THÁNH THỂ HY TẾ TUYỆT VỜI | CHUONG 08
CHƯƠNG 8: TRONG THÁNH
LỄ ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC
KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI
Trong tất cả các Mầu Nhiệm cuộc đời Chúa Kitô, không một mầu nhiệm nào có thể đƯợc suy gẫm với nhiều ơn ích hay đáng tôn thờ hơn cuộc Khổ
Nạn và Cái Chết đau khổ của Chúa, nhờ đó ơn cứu chuộc của chúng ta đƯợc thực
hiện. Các Giáo Phụ dạy chúng ta rằng ai suy gẫm và tôn kính Cuộc
Khổ Nạn của Chúa sẽ đƯợc nhận một phần thƯởng phong phú. Có nhiều phƯơng
pháp
làm việc này, phƯơng pháp nào cũng có lợi, nhƯng không có phƯơng pháp nào hơn là phƯơng pháp tham dự Thánh Lễ sốt sắng: vì trong Thánh Lễ,
Cuộc Khổ Nạn đau đớn của Chúa đƯợc trải qua một lần nữa trong thực tế,
đƯợc tái hiện lại vì chúng ta, để nhờ đó chúng
ta có
thể suy gẫm dễ dàng hơn
và bày ra trƯớc mắt chúng ta một cách ấn tƯợng hơn.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa đƯợc tái
hiện
trong Thánh Lễ là điều ai cũng phải nhận ra rõ ràng. Mọi sự đều nhắc
nhở
đến điều đó và chỉ ra điều đó, đặc biệt
tƯợng Thánh Giá lúc nào cũg có trƯớc mắt chúng
ta. Trên viên đá Thánh của Bàn Thờ có khắc
ghi
năm dấu thánh giá. Các bình thánh và các lễ phục của linh mục đều có ghi hình Thánh Giá. Khi dâng Thánh Lễ, chủ tế làm dấu
thánh giá nhiều lần
trên mình và trên các lễ vật. Việc
lập đi lập lại nhiều lần
Dấu Thánh Giá này có nghĩa là gì nếu không phải là Cuộc Khổ Nạn đau đớn và Cái Chết của Đức Kitô đƯợc biểu trƯng lập lại và tái hiện trên Bàn Thờ.
KHÔNG PHẢI LÀ TƯỞNG NHỚ MÀ LÀ TÁI HIỆN
Trong
Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy,
nhƯng Hy
Tế Thánh Lễ không phải chỉ là một sự tƯởng nhớ, mà là sự tái hiện
lại Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Hội Thánh dạy chúng ta: Ai nói rằng Hy Tế Thánh Lễ chỉ là sự tƯởng nhớ Hy Tế Thánh Giá ngƯời đó bị vạ tuyệt thông.
Và trong cùng Khóa Họp của Công Đồng Tretô (Khóa
22,
Ch.2), Hội Thánh nói: Trong Hy Tế Thánh đƯợc cử hành trong Thánh Lễ có chứa đựng cùng
một
Đức Kitô, đƯợc sát tế một cách không
đổ máu, cũng chính là Đấng đã tự hiến tế một lần có đổ máu trên Bàn Thờ Thập Giá. Chỉ cần lời khẳng định
thẩm
quyền này đã đủ để làm chúng
ta thỏa mãn và loại bỏ hết mọi hoài nghi trong trí chúng ta. Bởi vì những gì mà Hội Thánh dƯới sự hƯớng dẫn của
Chúa Thánh Thần dạy và truyền chúng ta chấp nhận, thì buộc chúng ta phải
tin vững và không bao giờ hoài nghi hay tranh cãi bằng bất cứ cách nào. Vậy
mà Hội Thánh dứt khoát tuyên bố rằng cùng một Đức Kitô trong quá khứ đã
tự hiến trên Thập Giá một cách rất đau đớn và đổ máu mình ra, thì cùng một
Đức Kitô ấy nay thực sự hiện diện trong Thánh
Lễ và đƯợc sát tế một lần nữa
mặc dù không đổ máu và không đau đớn.
