THÁNH LỄ HY TẾ TUYỆT VỜI | CHƯƠNG 02
CHƯƠNG 2: SỰ SIÊU
VỜI CỦA THÁNH LỄ
Thánh Lễ có giá trị quá siêu
vời khiến cho dù bậc Thiên Thần cao sang nhất cũng không
thể
ca tụng đúng mức. Chúng
ta hãy nghe THÁNH
PHANXICÔ SALÊ nói gì về điều này trong cuốn Introduction to the Devout Life
(Sống Thánh Giữa Đời) của ngài. “Thánh Lễ là mặt trời của mọi cuộc Linh
Thao, suối nguồn của
tình sốt mến, linh hồn của lòng đạo, lửa của Tình Yêu thần linh, vực thẳm của Lòng ThƯơng
Xót thần linh và là phƯơng tiện quý báu Thiên Chúa để ban Ân Sủng cho linh hồn”. Phải mất một thời gian
dài mới hiểu hết ý nghĩa của những
lời đẹp đẽ này và cắt nghĩa những
tính
từ rực rỡ mà thánh nhân sử dụng.
Ý ngài muốn nói là: Những ai Ước ao
trở nên thánh thiện hãy siêng năng tham dự Thánh
Lễ, vì đây là phƯơng tiện cao vời
để đón nhận Ân Sủng của Thiên Chúa.
CHA
OSORIUS thông thái đã coi Thánh Lễ trội vƯợt trên mọi mầu nhiệm
khác của Đạo, vì ngài nói: “Trong Hội Thánh
không
có gì
cao siêu và vô giá
bằng HY TẾ THÁNH LỄ, vì trong đó Nhiệm Tích đáng tôn thờ của Bàn Thờ đƯợc thánh hiến và là Lễ Vật Linh Thiêng dâng lên cho Thiên Chúa Tối Cao”. ĐỨC CHA FORNERUS, một thời
làm
giám mục
Bamberg, cũng nói:
“Thánh Lễ có địa vị vƯợt trên mọi Bí Tích và Nghi Lễ khác của Hội Thánh”.
Ngài còn thêm: “Các Bí Tích Thánh đều siêu vời hơn cả là HY TẾ THÁNH LỄ, vì các Bí Tích khác là máng chuyển thông lòng ThƯơng Xót cho những ngƯời đang
sống, còn Thánh Lễ là đại dƯơng của lòng độ lƯợng khôn cùng của Thiên Chúa cho cả ngƯời sống lẫn ngƯời chết.” Bạn thấy không, tác giả này
ca ngợi và tán dƯơng HY
TẾ THÁNH LỄ, hay Thánh Lễ, và gán cho nó một
giá
trị vƯợt trên mọi Bí Tích khác, Giờ đây chúng ta sẽ xem lý do tại sao Thánh Lể có một giá trị siêu vời nhƯ thế.
TrƯớc hết, có thể suy ra sự siêu vời của Thánh Lể từ những kinh nguyện và
nghi
lễ đƯợc quy định cho việc cung hiến các Thánh
ĐƯờng và
Bàn Thờ. Bất cứ ai đã từng dự lễ Cung Hiến Thánh ĐƯờng, đã
theo dõi các kinh nguyện và hiểu hết các nghi thức
do Đức Giám Mục cử hành thì đều không thể không đƯợc xây dựng bởi những gì họ đƯợc chứng kiến. Về lợi ích của những ai không tham dự lễ cung hiến Thánh ĐƯờng và Bàn Thờ, chúng tôi sẽ vắn tắt
mô
tả các nghi lễ có liên quan.
[Đoạn mô tả dưới đây liên quan đến các Nghi
thức đã được dùng vào
thời 1680-1700. Các
nghi thức này đã thay đổi phần nào vào các thế kỷ sau và đến những năm 1990-2000
của chúng ta hôm nay, chúng đã trở nên tỉ mỉ hơn nhiều. Có vẻ như sự suy giảm về lòng mến mộ,
tôn kính và tham dự HY TẾ THÁNH LỄ.
– Biên tập]
CUNG HIẾN CAC THÁNH ĐƯỜNG
TrƯớc ngày cung hiến thánh đƯờng, giám mục để riêng các thánh tích sẽ
đƯợc đặt trên viên đá Bàn Thờ và ngài cùng với các cộng đoàn chuẩn bị một
ngày
ăn chay. Hôm sau, giám mục và hàng giáo sĩ bận lễ phục
rồi
đọc Bảy Thánh Vịnh Sám Hối và Kinh Cầu Các Thánh.
Tất cả các cửa nhà thờ đều
đóng. Sau đó giám mục cùng với hàng giáo sĩ đi rƯớc quanh bên ngoài nhà
thờ.
Trong khi hàng giáo sĩ hát Đáp Ca, giám mục rảy nƯớc thánh theo hình thập giá lên phần trên các tƯờng nhà và đọc: “Nhân danh + Cha và+Con và+Thánh Thần. Khi đến trƯớc cửa chính nhà thờ, giám mục đọc một lời
nguyện
ngắn và gõ cửa bằng gậy giám mục và nói: Hỡi các quân vƯơng, hãy ngửng đầu lên; hỡi các cổng vĩnh cửu, hãy nhấc đà lên để Đức Vua vinh hiển tiến
vào.” Rồi giám mục đi quanh nhà thờ một lần thứ hai, vừa đi vừa rảy
nƯớc thánh lên phần chân tƯờng nhà thờ cùng với những lời nhƯ trên, và gõ vào cửa chính giống nhƯ lần trƯớc. Rồi ngài đi vòng quanh nhà thờ lần thứ ba,
lần này ngài rảy nƯớc thánh lên phần giữa tƯờng, khi đến trƯớc cửa chính,
ngài
lấy gậy gõ cửa ba lần và nói:
“Hãy mở ra.” Khi
cửa mở, ngài lấy gậy làm dấu thánh giá trên thềm cửa và nói: “Đây là dấu Thánh Gía: các tà thần hãy cút
đi”. BƯớc vào nhà thờ, ngài nói: “Bình an cho Nhà này”
Khi
đến giữa nhà thờ, giám mục quì gối xuống và xƯớng Thánh Thi Veni Creator Spiritus (“Xin
ngự đến Thánh Thần sáng tạo”); tiếp theo là Kinh Cầu Các
Thánh và thánh thi của ông Giacaria (Chúc Tụng Đức Chúa Là Thiên Chúa Itraen).
Trong
khi
hát những bài này, giám mục lấy gậy khắc
các
chữ theo mẫu tự Latinh và Hy Lạp thành hình thập giá trên
lớp tro đã đƯợc rắc sẵn
trên nền nhà thờ. Rồi ngài quỳ gối trƯớc Bàn Thờ và hát ba lần: Deus in adjutorium
meum, intende (“Lạy Chúa xin tới giúp con” v.v…) Sau đó ngài đọc các kinh quy định để làm phép tro, muối, nƯớc và
rƯợu,
hòa tất cả
vào
với nhau và làm dấu thánh giá nhiều lần trên chúng. Rồi ngài bắt đầu làm phép cung hiến Bàn Thờ Chính và các bàn thờ khác. Nhúng nhón
tay cái vào dung
dịch
hỗn hợp mà ngài đã làm
phép, ngài vạch một dấu
thánh giá lên phần
giữa và bốn góc viên đá Bàn Thờ và nói: “Xin cho Bàn Thờ này đƯợc thánh hóa + với vinh quang Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria và Các Thánh, nhân danh và để tƯởng nhớ Thánh T. (Tên của Thánh Bổn Mạng Nhà Thờ), nhân danh + Cha, và + Con, và + Thánh Thần.” Các câu này đƯợc lập
lại 5 lần vào mỗi lần
lần dấu thánh giá. Rồi ngài đi quanh bàn thờ bảy lần, rẩy NƯớc Thánh trên bàn
thờ và đọc kinh Miserere (“Xin thƯơng xót con…”. Thánh Vịnh 50).
Tiếp đến ngài đi vòng quanh bên trong nhà thờ ba
lần,
vừa đi vừa rảy nƯớc
thánh phần trên tƯờng,
giữa tƯờng và chân tƯờng,
trong khi cộng đoàn hát 3
bài Thánh Vịnh và các câu Tiền XƯớng. Ngài cũng rảy nƯớc thánh trên 4 góc
nền nhà thờ với
các kinh qui định rồi trở lên Bàn Thờ Chính. Sau đó
ngài làm phép vôi và
cát
trộn lẫn với nƯớc thánh làm thành hồ để gắn viên
đá Bàn
Thờ. Rồi bắt đầu đám rƯớc tới nơi đã đặt các thánh tích chiều hôm trƯớc. Ngài xông hƯơng các thánh tích rồi kiệu các thánh tích cùng với nến cháy và bình
hƯơng tỏa khói quanh nhà thờ. Dừng lại ở thềm cửa nhà thờ, giám mục làm dấu thánh giá ba lần trên cửa nhà thờ và đọc: Nhân danh + Cha, và + Con, và
+ Thánh Thần. NgƯời đáng đƯợc chúc tụng, thánh hóa và cung hiến”.
Khi
đám rƯớc tiến đến Bàn Thờ Chính, giám mục làm dấu thánh giá 5 lần với dầu thánh
trên chỗ khoét ở giữa Bàn Thờ - gọi là mồ thánh – đặt hòm nhỏ
đựng thánh tích vào đấy, xông hƯơng và
đậy mồ lại bằng viên đá đã làm phép
bằng cách dùng hồ đã chuẩn bị
để gắn. Rồi ngài xông hƯơng Bàn Thờ và đƯa bình hƯơng cho linh mục phụ tế, vị này đi xông hƯơng quanh khắp bàn thờ, trong khi ấy giám mục làm 5 dấu thánh giá bằng dầu dự tòng trên bàn thờ, một dấu ở giữa bàn thờ và một ở mỗi góc bàn thờ, đọc cùng những lời
đã đọc khi làm phép nƯớc, xông hƯơng các thánh giá và đi xông hƯơng quanh bàn
thờ.
Sau khi đọc xong các kinh nguyện và Thánh Vịnh qui định, ngài xức dầu bàn thờ một lần nữa, làm dấu thánh giá 5 lần trên bàn thờ và nói: “Nguyện
cho Bàn Thờ này đƯợc chúc tụng, thánh hóa và cung hiến.” Rồi ngài lại xông
hƯơng các thánh giá và toàn thể Bàn Thờ. Nghi lễ này đƯợc lập lại lần thứ ba tronng khi các giáo sĩ hát các Thánh Vịnh.
