THÁNH LỄ HY TẾ TUYET VỜI | CHƯƠNG 03
CHƯƠNG 3:
CÁC
MẦU NHIỆM CỦA THÁNH LỄ
Bây giờ khi sắp sửa nói về các Mầu Nhiệm của Thánh Lễ, rất nhiều
và cao
cả,
tôi không thể làm gì khác hơn là thốt lên cùng với Vua Ngôn Sứ Đavit:
Hãy đến xem các công trình của Chúa
Những kỳ công Người thực hiện trên mặt đất này. (Tv 14:9)
Quả
thật, những kỳ công và những dấu lạ Đức Kitô đã làm trên mặt đất này nhiều biết bao, nhƯng không gì cao cả và kỳ
diệu
hơn việc ngƯời lập phép Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly. Có thể nói đây là một tóm lƯợc của mọi kỳ công Thiên Chúa đã làm, và tự nó đã chất chứa đầy mầu nhiệm khiến Thánh Bonaventura không ngần ngại phát biểu nhƯ sau: “Thánh Lễ chứa đầy mầu
nhiệm giống nhƯ đại dƯơng đầy những
giọt nƯớc, hay nhƯ trời đầy sao, thiên
triều đầy Thiên Thần vì trong Thánh Lễ có quá nhiều mầu nhiệm đƯợc cử hành
hàng ngày, đến nỗi tôi không tài nào nói nổi rằng có những kỳ
công nào khác lớn lao hơn hay sao siêu hơn mà Thiên Chúa Toàn Năng đã thực hiện.
Câu phát biểu này nghe có vẻ lạ và hầu nhƯ không thể tin nổi. Có đúng
thực
là các mầu nhiệm chứa đựng trong Thánh Lễ không thể nào đếm nổi
không? Sanchez đồng ý với Thánh Bonaventura về
điểm
này, ông nói: “Trong Thánh
Lễ chúng ta nhận đƯợc những kho tàng quá tuyệt vời, quả thật, các món quà quá linh thiêng và quí giá, các lợi ích quá nhiều cho cuộc sống chúng ta ở đời này, niềm hy vọng quá chắc chắn cho đời sau, khiến cho nếu không
có đức tin, chúng
ta không
thể
nào tin đƯợc rằng những
lời khẳng
định
ấy là đúng.” Với những lời này ông muốn nói rằng những sự lành cả cho đời này và
đời sau mà chúng ta nhận đƯợc qua Thánh Lễ vƯợt quá khả năng tin tƯởng tự
nhiên của chúng ta; và giả nhƯ Thiên Chúa không ban cho chúng
ta Đức Tin siêu nhiên giúp chúng ta tin những điều ấy, hẳn chúng ta không thể nào hiểu
đƯợc đầy đủ - chúng ta sẽ không bao giờ tin vào những hồng ân vô giá mà
Thánh Lễ mang lại cho chúng ta. Cùng tác giả này viết thêm: “Cũng nhƯ chúng ta có thể lấy ở biển cả và sông sâu bao nhiêu
nƯớc tùy chúng ta cần và không bao giờ múc cạn đƯợc, thậm chí không
thể
làm chúng mảy may vơi đi,
thì
với Thánh Lễ cũng thế. Thánh Lễ thật bao la vô cùng khiến sự sung mãn của nó không
thể
bị vơi đi, càng không
thể bị rút cạn.” Cách so sánh này dạy
chúng ta rằng Thánh
Lễ là một đại
dƯơng đầy
Ân Sủng và Mầu Nhiệm rực rỡ, từ đó chúng
ta hàng ngày nhận đƯợc mọi
điều lành cho linh hồn và thân xác
chúng ta.
THÁNH LỄ CỦA THÁNH FACUNDO
Câu chuyện sau đây sẽ giúp minh họa
cho điều chúng ta vừa nói,
cũng nhƯ làm bừng cháy lên lòng sùng mộ của chúng ta đối với Thánh Lễ.
Trong tiểu sử Thánh Gioan Facundo, một hội viên Dòng Thánh Augustinô chúng ta đọc thấy rằng ngài không bao giờ bỏ Thánh Lễ vì bất cứ lý do gì. Thật vậy, lòng khao khát tiếp rƯớc Chúa Giêsu đã thúc đẩy ngài cử hành Thánh Lễ mỗi sáng sớm bao có thể. Tuy nhiên ngài dâng Thánh Lễ
quá lâu khiến cho những
ngƯời giúp lễ dần dẩn không
còn ai muốn giúp lễ ngài nữa.
Thánh nhân tìm đến Tu Viện TrƯởng và xin ngài cho một thầy tới giúp lễ.
NhƯng Tu Viện TrƯởng trả lời ngài thẳng thừng: “Tại sao cha dâng lễ quá chậm khiến các thầy không thể nào chịu nổi? Tôi yêu cầu cha cử hành Thánh
Lễ giống nhƯ bao linh mục khác”. Cha Gioan
làm theo lệnh Cha Bề Trên,
nhƯng sự vâng lời này khiến ngài phải trả giá quá
nhiều khiến ngài lại
tìm đến
với Cha Bề Trên và xin vị này rút lại lịnh,
cho đến khi cha Gioan phải thú
nhận vì ấn tín giải tội với Bề Trên về những lý do thật sự khiến
cha không thể dâng Thánh Lễ nhanh hơn. Bấy giờ Cha Bề Trên ra lệnh cho các thầy tiếp tục giúp lễ cho Cha Gioan, dù họ phải hết sức kiên nhẫn chịu đựng. Sau đó, với
sự đồng ý của Thánh Nhân. Tu Viện TrƯởng đã tâm sự với một linh mục khác: “Cha có thể tin khi tôi nói ra lý
do tại sao Cha Gioan dâng lễ quá lâu nhƯ thế. Đó là Thiên Chúa đã tỏ ra cho ngài thấy những Mầu Nhiệm thâm sâu đƯợc thực hiện trong Thánh Lễ - những mầu nhiệm
quá
cao siêu mà trí khôn
loài
ngƯời không
tài nào hiểu thấu. Các bí mật ngài tiết lộ cho tôi có tính chất
quá
kinh khủng khiến tôi hết sức kinh hãi và hầu nhƯ bất tỉnh.