Để
chứng minh và tăng cƯờng sức mạnh của lời tuyên bố này,
Hội Thánh còn khẳng định thêm: Vì đây vẫn cùng là một tế vật. Tế Vật bây giờ hiến dâng
qua
thừa tác vụ của Linh Mục vẫn cùng là một Tế Vật đã tự hiến trên Thánh
Giá, chỉ có cách thức hiến dâng là khác, nghĩa
là trong cả hai Hy Tế này, Hy
Tế Thập Giá và Hy Tế Thánh Lễ, cùng một Tế Vật đƯợc hiến dâng và dâng
Hy Lễ, trong cả hai trƯờng
hợp vẫn cùng là một Đức Kitô; nhƯng cách thức NgƯời tự
hiến trên Thập giá thì
khác với cách thức NgƯởi tự hiến trong Thánh
Lễ.
Trên Thánh Giá NgƯời tự hiến chính mình, bằng sự đổ hết Máu ra khỏi
Thân Thể NgƯời dƯới bàn tay của những kẻ hành hình; trên Bàn Thờ NgƯời cũng tự hiến chính mình nhƯ vậy, nhƯng qua bàn tay và thừa tác vụ của các linh mục, nhờ các ngài mà NgƯời đƯợc sát tế một cách không đổ máu – máu
NgƯời không đổ ra nghĩa là không tách khỏi Thân Thể NgƯời một cách
thể lý, nhƯng có
thể thấy đƯợc qua việc phân biệt hai lần Truyền Phép; lần thứ nhất là Mình Thánh NgƯời toàn vẹn trên một đĩa Thánh,
rồi lần thứ hai là Máu Thánh
NgƯời trong một Chén Thánh;
một hình ảnh sinh động về Cái Chết.
Từ
„Sát Tế‟ có nghĩa là giết chết, đƯợc Hội Thánh sử dụng thƯờng xuyên trong Nghi Thức Thánh Lễ. Thánh Augustinô cũng
dùng từ này khi ngài nói: “Quả
thực
Đức Kitô đã chịu sát tế duy chỉ một lần nơi chính bản thân NgƯời,
nhƯng NgƯời đƯợc sát tế hằng
ngày cho dân trong Nhiệm Tích Thánh Lễ. “Từ này là
một từ đặc thù; nó đƯợc sử
dụng
thƯờng xuyên trong Kinh Thánh và để mô tả việc giết và dâng các con vật hiến tế trên Bàn Thờ. Vậy, với việc sử dụng cùng một từ này khi nói về Thánh Lễ, Hội Thánh muốn chỉ ra rằng Đức
Kitô đƯợc hiến dâng trong Thánh Lễ, không chỉ qua lời của linh mục, cũng không phải qua việc giơ Mình Máu Thánh lên, nhƯng nhƯ Con Chiên
Hiến Tế, NgƯời đƯợc làm cho chịu đau khổ và sát tế một cách mầu nhiệm, nhƯ chúng ta sẽ diễn giải rõ ràng hơn dƯới đây.
Thánh CYPRIANÔ dạy chúng ta “Hy Tế chúng ta dâng là cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô.”
Rõ ràng ngài muốn nói rằng: Khi cử hành Thánh Lễ, chúng ta diễn lại những
gì đã
thực hiện trong Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Thánh
GRÊGORIÔ diễn tả sự thật này một cách rõ hơn: “Mặc dù Đức Kitô không
chết lại một lần nữa, nhƯng Ngài vẫn chịu
đau khổ lại một lần nữa vì chúng ta
một
cách mầu nhiệm,
thần
bí trong HY TẾ THÁNH LỄ. THEODORET cũng diễn tả rõ ràng không kém. “Chúng ta không dâng Hy Tế nào khác ngoài Hy Tế Lễ đƯợc dâng một lần trên Thập Giá.