Sau
cùng, giám mục đổ dầu thánh (chrism)
trên khắp mặt Bàn Thờ và lấy tay
xoa dầu trên đó. Rồi ngài đi quanh bên trong Nhà Thờ và lấy dầu thánh xức
trên 12 thánh giá treo trên tƯờng và đọc “Xin cho Nhà Thờ này đƯợc thánh hóa và cung hiến nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”
và xông hƯơng cho mỗi thánh giá ba lần.
Quay trở lên bàn thờ, ngài làm phép hƯơng
trầm, đặt 5 hạt hƯơng trên 5
thánh giá, làm thành 5 hình thánh giá nhỏ bằng bấc nến sáp rồi đốt các bấc
nến ấy. Khi nến cháy, ngài quì xuống cùng với tất cả các giáo sĩ rồi xƯớng bài
hát Veni Creator Spiritus (“Xin ngự
đến, lạy Thánh Thần sáng
tạo”).Tiếp theo là mấy lời nguyện và kinh Tiền Tụng. Các giáo sĩ hát bài Thánh Vịnh 67
(“Lạy Chúa xin xót thƯơng và chúc lành cho chúng con) để tạ ơn Chúa vì những ơn lành NgƯời đã
ban. Giám mục lấy dầu thánh ghi
dấu thánh giá phía dƯới bàn
thờ và đọc thêm mấy kinh nguyện
dài hơn. Sau đó, ngài xoa hai bàn
tay
của mình bằng bột mì và muối
rồi
rửa trong nƯớc. Các giáo sĩ lấy vải lau Bàn Thờ, lấy khăn phủ Bàn Thờ rồi bày biện các đồ trang
trí cho đẹp bao có
thể
trong khi cộng đoàn hát các Thánh Vinh và Đáp Ca. Kết thúc, giám mục xông hƯơng Bàn thờ ba lần rồi bắt đầu cử hành Thánh Lễ Đại Triều.
MỘT ÍT NHẬN XÉT VỀ NGHI LỄ PHỤNG VỤ NÀY
Tất cả những ai đã tham
dự lễ nghi cung hiến một thánh đƯờng đều
không thể tìm đƯợc lời nào để diễn tả nỗi ngạc nhiên của họ trƯớc quá nhiều nghi
thức
khác nhau, các lần xức dầu và các kinh nguyện
đƯợc dùng trong nghi lễ
này. Mục đích của các nghi lễ chi tiết này là gì? Đó là làm cho thánh đƯờng
trở thành một Đền Thờ xứng đáng với Hy Tế thánh
cao
cả đƯợc dâng lên cho
Thiên Chúa Tối Cao trong thánh
đƯờng này; đó là thánh
hóa
và cung hiến các Bàn Thờ, nơi Con Chiên vô tì tích của Thiên
Chúa đƯợc sát
tế một cách mầu nhiệm. Ý nghĩa này đủ để làm mọi Kitô hữu xác tín về sự thánh thiêng của
các Nhà Thờ và các Bàn Thờ. Đền Thờ của Salômôn
chỉ là một hình bóng và điển hình của Nhà Thờ Kitô Giáo,
vậy mà những ngƯời Do Thái và Dân
Ngoại đã kính trọng Đền Thờ biết bao! Huống hồ chúng lại càng cung kính và tôn trọng các Nhà Thờ của chúng biết bao, vì các Nhà Thờ này đƯợc thánh
hóa
bằng một nghi lễ cung hiến vô cùng trọng thể.
ĐỀN THỜ SALÔMÔN VÀ CÁC NHÀ THỜ CỦA CHÚNG TA
Trong Sách Các Vua quyển I, chúng ta đọc thấy Vua Salômôn, vào dịp cung hiến Đền Thờ của ngài, đã dâng không
dƯới 20 ngàn con bò và 120 con
cừu
đực. Tất cả các con vật này đều đƯợc các TƯ Tế sát tế, thanh tẩy và bày ra thành miếng trên bàn thờ; và trong khi Đức Vua cầu nguyện lớn tiếng, lửa từ
trời hiện xuống thiêu các lễ vật. Một đám mây phủ kín cả Đền Thờ, và Vinh
Quang của Đức Chúa xuất hiện trong đám mây. Toàn dân nhìn thấy lửa và
vinh
quang của Đức Chúa thì
đầy kinh hãi và sấp
mặt xuống đất
thờ
lạy Chúa. TrƯớc cảnh tƯợng ấy,Vua Salômônđang đứng trên nơi cao trƯớc mặt cộng
đoàn
dân Ítraen liền giang
hai tay lên trời và nói: “Có thật Thiên Chúa
cƯ ngụ dƯới đất chăng? Này,
trời cao thăm thẳm không còn chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây! (I V 8:27).
Ai
mà không kinh ngạc trƯớc cảnh tƯợng này và thấy mình hoàn toàn
không thể hiểu nổi địa vị cao sang của Đền Thánh đó? Vậy mà Đền Thờ ấy chỉ là một
biểu
trƯng, một hình ảnh của các Nhà Thờ của chúng ta. Trong Đền
Thờ ấy chỉ có Khám Giao Ước. trong đó chỉ có chứa hai bia đá Luật và cây gậy trổ bông của Aharon. Các lễ vật của dân Do Thái chỉ là những con vật bị
giết và thiêu, ngoài những lễ vật khác nhƯ bánh mì, rƯợu, bánh ngọt, v.v… NgƯợc lại, các Nhà Thờ của chúng
ta đƯợc cung hiến bởi các Giám
Mục
với các nghi lễ trang
trọng bội phần: đƯợc xức bằng dầu thánh hiến (chrisma);
đƯợc làm phép bằng việc rảy NƯớc Thánh và xông bằng loại hƯơng trầm;
đƯợc thánh hóa nhiều lần bằng Dấu Thánh Giá và sau cùng đƯợc cung hiến bằng
việc dâng hiến Hy Tế Thánh
Lễ cực thánh. Thay vì Khám Giao Ước,
chúng ta có Nhà Tạm,
nơi liên lỉ lƯu giữ Bánh đích thực của Trời và Bí Tích đáng
tôn thờ của Bàn Thờ. Nếu tôn kính Đền Thờ Salômôn là việc chính
đáng, thì chúng ta lại càng phải cung kính các Nhà Thờ đã đƯợc cung hiến của
chúng ta, nơi Thiên Chúa đích thân cƯ ngụ.
CƠ BINH THIÊN THẤN THỜ LẠY CHÚA TRONG NHÀ THỜ
Các
Nhà Thờ của chúng ta đƯợc gọi là Nhà Thiên
Chúa, chính xác là nhƯ thế,
bởi vì chính Thiên Chúa cƯ ngụ trong các Nhà Thờ
này và luôn luôn
phải đƯợc gặp thấy trong đó. Xung quanh NgƯời có
vô số cơ binh Thiên Thần liên
lỉ phục vụ NgƯời, thờ lạy NgƯời, ca ngợi NgƯời và dâng các lời cầu của chúng
ta lên cho NgƯời.
Sự
kiện này đã đƯợc tiên báo trong thị kiến của Tổ Phụ Giacóp.
Màn đêm
đột
nhiên phủ xuống khi ông đang đứng giữa cánh đồng không mông quạnh, ông nằm xuống và ngủ thiếp
đi. Trong giấc mơ ông thấy một cái thang dựng dƯới
đất, đầu thang chạm tới trời. Trên chiếc thang, ông thấy các thiên thần
lên lên xuống xuống,
và ở
đầu thang, ông thấy chính Thiên Chúa. Tỉnh dậy, ông Giacóp run sợ thốt lên: Quả thật có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không
biết!... Nơi này đáng sợ thay! Đây là Nhà của Thiên Chúa, là Cửa Trời, chứ không
phải
gì khác! (St 28:16-17). Ông lấy hòn đá mà ông đã gối đầu, đổ dầu
lên, dựng thành một bàn thờ và khi trở về ông dâng một lễ tế cho Thiên Chúa
trên bàn thờ ấy. Đó là một biểu trƯng của Nhà Thờ Kitô Giáo với Bàn Thờ
đƯợc xức dầu thánh
hiến, và chúng
ta có
thể nói đúng về Nhà Thờ rằng: Quả thật, có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không biết!... Nơi này đáng sợ thay! Đây là Nhà của Thiên Chúa,
là Cửa Trời, chứ không phải gì khác! Vì tại đây các
thiên thần lên lên xuống
xuống và dâng các lời cầu xin của chúng ta lên tới
Trời. Các Nhà Thờ của chúng ta là nơi mà Thiên Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Isaia: Tất cả… những ai tuân thủ giao Ước của Ta, đều đƯợc Ta dẫn lên
Núi Thánh và cho hoan hỉ nơi nhà cầu nguyện
của Ta. Trên Bàn Thờ của Ta. Ta sẽ Ưng nhận những lễ toàn thiêu và hy lễ chúng dâng,
vì nhà của Ta sẽ
đƯợc chọn là nhà cầu nguyện của muôn dân (Is 56:6-7)
Từ
những điều trên đây, chúng ta biết đƯợc sự thánh thiện của các Nhà
Thờ của chúng ta và lòng kính trọng chúng
ta phải có đối với các Nhà Thờ.
Chính vì Nhà Thờ là nhà của Thiên Chúa và đích thân Chúa Giêsu Kitô cƯ ngụ trong Nhà Thờ nơi Bí Tích Cực Thánh, xung quanh có vô số thiên thần thờ lạy, nên chúng
ta không thể nào kính trọng Nhà Thờ cho đủ; cũng không thể nào sốt sắng và tĩnh tâm trong kinh nguyện cho đủ. Nếu chúng ta có một đức
tin sống động, chúng
ta sẽ bảo một Nhà Thờ đã cung hiến với thái độ run rẩy;
chúng ta sẽ thờ lạy Đức Kitô hiện diện trong Nhiệm Tích đáng tôn thờ
với lòng cung kính sâu thẳm và kêu cầu sự giúp đỡ của các Thiên Thần đang
ở đó.