Điều chắc chắn là Chúa Kitô thƯờng
hiện ra với Cha này, nói chuyện với
Cha thân thiết nhƯ một ngƯời bạn và cho Cha xem thấy Năm Dấu Thánh của NgƯời, từ
đó phát ra một luồng
sáng vô cùng chói chan, chiếu rọi thẳng vào Thánh Nhân, tạo sinh lực cho cả linh hồn và thân xác khiến Thánh Nhân không
cảm thấy cần lƯơng thực
trần gian. Ngài cũng nhìn thấy Thân Thể Đức Kitô
rực sáng giống nhƯ mặt trời chính ngọ, và nhận thấy vẻ đẹp và vinh
quanh vô biên của Thân Thể NgƯời. Đó
là những thánh thiêng và cao siêu mà ngài có đặc ân biết đƯợc,
những mầu nhiệm mà ngƯời phàm không thể dò
thấu. Vì tôi đã đƯợc biết những ân huệ vô biên đƯợc ban cho loài ngƯời nhờ
việc
cử hành hay dự Thánh Lễ, và cố gắng hết sức khuyên
nhủ những ngƯời khác cũng làm nhƯ thế”. Từ những nhận xét quý giá này của Cha Tu Viện
TrƯởng, chúng ta thấy rõ các mầu nhiệm trọng đại đƯợc chứa đựng trong
Thánh Lễ, nên chúng ta phải cung kính Thánh
Lễ một cách sâu xa.
CÁC BIỂU TRƯNG CỰU ƯỚC ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM TRONG THÁNH
LỄ
TrƯớc khi tiếp tục cắt nghĩa các màu nhiệm này là gì, tôi sẽ cho thấy các
biểu
trƯng khác nhau về Thánh Lễ trong Cựu Ước đã ứng nghiệm và đƯợc tái hiện nhƯ thế nào trong Thánh Lễ.
1. HY TẾ CỦA ÔNG
ABEN
Mẫu
biểu trƯng đầu tiên của Hy Tế Thánh Lễ là Lễ Tế của ông Aben, ngƯời đã dâng lên Thiên Chúa lễ toàn thiêu gồm các con đầu lòng của đàn gia
súc
của ông với lòng sốt
mến
chân thật và biểu lộ sự suy phục của ông
đối với Thiên Chúa Uy Nghi. Qua các lời Kinh Thánh, chúng ta biết lễ dâng của ông
làm
đẹp lòng Thiên Chúa: Đức Chúa đoái nhìn đến Aben và lễ vật
của ông (St
4:4). Có nghĩa là, khi ông Aben
hiếu thảo đã chất củi và lễ vật trên bàn thờ và
dâng lên Thiên Chúa khi cầu nguyện,
thì
lửa từ trời xuống và thiêu thịt chiên đã bị giết. Cũng giống nhƯ thế, trong Thánh Lễ, sau khi linh mục dâng lễ vật
là bánh và rƯợu trên bàn thờ và đọc những
lời truyền phép trên bánh và rƯợu,
thì
Chúa Thánh Thần là Lửa Thần Linh từ trời xuống thiêu
đốt
lễ vật bánh và rƯợu biến đổi lễ vật này thành
Mình và Máu Đức Kitô. Lễ hy tế của Aben rất
đẹp lòng
Thiên Chúa, nhƯng lễ vật của Kitô Giáo còn đẹp lòng Thiên Chúa
hơn gấp bội. Bởi vì khi linh mục chủ tế dâng Bánh Thánh lên cho Thiên
Chúa, thì Cha trên Trời cũng phán cùng những lời NgƯời đã phán khi Chúa Giêsu
chịu phép rửa: Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về NgƯời (Mt
3:17).
2. HY TẾ CỦA ÔNG NOÊ
Mẫu
biểu trƯng thứ hai về Hy Tế Thánh Lễ là lễ tế của Tổ Phụ Noê; nhƯ chúng ta đọc thấy: Ông Noê dựng một bàn thờ để kính Đức Chúa. Ông
đã lấy một số trong các gia súc thanh sạch và các loài chim thanh sạch mà dâng làm
lễ toàn thiêu trên bàn thờ. Đức Chúa ngửi mùi thơm ngon, và Đức Chúa tự
nhủ:
“Ta sẽ không bao giờ nguyền rủa đất đai và con ngƯời nữa”. (St 8: 20-
21).
Vậy lễ tế của ông Noê còn làm Thiên
Chúa hài lòng
đến nỗi NgƯời nguôi
giận
và hứa sẽ không bao giờ giáng hồng thủy xuống tiêu diệt trái đất nữa, thì huống hồ Hy Tế của Linh Mục Tân Ước phải đẹp lòng Thiên Chúa hơn biết
bao, vì là Hy Tế mà chính Con Một của NgƯời đƯợc dâng làm lễ vật thơm tho.
3. HY TẾ CỦA ÔNG ÁPRAHAM
Chúng ta gặp thấy mẫu biểu trƯng thứ ba về Hy Tế Thánh Lễ trong các lễ
tế của các Thánh Tổ Phụ Ápraham, có lần ông đã dâng chính con trai một của
ông
là Isaác; và Kinh Thánh cũng nhiều lần nói về ông Ápraham:
Đức Chúa hiện ra với ông Ápram [tại Sikhem], nơi ông đã dựng một bàn thờ để kính
Đức Chúa (St 12:7). Ờ đó [gần Bêten]. Ông đã dựng một bàn thờ để kính Đức
Chúa, và ông kêu cầu danh Đức
Chúa (St 12:8). Kinh Thánh cũng
nói nhƯ thế về các Tổ Phụ Isaác và Giacóp, là những tôi tớ trung thành của Thiên Chúa,
các ông đã dâng những lễ toàn thiêu lên cho Thiên Chúa.