Chúng
ta có thể dễ dàng dẫn chứng
thêm nhiều tác giả khác
nữa, nhƯng để vắn gọn, chúng ta chỉ cần tóm tắt lại bằng lời chứng không
thể
sai lầm trong Hội
Thánh trong „Lời Nguyện Thầm‟ (Secreta) của Thánh Lễ Chúa Nhật 9 sau Lễ Hiện Xuống: Lạy Chúa chúng con nài xin Chúa cho chúng con siêng
năng tham dự các Mầu Nhiệm này một cách xứng
đáng, vì mỗi lần chúng
con cử hành việc tƯởng nhớ Hiến Tế này, thì công trình cứu chuộc chúng con lại
đƯợc thực hiện. Câu hỏi đƯợc nêu lên ở đây là: Công trình cứu chuộc của chúng
ta là
gì? Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể trả lời câu hỏi này, nếu bạn hỏi
nó”.
Nó sẽ đáp: “Nhờ những đau khổ của Chúa Kitô.”
Vậy, nếu Hội Thánh tuyên bố rằng công trình cứu chuộc của Đức Kitô đƯợc thể hiện trong mỗi Thánh
Lễ, thì Cuộc khổ Nạn của NgƯời cũng đƯợc tái hiện trong mỗi Thánh
Lễ.
Sự thật này cũng đƯợc diễn tả trong „Lời Nguyện Thầm‟ của Thánh Lễ
các Thánh Tử Đạo: “Lạy Chúa xin tuôn đổ Phép Lành dồi dào xuống trên
chúng con, để của Lễ chúng con dâng vừa làm đẹp lòng Chúa, vừa
trở nên Bí Tích cứu độ cho chúng con.” Không thể hiểu lời này với nghĩa là chúng ta đƯợc cứu
độ lại một lần nữa trong Thánh Lễ,
mà phải hiểu là, trong Thánh Lễ,
hiệu
quả của ơn cứu chuộc chúng
ta đƯợc thông truyền
cho chúng ta, nhƯ Hội
Thánh nói ở một chỗ khác: “Xin cho hiệu quả ơn cứu chuộc
đƯợc thông ban cho
chúng con nhờ vào Hy Tế này.”
Một
tác giả khác nói: “Thánh Lễ là gì nếu không phải là
sự tái hiện ơn cứu
chuộc chúng ta?” CHA MOLINA cũng phát biểu rất hay cùng một sự thật này:
“Thánh Lễ cao cả vô hạn so với bất cứ của lễ hiến dâng nào khác, vì Thánh
Lễ không chỉ là hình ảnh ơn cứu chuộc chúng ta, mà là chính công trình cứu chuộc, đƯợc bao bọc trong mầu nhiệm, nhƯng vẫn đang đƯợc thực hiện.”
Những lời chứng trên đây đủ để làm mọi ngƯời xác tín rằng Thánh Lễ là sự
tái hiện Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô và Con Chiên
hiền
lành của Thiên Chúa đƯợc sát tế một lần nữa cách mầu nhiệm trong mỗi cuộc cử hành Thánh Lễ.
Câu truyện sau đây sẽ làm sáng tỏ sự thật này.
TRUYỆN MINH HỌA –
VUA
SARACEN
Một
ông vua ngƯời Saracen tên là Amerumnes có dịp đƯa ngƯời cháu của ông đến thành phố Amplona ở Syria, tại đó có một ngôi thánh đƯờng
nguy nga tráng lệ đƯợc xây dựng để kính Thánh George. Vừa nhìn thấy ngôi thánh đƯờng từ
một khoảng cách, ông Saracen
bảo các đầy tớ đƯa lạc đà vào thánh
đƯờng và bày thức ăn lên bàn thờ. Đến nơi, bọn đầy tớ bắt đầu thi hành lệnh
của
chủ, nhƯng linh mục nhất quyết ngăn cản không cho ngƯời Saracen xúc
phạm
đến nhà của Thiên Chúa. NhƯng
bọn chúng không để tai trƯớc những lời cảnh cáo của linh mục. Chúng lùa bầy lạc đà vào nhà thờ, nhƯng đám lạc đà này vừa bƯớc chân qua ngƯỡng cửa nhà thờ liền ngã quỵ ra chết. Vua Saracen hoảng sợ: ông truyền lệnh cho đầy tớ dọn sạch xác các lạc đà ra khỏi nhà thờ.
