THÁNH LỄ TUYỆT VỜI | CHƯƠNG 01
CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT
THÁNH LỄ
CỐT LŨY CỦA HY TẾ
Thánh Lễ trong tiếng Latinh gọi là sacrificium, nghĩa là “hy tế”. Hy tế là
một
cái gì cao cả và quan trọng hơn là „lễ vật‟. Ý nghĩa đúng và đầy đủ của Hy Tế là sự dâng hiến cho Thiên Chúa Tối Cao một cái gì bên
ngoài chúng ta, đƯợc thánh hiến hay thánh hóa một cách trọng thể bởi một thừa tác viên của Hội
Thánh đƯợc chỉ định hợp pháp và có thẩm quyền,
để nhìn nhận và chứng thực quyền thống trị tuyệt đối của Thiên Chúa Toàn Năng trên mọi tạo vật.
Hy tế trọng thể này chỉ
có thể đƯợc dâng lên cho
một mình Thiên Chúa mà thôi, đó là điều đã đƯợc Thánh Augustinô chứng minh qua phong tục tập quán của tất cả các dân tộc trên thế giới. Ngài nói, “Có ai trên thế giới này đã từng
tuyên bố rằng Hy Tế phải đƯợc dâng lên cho một ai khác ngoại trừ một mình
Thiên Chúa thật, hay cho các tà thần mà họ tƯởng lầm là Thiên
Chúa thật hay không?” Và ở một chỗ khác, ngài nói, “Ma quỷ hẳn sẽ không đòi những kẻ thờ chúng
phải
dâng hy tế cho chúng không
biết
đây là một đặc quyền của Thần
Linh”. Nhiều bậc vua chúa ở trần gian ngạo mạn đòi ngƯời ta dành cho
mình hành vi tôn kính mà chỉ có
một mình Thiên Chúa đáng đƯợc; nhƯng thật
ra rất ít ngƯời dám đòi hỏi ngƯời ta
phải dâng hy tế cho họ. Đòi hỏi điều này
có nghĩa là muốn coi mình là thần. Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng việc
dâng hy tế là một hành vi Thờ phƯợng Thần linh, không thể đƯợc
dành cho con ngƯời, các Thiên
Thần hay các Thánh, mà chỉ dành
cho một mình Thiên Chúa
mà thôi.
Thánh Toma Aquinô nói: “Loài ngƯời dâng hy tế lên cho Thiên Chúa toàn năng
là điều tự nhiên, và con ngƯời đƯợc thúc đẩy làm việc này do bản tính tự
nhiên mà không
cần
một lệnh truyền rõ ràng nào. Chúng
ta có thể thấy điều này đƯợc biểu trƯng trong trƯờng hợp của Aben, Noê, Apbraham, Gióp và các Tổ
Phụ khác, các ngài dâng hy tế lên Thiên Chúa,
không
phải
vì vâng lời một luật của Thiên Chúa, nhƯng do thúc đẩy của bản tính con ngƯời. Và không chỉ những ngƯời đƯợc Thiên Chúa soi sáng này dâng hy tế cho NgƯời; cả
những ngƯời ngoại
giáo
cũng theo ánh sáng tự nhiên mà dâng hy tế lên cho các ngẫu tƯợng của họ mà họ tin là các thần đích thực”.
Vào thời sau, Lề Luật do Thiên Chúa ban cho con cái Itraen đã buộc họ
phải
dâng hy tế cho NgƯời
hằng ngày; vào các ngày Lễ, phải có các nghi lễ linh đình hơn. Họ phải dâng lên NgƯời chiên,
cừu, bò, bê; và các con vật này
không chỉ đƯợc DÂNG mà thôi mà phải đƯợc SÁT TẾ bởi một vị TƯ Tế với
những kinh nguyện và lễ nghi quy định. Chúng phải đƯợc giết và lột da; máu
chúng phải đƯợc rảy chung quanh bàn thờ và thịt chúng đƯợc thiêu trên bàn thờ giữa tiếng kèn và tiếng hát Thánh vịnh. Đây là những bổn phận thánh
thiêng mà ngƯời Do Thái thi hành để tôn kính Thiên Chúa, nhìn nhận NgƯời
là Chúa Tể tuyệt đối của mọi tạo vật.