Đó là thái
độ quen thuộc của Vua
Đavít, nhƯ ông nói với
chúng ta: Giữa chƯ vị
Thiên Thần, xin đàn ca kính Chúa; hƯớng về
Đền Thánh, con phủ phục tôn thờ (Tv 137: 1b-2).
Vì vậy, nếu chúng ta không chăm chú trong Nhà Thờ hay làm mất lòng Thiên Chúa bằng hành vi bất kính, đó là chúng ta lăng nhục Thiên Chúa Uy Linh và làm ô danh Nhà Thiên Chúa. Chúng
ta hãy hết sức quyết tâm mội khi vào một Nhà Thờ sẽ không
nói hay nghe câu chuyện
nào không cần thiết, hay ngáp dài uể oải, thờ lạy Chúa
là Thiên Chúa chúng ta, xƯng thú tội lỗi và nài xin Lòng ThƯơng Xót Chúa.
Chúng ta cũng có thể học biết Thánh Lễ có địa vị siêu vời biết bao khi nhìn
vào lễ truyền chức trọng thể cho các linh mục và giáo sĩ. Ngày xƯa, mọi linh
mục phải đƯợc chịu đủ bảy chức hay bảy
bậc phục vụ khác nhau trong Thánh ĐƯờng trƯớc khi đƯợc năng quyền cử hành HY TẾ THÁNH LỄ. Bốn chức
nhỏ
- Giữ Cửa – Đọc Sách – Giúp Lễ
- Kéo Chuông – bây giờ gọi là các
Thừa Tác Vụ và trên thực tế đƯợc dành cho giáo dân. Chức vụ Phó đã đƯợc bỏ. Bốn
chức nhỏ là dấu chỉ rằng những ngƯời lãnh các chức ấy đƯợc chính thức tiếp
nhận
vào việc phục vụ Nhà Thờ, họ có thể trợ giúp Linh Mục khi vị này cử
hành Thánh Lễ, nhƯng họ không đƯợc quyền cầm hay lau Chén Thánh, Đĩa Thánh, Khăn Thánh, hay Khăn Lau Chén; các chức năng này đƯợc dành cho Chức
Năm, tức là Phụ Phó Tế.
Một
điều rất quan trọng là mọi vật dụng cần để dâng Thánh
Lễ phải đƯợc
giữ sạch sẽ tỉ mỉ và ở tình trạng tốt, bởi vì
chúng đƯợc dùng trong hành vi cao cả nhất của việc phục vụ Thiên
Chúa và đƯợc đụng vào Mình và Máu Chúa.
Vậy khi những ngƯời coi phòng Thánh hay những ngƯời giúp lễ mang những
vật này, họ càng cần phải có thái độ hết sức cung kính.
NGHI THỨC TRUYỀN CHỨC THÁNH
Hai
Chức cao cả nhất là Phó Tế và Linh Mục. Việc ban chức Linh Mục
đƯợc cử hành theo nghi thức sau đây: Phó tế sắp thụ phong linh mục quấn
khăn vai, mặc áo dài trắng (cũng gọi là áo alba),
cột dây lƯng và đeo dây chức (stola, cũng gọi là „dây các phép‟) đeo chéo từ bên vai trái thả xuống và cột ở
bên hông phải. Thầy đến quỳ trƯớc mặt Đức Giám Mục đang ngồi trên ghế
đặt ở bậc cao nhất của Bàn Thờ.
Đức
Giám Mục nói một lời chào dài và trang trọng,
bày ra trƯớc mắt ngƯời
thụ
phong những bổn
phận
nặng nề của Chức Vụ mà
họ sắp lãnh nhận, rồi kết
bằng những lời này: “Mỗi lần con cử hành mầu nhiệm sự chết của Chúa, hãy
cố gắng hãm dẹp nơi chi thể con mọi Ước muốn và dục vọng
xấu. hãy lo sao cho các lời con dạy trở thành linh dƯợc cho Dân Chúa; hãy để cho hƯơng vị ngọt
ngào
cuộc đời con trở thành niềm hân hoan
cho
Hội Thánh Chúa Kitô để nhờ lời dạy và gƯơng sáng của con, con có thể xây dựng Nhà Thiên Chúa,
để cả Cha là ngƯời ban
cho con một Chức
Vụ nặng nề nhƯ thế, và con là ngƯời lãnh
Chức Vụ ấy, chúng ta có thể nhận đƯợc từ Thiên Chúa, không phải án
phạt
mà là phần thƯởng của
các việc lành mà Thiên Chúa có thể tác động nơi
con nhờ Ân Sủng của NgƯời. Amen.”
Sau đó, Giám Mục ngỏ lời với dân chúng và xin họ làm chứng về sự xứng đáng của ứng nhân cho Chức Vụ cao cả này. Nếu không ai làm chứng tố cáo họ. Giám Mục sẽ quỳ gối xuống xƯớng Kinh Cầu Các Thánh và các kinh nguyện khác, còn Phó Tế sấp mặt trƯớc Bàn Thờ và đáp lại các câu xƯớng.
Sau
đó, Giám Mục đặt tay trên đầu ngƯời đƯợc thụ phong
và đọc một lời nguyện cùng với một kinh tiền tụng dài, rồi ngài đặt dây các phép (stola) quanh
cổ thầy và trùm áo lễ qua đầu thầy. Giám
Mục lại quì gối đọc một lời nguyện khác, và xƯớng lại bài hát Veni Creator Spiritus.
Rồi ngài trở về ghế
ngồi;
còn Phó Tế đến quì trƯớc mặt ngài và đặt hai tay trên đùi ngài. Giám
Mục bắt đầu xức dầu thánh theo hình Thánh Giá
lên lòng bàn tay phó tế;
rồi
ngài chạm từng ngón tay một và nói: “Lạy Chúa, xin đoái thƯơng thánh
hóa
và hiến thánh hai bàn tay này bằng việc xức
dầu
và chúc lành của chúng con.”
Ngài cũng làm dấu thánh giá trên hai bàn tay, với một lời nguyện xin
cho hai bàn tay này chúc phúc cho vật gì thì vật ấy đƯợc chúc phúc,
và thánh
hóa vật gì thì vật
ấy đƯợc thánh hóa nhân
danh Đức Giêsu Chúa chúng ta. Rồi ngài cột hai bàn tay lại bằng một dải vải hẹp, đƯa cho thầy một chiếc
chén để đựng nƯớc và rƯợu, và một dĩa cúng với một tấm bánh chƯa truyền phép và
nói:
“Con hãy nhận lấy quyền năng dâng hy tế lên cho Thiên Chúa và cử hành Thánh Lễ, cho những ngƯời đang sống và những
ngƯời đã qua đời nhân danh
Chúa. Amen.”
Hai
tay của Tân Linh Mục đƯợc cởi ra và đƯơng sự
rửa
tay trong khi Giám
Mục bắt đầu cử hành Thánh Lễ. Đến phần Dâng Lễ, tân linh mục trao một cây
nến cháy cho Đức Giám Mục và hôn tay ngài. Rồi tân linh mục đến quì phía sau Giám Mục và cầm một Sách Lễ, cùng với Giám
Mục đọc từng lời của Lễ Qui và đến lúc RƯớc Lễ thì nhận Bánh Thánh
từ tay Giám Mục. Tân Linh Mục cũng phải đọc kinh
Tin Kính, trong khi ấy Giám Mục đặt tay trên đầu
họ kèm theo những lời sau đây để ban cho họ quyền tha
tội: “Con hãy nhận lấy
Chúa Thánh Thần. Con tha cho ai tội nào thì tội ấy đƯợc tha, con cầm buộc ai tội nào thì tội ấy bị cầm buộc.” Sau cùng, Tân Linh Mục tuyên lời thề vâng
phục
Đức Giám Mục và những ngƯời kế vị hợp pháp của các ngài, và nghi lễ
kết thúc với lời chúc lanh sau đây:
“Xin phúc lành của Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần xuống trên con.Xin cho con đƯợc chúc phúc trong Chức Linh Mục. Xin cho con đƯợc
dâng những lễ vật đẹp lòng Chúa để NgƯời ban ơn tha thứ những tội lỗi và
những xúc phạm của dân tới Thiên Chúa Toàn Năng. Đấng đáng đƯợc ngợi
khen và vinh quang muôn đời. Amen.
oOo
Đó
là nghi thức phải tuân theo trong việc Truyền Chức Linh Mục trong Hội
Thánh Công Giáo. Nếu tìm hiểu kỹ lƯỡng những nghi lễ này, chúng ta
không thể không ngƯỡng
mộ và đánh giá cao những công thức xƯa đã đƯợc đặt ra cho việc cử hành đặt ra cho việc cử hành Bí Tích Truyền
Chức
Thánh một cách sốt sắng và trang trọng. Tại sao lại phải có một lễ nghi cầu kỳ nhƯ thế khi truyền chức cho một Linh Mục Công Giáo? Để họ đủ thanh sạch,
thánh thiện và xứng đáng dâng lên Thiên Chúa uy
linh Cao Cả Hy Tế Thánh Lễ tinh tuyền nhất, thánh thiện và đáng tôn thờ nhất. Vì vậy, chúng ta hãy dành
cho các Linh Mục lòng kính trọng thích đáng qua phẩm chức họ đã lãnh nhận qua việc Hiến Thánh,
Đức
Kitô đã dạy: Ai kính trọng họ là kính trọng Ngài,
ai khinh dễ họ là khinh dễ Ngài.
NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ CỬ HÀNH THÁNH LỄ
Giá
trị siêu vời của Hy Tế Thánh có thể đƯợc quí chuộng hơn vì nhiều điều
cần
phải có để cử hành Thánh Lễ một cách thích đáng và hợp pháp đó là:
Một linh mục thừa tác, là đại diện Đức Kitô
Một bàn thờ đã
đƯợc cung hiến – hay ít là làm phép – bàn thờ này phải
đƯợc đặt ở một nơi cao trong mọi Nhà Thờ hay Nhà Nguyện, vì nó biểu thị núi Canvê,nơi Đức Kitô, Tế vật vô tội đã bị sát tế và treo lên Thập Giá.
Phẩm phục linh mục, gồm :
Khăn vai: một tấm vải trắng hình chữ nhật mà linh mục quấn
quanh cổ và cột dây. Biểu
trƯng miếng vải mà ngƯời Do Thái đã dùng tại nhà Caipha để bịt mắt Chúa Giêsu rồi đánh vào mặt NgƯời và
hỏi: „Ai đánh ngƯơi‟
Áo dài trằng (alba) biểu trƯng chiếc áo trắng của kẻ dại mà Herôđê
Antipas mặc vào cho NgƯời.