Hôm ấy lại nhằm đúng một ngày lễ và cộng đoàn tề tựu rất đông tại thánh đƯờng
để dự Thánh Lễ, Linh Mục vừa bắt đầu Thánh Lễ vừa lo sợ Ông vua phạm
thánh, vì ông đứng gần bàn thờ để quan sát các lễ nghi. Ông để ý quan
sát rất kỹ và khi chủ tế theo nghi thức Hy Lạp dùng dao cắt
Bánh Thánh thành bốn miếng, ông vua tò mò này xem thấy một Hài Nhi xinhh đẹp
bị cắt
ra,
máu đổ xuống Chén Thánh. Vua Saracen
định dùng gƯơm đâm chết linh mục,
nhƯng ông không hành động ngay vì tò mò muốn xem chuyện gì sẽ xảy ra
tiếp theo, ông vua không
còn thấy bánh và rƯợu nữa mà là Thịt và Máu thực
sự. Ông cũng nhìn thấy cùng một cảnh nhƯ thế trong mỗi tấm Bánh Thánh
đƯợc ban cho giáo dân khi họ
RƯớc Lễ. “Quân Kitô giáo này đúng là bọn man
rợ,” ông tự nhủ: “Trong nghi lễ thờ quấy của họ, họ giết chết một đứa trẻ rồi
ăn thịt nó. Ta phải báo thù cho việc sát hại dã man đứa trẻ vô tội này và phải
làm
cho bọn man rợ này phải chịu một cái chết khốn nạn”.
Sau
khi kết lễ, linh mục phân phát bánh làm phép cho dân chúng và cũng
cho ngƯời lạ một tấm. “cái gì đây?” ông tức giận hỏi. Linh mục đáp: “Đó là bánh
đã làm phép.” NgƯời vô đạo hét lên:
“Có phải cái mà ngƯơi đã dâng trên bàn thờ không,
hỡi kẻ vô nhân tính? Chính ta đã trông thấy ngƯơi tự
tay giết một hài nhi, ăn thịt nó và uống máu nó, phải thế không?
Rồi sau đó ngƯơi lại
còn cho những ngƯời khác nữa!”
Linh mục quá kinh ngạc và khiêm tốn
trả lời: “ThƯa ngài, tôi là một kẻ
tội lỗi không xứng đáng đƯợc nhìn vào những mầu nhiệm
cao cả này. Vì ngài đã
đƯợc đặc ân
nhìn thấy các mầu nhiệm ấy,
nên chắc hẳn ngài rất đƯợc ơn nghĩa với Thiên Chúa.” Ông vua Saracen
hỏi
có phải những điều ông nhìn thấy là thật không. Linh mục đáp đúng là nhƯ thế, nhƯng con mắt của những kẻ có tội thì không nhìn thấy đƯợc mầu nhiệm vĩ đại này, mà chỉ nhìn thấy bánh và rƯợu,
nhƯng trên thực tế sau khi truyền phép, bánh và rƯợu đã biến thành Mình
và Máu Chúa Kitô.
Ông
vua Sarace bị ấn tƯợng quá mạnh trƯớc những gì ông đã thấy và đã nghe.
Ông bày tỏ Ước muốn thành Kitô hữu và xin đƯợc rửa tội. NhƯng vì
sợ nên linh mục không dám
làm,
và bảo ông đến với giám mục ờ núi Sinai và kể
lại
những gì ông đã chứng kiến, để chính vị giám mục sẽ dạy giáo lý Kitô giáo
cho ông và rửa tội cho ông. Ông vua Saracen trở về với đám tùy tùng, nhƯng
không kể gì cho họ về những gì đã xảy ra. Ban đêm ông cải trang làm một ngƯời lữ hành rồi bí mật đi đến Núi Sinai, kể cho giám mục tại đây lý do việc
ông
trở lại đạo. Ông đƯợc dạy giáo lý và rửa tội, lấy tên là Pachomius. Về sau,
ông
trở thành một tu sĩ. Sau ba năm sống khổ hạnh, ăn năn đền tội, và đƯợc phép của Bề Trên, ông trở về nhà với hy vọng cải hóa cha của ông, nhƯng ông
đã bị tra tấn và sau cùng bị ném đá cho tới chết.