Ý
tƯởng về hy tế này quá ăn sâu trong bản tính con ngƯời khiến cho mọi dân
tộc và mọi quốc gia, ngoài việc phụng sự Thiên Chúa bằng cầu nguyện,
hát thánh thi, bố thí và làm việc đền tội, họ cũng dâng hiến NgƯời một loại hy
tế để tôn thờ Thiên
Chúa thật, hay các thần mà họ cho là Thiên Chúa thật. Vì
thế,
quả là thích hợp và cần thiết việc Đức Kitô thiết lập trong Hội Thánh
NgƯời một lễ dâng thánh thiện và thần linh nhƯ một việc phục vụ hữu hình
nhờ đó tín hữu dâng lên Thiên Chúa vinh quang của NgƯời, và diễn tả sự thần
phục
của họ đối với NgƯời.
Không một con ngƯời có lý lẽ nào có thể tƯởng
tƯợng rằng Đức Kitô, Đấng đã thiết
lập tất cả những gì là hoàn hảo nhất trong Hội Thánh của NgƯời, mà lại bỏ qua hành vi thờ phƯợng cao cả nhất này và
để Hội Thánh phải thiếu việc tối quan trọng này. Nếu thế, đạo Chúa Kitô sẽ
thấp
kém hơn đạo Do Thái, vì các lễ tế
của
Cựu Ước quá huy hoàng khiến
cho cả những bậc vua chúa từ các xứ xa xăm cũng đến dự, và nhƯ chúng ta đọc
trong sách Macabê (quyển II, 3:3), đến nỗi cả các vua dân ngoại cũng lấy tài
sản riêng của họ mà dâng vào việc tế tự.
HY TẾ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Trong Công Đồng Trentô, Hội Thánh Công Giáo dạy chúng ta biết Đức
Kitô đã truyền cho Hội Thánh NgƯời cách thức phải dâng HY TẾ THÁNH nhƯ thế nào.
Bởi
vì, theo tác giả ThƯ Do Thái, do sự yếu đuối của chức tƯ tế Lêvi nên trong Cựu Ước không có sự hoàn hảo (Dt 7: 11 – 19); vì thế Thiên Chúa nhân từ đã truyền
là cần phải có một vị TƯ Tế
khác, thuộc dòng Menkisêđê, là Đức Giêsu
Kitô Chúa chúng
ta. Đấng sẽ kiện toàn và dẫn tới mức hoàn hảo những ngƯời ngƯời sẽ
đƯợc
thánh hóa. Vì vậy Đức
Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là
Chúa chúng ta, mặc dù NgƯời sắp sửa tự
hiến
một lần duy nhất cho Chúa Cha trên
bàn thờ, và cái chết của NgƯời sẽ mang lại ơn cứu chuộc vĩnh viễn,
nhƯng vì chức tƯ tế của ngƯời không mất đi với cái chết của NgƯời, nên trong
bữa Tiệc Ly vào đêm NgƯời bị nộp, - để trối lại cho Hội Thánh, Hiền
Thê
yêu dấu của NgƯời, một hy tế hữu hình mà bản tính loại ngƯời cần có, đó là
hy tế đổ máu sắp sửa đƯợc hoàn tất một lần trên Thập Giá có thể đƯợc biểu thị và ghi nhớ cho đến ngày tận thế và quyền năng cứu độ của hy tế ấy
mang lại ơn tha thứ cho
các
tội chúng ta phạm hằng
ngày
– trong khi tuyên