Dây
LƯng hay Đai LƯng biểu trƯng cho
những sợi dây dân Do Thái dùng để trói Chúa Giêsu trong VƯờn Cây Dầu và lôi Ngài đi [XƯa kia còn có Dây Tay (manipulus), nay đã bỏ].
Dây Chức hay „dây các phép‟
(stola): bỏ qua hai vai xuốn phía trƯớc, là phẩm phục cốt yếu của chủ tế (nên cũng gọi là
Dây Các Phép); biểu thị những dây xích cột chặt Chúa Giêsu sau khi NgƯời
bị xử tử hình.
Áo
lễ, áo choàng ngoài cùng, biểu thị tấm áo choàng màu đỏ mà dân
Do Thái khoác lên vai Chúa Giêsu để chế nhạo NgƯời là Vua. Hình Thánh Giá phía trƯớc và sau Áo Lễ nhắc chúng ta nhớ đến Thánh Giá
mà Chúa Giêsu chết trên đó.
Chén Lễ hay Chén Thánh nhắc chúng ta nhớ đến rƯợu Chúa Giêsu đã dùng trong Bữa Tiệc Ly
và chén giấm mà NgƯời đã
không uống trên
Thánh Giá.
Tấm Che Chén,
hình
vuông bằng vải cứng dùng
để đậy Chén Lễ, nhắc ta nhớ đến tảng đá đƯợc vần ra để đậy cửa mồ Chúa Giêsu.
Đĩa
Thánh, một đĩa tròn để đặt Bánh Thánh. Cả Chén Thánh và Đĩa
Thánh đều phải mạ vàng ở mặt trong và đƯợc Giám
Mục
cung hiến vì phần này chạm trực tiếp vào Mình và Máu Chúa Giêsu.
Khăn Thánh, một tấm khăn
lớn
trắng tinh hình vuông đặt dƯới Chén
Thánh và Đĩa Thánh. Biểu thị Khăn Liệm Xác Chúa Giêsu.
Khăn Lau
Chén, một miếng vải mỏng hình chữ nhật dùng để lau
Dĩa và Chén Thánh sau khi rửa.
Mạng phủ, dùng để phủ Chén Thánh và Đĩa Thánh khi không dùng,
biểu
thị Màn Đền Thờ bị xé làm đôi khi Chúa Giêsu tắt hơi thở.
Hai
bình RƯợu NƯớc, một bình đựng rƯợu và một bình đựng nƯớc. Một
Khay và Khăn Lau Tay, linh mục dùng để rửa và lau các ngón
tay
trƯớc
Truyền Phép và sau RƯớc Lễ.
Bánh Không Men, làm thành hình Bánh Thánh Lớn cho Linh Mục và các hình nhỏ hơn cho giáo dân, làm bằng bột mì trộn nƯớc lã mà
thôi.
Ít là hai Cây Nến cháy, cắm vào Chân Nến
Hai Khăn Bàn Thờ phủ mặt trên của Bàn Thờ.
Một quyển Sách Lễ Roma với tất cả các Lời Nguyện, Kinh Tiền
Tụng, Lễ Qui và các công thức ban Phép Lành cho toàn năm phụng vụ.
Một cái Gối hay Giá để Sách Lễ.
Một tƯợng Chịu Nạn (Thánh Giá) đặt giữa bàn thờ đối diện với linh mục.
Một Chuông Nhỏ hay Cồng Chiêng.
Một
NgƯời Giúp Lễ hay Lễ Sinh để
đọc các câu đáp và rung
chuông; có nhiệm vụ mang nƯớc và rƯợu, khay rửa tay và khăn lau tay.
Hầu
hết các vật dụng nêu trên đều cốt yếu cho Thánh Lễ, nhiều thứ còn cần đến nỗi thiếu thì có thể mắc tội, hay ít là tội không vâng lời.
CẦN PHẢI CÓ TƯỢNG CHỊU NẠN
Khi
dân Moor đã chinh phục
phần lớn nƯớc Tây Ban Nha, có một ông vua tại Caravaca đã bắt đƯợc một số rất đông tín hữu làm tù nhân. Ông thƯơng cảm
và muốn thả thích họ, nên truyền đem mọi ngƯời đến trình diện ông. Ông
hỏi
từng ngƯời về nghề nghiệp của họ và cho phép họ hành nghề. Trong số tù nhân có một Linh Mục khi đƯợc hỏi câu trên liền trả lời rằng ơn gọi của ông
là ơn
gọi cho ông quyền đem Thiên Chúa Toàn Năng từ trời xuống. Vua yêu
cầu
ông đƯa ra bằng chứng về quyền năng này. Ông đáp rằng ông không thể đƯa ra
bằng chứng trừ khi có đủ những thứ mà ngƯời Kitô hữu cần đến để cử
hành Thánh Lễ.
Vua
truyền cho ông liệt kê một danh sách tất cả những
thứ
cần Linh Mục liệt
kê ra nhƯng quên mất một thứ: tƯợng Chịu Nạn. Chỉ khi sắp sửa dâng
Thánh Lễ, ông mới nhận ra sự thiếu sót của mình. Ông rất
bồn chồn và do dự, còn vua thì có thể thấy đã có chuyện gì không ổn và nghĩ rằng ông linh mục
này không thạo nghề của mình. Vua hỏi
ông có chuyện gì không ổn. Ông trả
lời rằng ông đã quên mất một mục trong danh sách: một tƯợng Chịu Nạn và ông thấy hoàn toàn không đúng khi cử hành Thánh Lễ mà không có tƯợng Chịu
Nạn.
Trong tình thế bối rối
ông
nài xin Chúa giúp: Đột nhiên chiếc
mái vòm của
căn
phòng nơi có Bàn Thờ bỗng rẽ ra làm đôi và hai Thiên Thần sáng chói nhƯ mặt trời từ trên cao khênh xuống
một
cây Thánh Giá lớn rất đẹp bằng gỗ. Vua cùng mọi ngƯời có mặt liền té xuống đất và chỉ đứng dậy sau khi những
vị khách thiên thai mà họ nghĩ là các Thần đã biến mất. Họ không
còn
nghi ngờ rằng Linh Mục có quyền năng
gọi Thiên Chúa từ Trời xuống và mọi
ngƯời sẵn sàng nhìn nhận Kitô Giáo là đạo thật.
Đó là gốc tích Cây Thánh Giá nay vẫn còn đƯợc lƯu giữ và tôn kính tại
Caravaca nƯớc Tây Ban Nha.
NGHI THỨC VÀ LUẬT CHỮ ĐỎ CỦA THÁNH LỄ
[Chú thích của ngƯời biên tập: Nghi thức mà Linh Mục chủ tế phải theo khi cử hành Thánh Lễ
cũng chứng minh địa vị siêu vời của Thánh
Lễ.
Chủ tế bái gối, cúi đầu, làm Dấu Thánh Giá, giang rộng hai tay hay chấp tay trƯớc ngực, tất cả đều theo Luật Chữ Đỏ. Thể hiện và tuân giữ chính xác mọi luật
chữ đỏ đã qui định chính là điều tạo phẩm chất cao vời cho cuộc cử hành,
cũng nhƯ coi thƯờng các luật ấy làm cho việc cử hành trở thành một cuộc trình diễn không hấp dẫn và thậm chí nhàm chán, nhƯ việc các tín hữu tham
dự hay không tham dự chứng minh rõ ràng điều đó.
Thánh Lễ Rôma bằng tiếng Latinh chất chứa những Luật Chữ Đỏ và nghi lễ
đẹp và giàu ý nghĩa, đã đƯợc tác giả liệt kê ra. Ông không
cho rằng những điều này là nhàm chán, ngƯợc lại, giống nhƯ Hội Thánh, ông nhìn chúng nhƯ là những đồ trang điểm
giúp
giữ lại phẩm cách cao vời và làm tăng vẻ rực rỡ
của hành vi cao vời nhất và vinh quang nhất của việc Thờ PhƯợng Thiên
Chúa. Điều này cũng đúng đối với Thánh Lễ
bằng tiếng địa phƯơng, miễn là chủ tế trung thành tuân theo Luật Chữ Đỏ của Sách Lễ với phong cách của sự vâng phục nghiêm nhặt và hoàn hảo của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha. Chủ tế phải đại diện cho Đức Kitô.]
Tất cả nghi thức này có một ý nghĩa thần bí và góp phần vào việc thễ hiện đúng mức và cung kính hành vi thánh thiện và cao cả này. Về điểm này, Đức
Giáo Hoàng Piô V đã nghiêm khắc truyền rằng, vì đức vâng lời, mọi Hồng y,
Tổng Giám Mục, Giám
Mục,
Khâm Sứ và Linh Mục đều phải cử hành Thánh Lễ theo cách thức
này chứ không đƯợc theo cách thức nào khác, không
đƯợc thêm hay bớt gì bằng
bất cứ cách nào. [Sau Công Đồng Vaticanô
II, Đức Giáo Hoàng Phaolô
VI đã cho phép duyệt lại Nghi Thức Thánh Lễ Rôma biên tập.] Nếu một linh mục
nào
tự ý và cố tình thay đổi hay bỏ đi bất kỳ nghi lễ nào
trong số này, thì phải đƯợc kể là phạm một trọng tội, chứ không phải là một lỗi nhẹ do sự cẩu thả của mình, vì không chỉ là một sự xúc phạm đối với danh dự
và địa vị của Hành Vi Thờ PhƯợng cao cả nhất này, mà còn là một sự vi phạm rõ ràng luật Hội Thánh.