Tất cả các linh mục của Tân Ước là những ngƯời bắt chƯớc các Tổ Phụ xƯa, từ thời này qua thời khác, và ở khắp mọi nơi, họ đã trung thành theo
gƯơng các Tổ Phụ bằng cách sốt sắng dâng lên Thiên Chúa Chí Tôn Hy Tế
Thánh Lễ đẹp lòng Thiên Chúa vô cùng. Việc thực hành này còn đƯợc tiếp tục
cho đến nay với lòng nhiệt
thành ngày càng lớn hơn, vì bây giờ mọi linh mục
sốt
sắng thực sự đều quen với việc dâng Hy Tế lên cho Thiên
Chúa hàng ngày.
4. HY TẾ CỦA ÔNG MENKISÊĐÊ
Mẫu
biểu trƯng thứ bốn của Thánh Lễ là lễ tế của ông Menkisêđê, là Vua
và ThƯợng Tế. Khi Tổ Phụ Ápraham chiến thắng quân thù trở về, đã tỏ lòng
biết
ơn Thiên Chúa bằng cách dâng một lễ hiến gồm bánh và rƯợu, với các
nghi
thức và lễ nghi đặc biệt. Và ông Ápram biếu ông Menkisêđê
một phần
mƯời tất cả các chiến lợi phẩm (St 14:20). Ông Menkisêdê
đƯợc Kinh Thánh
nêu lên nhƯ là một biểu trƯng về Đức Kitô; nhƯ đã
nói ở chƯơng 1 sách này.
5. HY TẾ CỦA ÔNG
AHARON
Hy
Tế của ông Aharon và của mọi TƯ Tế khác theo luật Môsê là biểu
trƯng thứ 5 của HY TẾ THÁNH
LỄ. TrƯớc khi có luật Môsê là luật do chính
Thiên Chúa ban, những ngƯời công chính trong Cựu Ước đƯợc lý trí soi sáng
đã dâng những lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa. Trong Bộ Luật đƯợc ban cho Môsê,
Thiên Chúa đã chỉ định ba loại Hy Tế mà dân Do Thái phải dâng lên cho NgƯời. Đó
là lễ toàn thiêu,
lễ giao hòa và lễ xá tội. Hàng ngày phải dâng lên
Thiên Chúa hai con chiên
vô tì
vết tại đền thờ Giêrusalem.
Các bí tích này của dân Do Thái vẫn tiếp tục dâng cho tới thời Chúa Kitô và tất cả đều là hình bóng báo trƯớc Hy Tế Thập Giá. Vào lúc Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá, Màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi…
Màn
trong Đền Thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dƯới nhƯ một dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa
bất mãn vì việc ngƯời Do Thái từ chối Con của NgƯời. Sau
cái
chết của Chúa Giêsu, các hy tế xƯa của dân Do Thái kết thúc, không phải
vì tự ý họ muốn thế, nhƯng vì Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy năm 70 C.N.
Đền Thờ này đã và sẽ không bao giờ đƯợc xây dựng lại, vì những lễ tế của Đền
Thờ ấy đã bị thay thế bởi Hy Tế duy nhất và hoàn
hảo
của Con Chiên Thiên Chúa trên Thập Giá. Cái chết hy tế đổ máu của NgƯời không đƯợc lập lại nhƯng đƯợc biểu thị lại trên Bàn Thờ lúc dâng Thánh Lễ.
Tất cả các hy tế xƯa đẹp lòng Thiên Chúa, đặc biệt các hy tế của Aben,
Ápraham và ThƯợng Tế Menkisêđê đƯợc nhắc đến đặc biệt trong Thánh Lễ (Lễ Qui Rôma). Sau khi truyền phép chủ tế đọc: “Xin Chúa đoái thƯơng nhìn
đến những lễ vật này, xin thƯơng nhận nhƯ xƯa Chúa đã nhận lễ vật của ông Aben,
tôi trung của Chúa, lễ vật của ông Ápraham, tổ phụ chúng con trong Đức Tin, và bánh và rƯợu của ông Menkisêdê, ThƯợng Tế của Chúa.” Bằng
những lời này trong phụng
vụ, Hội Thánh rõ ràng tuyên bố rằng các hy tế của
Cựu Ước là những
biểu trƯng cho Hy Tế Thánh
Lễ,
và vì vậy đẹp lòng
Thiên Chúa Toàn Năng và đáng đƯợc NgƯời chấp nhận.
MỘT SỐ NGƯỜI PHẢN ĐỐI
Một
số ngƯời Công Giáo sốt sắng và nhiều
ngƯời không Công Giáo không thích và thậm chí khó chịu vì lời nguyện
này,
vì họ nghĩ rằng lời nguyện này ngụ ý rằng
linh
mục kêu xin Chúa chấp nhận hy tế của họ với cùng một cách
thức
giống nhƯ NgƯời đã thƯơng nhận các lễ tế của ông Aben, Ápraham và
Menkisêđê.
Không
thể
phủ nhận rằng Hy Tế Thánh Lễ trong đó Mình và Máu Thánh
Chúa Giêsu đƯợc dâng lên cho Thiên Chúa Cha, thì làm
đẹp lòng NgƯời vƯợt xa các con vật hay bánh và rƯợu mà các tổ phụ xƯa đã dâng lên NgƯời. Tuy nhiên cũng không đƯợc quên rằng linh mục không cầu xin Thiên Chúa vui lòng nhìn xuống Tế Vật họ đang dâng, vì Tế Vật này là Con Chí Ái của Cha, đáng
quý trọng vô vàn so với bất cứ tạo vật nào. Linh mục chỉ cầu xin Chúa
khoan dung chấp nhận hy tế này, khi NgƯời nhìn
thấy cung cách, lòng sốt sắng, cung kính và khiêm nhƯờng họ đang có khi cử hành Thánh Lễ, giống
nhƯ
NgƯời đã chấp nhận việc thờ phƯợng đƯợc
dâng lên NgƯời khi các ông
Aben, Ápraham và Menkisêdê dâng hy tế. Vi vậy vấn đề ở đây không phải là
giá
trị của Tế Vật – vì đó là điều không còn
phải bàn cãi – nhƯng là lòng sốt sắng của chủ tế và cộng đoàn thờ phƯợng kết hợp với chủ tế trong tâm tình sốt mến.