Phép lạ này chứng
tỏ
cho chúng ta thấy Mình và Máu Chúa Giêsu
không chỉ hiện diện thực sự trong Bí Tích Cực Thánh,
nhƯng NgƯời còn chịu thực sự chịu sát tế trên Bàn Thờ, mặc dù một cách mầu nhiệm chứ không hiện thực.
NgƯời Saracen đƯợc Chúa ban cho thấy cảnh linh mục chia cắt thịt của một
đứa bé, để từ tình trạng một ngƯời hoàn toàn không tin gì cả, ông có thể kinh ngạc
trƯớc những điều ông thấy mà bắt đầu tìm hiểu và chấp nhận Kitô giáo.
Hơn nữa, Thiên Chúa muốn sự kiện này đƯợc ghi
lại và truyền lại cho hậu thế để tăng
thêm sự hiểu biết của chúng ta và kiện cƯờng đức
tin của chúng ta nơi mầu nhiệm siêu nhiên này. Bởi vì mặc dù trong Thánh Lễ Đức Kitô không
chịu đau đớn hay cái chết thể xác, nhƯng quả thực NgƯời trình diện với Cha
của NgƯời trên
Trời dƯới cùng một hình dạng mà NgƯời đã bộc lộ khi bị đánh đòn, đội mạo gai và đóng đinh,
và NgƯời tỏ lộ một cách rõ ràng nhƯ thế một lần nữa NgƯời đang phải chịu những cực hình trên thực tế vì tội lỗi của cả thế giới.
Về
đề tài này CHA LANCICIUS nói: “Thánh Lễ là sự biểu thị những đau khổ và cái chết của Đức Kitô, không chỉ bằng lời nói, giống nhƯ những
gì có thể diễn ra trên sân khấu,
nhƯng bằng hành động và thực tại; vì vậy các Giáo Phụ gọi Thánh Lễ là sự lập lại Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, và cho rằng
trong Thánh Lễ, Đức Kitô lại một lần nữa chịu đau khổ và chịu đóng đinh một
cách mầu nhiệm.” Đây là những lời của một tác giả thiêng liêng, ngƯời đã viết
những tác phẩm thông thái về các mầu nhiệm Thánh Lễ. Chúng tôi sẽ nêu lên
một
ví dụ khác nữa để củng cố những điều đã nói ở trên.
TRUYỆN MINH HỌA – ĐỨC TIN CỦA VỊ ẨN SĨ
Trong
tiểu sử các Giáo Phụ, chúng
ta đọc thấy có truyện
của một vị ẩn sĩ già không có học, không thể nào hiểu nổi sự thật của sự hiện diện thật của Chúa
Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Ông thƯờng nói: “Trong Bí Tích Cực
Thánh trên Bàn Thờ, chúng ta không
có thân thể Chúa Kitô, mà chỉ có hình
ảnh NgƯời.” Khi nghe câu nói này, hai vị ẩn sĩ già khác đến gặp ông và tìm
cách vạch ra cho ông thấy sai lầm của ông, cắt nghĩa
cho ông các giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo và dẫn chứng các đoạn Kinh Thánh
để bênh vực các lý luận của họ. NhƯng vị ẩn sĩ kia vẫn không
chịu thuyết phục nếu không có một phép lạ thì lý luận gì cũng không lảm
ông tin. Hai vị ẩn sĩ này cầu nguyện
trong suốt một tuần, Đến ngày Chúa Nhật, lúc cả ba vị ẩn sĩ đang có mặt trong Nhà nguyện để dự lễ, đến khi Truyền
Phép, họ thấy một đứa bé rất
khôi
ngô tuấn tú trên bàn thờ thay vào chỗ Bánh Thánh. Cảnh tƯơng này làm
họ ngất ngây, nhƯng niềm vui của họ trở thành khiếp sợ khi đúng vào lúc bẻ Bánh
Thánh, họ thấy một Thiên thần dùng dao đâm đứa bé và hứng máu
chảy vào Chén Thánh. Khi vị ẩn sĩ không tin vào Giáo Lý Biến Đổi Bản Thể
đến gần Bàn thờ để rƯớc lễ, và linh mục sắp sửa ban mình thánh cho ông, đội
nhiên ông nhìn thấy Bánh Thánh nhuốm đầy Máu và mang dáng của sự chết. Lập
tức ông kêu lên. “Lạy Chúa, con thú nhận con thiếu đức
tin. Bây giờ con
tin vững vàng Bánh Thánh
chính là Mình Thánh Chúa và RƯợu Thánh trong Chén Thánh
chính là Máu Thánh Chúa.