Vì
vậy chúng ta có thể đọc đƯợc rằng các tín hữu mang nặng ơn đối với
linh
mục là ngƯời buộc phải tuân giữ các Qui Luật nghiêm nhặt nhƯ thế khi
dâng HY LỄ THÁNH cho họ. Nhờ hành vi này, linh mục nhận đƯợc một phần thƯởng vĩnh cửu, nhƯng chúng ta cũng không đƯợc quên rằng họ cũng đƯợc
hƯởng một phần thƯởng tạm thời (vật chất). Không đƯợc bỏ thói quen dùng tiền xin lễ, vì nhƯ Thánh Phaolô nhắc
nhở chúng ta: Anh em không biêt rằng ngƯời lo các thánh
vụ thì đƯợc hƯởng lộc Đền Thờ, và kẻ phục vụ bàn thờ thì
cũng đƯợc chia phần của bàn thờ sao? Cũng vậy, Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng (I Cr 9: 13-14)
TẠI SAO THÁNH LỄ BẰNG TIẾNG LATINH
Nếu
có ngƯời hỏi: Tại sao Thánh Lễ bằng tiếng Latinh, một ngôn ngữ không còn đƯợc sử dụng nữa, chúng ta trả lời: Thánh Lễ không phải là một
bài giảng, mục đích Thánh Lễ không phải để dạy dỗ dân chúng; Thánh Lễ là sự dâng hiến Hy Tế của Tân Ước cho dân. Có những lý do chính
đáng tại sao Thánh Lễ nên đƯợc cử hành bằng một ngôn ngữ không bao giờ có thể thay
đổi.
Một
số ngôn ngữ đƯợc gọi là „từ‟ ngữ, số khác là „sinh‟ ngữ. Các từ ngữ
không còn đƯợc sử dụng rộng rãi và vì thế không thay đổi ý nghĩa; còn các sinh ngữ là những cách
nói năng đang đƯợc sử dụng bởi nhiều
quốc
gia khác nhau, Nếu Thánh Lễ đƯợc cử hành bằng sinh ngữ, sẽ có nguy cơ các từ bị thay đổi và ý nghĩa gốc của các công thức Thánh
Lễ cũng thay đổi theo, nên Hội
Thánh phải phòng
ngừa nguy cơ này . Vì một phần tất yếu của tôn giáo không thể thay đổi, nên các ý nghĩa của ngôn ngữ tôn giáo cũng phải luôn
luôn
giữ nguyên.
Sự
duy nhất về giáo thuyết trong Hội Thánh Công Giáo trên khắp thế giới
đƯợc minh họa rất đẹp bởi sự đồng nhất của ngôn ngữ mà Hội Thánh
sử dụng, ở đó mầu nhiệm Đức Tin cao cả mà Hội Thánh
tuyên xƯng đều đƯợc cử hành giống hệt nhau, bằng
cùng một ngôn ngữ. Và để giúp các tín hữu bình thƯờng không bị ngu dốt về ý nghĩa của các kinh nguyện bằng tiếng Latinh trong Thánh
Lễ. Hội Thánh với tình hiền mẫu đối
với con cái mình đã lo liệu để
các kinh ấy trong các „Sách Lễ‟ đƯợc dịch ra tiếng
địa
phƯơng
của mỗi nƯớc. Hội Thánh
cũng truyền dạy tất cả những ai chăm sóc các linh hồn phải thƯờng
xuyên cắt nghĩa cho đoàn chiên mình ý nghĩa của các kinh nguyện
và nghi lễ của Thánh Lễ để không một ai mà không hiểu.
VỊ THƯỢNG TẾ CAO CẢ CỦA TÂN ƯỚC
Từ
những điều nói trên, chúng ta có thể có một vài ý niệm về địa vị cao
siêu của HY TẾ THÁNH
LỄ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nữa khi xét
AI thực sự là ngƯời dâng hiến Lễ Tế Thần Linh này.
Thực ra AI? Có phải là một Linh Mục, một Giám Mục, một Giáo Hoàng, một Thiên Thần, một vị Thánh, hay có lẽ
là Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa
chăng? Không phải ai khác mà là Đấng vĩ đại nhất trong mọi Linh Mục và Giám
Mục, là Con Một của Chúa Cha Hằng Hữu. Đức Giêsu Kitô, Đấng đƯợc Cha xức dầu làm ThƯợng Tế muôn đời theo Dòng Menkisêđê.
Đây
là cái tạo cho Hy Tế Thánh Lễ địa vị vô biên, siêu vời
và làm cho lễ tế ấy trở thành một Lễ Tế Thần Linh.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã dùng lời sau đây để chứng
thực
rằng trong Thánh Lễ, chính Đức Kitô, vị ThƯợng Tế cao cả, là Đấng dâng Hy Tế
Thánh: “Linh Mục chỉ là thừa tác viên vì Đấng thánh hóa và biến đổi tế vật là
chính Đức Kitô. Đấng trong Bữa Tiệc Ly đã biến đổi bánh thành Thịt của NgƯời. NgƯời vẫn tiếp tục làm điều đó hôm
nay.
Vì vậy, hỡi ngƯời Kitô hữu,
khi
bạn thấy một Linh Mục ở Bàn Thờ, hãy nghĩ và nhìn thấy bàn tay của Đức
Kitô vô hình đối với con mắt phàm
nhân.”
Bằng những lời này, Thánh Gioan Kim
Khẩu khẳng quyết một cách không
thể
sai lầm rằng đích thân Đức Kitô
thể
hiện hành vi hiến tế cao cả, rằng NgƯời từ Trời xuống, rằng NgƯời
biến đổi bánh và rƯợu thành Mình và Máu NgƯời, rằng NgƯời tự hiến dâng chính
Mình cho Chúa Cha để cứu rỗi thế giới, và là Đấng chuyển cầu trung thành
trƯớc mặt Thiên Chúa cho hạnh phúc của dân NgƯời.
Các Linh Mục chỉ là những
tôi
tớ của NgƯời: họ để cho NgƯời sử dụng
môi, miệng, giọng nói, bàn
tay của họ làm những dụng cụ để dâng Hiến Tế Thần Linh này.
Và
để không ai từ chối tin lời của Thánh Gioan kim Khẩu, chúng tôi sẽ viện dẫn thêm những chứng cớ khác nữa mà không ai dám bắt bẻ, vì đó là bằng
chứng của Hội Thánh Công Giáo qua lời dạy của Công Đồng Trentô: “Hy Tế Thập
Giá và Hy Tế Thánh
Lễ là
cùng một Hy Tế: cùng một Hy Tế là Đức Kitô tự hiến dâng mình trên Thập Giá
bây giờ đƯợc dâng lên qua các thừa tác vụ của các linh Mục.”
Bằng chứng những lời này, Hội Thánh dạy
chúng ta – và truyền
chúng ta tin – rằng các linh mục chỉ là những thừa tác viên của Đức Kitô và
Đức Kitô tự híến tế chính mình khi bị treo trên Thập
Giá.
Quả là một vinh dự lớn lao biết bao, một đặc ân vô giá chừng
nào, một lợi
ích vô biên khi chúng ta đƯợc Chúa Cứu Thế của chúng
ta hạ cố để trở thành TƯ Tế
của chúng ta, Đấng trung gian của chúng ta, Đấng bầu chữa cho chúng ta, và là Đấng hiến tế chính Mình NgƯời cho Thiên Chúa Cha vì chúng ta.
Chúng
ta hãy nghe Thánh tác giả ThƯ Do Thái nói thế nào về sự cao cả và
vinh
quanh của hành vi này: Phải, đó chính là vị ThƯợng Tế
mà chúng ta cần
đến: một vị ThƯợng
Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và đƯợc nâng cao vƯợt các tầng trời. Đức Giêsu không nhƯ các thƯợng
tế khác: mỗi ngày họ phải dâng tế lễ hy sinh, trƯớc là để đền
tội
của mình, sau đó để đền thay cho dân: phần
NgƯời, NgƯời đã dâng chính
mình và chỉ dâng một lần là đủ. Vì luật Môsê thì đặt làm thƯợng tế
những con ngƯời vốn mỏng
dòn
yếu đuối, còn lời thề có sau Lề Luật lại đặt NgƯời Con
đã nên thập toàn đến
muôn đời (Dt 7:26-28).
Thánh Tông Đồ đã dùng những lời lẽ bóng bẩy nhƯ thế để phô bày trƯớc
mắt
chúng ta sự cao cả của Tình Yêu Thiên
Chúa đối với chúng ta, đó là NgƯời
đã ban cho chúng ta một vị ThƯợng Tế và Trung Gian không phải là
một
con ngƯời mỏng dòn yếu đuối và tội lỗi, mà là chính Con Một của NgƯời,
tinh
tuyền và thánh thiện vẹn toàn.
Bây giờ chúng ta xét đến những lý do tại sao Đức Kitô không ủy thác cho ai
nhiệm vụ dâng Hy Tế mà chính bản thân Ngài. Chủ yếu là vì Lễ Tế nảy
phải
thanh sạch và không
tì
vết: Ở khắp nơi, Chúa phán,
một
lễ tế tinh tuyền
đƯợc dâng lên để kính Danh Ta. Về điểm này. Hội Thánh dạy: “[Hy Tế Thánh
Lễ này]
thực
là lễ tế thanh sạch không thể bị ô uế bởi bất cứ sự bất xứng hay
tội
ác nào của ngƯời dâng lễ tế này, mà linh mục lại là một ngƯời phàm nên lễ
tế này có thể bị ô uế, và chúng ta có thể nghi ngờ lễ tế ấy không
thể
làm đẹp lòng Thiên
Chúa. Vì vậy Thiên Chúa Cha đã quyết định rằng chính Con Một
chí thánh của NgƯời phải giữ lại cho mình danh xƯng và chức vụ của một
ThƯợng Tế, theo nhƯ lời NgƯời đã phán: Con là TƯ Tế muôn đời theo Dòng
Menkisêđê (Tv 109:4)
Vì
vậy chúng ta thấy rằng, mặc dù linh mục cử hành Thánh Lễ, nhƯng thực ra họ không phải là ngƯời dâng Hy Tế, họ chỉ là ngƯời đại diện cho vị ThƯợng
Tế cao cả là Đức Giêsu Kitô. Nếu một ngƯời đƯa cho đầy tớ của mình một món tiền để dâng lễ cho mình tại một đền thờ,
thì
giả sử đầy tớ ấy là ngƯời đang
mắc tội trọng, lễ dâng cũng không vì thế mà mất đi giá trị của nó. Cũng vậy linh mục khi dâng Lễ Tế nhân danh
Đức Giêsu Kitô thì hoàn toàn không thế nào làm cho Lễ Tế ấy trở thành ô uế hay mất đi sự thánh
thiện.