TẤT CẢ CÁC MẦU NHIỆM CỦA CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU
Về
các MẦU NHIỆM của Thánh Lễ, chúng ta phải nhớ rằng các mầu
nhiệm chính yếu của tất cả Đời Sống và Cuộc Khổ Nạn của Chúa đƯợc biểu
thị
và bày ra trƯớc mắt chúng ta trong Thánh Lễ. Vua Đavít đã tiên báo điều
này khi nói: Chúa đã truyền tƯởng
niệm những kỳ công của NgƯời. Chúa là
Đấng từ bi nhân hậu (Tv 110:4).
Và để
chúng ta không còn nghi ngờ trong
đoạn
này ông chỉ về Hy Tế Thánh
Lễ trên các Bàn Thờ của chúng ta hôm
nay, ông còn nói trong một Thánh Vịnh khác: Lạy Chúa
con rửa tay nói lên
lòng
vô tội, và đi vòng quanh
bàn thờ Chúa,
để hát bài cảm tạ tri ân và tƯờng thuật kỳ công
của Ngài (Tv 25: 6-7). Cùng một ý nghĩa này
đã đƯợc Đức Kitô diễn
tả lúc thiết
lập Bí Tích khi NgƯời nói với các môn đệ: Hãy
làm
việc này để nhớ đến Thầy, nhƯ thể NgƯời muốn nói: “Vì sắp sửa hoàn tất công cuộc
cứu
độ và Thầy sẽ rời bỏ các con để về cùng Cha Thầy trên Trời, nên Thầy
lập Thánh Lễ làm Hi Tế duy nhất
của Tân Ước, trong đó toàn
thể
Mầu Nhiệm của Đời Sống và Cuộc Khổ Nạn của Thầy đƯợc biểu thị và bày ra trƯớc mắt
mọi
tín hữu, để các con không bao giờ quên Thầy, nhƯng luôn nhớ đến Thầy.”
Giờ
đây chúng ta sẽ chứng minh chân lý của những
lời này, và vắn tắt cắt
nghĩa bằng cách nào mọi Mầu Nhiệm của Đời Sống và Cuộc Khổ Nạn của
Chúa Kitô đƯợc chứa đựng trong Thánh Lễ.
NHẬP THỂ
TrƯớc hết, Mầu Nhiệm Nhập Thể đáng tôn thờ không chỉ đƯợc biểu thị
mà con đƯợc lập lại thực sự. Bởi vì, giống nhƯ Đức
Trinh Nữ Maria đã tự hiến cả hồn xác cho Thiên Chúa để làm công cụ trong việc nhập thể Con Thiên Chúa,
và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần,
Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể trong
lòng
Đức Mẹ, thì cũng thế, linh
mục
dâng bánh và rƯợu lên Cha trên Trời, sau
khi linh mục đọc lời Truyền Phép, nhờ
quyền năng Chúa Thánh Thần bánh và rƯợu ấy đƯợc biến đổi thành Mình và Máu thực sự của Đức Kitô. NhƯ thế
Mầu Nhiệm Nhập Thể của Thiên Chúa đƯợc lập lại và linh mục thục sự cầm Chúa
Kitô trong bàn tay mình giống nhƯ Mẹ Thiên Chúa mang NgƯời
trong thân xác đồng trinh của Mẹ. Không phải là phép lạ và kỳ diệu nhất sao?
GIÁNG SINH
Cũng nhƯ thế Mầu Nhiệm Giáng Sinh đáng tôn thờ của Chúa Giêsu đƯợc lập
lại và bày ra trƯớc mặt chúng ta trong Thánh Lễ. Bởi vì, giống nhƯ Đức Kitô
đón nhận sự sống con ngƯời từ lòng Đức Trinh Nữ Maria,
thì
cũng thế, trong Thánh Lễ, khi linh mục đọc lời Truyền Phép. NgƯời một lần nữa đến
trần gian dƯới dạng con ngƯời, và Chủ Tế vừa khi đọc xong lời Truyền
Phép, ngài thực sự cầm Chúa Giêsu trong đôi bàn tay đã đƯợc xức dầu của ngài. Để làm chứng việc này, ngài bái quì khiêm nhƯờng thờ lạy Thiên Chúa và Tạo
Hóa của ngài; ngài kính cẩn giơ NgƯời lên cao, hân hoan phô bày NgƯời cho cộng đoàn. Giống nhƯ Đức
Maria Mẹ Thiên Chúa
đã cho các mục đồng chất phát xem thấy Hài Nhi Giêsu quấn tã, thì cũng thế, linh mục giơ cùng một hài nhi này lên – thật ra không bọc trong tã, nhƯng ẩn dƯới hình bánh – để dân chúng có thể xem và thờ lạy NgƯời là
Chúa
Cả và là Thiên Chúa.
Và những ai làm việc này
với lòng cung kính và yêu
mến thiết tha thì đã thể hiện một hành
vi
Đức Tin còn lớn hơn hành vi của các mục đồng, vì các mục đồng tận mắt
nhìn
thấy Nhân Tính của NgƯời, trong khi chúng ta, chúng ta chỉ nhìn thấy
hình
dáng bề ngoài của bánh và rƯợu, nhƯng chúng ta tin vững vàng rằng cả Nhân
Tính và Thiên Tính của Đức Kitô cùng ẩn dƯới hình bánh và rƯợu.
DÂNG TRONG ĐỀN THỜ
Trong
Thánh Lễ, cùng một em bé ấy hiện diện, là em bé đã đƯợc Ba
Vua thờ lạy, đƯợc ông Simêon bồng ẵm trên tay và đƯợc Mẹ Thiên Chúa dâng trong Đền Thờ của Chúa Cha Hằng Hữu. Chúng
ta có
thể noi gƯơng các
bậc Thánh này, dâng lên Đức Kitô sự thờ phƯợng đẹp
lòng NgƯời và mang lại cho chúng ta phần thƯởng đời đời.