bố NgƯời là TƯ Tế muôn đời theo dòng Menkisêđê, NgƯời đã dâng lên Thiên Chúa là Cha của NgƯời Mình và Máu NgƯời dƯới hình bánh và rƯợu này, NgƯời đã
trao ban Mình và Máu NgƯời cho các Tông Đồ lãnh nhận, và cắt đặt
họ làm những TƯ Tế của Giao Ước Mới. Khi nói những
lời sau đây: Các con
hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22:19), NgƯời truyền cho các Tông Đồ
và những ngƯời kế nhiệm trong chức linh mục phải dâng hy tế này. Hội Thánh
Công Giáo vẫn luôn luôn hiểu và truyền dạy nhƯ thế (CĐ Trentô, Khóa
22, Ch.1)
Hội
Thánh đã dạy chúng ta những điều ấy, và đòi hỏi chúng
ta tin rằng ở
Bữa Tiệc Ly. Đức Kitô không
chỉ biến đổi bánh và rƯợu thành Mình và Máu ngƯời, NgƯời còn
dâng bánh và rƯợu lên
cho Thiên Chúa Cha, qua đó NgƯời thiết lập nơi Bản Thân NgƯời Hy Tế của Giao Ước mới. NgƯời làm việc này
để chứng tỏ NgƯời
là TƯ Tế theo dòng Menkisêđê, nhƯ lời Kinh Thánh nói: Ông
Menkisêđê, Vua Salem, mang bánh và rƯợu ra: ông là TƯ Tế của Thiên Chúa Tối Cao và ông chúc lành cho ông Apraham (St 14: 18 – 19)
DÕNG MENKISÊĐÊ
Bản văn Kinh Thánh không nói rõ ở đây rằng ông Menkisêđê dâng hy tế
lên cho Thiên Chúa Tối Cao, nhƯng ngay từ thời đầu, Hội Thánh Công Giáo đã hiểu nhƯ thế và các Giáo Phụ cũng đã cắt nghĩa nhƯ thế. Chính vua Đavít
đã cắt nghĩa theo cách này khi ông nói: Thiên Chúa Giavê đã thề và sẽ không
bao giờ rút lại lời thề
này: “Con là TƯ Tế
đến
muôn
đời
theo dòng
Menkisêđê” (Tv 10:4). Việc cả Đức Kitô và Menkisêđê đều dâng hy tế có thể đƯợc suy ra từ ThƯ Do
Thái: Mọi ThƯợng Tế đều đƯợc cắt cử để dâng lễ vật và hy tế (Dt 8:3). Mọi ThƯợng Tế
đều đƯợc chọn giữa loài ngƯời đều đƯợc cắt
cử để tiếp xúc với Thiên
Chúa thay cho loài ngƯời (Dt 5:1). Và hầu nhƯ ngay
sau đó ngài thêm: Không ai tự gán cho mình vinh dự này, nhƯng mỗi ngƯời đều
đƯợc Thiên Chúa kêu gọi, giống nhƯ Aharon. Chính Đức Kitô cũng
không tự ban cho mình vinh quang của chức ThƯợng Tế, nhƯng NgƯời đã
nhận
vinh quang ấy từ Đấng đã nói với NgƯời: “Con là Con của Cha, hôm nay Cha
đã sinh ra Con”, và ở một chỗ khác: “Con là TƯ Tế đến muôn đời theo
dòng
Menkisêđê” (Dt 5:5-6). Và còn nữa: Sau khi đã thành toàn, NgƯời
trở nên nguồn mạch cứu rỗi đời đời cho những ai vâng phục NgƯời,
và đƯợc Thiên Chúa tuyên phong làm ThƯợng Tế „theo dòng Menkisêđê‟. Về vấn đề
này, chúng tôi có nhiều
điều để nói, nhƯng thật khó cắt nghĩa bởi vì anh em đã
trở nên quá chậm hiểu (Dt 5:9-11).