NhƯng ta có thể nói, tại sao Đức Kitô không ủy thác cho một Thiên
Thần hay một vị Thánh để dâng Hy Tế này? Thậm chí NgƯời Mẹ trinh khiết vô
song
của NgƯời – vô nhiễm nguyên tội và đầy ân sủng và không thể làm cho lễ vật này trở thành ô uế dù rất nhẹ - cũng không thể dâng Hy Tế này một cách
hoàn hảo.
Sở
dĩ Đức Kitô không ủy thác, và KHÔNG THỂ ủy thác việc DÂNG Hy
Tế Thánh
Lễ cực thánh cho Mẹ của NgƯời, cho một Thiên
Thần hay một vị Thánh
nào đó, đó là để có thể hàng ngày NgƯời dâng lên Cha NgƯời một lễ
dâng không bao giờ thay đổi, đƯợc dâng một cách vô cùng cao cả và hoàn
toàn
hiệu quả đến nỗi chắc chắn làm đẹp lòng Thiên Chúa Ba ngôi Cực
Thánh.
Vì
vậy mọi Thánh Lễ
đƯợc cử
hành đều là một hành vi cao trọng vô cùng,
đƯợc thực hiện bởi chính Đức Kitô với lòng hiếu thảo, cung kính và yêu mến mà con ngƯời hay
thiên thần cũng không thể nào hiểu hết. Điều này đã đƯợc
chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Mechtilde qua những lời này: “Chỉ
một
mình thầy biết và hiểu hoàn toàn lễ dâng mà mỗi ngày Thầy dâng
hiến chính minh Thầy vì phần rỗi
của tín hữu. Lễ dâng của Thầy
vƯợt quá sự hiểu
biết
của các Thiên Thần Kêrubim và Sêraphim, và của mọi cơ binh Thiên
Thần trên Trời.”
Lạy Chúa, Hy Tế mà chính Đức Kitô tự hiến chính
mình
trong Thánh Lễ quả là vinh quang biết bao, mạnh thế biết bao và vô giá chừng nào, vì tất cả
các bậc thần thánh cao sang nhất trên Trời cũng không thể nào hiểu thấu. Ôi Giêsu
đáng tôn thờ. Mầu Nhiệm này quả là khôn dò, vì chỉ
một mình sự Khôn Ngoan và Trí Hiểu Thần Linh của NgƯời mới có thể hiểu và đánh giá nổi.
Hạnh phúc cho ai tham dự Thánh Lễ và
nhờ
đó đáng đƯợc dự
phần
vào Hy Tế mà chính Chúa dâng lên cho họ, sức mạnh và hiệu quả của Hy Tế này trí khôn thụ tạo không thể nào dò thấu.
Vì
thế chúng ta hãy ghi tạc điều này vào lòng
và suy gẫm kỹ xem chúng ta đƯợc
lợi biết chừng nào khi tham dự Thánh Lễ, vì trong Thánh Lễ Đức Kitô tự
dâng hiến chính mình cho chúng ta, và đặt mình làm Đấng Trung Gian giữa sự công bằng của Thiên Chúa và các tội lỗi của loài ngƯời, và xóa bỏ hoàn toàn hay làm giảm nhẹ một phần hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu vì
những lỗi phạm
hằng
ngày của chúng ta. Chỉ cầ hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ yêu mến Thánh Lễ biết bao, chúng ta sẽ tham
dự Thánh
Lễ sốt sắng biết bao,
và chúng ta sẽ nhất quyết không để cho bất cứ điều gì ngăn
cản
chúng ta đến với Thánh Lễ. Trái lại, chúng ta
sẽ sẵn sàng chịu những
thiệt thòi vật chất hơn
là để cho linh hồn bị tƯớc mất lợi ích của việc tham dự Hy Tế thánh thiêng và cứu độ này. Các Kitô
hữu thời kỳ đầu đã có lòng sốt sắng nhƯ thế đấy, họ thà
mất
mạng sống mình hơn là bỏ một Thánh
Lễ.
DỰ THÁNH LỄ; NHỮNG MẪU GƯƠNG ANH HÙNG
Sự kiện sau đây xảy ra vào khoảng năm 303 C.N.
Tại thành phố Aluta bên Châu Phi, tất cả các nhà thờ Công Giáo đều bị phá hủy và việc thờ phƯợng Kitô Giáo bị nghiêm cấm theo sắc chỉ của Hoàng Đế. NhƯng
bất chấp lệnh cấm này, một số Kitô hữu cả nam lẫn nữ đã tụ tập tại
một
nhà riêng để dự Thánh Lễ.
Họ bị ngƯời ngoại đột kích, bị bắt và lôi đến
trƯớc quan tòa tại nơi phố chợ. Sách Lễ cùng với những sách khác của các tù
nhân
bị quẳng vào đống lửa ở chợ trƯớc sự chế nhạo của mọi ngƯời. Tuy
nhiên các sách ấy vẫn không bị cháy, vì trƯớc khi lửa kịp bùng lên, một trận mƯa
rào lạ thƯờng đổ xuống và lửa bị tắt ngúm. Quan tòa bị ấn tƯợng quá
mạnh trƯớc sự kiện này, ông đã ra lệnh đem các tù nhân gồm 34 đàn ông và
27 phụ nữ đến trình diện trƯớc Hoàng Đế. Những ngƯời Kitô hữu này hân
hoan
lên đƯờng, vừa đi vừa hát thánh ca và thánh vịnh để thời gian qua nhanh.
Khi họ đƯợc đƯa tới trƯớc mặt
Hoàng Đế, quan cai
tù tâu: “Tâu Hoàng Đế, những ngƯời Kitô hữu quấy rối này bị chúng tôi bắt tại thành Aluta, nơi họ coi
thƯờng lệnh Hoàng Đế và đang thờ cúng các thần giả trá.” Hoàng
Đế liền bắt một ngƯời tù
trong số này, lột hết quần
áo, đặt lên giàn và lấy móc sắt lóc hết thịt ngƯời này. Lúc ấy một ngƯời tù khác tên là Telica liền lên tiếng: “Này
bạo chúa, tại sao ông lại tra tấn một ngƯời thôi? Chúng tôi đây tất cả đều là
Kitô hữu, tất cả chúng tôi đều đã dự thánh Lễ giống nhƯ ngƯời
này”. Hoàng Đế
liền bắt ngƯời này
chịu cùng một cảnh
tra tấn nhƯ ngƯời kia. Rồi ông hỏi:
“Tên nào chịu trách nhiệm về cuộc tụ tập này?” “Đó là linh mục Saturninus, và tất cả chúng tôi.” Họ đáp, “nhƯng ông nên biết rằng ông đang hành động
rất bất công về chuyện này.” “Các ngƯơi phải tuân lệnh của ta và từ bỏ thờ
cúng các thần giả trá này.” Hoàng Đế nói. NhƯng
Telica trả lời: “Chúng tôi không
phải
vâng lệnh nào ngƯợc với
các điều răn của Thiên Chúa tôi, và tôi
sẵn sàng chết về NgƯời.” Thế là Hoàng Đế ra
lệnh
cởi trói cho các tù nhân và
ném
họ vào tù, không cho đồ ăn thức uống gì cả.
Trong khi ấy,
ngƯời anh
ngoại đạo của một tù nhân đến và tố cáo một nghị
sĩ tên là Dativus là đã dụ dỗ em gái ông tên là Victoria
đi dự lễ. NhƯng
Victoria tự mình lên tiếng: “Chẳng có ai dụ dỗ tôi cả, chính tôi tự ý đến nhà
ấy để dự Thánh Lễ, vì tôi là ngƯời Kitô hữu, và tội của tôi là vâng theo Luật Chúa Kitô.” Anh cô trả lời: “Mày mất trí rồi, và mày nói giống nhƯ một con điên.” “Tôi không phải là con điên, mà là Kitô hữu.”
cô đáp. Bấy giờ Hoàng
Đế hỏi cô có muốn trở về nhà với anh cô không,
cô đáp cô coi những ngƯời
đang chịu cực hình nhân danh Đức Kitô là những
anh
chị em thực sự của cô;
cô cũng không muốn rời bỏ họ, vì cô cũng đã đến dự Thánh Lễ và rƯớc lễ cùng với họ. Hoàng Đế thúc giục cô hãy nghe lời khuyên của anh mà cứu lấy thân; chính Hoàng
Đế rất muốn cứu cô vì cô là một phụ nữ có nhan sắc tuyệt
trần và là thành viên của một gia đình quyền quý trong thành phố. NhƯng thấy
rằng mọi lời thuyết phục đều vô ích. Hoàng Đế ra lệnh giam cô lại và vẫn tìm hết cách để dụ cô bỏ đức tin. Cha mẹ cô gái này ép cô lấy chồng, nhƯng thay
vì chịu ép buộc, cô
nhảy qua cửa sổ sang phòng giam của linh
mục
Saturninus và nài xin vị này nhận cô vào hàng ngũ các trinh nữ thánh hiến.
Cuối cùng, tên bạo chúa nói chuyện trực tiếp với linh mục Saturninus và
hỏi
có phải ông đã tụ tập những
ngƯời này để thờ cúng chống lại sắc chỉ của vua
không. Saturninus đáp:
“Tôi tụ tập họ theo lệnh
của Thiên Chúa để phụng
sự NgƯời” “Tại sao ngƯơi làm điều đó?” hoàng
đế hỏi. “Vì chúng
tôi
có bổn phận dâng Hy Tế Thánh.” linh mục này đáp. Và khi hoàng đế hỏi có phải chính ông đã xúi dục và thuyết phục mấy ngƯời này tụ tập với nhau để làm việc đó không,
vị linh mục nhin nhận đúng nhƯ vậy và chính ông đã cử hành
Thánh Lễ. Thế là quan tòa xử ông phải bị lột hết quần áo và lóc hết thịt cho
tới khi lòi ruột ra và bị ném vào ngục tối cùng với các tù nhân khác.
Một
tù nhân khác tên là Emericus
(sau này đƯợc phong thánh)
cũng bị dẫn đến trƯớc Hoàng Đế. Khi ngƯời ta hỏi ông là ai, ông nói ông chính là ngƯời đã
tổ chức cuộc hội họp này, vì Thánh
Lễ đã đƯợc cử hành tại nhà chính ông và ông đã tổ chức Thánh
Lễ vì
lợi ích của các anh chị em; họ không
thể
thiếu Thánh Lễ. Vì vậy ông cũng bị phạt nhƯ những ngƯời khác.
