hiến mình trong tay loài người, để họ sát tế
Người một cách mầu nhiệm làm Con Chiên vô tội và dâng lên cho Thiên Chúa Ba ngôi như của lễ toàn thiêu đích thực, nhờ đó chúng ta có thể thực hiện
một
hành vi tôn vinh Thiên Chúa xứng với Uy Danh mà hành vi ấy được
dâng lên. Vì vậy, chỉ trong Hy Tế này chúng ta mới
có phương tiện để dâng lên việc
phụng
thờ
này. Xứng dáng để tôn vinh Thiên Chúa
Toàn Năng đúng
với Địa Vị Tối Thượng của Người và vì thế làm đẹp lòng Người. Nếu Đức Kitô
đã không ban cho chúng ta khả năng dâng hiến hy tế cao quý tột bậc này, hẳn chúng ta hãy còn mắc nợ Thiên Chúa suốt đời mà mãi mãi mang tâm trạng
nặng nợ khi rời bỏ cõi đời này.
Chúa Giêsu có thể ban ơn huệ nào lớn lao hơn thế chăng? Ngưới có
thể tỏ lộ cho chúng ta tình yêu nào cao cả hơn tình yêu Người đã tỏ lộ khi lập Hy
Tế siêu vời này chăng?
Hẳn là chúng ta phải vô cùng tạ ơn Người bằng tất cả sức lực của chúng
ta. Hẳn chúng
ta phải hết sức sử dụng phương thế này để nhận được ơn
tha thứ biết bao món nợ nặng nề chúng
ta đã
mắc phải. Chúng
ta hãy cố gắng dành ra những thì giờ quý báu giữa
công việc bận bịu của mình để
tham dự Thánh Lễ thường xuyên và dâng lên Thiên Chúa của lễ toàn thiêu vô cùng
đẹp lòng Người, hầu
đáp đền Người vì
những tội lỗi của chúng ta.
Post a Comment