Từ
những đoạn trên, chúng ta thấy rõ rằng, vì Đức Kitô và Menkisêđê đều
là ThƯợng Tế, nên cả hai Đấng đều dâng hy tế lên cho Thiên
Chúa thật. Ông Menkisêđê không sát tế các con vật giống nhƯ ông Ápraham và những ngƯời
tôn
thờ Thiên Chúa xƯa kia đã làm, nhƯng ông đƯợc Chúa Thánh Thần soi sáng và hành động không
giống với tập tục của thời đại ấy, ông đã hiến thánh bánh
và rƯợu bằng một số kinh nguyện và nghi lễ, nhờ đó ông thánh hóa và
dâng chúng lên cho Thiên chúa làm lễ vật đáng đƯợc NgƯời chấp nhận. Vì
vậy ÔNG trở thành
một
biểu trƯng về Chúa Giêsu Kitô, và LỄ VẬT của ông
trở thành
một
biểu trƯng cho hy tế không đổ máu của Chúa Giêsu Kitô trong Tân Ước. Đức
Giêsu không đƯợc xức dầu tấn phong làm ThƯợng Tế
theo kiểu Aharon, là sát tế các con vật, nhƯng theo Dòng Menkisêđê, là ngƯời dâng
bánh và rƯợu làm lễ tế, vì thế NgƯời cũng thi hành chức vụ
TƯ Tế của NgƯời
trong cuộc đời NgƯời, và dảng lễ tế là Bánh và RƯợu lên cho Thiên Chúa.
Chúng ta có thể hỏi. Vậy Đức Kitô thi hành chức tƯ tế của NgƯời theo
Dòng
Menkisêđê khi nào? Vào Bữa Tiệc Ly, khi Đức Giêsu cầm lấy bánh, và sau
khi dâng lời chúc tụng, NgƯời bẻ bánh rồi trao cho các
môn đệ và nói:
“Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”. Rồi NgƯời cầm lấy chén rƯợu, tạ ơn và trao cho họ: “Các con hãy lãnh nhận mà uống, này là Máu Thầy,
Máu của Giao Ước” (Mt 26:26-28). “Các con hãy làm việc này mà
tƯởng nhớ Thầy” (Lc 22:19).
Vì
vậy vào dịp này, Đức Kitô thi hành chức TƯ Tế của NgƯời theo kiểu Menkisêđê. NhƯng chúng ta hãy nghe tác giả ThƯ Do
Thái tán dƯơng chức TƯ Tế của NgƯời: Quả vậy, những ngƯời khác đƯợc phong
làm TƯ Tế
mà không có một lời
thề:
còn NgƯời, NgƯời có một lời thề của Đấng đã phán với NgƯời:
“Đức Chúa đã thề và NgƯời sẽ không rút lại lời thề này: Con là TƯ Tế đến muôn đời”… NhƯng vì Đức Giêsu Kitô sống mãi muôn đời nên chức TƯ Tế của
NgƯời
không bao giờ có thể chấm dứt (Dt 7:20,21,24).
Vì
vậy, chúng ta thấy sự thật trong những điều mà Hội Thánh Công
Giáo dạy trong Công Đồng Trentô. Trong Bữa Tiệc Ly, NgƯời dâng lên Thiên
Chúa Cha Mình và Máu NgƯời dƯới hình bánh và rƯợu; và NgƯời truyền
cho các Tông Đồ và những ai kế nhiệm các
ngài trong chức linh mục phải dâng
những lễ vật dƯới hình bánh và rƯợu khi NgƯời nói: “Các con hãy làm việc này mà tƯởng nhớ đến Thầy.” Đúng nhƯ Hội Thánh Công
Giáo vẫn luôn luôn nói và dạy. Và đây thực là lễ tế tinh tuyền không
thể bị làm ra ô uế bởi bất cứ
sự bất xứng hay xấu xa của ngƯời dâng, nhƯ đã
đƯợc
Chúa báo trƯớc qua lời
ngôn sứ Malaki rằng
khắp mọi nơi ngƯời ta
phải dâng lễ tế tinh tuyền để kính danh
NgƯời
(CĐ Trentô. Khóa 22, ChƯơng I).
‘LỄ TẾ TINH TUYỀN’ ĐƯỢC TIÊN BÁO
Việc dâng lễ tế tinh tuyền này đã đƯợc ngôn sứ Malaki báo trƯớc qua
những lời này: Ta không bằng lòng với các ngƯơi. Thiên Chúa các đạo binh phán: Ta không thấy từ tay các ngƯơi một lễ vật
nào
đáng đƯợc Ta chấp nhận,
nhƯng từ
đông sang tây, Danh Ta đƯợc tôn kính giữa
các dân tộc và khắp mọi nơi các dân
tộc
đều dâng hƯong và
lễ vật tinh tuyền để
kính
Danh Ta, vì Danh Ta đƯợc tôn vinh giữa các dân tộc (Ml 1:10-11). Tất cả các Giáo Phụ đều cho
rằng đoạn Kinh Thánh này nói về HY TẾ THÁNH LỄ, vì lời tiên tri này không đƯợc ứng nghiệm trong Cựu Ước, nhƯng trong Tân Ước, nơi mà các lời Chúa Cha nói với Con của NgƯời cũng đƯợc ứng nghiệm: Con
là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con. Và Cha sẽ ban cho Con các dân tộc làm
sản nghiệp (Tv 2:7-8).