Sau
đó Hoàng Đế nói với những
tù nhân
còn lại: “Ta mong các ngƯơi hãy
xem
gƯơng của những ngƯời đồng đạo của các ngƯơi đã chịu cực hình, để các
ngƯơi không vứt bỏ mạng sống mình giống nhƯ họ. NhƯng tất cả họ đều trả
lời: “Chúng tôi là Kitô hữu, chúng tôi quyết tâm tuân giữ Luật Chúa Kitô dù có phải đổ máu.”
Hoàng Đế chỉ tay về một tù nhân trƯớc mặt ông tên là Felix và hỏi: “Ta
không hỏi ngƯơi có phải là Kitô hữu hay không, nhƯng ta muốn biết ngƯơi có
tham
dự Thánh Lễ ấy không.” Felix đáp: “Câu hỏi này thừa. Một Kitô hữu
không thể sống nếu không có Thánh Lễ cũng nhƯ không thể có Thánh Lễ nếu
không có ngƯời Kitô hữu. Tôi mạnh bạo tuyên bố rằng chúng tôi tụ tập nhau
lại với lòng đạo đức
sốt
sắng và đọc kinh cầu nguyện đang khi
cử hành Thánh Lễ.” Nghe nói thế, Hoàng Đế giận điên lên và truyền
đánh đòn vị thánh tử
đạo này cho đến chết.
Sau
sự việc này, tất cả các tù nhân còn lại đều bị tra tấn dã man và ném vào một ngục lớn và không đƯợc ăn uống gì cả. Những ngƯời bà con đem
thức
ăn đến cho họ nhƯng bị cai ngục lấy sạch. Các Tôi Tớ Đức Kitô bị bỏ đói và khát cho đến chết.
Câu chuyện này đƯợc ông Baronius kể lại từ các sự tích xƯa, nó chứng
minh rõ ràng rằng trong Hội Thánh
Kitô giáo thời kỳ đầu, Thánh
Lễ đƯợc cử hành và có các tín hữu tham dự. Từ câu truyện này,
chúng ta cũng biết đƯợc
rằng các Kitô hữu có lòng sùng mộ Thánh Lễ biết chừng nào. Họ sẵn sàng chịu
tra tấn và chết hơn bỏ Thánh Lễ. Tại sao có sự sốt sắng phi thƯờng đến
thế.
Họ đánh giá cao sức mạnh siêu vời của Thánh Lễ và hăng hái Ước ao chia sẻ những hoa qủa của Thánh Lễ. Ước gì gƯơng sáng của họ là bài học cho
chúng ta để biết tham
dự Thánh Lễ một cách hết sức sốt sắng và lãnh nhận
đƯợc nhiều ơn lành hơn cho linh hồn chúng
ta và
tất cả những ngƯời chúng ta yêu mến.
GIÁ TRỊ VÔ BIÊN CỦA LỄ TẾ
Tất cả những gì đã nói về sự siêu vời của Hy
Tế Thánh Lễ cũng chƯa đủ
để diễn tả giá trị của Tế Phẩm đƯợc dâng lên Thiên Chúa Ba ngôi Cực Thánh trong Thánh Lễ. Tác giả ThƯ Do
Thái nói: Bất cứ ai đƯợc phong làm thƯợng tế cũng là để dâng lễ vật và tế phẩm (Dt 8:3). Vì vậy, nhƯ Đức Kitô đã đƯợc Cha NgƯời xức dầu làm ThƯợng Tế, thì NgƯời cũng phải có một có một tế phẩm
để hiến tế. Thánh Tông Đồ không nói tiếp rằng Đức Kitô có gì để dâng trên
bàn thờ; ngài để chúng ta suy gẫm về điều đó. Vậy chúng
ta hãy hỏi: Với tƯ cách là ThƯợng Tế,
Đức Kitô đã sát tế vật gì cho Thiên
Chúa Cha?
Tế
phẩm phải là một lễ vật không tầm thƯờng,
nhƯng có giá trị siêu vời vô hạn; nếu không
thì
không xứng đáng để dâng lên cho Thiên Chúa vô biên. Ví giá trị siêu vời của lễ vật đƯợc dâng hiến phải tỉ lệ thuận với sự cao cả của Đấng mà lễ vật ấy đƯợc dâng lên. Một ngƯời mà dâng một tặng vật xoàng xĩnh cho một ông vua thì chẳng những không đƯợc vua cảm ơn mà còn làm
cho ông vua khó chịu. Vậy mà Thiên Chúa Toàn Năng
là Chúa Tể tối cao của trời
đất, siêu vƯợt hẳn mọi Vua Chúa trần gian. Chúng ta hãy nghe lời sách
Khôn
Ngoan nói về NgƯời: TrƯớc Thánh Nhan, toàn thể vũ trụ ví tựa hạt cát
trên bàn cân, tựa giọt sƯơng mai rơi trên mặt đất (Kn 11:22). Nếu cả vũ trụ
này cũng chẳng bằng một giọt sƯơng
trƯớc nhan Thiên
Chúa, thì có gì trên
mặt
đất này xứng đáng để đƯợc dâng lên cho Thiên Chúa Uy Nghiêm? Trên
trời hay dƯới đất nào có gì xứng
đáng để Đức Kitô có thể dâng lên làm hy tế
đẹp lòng Ba Ngôi Chí Thánh?
Vậy
thì bạn thử nghĩ xem Đức Kitô dâng lên cho Thiên Chúa Toàn Năng
lễ vật gì trong Thánh Lễ?
Bạn hãy đọc và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác. Trong khắp cả vũ trụ, NgƯời chỉ tìm thấy một tặng phẩm duy nhất đáng
đƯợc dâng lên cho Thiên Chúa vô biên, đó là Nhân Tính Thánh
Thiêng của chính NgƯời. Mình và Máu đáng tôn thờ của NgƯời, Linh Hồn tinh tuyền vô tì
vết của NgƯời. Về đề tài này, Thánh Gioan
Kim
Khẩu nói: “Đức Kitô vừa là
TƯ Tế vừa là Tế Vật; NgƯời là TƯ Tế
theo Thần Khí, Tế Vật theo huyết
nhục. NgƯời vừa là TƯ Tế vừa là Tế Vật.” Thánh Augustinô
cũng nói tƯơng tự nhƯ thế khi bình luận về Thánh Vịnh 26: “Chỉ có Đức Kitô là ngƯời duy nhất vừa là TƯ Tế vừa là đồng thời là Tế Vật, vì NgƯời không hiến tế gì khác ngoài chính mình NgƯời”; bởi vì mọi kho tàng trên trời dƯới đất đều không thể cung cấp một tế vật nào thích hợp cho hiến tế cho Thiên
Chúa Ba Ngôi Cực Thánh.
Nhân tính thánh thiêng của Chúa Giêsu là
công trình vĩ đại và cao cả nhất
của Thiên Chúa Toàn Năng. Mẹ Thiên Chúa đã mạc khải điều ngày cho Thánh Briget bằng những lời nguyên văn nhƯ sau: Trong số tất cả những gì
đang có hay đã có, không có gì đáng giá và đáng quý bằng Nhân Tính Thánh
Thiêng của Đức Kitô”. Vì bàn tay hào phóng của Thiên Chúa đã ban cho
Nhân Tính của Con của NgƯời những kho
tàng giàu sang và vô tận nhƯ thế - kho tàng Ân Sủng và Nhân Đức, Khôn Ngoan và Thánh Thiện – tóm lại, một
sự hoàn thiện tới mức không thể thêm gì hơn đƯợc nữa. Lý do là vì không phải khả năng ban phát các quà tặng vô giá của Thiên Chúa bị giới hạn, nhƯng
là vì bản tính nhân loại của Đức Giêsu
quá sung mãn không thể nhận thêm điều gì lớn hơn. Đức Mẹ Thiên Chúa đƯợc phú ban một sắc đẹp, sự thánh thiện và giá trị siêu vời vƯợt quá trí tƯởng tƯợng của chúng ta, nhƯng so với
Nhân Tính Thánh Thiêng của Chúa Kitô thì Đức Mẹ chỉ là một que diêm cháy
sáng giữa mặt trời chính ngọ.
Và vì sự siêu vời tuyệt đỉnh này, Nhân Tính
Thánh Thiêng của Đức Kitô không
chỉ đƯợc thờ lạy bởi những con ngƯời đạo đức thánh thiện, mà còn bởi các Cơ Binh Thiên Thần ở dƯới đất; và trên Trời, Nhân
tính của NgƯời đƯợc
liên lỉ tôn thờ, chỉ ở dƯới một mình Thiên Chúa,
nhờ
các Ân Sủng và sự Thánh Thiện siêu vời mà Đức Kitô trong tƯ cách là thủ lãnh của loài ngƯời, đã mặc cho Nhân tính của NgƯời tới một mức vƯợt
trên mọi loài thụ tạo khác.
Trong sự hào phóng vô biên của NgƯời, Thiên Chúa lúc tạo dựng đã ban cho
các Thiên Thần sự thánh thiện lớn lao và các đức tính vinh hiển khác. Do lòng thƯơng vô biên. Thiên Chúa cũng ban cho nhiều con ngƯời tốt lành và
nhiều vị Thánh lỗi lạc ngay từ lúc mới sinh đƯợc những quà tặng và ân sủng phi thƯờng, NgƯời đã phú ban cho Đức Maria cả lúc sinh ra trong suốt cuộc đời
của Mẹ những Ân Sủng, những đặc ân và những sự hoàn thiện phi thƯờng
và hết sức dồi dào. NhƯng trong Nhân Tính Thánh Thiêng của Đức Kitô, tất cả những hồng ân này đều tụ lại, ngoài vô số những đặc ân vô song trên trời mà Chúa Thánh Thần đã phú ban cho Nhân Tính của NgƯời ngay từ đầu. Vì vậy chúng ta có thể thấy Nhân Tính của Chúa Giêsu siêu vời biết bao, vinh hiển biết bao, vƯợt quá trí hiểu của chúng ta, và là một đại dƯơng của những sự hoàn thiện chứa đựng trong Nhân Tính ấy.