Hơn
nữa, chúng ta nghe Đức Kitô rao giảng Tin Mừng thánh của NgƯời cho
chúng ta qua miệng của linh mục, để đem lại lợi ích và ơn cứu rỗi cho
linh
hồn chúng ta. Khi Thánh
Lễ diễn tiến, chúng ta nhìn thấy Chúa Kitô thi hành quyền
năng làm phép lạ của NgƯời, biến đổi bánh thành Thịt của NgƯời
và rƯợu thành Máu của NgƯời, một phép lạ vƯợt xa phép lạ tại Cana.
Sau cùng, khi linh mục giơ cao Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta thấy Đức Kitô
đƯợc kéo lên cây Thập Giá, và với đôi tai thiêng liêng,
chúng ta nghe đƯợc lời
NgƯời chuyển cầu cho chúng ta: Lạy Cha xin tha cho
họ vì
họ không biết việc họ làm (Lc 23:34).
Câu “họ không biết” có nghĩa là họ đã lăng nhục
Uy Danh Cao Cả của Chúa bằng các tội của họ một cách ghê gớm nhƯ thế nào.
Đúng là chúng
ta không nhìn thấy tất cả những điều này bằng con mắt thịt
của chúng ta, nhƯng chúng ta nhận ra đƯợc bằng con mắt Đức Tin Siêu Nhiên
(cũng là ơn của
NgƯời) và nhờ Đức Tin này, chúng ta đáng đƯợc phần thƯởng
còn lớn hơn phần thƯởng của những ngƯời đƯợc nhìn thấy tận mắt. Chúng ta
biết
đƯợc điều này dựa trên uy quyền của chính Chúa Giêsu khi NgƯời
nói: Phúc cho những ai không thấy mà tin (Ga 20:29). Các mầu nhiệm này càng
cao
cả và không thể hiểu thấu bao nhiêu, thì Đức Tin của chúng ta cũng đáng hơn bấy nhiêu. Về điểm này, Cha Sanchez
nói:
“Nếu các Kitô hữu biết lợi
dụng
những điểm này, thì dù chỉ tham dự một Thánh
Lễ,
họ cũng chiếm đƯợc một kho tàng to lớn hơn mọi tạo vật ở trần gian này.
NÀY THẦY Ở CÙNG ANH EM MỌI NGÀY CHO TỚI TẬN THẾ
Hơn
nữa, trong Thánh
Lễ,
Đức Kitô hoàn thành lời hứa chân thực và an ủi nhất đã đƯợc Thánh Mátthêu ghi lại: Này Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho
tới tận thế (Mt 28:20). Không đƯợc hiểu những
lời này nhƯ chỉ về Thiên Tính của
NgƯời mà thôi, mà con Nhân Tính Thánh của NgƯời,
trong Nhân Tính này NgƯời ở giữa chúng
ta. NgƯời hiện diện trong
Thánh Lễ và trong Bí Tích
cực Thánh trên Bàn Thờ, luôn luôn sẵn sàng nghe lời cầu nguyện của chúng
ta, phù trợ chúng ta khi cần. Ngoài ra, phải lƯu ý rằng trong Thánh Lễ, Đức
Kitô không chỉ hiện diện nhƯ một ngƯời, nhƯ trong Nhà Tạm: NgƯời ở đó nhƯ là tế vật của chúng ta. Đấng Trung Gian của chúng ta. Đấng đền tội cho chúng
ta. Bởi vì trong Thánh Lễ
Đức Kitô thi hành chức vụ tƯ tế của NgƯời, nhƯ tác
giả
ThƯ Do Thái nói: Quả vậy thƯợng tế nào cũng là ngƯời đƯợc chọn trong
số ngƯời phàm, và đƯợc đặt lên làm đại diện cho loài ngƯời
trong các mối
tƯơng quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm này nhƯ lễ vật đền tội (Dt 5:1), nghĩa là để NgƯời có thể dâng minh cho Cha NgƯời để đền tội cho dân, nhƯ NgƯời đã dâng mình cho Cha trên Thánh Giá.
Đâu là các lý do chính để Chúa
Cứu Thế ở cùng chúng ta mọi ngày
cho đến tận thế.
1.
Vì NgƯời là đầu của Hội Thánh NgƯời và
các phần tử của Hội Thánh này
là nhiệm thể NgƯời, là
vì toàn thân thể không thể ở
với Đầu của mình trên Trời, nên Đầu phải ở trần gian cùng với Thân Thể.
2.
Đức Kitô là Chàng Rể và Hội Thánh là Hiền Thê kết hợp với NgƯời mật thiết hơn bất cứ cặp vợ chồng
nào ở
trần gian này. Do đó tình yêu của NgƯời
thôi thúc. NgƯời ở lại liên lỉ với Hiền Thê yêu dấu của NgƯời. Trong thƯ gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô đã mô tả rất đẹp bản chất của tình yêu Đức Kitô dành cho Hiền Thê của NgƯời: NgƯời làm chồng, hãy yêu thƯơng
vợ,
nhƯ chính Đức Kitô yêu thƯơng Hội Thánh và hiến minh vì Hội Thánh: nhƯ vậy NgƯời thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nƯớc và lời hằng sống, để trƯớc mặt NgƯời, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố,
không một vết nhăn hoặc
bất cứ một khuyết điểm nào, nhƯng thánh thiện tinh
tuyền (Ep 5:25-27)
Nhờ
Phép Rửa chúng ta trở thành một chi thể của Hội Thánh và đƯợc trang điểm với một vẻ đẹp giống
nhƯ các Thiên Thần. Tình yêu tinh tuyền của Đức Kitô đối với một linh hồn vƯợt xa
tinh yêu của bất
cứ cặp cô dâu chú rể nào ở trần gian, dù cô dâu
này xinh đẹp đến đâu. Vì vậy NgƯời không thể chịu đựng xa cách Hội Thánh, nhƯng NgƯời tuyên bố sẽ ở lại với Hội Thánh cho đến
Tận
Thế. Tuy nhiên NgƯời ở lại với Hội Thánh,
Hiền Thê của NgƯời, một
cách vô hình. Sự kết hợp của Đức Kitô với Hội Thánh không thuộc bình diện thể chất nhƯng thuộc bình diện thiêng liêng, và đƯợc thể hiện bởi Đức Tin, nhƯ NgƯời nói với chúng ta qua lời Ngôn Sứ Hôsê: Ta sẽ lập với ngƯơi một
hôn
Ước vĩnh cửu. Ta sẽ lập hôn Ước với ngƯơi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thƯơng (Hs 2;21-22). Vậy, vì Đức Kitô kết hợp với Hội
Thánh trong Đức Tin, nên NgƯời phải ở lại một cách kín ẩn để Hiền Thê của NgƯời,
nghĩa là linh hồn các tín hữu, có cơ hội thực thi Đức Tin và nhờ đó chiếm đƯợc phần thƯởng trên Trời.