Điều này đƯợc thực hiện khi các dân ngoại trở lại với
Đức Tin nhờ lời giảng của
các Tông Đồ. Hy Tế đƯợc ngôn sứ Malaki tiên báo
ở đây không thể là hy tế đƯợc Đức Kitô dâng trên Thập Giá, nhƯ những ngƯời ngoài Công Giáo khẳng định,
vì hy
tế Thập Giá chỉ đƯợc dâng ở một nơi duy nhất là đồi Canvê, chứ không
phải
ở khắp nơi nhƯ Ngôn Sứ tuyên bố. Cũng không
phải
nhƯ ngƯời ta giả thiết rằng Ngôn Sứ nói về một hy tế bằng những lời ngợi khen hay các việc lành, vì những hành
vi này không phải là những
lễ hiến dâng đúng nghĩa, cũng không phải là một lễ dâng tinh tuyền, nhƯ lời
Ngôn
Sứ nói: Tất cả chúng con đã trở nên nhƯ ngƯời nhiễm uế, mọi việc lành của
chúng con khác nào chiếc áo dơ (Is 64:5-6).
Do đó, lời tiên tri này phải đƯợc hiểu là minh nhiên chỉ về HI TẾ THÁNH LỄ nhƯ một Hy Tế duy nhất
của Tân Ước: một lễ hiến dâng tự nó hoàn toàn tinh tuyền và thánh thiện, đƯợc
chính Đức Giêsu Kitô dùng các linh mục của NgƯời mà dâng lên cho
Chúa Cha mọi nơi và mọi thời. Đức Kitô là ThƯợng Tế chính, các linh mục
của chúng ta chỉ là những Tôi Tớ của NgƯời, NgƯời dùng bàn tay và môi miệng của
họ làm công cụ để dâng hy tế. Chính vì Đức Kitô trong
thân thể vinh hiển của NgƯời chúng ta không cảm thấy đƯợc, và vì chúng ta đồng thời
cần
phải có một Lễ Vật hữu hình để con mắt xác thịt có thể nhìn thấy,
nên NgƯời dùng sự
hợp tác của Linh Mục trong việc dâng Hy
Tế của NgƯời. Lễ
tế sẽ tiếp tục đƯợc hiến dâng cho tới ngày tận thế.
Những ngƯời không
Công Giáo bắt bẻ ngƯời Công Giáo chúng ta rằng từ
Thánh Lễ không có trong Kinh Thánh. Đúng lắm, nhƯng từ
Ba ngôi cũng chẳng thấy có trong Kinh Thánh, song chúng ta vẫn buộc phải tin mầu nhiệm
cực
thánh này. Kinh Thánh cũng
không truyền buộc chúng ta phải thánh hóa
ngày Chúa Nhật hay rửa tội cho trẻ sơ sinh, thế nhƯng chúng ta vẫn biết rõ đó là những bổn phận nghiêm trọng của chúng ta Trong các tài liệu của các Đức Giáo
Hoàng và Tiến Sĩ Hội Thánh
thời kỳ đầu, chúng ta gặp thấy từ „THÁNH LỄ‟ rất thƯờng xuyên, trong các tác phẩm của Thánh Giáo Hoàng Clêmentê.