Nhân Tính Thánh Thiện và siêu vời của Đức Kitô là lễ vật vô giá mà vị ThƯợng Tế, Con Một của Thiên
Chúa hiến dâng lên cho Thiên Chúa Ba Ngôi
Cực Thánh trong mỗi Thánh Lễ hàng ngày. Và NgƯời không chỉ dâng Nhân Tính
này mà thôi. NgƯời còn dâng tất cả những gì NgƯời đã làm và những đau
khổ trong 33 năm để tôn vinh và mang lại vinh quang cho Thiên Chúa Ba ngôi; các lần ăn chay, canh thức cầu nguyện,
đi lại, tất cả các việc hãm mình,
các lời giảng dạy, các việc phạt xác, chịu bách hại, vu khống, khinh dể, lăng
nhục mà NgƯời đã chịu, các đau đớn thể xác, bị đánh đòn, bị đội mũ gai, các
vết
thƯơng, tra tấn và lo buồn xao xuyến NgƯời đã chịu; các giọt nƯớc mắt, máu và nƯớc chảy
ra từ cạnh sƯờn bị
đâm và giòng máu đỏ của NgƯời. Tất cả
những điều ấy Đức Kitô bày
ra trƯớc mắt Thiên Chúa Ba Ngôi mỗi khi Thánh
Lễ đƯợc cử hành, và NgƯời dâng lên với một giá trị không thua kém việc
NgƯời đã dâng ở trần gian này trong
đời sống thánh thiện và những đau khổ cay đắng của NgƯời.
NhƯng giá trị cốt yếu của Hy Tế này là ở chỗ Đức Kitô không chỉ dâng một mình Nhân Tính Thánh Thiêng
của NgƯời mà thôi, nhƯng NgƯời dâng
trong
sự kết hợp thiên Tính của NgƯời. Bởi vì mặc dù trong
HY TẾ THÁNH LỄ, không phải Thần Tính mà là Nhân Tính
của
Đức Kitô đƯợc dâng lên
Chúa Cha Ba Ngôi, nhƯng sự hoàn
hảo của Lễ Vật này nhờ sự Kết Hiệp Ngôi
Vị (hypostatic). Nhờ sự kết hiệp này, nhân tính đƯợc thần hóa, đƯợc làm giàu
với vô vàn kho tàng Ân Sủng và đƯợc có một giá trị vô giá. Vì vậy
chúng ta
có thể kết luận rằng hy tế mà Chúa Cứu Thế dâng lên cho Thiên Chúa Chí
Tôn trong mỗi Thánh Lễ quả là vô cùng siêu vời. NgƯời
dâng Nhân Tính Thánh Thiêng của NgƯời một cách diệu kỳ và không thể nào hiểu nổi.
Sau cùng chúng ta không thể không lƯu ý rằng Đức Kitô không dâng Nhân Tính
của NgƯời trong tình trạng vinh hiển ở trên Trời, nhƯng trong
thân phận hèn hạ ở trên Bàn Thờ. Các Thiên Thần trên trời run sợ trƯớc Nhân
Tính vinh hiển của Đức Kitô, và các ngài kinh ngạc khi nhìn thấy sự hạ mình của cùng
một Nhân Tính này trên
các Bàn Thờ của chúng ta. Ở đây, nhân tính ấy bị
che giấu, có thể nói là bị giam cầm dƯới hình bánh và rƯợu. Bởi vì các hình thức bên ngoài này bao bọc Nhân Tính Thánh Thiêng của Chúa chúng ta một cách
quá
mật thiết và che giấu Nhân Tính ấy, khiến cho nếu lấy đi các hình thức
bên ngoài
này thì Nhân Tính
ấy cũng bị lấy đi, còn các hình thức
này vẫn tiếp
tục
tồn tại thì Nhân Tính ấy cũng hiện diện dƯới các hình thức ấy mà không
một
quyền năng phàm trần nào có thể tách rời Nhân Tính ấy đƯợc. Đức Kitô
tự hiến dâng cho Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh
dƯới một hình thức nhỏ bé, quá khiêm hạ, đến nỗi toàn thể cơ binh trên Trời phải ngƯỡng mộ sâu xa.
Chúng ta có thể nghĩ
xem
Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh sẽ bị đánh
động nhƯ thế nào khi nhìn thấy sự hạ mình sâu thẳm
này của Nhân Tính Đức Kitô?
Chúa Cha trên trời đƯợc tăng phần vinh đự biết bao từ sự hạ mình tột cùng của
Con Chí Ái của NgƯời. Nó mang lại quyền năng ghê gớm cho HY TẾ THÁNH LỄ, vì đó là phƯơng tiện nhờ
đó mầu
nhiệm thần linh này đƯợc hoàn thành. Nó là nguồn ơn cứu độ và lợi ích vô biên cho loài ngƯời mà HY TẾ cực
thánh này đƯợc dâng lên cho. Nó mang lại niềm an ủi
và vui sƯớng không
nhỏ
cho các linh hồn đau khổ dƯới Luyện Ngục mà các Thánh Lễ thƯờng đƯợc dâng lên để giải thoát các linh hồn ấy.
Hiểu đƯợc nhƯ thế, chúng ta sẽ vô cùng quí chuộng Hy Tế Thánh Lễ, đánh giá Thánh Lễ cao hơn và tham dự thƯờng xuyên hơn, hân hoan hơn, và sốt
sắng hơn. Vì các Thánh Lễ đƯợc dâng hàng ngày là những vũ khí ân sủng của Thiên
Chúa, nguồn mạch Lòng ThƯơng
Xót của Thiên Chúa và là hy tế đền
tội
toàn năng, nếu chúng ta dự lễ sốt sắng. Về điểm này, chúng ta phải hết lòng cảm tạ Đấng Cứu Chuộc đáng tôn thờ của chúng ta vì đã lập Hy Tế cứu
độ
hiệu qủa này cho chúng
ta, Hy Tế mà NgƯời dâng hàng ngày, hàng giờ lên
cho Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh.
Quả thật chúng ta phải tạ ơn NgƯời vì ban cho chúng ta một vũ khí cực mạnh
nhƯ thế,
nhờ
đó chúng ta có thể chiếm
đƯợc Ân Sủng của Thiên Chúa, và có thể nói là chiếm đƯợc thành trì của
Lòng ThƯơng Xót của Thiên Chúa.
CHÚA GIÊSU ĐÍCH THÂN CUNG HIẾN MỘT THÁNH ĐƯỜNG
Để
ghi tạc sâu hơn vào tâm trí chúng
ta sự
siêu vời của Hy Tế Thánh
này, chúng ta hãy nhớ lại truyện Đức Kitô đã đich thân cung hiến Nhà Nguyện Đức Mẹ tại Thánh
ĐƯờng ở Einsiedeln nhƯ thế nào.
NgƯời ta kể lại trong tiểu
sử Thánh Meinrad rằng tám
mƯơi năm sau khi
vị Thánh ẩn sĩ này qua đời, thể theo lời yêu cầu của một nhà quý tộc tên là
Eberhard, Đức Cha Conrad, Giám Mục Constance
đã đến cung hiến Nhà Nguyện Thánh Meinrad. Vào tối hôm trƯớc ngày lễ cung hiến, Đức Cha
Conrad đến nhà thờ này cầu nguyện
và nghe thấy có tiếng ca đoàn các Thiên
Thần đang hát các câu tiền xƯớng và đáp ca của Nghi Lễ Cung Hiến Thánh ĐƯờng. Vừa vào trong nhà thờ, ngài nhìn thấy chính Chúa Giêsu mặc phẩm phục
linh mục đang cử hành nghi lễ cung
hiến Nhà Nguyện, với đông đảo các Thánh và các Thiên Thần tham dự. Nhìn thấy cảnh kỳ diệu này, vị giám mục
thánh thiện không thể tin vào các giác quan của mình. NhƯng rõ
ràng là ngài nghe thấy và nhìn thấy những
điều
đang diễn ra và nhận thấy Đức Kitô dùng đúng các công thức
và các lễ nghi mà các giám
mục
dùng
khi cung hiến một Thánh
ĐƯờng, trong khi một số vị Thánh là những ngƯời Giúp Lễ. Bàn Thờ
và Nhà Nguyện này đƯợc cung hiến nhân danh Đức Mẹ là Mẹ
Thiên Chúa, và chính Đức Mẹ xuất hiện phía trên Bàn Thờ trong vinh quang Thiên Quốc,
sáng hơn mặt trời, chói lòa hơn ánh sáng chói chan nhất. Sau khi kết thúc nghi
lễ cung hiến, chính Chúa Giêsu đích thân cử hành Hy Tế Thánh.
Khi
Thánh Lễ kết thúc, các thần thánh trên trời biến mất, chỉ còn lại một
mình vị giám mục trong nhà thờ, vui sƯớng ngây ngất vì cảnh tƯợng đƯợc chứng
kiến. Khi tỉnh dậy khỏi cơn ngây
ngất, ngài nhìn thấy những dấu chân
trên
lớp tro rải trên nền nhà và các dầu thánh trên các tƯờng, là những dấu chứng về thực tại ngài vừa xem thấy.
Sáng hôm sau, các linh mục và giáo dân tề tựu trƯớc nhà thờ để chuẩn bị dự nghi lễ, nhƯng Đức Giám Mục tuyên bố ngài không thể cung hiến vì Nhà
Thờ đã đƯợc cung hiến bởi triều thần thiên quốc. NhƯng vì mọi ngƯời đều cho
rằng vị giám mục bị ảo giác, nên họ ép giám mục phải bắt đầu nghi lễ. Tuy
nhiên, một tiếng từ trời vọng xuống ba lần mà mọi ngƯời có mặt đều nghe thấy: “NgƯời anh em hãy dừng lại! Nhà Nguyện đã đƯợc cung hiến rồi.” Thánh
Conrad vâng lời và dừng lại, nhƯng đã
gửi sang Roma một báo cáo về
phép
lạ.
Câu chuyện
kỳ lạ này là một bằng chứng sống động về sự thánh thiện của
Thánh Lễ, vì chính Chúa Giêsu
đã đích thân xuống cử hành Thánh Lễ. Giá mà chúng ta đã đƯợc ở với Giám Mục Conrad lúc ấy và đƯợc chứng kiến cảnh
ngài
đã chứng kiến! NhƯng
ít ra chúng ta có thể vui mừng vì biết rằng Đức Kitô
cử hành Thánh Lễ cùng một cách nhƯ chúng ta quen cử hành.
Post a Comment