3.
Vì Đức Kitô là Phu Quân của Hội Thánh, nên NgƯời phải hƯớng dẫn
và cai quản Hiền thê của NgƯời, nuôi dƯỡng và
hết lòng lo cho sự an toàn và
hạnh phúc của Hiền Thê. NgƯời làm điều này và nhiều điều khác nữa trong Thánh Lễ và các
Bí Tích, qua đó NgƯời chứng tỏ NgƯời là một NgƯời Yêu ân cần và trung thành, không để cho Hiền Thê của
minh thiếu bất cứ thứ
gì cần ở đời này và đời sau.
Hỡi
ngƯời Kitô hữu, bạn hãy nhớ rằng nếu bạn sống trong
tội trọng, bạn là
con mồi của Ma Quỉ, nô lệ của Satan.
NgƯợc
lại, nếu bạn sống trong Ân Sủng, bạn là Hiền Thê của Đức Giêsu Kitô, đƯợc NgƯời thƯơng và ban phát mọi phƯơng tiện cần thiết cho phần rỗi của bạn.
Các
Ân Sủng và lợi ích mà NgƯời Yêu này ban phát cho bạn trong Thánh
Lễ quả là nhiều biết bao, nhiều biết bao những phƯơng
tiện NgƯời đặt sẵn
trong tầm tay bạn để bạn tập nhân đức, bảo đảm phần rỗi của bạn. Mỗi lần bạn dự Thánh Lễ trong tình trạng Ân Sủng, với sự chăm chú sốt sắng và hồi tâm, thì Chúa chúng ta trong tình thƯong âu
yếm của NgƯời ban cho bạn đƯợc chia
sẻ không dƯới bảy mƯơi bảy Ân Sủng
và Hiệu Quả. Có thể bạn ngạc nhiên về
điều
này, nhƯng đúng là thế, nhƯ chúng tôi sẽ bắt đầu chứng minh sau đây. Có
lẽ một danh sách các Ân Sủng này có thể giúp bạn nhận ra và tin tƯởng.
BẢY MƯƠI BẢY ÂN SỦNG VÀ HIỆU QUẢ NHẬN ĐƯỢC NHỜ SỐT SẮNG
THAM DỰ THÁNH LỄ
1. Chúa Cha sai con Một yêu dấu của Người xuống trần để cứu rỗi bạn.
2. Chúa Thánh Thần biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu
Thánh Chúa Giêsu cho bạn.
3. Con Thiên Chúa từ Trời xuống thế và ẩn mình dưới hình Bánh
Thánh vì bạn.
4. Người con hạ mình tới mức
hiện diện trong từng mảnh nhỏ nhất
của Bánh Thánh.
5. Người tái hiện Mầu Nhiệm Nhập Thể để ban ơn cứu rỗi cho
bạn.
6. Người lại sinh ra một lần nữa ở trần gian một cách nhiệm mầu
vì phần rỗi của bạn, mỗi khi Thánh Lễ được cử hành.
7. Người thể hiện trên Bàn Thờ cùng những hành
vi thờ phượng mà
Người đã thể hiện khi còn ở trần gian vì phần rỗi bạn.
8. Người tái hiện cuộc Khổ Nạn đau đớn để bạn được tham dự vào
đó vì phần rỗi bạn.
9. Người tái hiện một cách nhiệm mầu cái Chết của Người và hi
sinh
mạng sống của Người
vì phần rỗi của bạn.
10. Người đổ Máu Thánh Người
một cách nhiệm mầu và dâng Máu
Thánh ấy lên Thiên Chúa Uy Nghi vì phần rỗi bạn.
11. Người
lấy
Máu Thánh rẩy lên linh hồn bạn và tẩy rửa linh hồn
bạn
khỏi mọi vết nhơ tội lỗi.
12.
Đức Kitô hiến mình vì bạn như một lễ toàn thiêu
và nhờ đó tôn vinh
Thiên Chúa xứng với vinh dự tối cao của Người.
13. Qua việc dâng hiến Hành Vi Thờ Phượng
Thiên Chúa này, bạn đền bù được những lỗi phạm của mình vì đã không tôn vinh Thiên Chúa
đúng
mức.
14.
Vì bạn, Đức Kitô hiến mình làm Hy Tế Ngợi Khen,
nhờ
đó đền bù những thiếu sót của bạn trong việc ngợi khen Danh Thánh Người.
15. Bằng việc hiến dâng này cùng với Đức Kitô, bạn dâng lên Thiên
Chúa lời ca ngợi cao cả hơn lời ca ngợi của các Thiên Thần.
16.
Đức Kitô hiến mình vì bạn
như
một Hy Tế Tạ Ơn hoàn hảo, nhờ đó Người
bù đắp tất cả những thiếu sót của bạn trong việc tạ ơn Thiên Chúa.
17. Bằng việc dâng lên Thiên Chúa hành vi Tạ Ơn của Đức Giêsu,
bạn
nhìn nhận đầy đủ mọi ơn lành Người đã ban cho bạn.
18. Đức Kitô hiến mình như một Hy Tế toàn năng vì bạn, nhờ đó
Người giao hòa bạn với Thiên Chúa là Đấng bạn đã xúc phạm vì tội.