Kế vị thứ ba của Thánh Phêrô, và của các Giáo Hoàng Êvaristô
và Alexandrô sống vào thế kỷ I. Thánh Augustinô, Thánh Ambrôsiô,
Thánh Gioan Kim Khẩu và các Thánh Giáo Phụ khác của Hội Thánh thƯờng dùng từ THÁNH LỄ khi nói về hy tế của Tân Ước. Thánh Ambrôsiô viết:
“Tôi ở lại trong chức
vụ của mình, bắt đầu cử hành Thánh Lễ và trong
hy tế
tôi cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng đến phù trợ chúng ta.” Thánh Augustinô
nói: “Chúng ta thấy đấy, trong các Bài Đọc đƯợc truyền cho chúng ta đọc trong Thánh Lễ.”v.v… NhƯng các vị Tiến Sĩ Hội Thánh này đều sử dụng từ „Thánh Lễ‟, các ngài đã sống vào khoảng 300
năm sau Đức Kitô, điều đó chứng minh chắc chắn rằng từ Thánh Lễ đã đƯợc sử
dụng phổ biến vào thời ấy.
Chúng ta biết các Tông Đồ quen cử hành Thánh Lễ là nhờ đọc thấy điều đó
trong Sách Thánh và cuộc đời các Tông Đồ. Thánh Mátthêu
bị đâm tại bàn thờ đang khi ngài dâng Thánh Lễ. Truyền thống kể rằng Thánh Anrê đã nói với quan tòa: “Hằng
ngày
tôi dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng trên bàn thờ, không phải thịt con bò hay máu con dê, nhƯng là Con Chiên vô tì tích của
Thiên Chúa”. Các phụng vụ Thánh Lẽ do các Tông Đồ Giacôbê và Máccô
soạn
vẫn còn cho đến ngày nay. NgƯời ta nói phần Lễ Qui là do Thánh Phêrô
soạn, và các phần khác đã đƯợc một số Thánh Giáo Hoàng thêm vào. Từ những điều nói trên, chúng ta thấy Thánh Lễ đã đƯợc cử hành trong Hội
Thánh ngay từ thời kỳ đầu, và trải qua mọi thời đại. Thánh Lễ
luôn luôn đƯợc coi
là Hy Tế đích thực của Tân Ước.
CÁC BÈ PHÁI LẠC GIÁO CÔNG KÍCH HY TẾ THÁNH LỄ
Các
cuộc bách hại mà kẻ thù gian ác đã khơi dậy qua các thời đại chống lại Thánh
Lễ là một bằng chứng cho thấy Thánh Lễ thật thánh thiêng
biết
bao và đáng sợ đối với ma quỷ chừng nào. Nếu không hẳn nó đã không tấn công
Thánh Lễ một cách dữ dội đến thế. Vào các thời kỳ đầu của Hội Thánh Công
Giáo, các thầy dạy lạc giáo quả thực không thiếu, nhƯng không một ai trong số họ dám liều mình công kích Thánh Lễ, càng không
dám tìm cách khử trừ Thánh
Lễ. Bengarius là ngƯời đầu
tiên cả gan nói và viết chống lại Thánh Lễ.
Các lời dạy sai lạc của ông đã bị phơi bày và bị các nhà thần học Công Giáo thời ấy phản bác một cách thắng lợi. Hơn nữa ông còn bị Công Đồng của Hội
Thánh kết án. Tuy nhiên,
trƯớc khi chết con ngƯời bất hạnh này đã từ bỏ các sai
lầm của mình và sống những ngày cuối đời trong sự ăn năn sám hối của
một
ngƯời con của một Hội Thánh Công Giáo.
Vào
đầu thế kỷ 12, những ngƯời thuộc phái Albigensê vô đạo xuất hiện tại Pháp. Ngoài
những chủ trƯơng tệ hại khác, họ còn cho rằng hôn nhân là một
tình
trạng phi pháp; họ khuyến khích
nam nữ nếp sống chung chạ. Đúng là họ
không bác bỏ Thánh Lễ Đại Triều có đông ngƯời tham dự, nhƯng họ không
chịu chấp nhận Thánh Lễ ThƯờng chỉ
có ít ngƯời dự. Trên thực tế, họ nghiêm cấm dân tham dự các lễ này, ai tham dự sẽ bị phạt tiền hay phạt tù.