Con nài xin Chúa tiếp tục ẩn mình lại dƯới
hình Bánh, để con có thể tiếp rrƯớc Chúa vì lợi ích linh hồn con.” Lời
cầu
nguyện của ông đƯợc Chúa chấp nhận. Ông sốt sắng rƯớc lễ, tạ ơn Chúa và hai vị ẩn sĩ đã cho ông thấy sai lầm
của ông, và ông đi loan truyền cho mọi
ngƯời chung quanh rằng ông đã đƯợc đặc ân nhìn thấy điều gì trong Thánh
Lễ.
Câu chuyện
cho chúng ta thấy thêm một bằng chứng rằng Đức Giêsu Kitô
không chỉ đícch thân hiện diện, nhƯng NgƯời còn tái hiện Cuộc Khổ nạn của NgƯời trong Thánh Lễ. “Cũng nhƯ xƯa kia NgƯời đã gánh lấy muôn vàn tội lỗi cùa cả thế giới,
để rửa sạch chúng bằng
Máu Thánh NgƯời, thì bây giờ các tội chúng
ta
cũng đƯợc đặt lên vai ngƯời, cùng một con chiên chịu sát tế trên bàn thờ để đền tội chúng
ta.” Những lời này cho chúng thấy lý do tại sao Đức kitô tái hiện Cuộc Khổ nạn và Cái Chết
của NgƯời mỗi
khi Thánh Lễ đƯợc cử hành. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu dẫn giải đề tài này một cách đầy đủ hơn.
TẠI SAO ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI TRONG THÁNH LỄ
Không
có cách nào để mô tả lý do tại sao Đức Kitô chịu cuộc
khổ
nạn đau đớn của NgƯời
cho bằng những lời sau đây của CHA SEGNERI Dòng Tên.
“Khi
Đức Kitô còn ở dƯơng thế, sự toàn trí của
ngƯời đã
cho ngƯời thấy rằng,
bất chấp cuộc Khổ Nạn đau đớn của NgƯời, hàng triệu triệu con ngƯời vẫn
sẽ
không tham dự vào ơn cứu độ mà NgƯời đã chuộc
lấy cho họ và vì thế họ sẽ phải hƯ mất đời đời. Là ngƯời anh
cả vô cùng yêu thƯơng chúng ta và hết sức
muốn
cứu
rỗi chúng ta, ngƯời đã tự hiến mình cho Cha ở trên Trời, bằng
cách tuyên bố NgƯời
tự nguyện chịu treo trên Thánh Giá không phải chỉ trong ba
giờ,
nhƯng cho đến ngày Tận Thế
để những giọt nƯớc mắt NgƯời đổ ra,
dòng
máu chảy trong mạch của NgƯời, cũng nhƯ những lời cầu nguyện sốt sắng
và những lời than thở của NgƯời
có thể làm nguôi sự công thẳng của Đức Công Minh Thiên Chúa, làm cho Thiên Chúa động lòng trắc ẩn và nhân từ để ban những phƯơng pháp giúp ngăn ngừa sự hƯ mất đời đời của vô số linh hồn.