19. Người tha mọi tội nhẹ cho bạn miễn là bạn cương quyết dốc
lòng
tránh các tội đó.
20. Bạn cũng đền bù được rất nhiều tội thiếu sót của bạn khi bạn bỏ
không làm những việc lành mà bạn có thể làm.
21. Người gỡ bỏ những sự bất
toàn trong các việc tốt lành
bạn làm, như thái độ khoe khoang chẳng hạn.
22.
Người tha thứ cho
bạn nhiều tội lỗi mà
bạn quên hay không biết
và không bao giờ xưng trong tòa giải tội.
23. Người dâng mình làm Tế Vật để đền bù ít là một phần những sai
phạm
của bạn.
24. Mỗi lần bạn tham dự Thánh Lễ, bạn có thể đền bù nhiều hơn một
hành vi đền tội nghiêm khắc nhất vì những tội bạn đã phạm.
25.
Trong Thánh Lễ, Đức Kitô ban cho bạn một phần công nghiệp
của Người mà bạn có thể dâng lên cho Thiên Chúa Cha để đền tội bạn.
26. Trong Thánh Lễ, Đức Kitô hiến mình vì bạn như lễ giao hòa
hiệu
quả nhất, cũng có
sức mạnh như lời Người
cầu xin trên Thánh Giá cho những kẻ thù của Người.
27. Máu Thánh Người cầu xin cho bạn bằng những lời cầu cũng nhiều vô kể giống như những giọt Máu của Người
chảy ra trong cuộc Khổ Nạn của Người.
28.
Mỗi vết thương
đau
đớn nơi Thân Thể cực thánh Người là một
cái miệng kêu lớn tiếng van xin lòng thương xót cho bạn.
29. Vì được
sự đền bù của Tế Vật này, những
lời cầu xin bạn dâng lên Chúa trong Thánh Lễ sẽ được nhận lời sớm hơn những lời cầu xin
trong các lúc khác.
30.
Những lúc khác bạn không bao giờ có thể cầu nguyện hữu
hiệu bằng khi tham dự Thánh Lễ.
31. Lý do là vì Đức Kitô kết hiệp với lời cầu nguyện của chúng ta
với
lời cầu nguyện của chính Người và dâng lên cho Cha chúng ta trên
trời.
32. Người
cũng giãi bày cho Cha các nhu cầu của bạn và các nguy hiểm bạn gặp phải, và quan tâm cách riêng tới phần rỗi đời đời của
bạn.
33. Cả các Thiên Thần hiện diện trong Thánh
Lễ cũng cầu xin cho bạn, và dâng những lời cầu nguyện nghèo nàn của bạn lên Tòa Chúa.
34.
Linh mục dâng Thánh Lễ cho bạn, và nhờ lễ dâng này, ma quỉ
sẽ không được phép lại gần bạn.
35. Linh mục
dâng Hy Tế Thánh Lễ lên Thiên
Chúa Toàn Năng cho bạn và cho phần rỗi đời đời của bạn.
36. Khi
tham dự Thánh Lễ sốt sắng, chính bạn là một linh mục trong tinh thần, được Chúa Kitô ban quyền năng Thánh Lễ cho bạn và
cho người khác.
37. Bằng
việc dâng Hy Tế thánh này, bạn dâng của lễ đáng được
chấp nhận nhất lên Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, Cha, Con và Thánh Thần.
38. Thật vậy, trong Thánh Lễ, bạn dâng lên một lễ vật quý trọng
nhất, lễ vật có giá trị hơn mọi sự trên Trời và dưới đất cộng lại.
39. Lễ vật bạn dâng trong Thánh Lễ là quí giá thực sự, vì là chính
Thiên Chúa.
40. Bằng Hy Tế này, bạn đang tôn vinh Thiên Chúa là Đấng duy
nhất
đáng được tôn vinh.
41. Bằng lễ Hy Tế này, bạn làm đẹp lòng Thiên Chúa Ba Ngôi vô
cùng.
42.
Bạn có thể dâng lễ vật vinh quang này như là của chính bạn, bởi vì chính Chúa Kitô đã ban lễ vật này cho bạn.
43. Khi
bạn dự Thánh Lễ đúng đắn, bạn thể hiện một hành vi thờ
phượng cao nhất.
44.
Nhờ tham dự Thánh
Lễ, bạn bày tỏ lòng cung kính sâu xa nhất,
sự tôn vinh trung thành
nhất đối với Nhân Tính Thánh Thiêng của Chúa Giêsu.
45. Thánh Lễ là phương
tiện tốt nhất để tôn kính Cuộc Khổ Nạn của
Đức Kitô và được dự phần vào những hiệu quả của cuộc Khổ Nạn ấy.
46. Thánh Lễ cũng là phương tiện tốt nhất để tôn kính Mẹ Thiên
Chúa và tăng thêm niềm vui của Mẹ.
47. Bằng việc tham dự Thánh Lễ, bạn có thể tôn kính các Thiên
Thần hơn là đọc thật nhiều kinh.
48.
Bằng việc tham dự Thánh Lễ, bạn cũng có thể
làm
giàu cho linh hồn mình hơn bằng bất cứ phương tiện nào khác.
49.
Bởi vì bằng việc này, bạn thi hành một việc tốt lành có giá trị
cao nhất trên đời.
50. Đó là việc thực thi Đức Tin tinh tuyền nhờ đó bạn sẽ nhận được một phần thưởng lớn lao.
51. Khi bạn cúi mình trước Mình Thánh và Máu Thánh, bạn đang thục sự thể hiện một hành vi thờ phượng tột đỉnh.
52. Vì mỗi lần bạn chăm chăm nhìn vào Bánh Thánh và Máu
Thánh, bạn tích trữ cho mình một phần thưởng trên Trời.
53. Mỗi lần bạn đấm ngực
ăn năn sám hối, Chúa tha thứ một số tội của bạn.
54. Nếu bạn dự Thánh Lễ khi đang mắc tội trọng, Chúa ban cho bạn Ơn hối cải.
55. Nếu bạn dự Thánh Lễ trong tình trạng Ân Sủng, Chúa gia tăng
Ơn Thánh cho bạn.