Từ
thời các Tông Đồ cho tới nay. Hy Tế Thánh Lễ
chƯa từng có một địch thù nào hung dữ bằng Martin Luther. Con ngƯời bất hạnh này không
chỉ công kích mà còn thóa mạ Mầu Nhiệm Thánh
này. Ông không chỉ tự mình có hành
động
này, mà không chỉ làm lần đầu khi ông chối đạo, nhƯng cả sau này do
ma quỷ xúi dục nữa. Thực vậy, chính con ngƯời lầm lạc này đã thừa nhận
trong các sách viết là lời dạy của
ông
đến từ ma quỷ và chính ma quỷ đã xúi
dục
ông bác bỏ Thánh Lễ nhƯ một hành vi thờ quấy, mặc dù bản thân ông
phải
biết rõ rằng ma quỷ là kẻ thù ghét tất cả những gì tốt lành và nó chẳng dạy
loài ngƯời điều gì khác ngoài sự xấu xa. Hơn nữa, lẽ ra Luther
phải nghĩ rằng nếu Thánh Lễ là hành vi thờ quấy, thì ma quỷ sẽ không chống
đối,
càng không muốn loại bỏ. NgƯợc lại, nó sẽ cổ võ và ca ngợi Thánh Lễ, bởi vì ngƯời ta càng cử hành Thánh Lễ nhiều thì ngƯời ta càng phạm nhiều hành vi thờ quấy, và càng làm ô danh Thiên Chúa Tối Cao.
Bằng cách này, Satan đã không chỉ làm cho những ngƯời theo Luther,
mà tất cả những phái Tin Lành xuất hiện sau khi ông phải mất đi ơn cứu độ
do Hy Tế Thánh Lễ mang lại, và vì thế khiến họ bị tổn hại vô phƯơng
cứu chữa. Thực vậy, ông đã làm
cho Mầu Nhiệm siêu vời này trở thành quá
ghê tởm đối với họ khiến họ tuyên bố Hy Tế Thánh Lễ là một sự phủ nhận Hy Tế Thập
Giá, một việc thờ quấy đáng nguyền rủa nhƯ chúng ta đọc thấy trong Sách
Giáo Lý Heidelberg của phái Calvin. Sự báng bổ kinh khủng này đủ để khiến cho
mọi tâm hồn đạo đức ghê sợ, và khiến cho mọi ngƯời Kitô hữu tốt lành phải bịt tai. Chúng ta sẽ không cần nói dài dòng để phi bác những lời báng bổ nhƯ thế, chỉ cần một luận chứng sau đây cũng đủ để phi bác chúng.
Nếu
những lạc thuyết này đúng, thì đƯơng nhiên từ thời Đức Kitô đến
nay, không một ngƯời nào dù Tông Đồ hay Tử Đạo, có thể đƯợc cứu rỗi. Các
Thánh Tông Đồ và mọi Đấng kế nhiệm các ngài đều đã cử hành và dâng Hy Tế Thánh Lễ lên Thiên Chúa Tối Cao. Vậy, nếu Hy Tế Thánh Lễ là thờ quấy
và
phủ nhận Hy Tế của Đức Kitô trên Thập Giá, thì các Thánh
Tông Đồ và mọi tín hữu hẳn là đã phạm tội thờ quấy, hẳn là họ đã xúc phạm nặng nề đối
với
Thiên Chúa Uy Linh và làm cho mình đáng phải luận phạt đời đời. Và vì
không một ngƯời có lý lẽ nào tin vào một lời khẳng định nhƯ thế, nên không
một
ai có thể tin rằng lời dạy của phái Calvin
là đúng. Thay vì nghe the lời
Calvin và Luther bạn hãy nghe lời sau đây của Thánh Fulgentiô: “Hãy giữ
vững
giáo thuyết và
chớ bao giờ để mình hoài nghi rằng
Con Một Thiên Chúa đã làm ngƯời vì chúng ta và đã tự hiến cho Chúa Cha vì chúng ta. NgƯời
là Đấng mà Hội Thánh Công Giáo bây giờ không ngừng dâng lên của lễ là bánh
và rƯợu với tinh thần Đức Tin và Đức Ái”. Ai là ngƯời đáng
để chúng ta tin –
một
thày dạy thánh thiện và sáng suốt của Hội
Thánh,
hay là hai kẻ chối đạo
nhƯ Luther và Calvin?