Trong bài suy niệm của THÁNH BONAVENTURA, ngài cũng nói rằng Đức
Kitô sẵn sàng ở lại trên Thánh
giá
cho tới ngày tận thế, và các nhà thần
học
cũng nhất trí với ý kiến này. Ngoài ra
chính Chúa Giêsu
đã từng mặc khải cho
nhiều vị Thánh biết rằng NgƯời sẵn sàng một lần nữa chịu đựng tất cả những đau khổ mà ngƯời đã
chịu cho toàn thế giới để có thể cứu một ngƯời có
tội.
Chúa Cha Hằng Hữu không chấp nhận việc đấng Cứu Thế tự nguyện
chịu đau khổ trên Thánh Giá cho đến ngày tận thế. Ba giờ trên Thánh
Giá đã qúa đủ, và trong ThƯợng Trí của NgƯời, NgƯời biết rằng bất cứ ai không tham dự vào những ơn ích của cuộc Khổ Nạn Thánh của NgƯời thì họ có thể tự trách chính họ đã để mình mất linh hồn.
Thay vì làm nguôi ngoai tình yêu nóng bỏng của Đức Kitô đối với loài ngƯời, bản án này càng làm cho tình yêu ấy nóng bỏng hơn và tăng sức
mạnh Ước muốn cứu thoát chúng ta là những kẻ tội lỗi khỏi hình phạt đời đời. Vì vậy,
trong sự khôn ngoan Thần Linh của NgƯời, NgƯời đã nghĩ ra một
phƯơng tiện để NgƯời có
thể tiếp tục ở lại dƯơng gian sau khi NgƯời chết, tiếp
tục
cuộc Khổ Nạn cứu độ của NgƯời, và liên lỉ cầu xin với Thiên Chúa cho loài ngƯời nhƯ NgƯời đã làm khi chịu đóng đinh trên thập Giá. PhƯơng tiện kỳ diệu này là gì? Chính là HY TẾ THÁNH
LỄ,
trong đó hằng ngày NgƯời liên lỉ chịu đau khổ vì chúng ta, nài van cho chúng
ta, và khẩn thiết kêu xin
Thiên Chúa ban Ân Sủng và lòng thƯơng xót của NgƯời cho chúng ta.
LÕNG TÔN SÙNG THÁNH LỄ CỦA THÁNH COLETTE
Trong tiểu sử Thánh Colette (6 tháng 3) của cha Bolland, chúng ta đọc thấy câu truyện về lòng sùng mộ Thánh Lễ của Thánh Colette nhƯ sau: “Có lần
Thánh Nữ đang dự Thánh Lễ do Cha giải tội của Ngài cử hành, đến lúc
Truyền
Phép
ngƯời ta nghe thấy ngài thốt lên: “Ôi Thiên Chúa của con, Chúa
Giêsu của con, các Thiên Thần và các Thánh, Ôi loài ngƯời và những kẻ tội
lỗi,
những điều mà chúng ta đang thấy và nghe thật lạ lùng biết bao!” Sau
Thánh Lễ, cha giải tội hỏi cái gì đã khiến
ngài la to lên nhƯ thế. Ngài đáp: “Khi Cha cầm Mình Thánh
giơ
lên , con nhìn thấy Chua Kitô trên Thánh Giá, và Máu NgƯời từ các thƯơng tích của NgƯời chảy xuống. Cùng lúc ấy con
nghe
thấy NgƯời thƯa lên với Cha NgƯời rằng: “Xin Cha nhìn vào thân xác
con đang treo trên Thập
Giá, thân xác con đã chịu đau đớn vì loài ngƯời, xin Cha nhìn vào các thƯơng tích của Con, nhìn vào Máu Con đã đổ ra, xin hãy xét
đến các đau khổ của Con, xét đến Cái Chết của Con. Tất cả những điều
này Con đã chịu để cứu những kẻ tội lỗi. Bây giờ nếu Cha luận phạt họ đời
đời, vì các tội lỗi của họ và trao họ cho Quỷ Dữ, thì cuộc Khổ Nạn cay đắng và cái chết ghê gớm của Con nào có ích gì? Những kẻ
bị luận phạt sẽ không biết ơn Con; NgƯợc lại, chúng sẽ nguyền rủa Con muôn đời. NhƯng nếu chúng dƯợc cứu rỗi, chúng sẽ ca ngợi
và tôn vinh Con muôn
đời với lòng biết
ơn vì những đau khổ Con đã chịu. Vì vậy, lạy Cha của con, xin hãy vì Con mà tha tội cho chúng và cứu chúng khỏi án phạt đời đời.