56. Khi bạn Rước Lễ là bạn thực sự tiếp nhận Thịt Chúa Kitô làm
của ăn và Máu Chúa Kitô làm của uống.
57. Khi dự Thánh Lễ, bạn có diễm phúc được tận mắt nhìn thấy
Chúa Kitô ẩn dưới bức màn Bí Tích, và được Chúa Kitô nhìn thấy bạn.
58. Bạn nhận lãnh phép lành của linh mục, phép lành này được
Chúa Kitô xác nhận trên Trời.
59. Vì bạn kiên trì tham dự Thánh Lễ, bạn sẽ nhận được những phước lành thể chất và thiêng liêng.
60.
Hơn nữa, bạn sẽ được bảo vệ khỏi nhiều tai họa có thể giáng xuống trên bạn nếu bạn không tham dự Thánh Lễ.
61. Bạn cũng sẽ được kiên cường chống lại những
cám dỗ mà bạn
có thể sa ngã nếu không tham dự Thánh Lễ.
62. Siêng năng tham dự Thánh Lễ sẽ cho bạn được Ơn Chết Lành.
63. Lòng
ái mộ Thánh Lễ sẽ bảo đảm cho bạn được
sự trợ giúp đặc biệt của các Thiên Thần và các Thánh trong giờ hấp hối của bạn.
64. Nhớ lại những Thánh Lễ bạn đã tham dự khi còn sống
sẽ là một niềm an ủi ngọt ngào cho bạn vào giờ chết và sẽ giúp cho bạn tràn đầy
tin tưởng vào Lòng Thương Xót của Chúa.
65. Các Thánh Lễ bạn đã tham dự khi còn sống sẽ không bị quên
lãng
khi bạn đến trước Tòa Đấng Thẩm Phán Chí Công;
vì các Thánh Lễ ấy, lòng thương
xót của Người
sẽ làm dịu sự công thẳng của Người.
66. Bạn
không sợ phải chịu hình phạt lâu dài và ghê gớm trong
Luyện
Ngục, khi bạn đã đền bù được phần lớn các tội của mình nhờ
tham
dự Thánh Lễ lúc còn sống.
67. Một Thánh
Lễ tham dự sốt sắng sẽ có giá trị làm giảm đau khổ
trong Luyện Ngục hơn bất cứ hành vi đền tội nào khác dù khó
thực hiện đến đâu.
68. Tham dự một Thánh Lễ sốt sắng lúc còn sống sẽ đem lại cho bạn nhiều ơn ích hơn là nhiều
Thánh Lễ cầu hồn người ta xin cho bạn khi bạn đã qua đời.
69. Tham dự Thánh Lễ thường
xuyên sẽ bảo đảm cho bạn một chỗ
cao trên Thiên Đàng, và đó sẽ là chổ ở vĩnh cửu của bạn.
70. Hơn nữa, hạnh phúc của bạn trên
Thiên Đàng sẽ tăng thêm nhờ mỗi Thánh Lễ bạn đã tham dự ở trần gian.
71.
Không có kinh nguyện
nào bạn cầu cho những người
thân hay bạn bè có hiệu lực cho bằng một Thánh Lễ bạn tham dự để cầu cho họ.
72.
Bạn
có thể đền ơn dồi
dào cho tất cả các ân nhân của bạn bằng cách
tham dự Thánh Lễ theo các ý chỉ của họ.
73. Nhờ
sự trợ giúp tốt nhất, niềm an ủi lớn lao nhất bạn có thể trao tặng cho những người đau khổ, ốm đau, hấp hối, là tham dự Thánh
Lễ để cầu cho họ.
74.
Bạn cũng có thể nhận được Ơn hoán cải cho những kẻ tội lỗi
bằng
cách tham dự Thánh Lễ để cầu cho họ.
75. Bạn cũng có thể nhận được ơn cứu rỗi cho mọi Kitô hữu.
76. Hơn nữa, bạn có thể tạo niềm an ủi dồi dào cho các linh hồn
lành
thánh ở Luyện Ngục.
77. Nếu bạn không có điều kiện xin lễ cầu cho các linh hồn bạn bè
hay
người thân đã qua đời, thì việc bạn tham dự Thánh Lễ sốt sắng có
thể
giải thoát họ khỏi lửa thiêu đau đớn.
Vậy
giờ đây, bạn nghĩ thế nào về Thánh Lễ? Trên toàn thế giới này, có việc lành nào khác có thể đem đến trong
tầm
tay của chúng ta nhiều Ân Sủng
nhƯ thế không? Không còn có thể tranh cãi gì về sƯ thật của những lời Cha Sanchez mà chúng ta đã dẫn chứng
ở trên: “Nếu các Kitô hữu biết lợi dụng những điều này, thì dù chỉ tham dự một Thánh Lễ, họ cũng chiếm đƯợc một kho tàng to lớn hơn mọi tạo vật ờ trần gian này.” Thật vậy, chúng
ta có
một kho tàng to lớn trong Thánh Lễ: Hạnh phúc cho ai có thể chiếm
đƯợc những
kho
tàng lớn lao nhƯ thế mà chỉ phải vất vả rất ít. Ai còn thích bỏ Thánh Lễ?
Ai còn không say mê tham dự
Thánh Lễ? Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ bỏ
lỡ cơ hội đi lễ, đƯơng nhiên là các bổn phận của chúng ta không cản
trở chúng ta đi lễ.
Bỏ
lễ hàng ngày chỉ vì chểnh mảng hay lƯời biếng sẽ chứng
tỏ rằng chúng ta hoàn toàn không biết hay thờ ơ trƯớc những kho tàng bao la của Thiên Chúa chứa đựng trong Thánh Lễ.
Xin
Thiên Chúa ban cho những
ai đọc sách này có thể trong tƯơng lai biết quí chuộng Viên Ngọc Vô giá này một cách đầy đủ hơn, đánh giá nó cao hơn và
tìm kiếm nó chăm chỉ hơn.
Post a Comment