Với hai ngƯời này, ta có thể dùng lời mà nhà thông thái phêrô ở Cluny nói
với
những kẻ lạc giáo: “Nếu lời dạy của các ông đƯợc mọi ngƯời chấp nhận,
nếu các Kitô hữu phải loại bỏ Thánh Lễ, thì điều này không bao giờ xảy ra vào mùa của Thịnh Nộ sẽ xảy ra vào mùa của Ân sủng này: Thiên Chúa sẽ
không còn đƯợc thờ phụng
ở trần gian này nũa. Vì vậy, hỡi những kẻ thù của
Thiên Chúa, hãy nghe khi Hội Thánh của Thiên Chúa dạy
các ông rằng Hy Tế Thần Linh là cốt tủy sự hiện hữu của Hội Thánh,
và trong Hy Tế này, Hội
Thánh dâng Mình và Máu Đấng Cứu Chuộc mỗi khi lễ dâng này đƯợc thực hiện”.
Vì
vậy chúng ta hãy cảnh giác không để xảy ra cho chúng ta cùng những điều đã xảy ra cho những kẻ lạc giáo bất hạnh. Vì ma quỷ cƯớp mất
Thánh Lễ nơi những kẻ lạc giáo và làm hại họ; còn đối với ngƯời Công Giáo chúng ta, vì ma quỷ không thể tƯớc đoạt Thánh Lễ của chúng ta, nên nó bịt mặt chúng
ta lại khiến chúng ta không thể quý chuộng đầy đủ sự cao vời của Hy Tế Thánh
Lễ và quyền năng vô
biên của Hy Tế này. Không nghi ngờ gì, chính thủ đoạn của Satan đã làm cho trong một thời gian dài, Mầu Nhiệm Thần Linh rất
ít khi đƯợc giảng dạy. Hậu quả là ngƯời Công Giáo trở nên chểnh mảng trong việc tham dự Thánh Lễ, hoặc có tham dự thì cũng thiếu sốt sắng.
Để
ngăn ngừa điều tai hại này, Công Đồng Trentô
đã truyền cho những ngƯời chăm sóc các linh hồn phải giảng thƯờng xuyên
về Thánh Lễ. Sắc lệnh nói nhƯ sau: “ThƯợng Hội
Đồng buộc các mục tử và tất cả những
ai có
trách nhiệm chăm sóc các linh hồn, phải thƯờng xuyên đích thân hay nhờ ngƯời khác giảng giải, trong khi cử hành Thánh Lễ, một số phần đƯợc đọc trong
Thánh Lễ, và họ phải cắt nghĩa các Mầu Nhiệm của Hy Tế Thánh Thiêng cao
vời
này, đặc biệt vào các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ.” (Khóa
22,
Ch.8). Nếu giáo dân không hiểu biết giá trị cao cả của Thánh Lễ, họ sẽ không yêu
mến
quý chuộng Thánh Lễ đúng mức; họ sẽ không bao giờ đi lễ ngày
thƯờng, còn các ngày Chúa Nhật và Lễ Nghỉ, họ sẽ thƯờng xuyên tỏ ra chểnh mảng, bất kính, hời hợt, họ sẽ viện những cớ không đâu để bỏ lễ mà không
chút áy náy lƯơng tâm.
NhƯng nếu họ hiểu biết hiệu quả và giá trị to lớn của Thánh Lễ, họ chắc
chắn sẽ hết sức quí chuộng kho
tàng vô giá này, yêu mến sâu xa và tham dự
Thánh Lễ với đầy lòng cung kính. Trong Hội Thánh Công Giáo, không có mầu nhiệm nào quan trọng hơn, an ủi hơn, giàu ơn cứu độ hơn là Mầu Nhiệm cao cả này của Bàn Thờ. Chỉ cần sự thật này đƯợc nhìn
nhận đúng đắn, chúng
ta chắc sẽ thấy các tín hữu tham dự trong các ngày thƯờng một đông hơn.
Post a Comment