Câu truyện này cho chúng
ta thấy Chúa Giêsu cầu xin khẩn khoản nhƯ thế nào cho chúng ta trong Thánh Lễ
và NgƯời cầu xin Cha trên Trời thƯơng xót chúng ta nhƯ thế nào. Bởi vì Thánh Lễ là sự tái hiện cuộc Khổ Nạn của
NgƯời, nên trong khi Thánh Lễ đƯợc cử hành, những gì đã đƯợc thực hiện trên Thánh giá xƯa phải đƯợc tái
hiện
bây giờ. Trên Thánh Giá Chúa Giêsu đã kêu
lớn tiếng : Lạy cha, xin Cha tha cho chúng
vì chúng không biết việc
chúng làm (Lc 23:34).
Cũng thế, trong Thánh Lễ, NgƯời kêu lên từ Bàn Thờ,
van xin ơn tha thứ cho mọi kẻ tội lỗi, đặc biệt những ngƯời đang hiện diện
trong Thánh Lễ. Tiếng kêu của NgƯời có sức mạnh quá lớn, quá thuyết phục,
khiến nó chọc thủng
mây
trời để đi tới tận Trái Tim của Cha Hằng Hữu. NhƯ
thế
Đức Kitô hoàn thành vai trò trung gian của NgƯời, nhƯ lời Thánh Gioan nói: Chúng ta có một Đấng
bầu
chữa nơi Cha, Đức Giêsu Kitô, Đấng Công
Chính, NgƯời là Vật hy sinh đền tạ cho những tội lỗi ta… (1 Ga 2:1-2). Và Thánh
Phaolô cũng viết: Đức Kitô Giêsu Đấng đã chết, hơn nữa đã sống lại và đang
ngự bên Hữu Thiên Chúa, và là
Đấng đang chuyển cầu cho chúng ta trên
Bàn
Thờ, vì ở đây NgƯời thể hiện
vai trò tƯ tế của NgƯời, nhƯ lời tác giả ThƯ
Do Thái nói, nhiệm vụ của vị ThƯợng Tế là dâng Hy tế để đền tội cho dân
(Dt 5:1).
Thánh Laurensô Giustinianô cũng làm chứng về điểm này nhƯ sau: “Khi
Đức
Kitô chịu sát tế trên Bàn Thờ, NgƯời thƯa chuyện với Cha NgƯời, NgƯời
cho Cha thấy các vết thƯơng trên Thánh Thể NgƯời, để nhờ lời chuyển cầu
của ngƯời, chúng ta đƯợc cứu khỏi hình phạt đời đời.”
Lời
cầu nguyện của Đức Kitô trên Bàn Thờ
có tác dụng biết bao cho đời sống an lành của chúng ta! Giá nhƯ không có lời cầu nguyện của NgƯời, chúng ta đã có thể hứng chịu biết bao nhiêu tai họa.
Hàng ngàn ngƯời nay đƯợc hạnh phúc trên trời có thể đã phải xuống hỏa
ngục
nếu không đƯợc Đức Kitô chuyển cầu để cứu họ khỏi nơi Khổ hình. Vi vậy, chúng ta hãy siêng năng vui vẻ đi dự Thánh Lễ, vì biết rằng chúng ta đƯợc thông phần vào lời chuyển cầu của NgƯời, đƯợc giữ gìn khỏi những điều
dữ và
nhờ Đấng Trung Gian Toàn Năng
này, chúng ta đƯợc Thiên Chúa ban những ơn tự mình chúng ta không thể xin đƯợc.
TẠI SAO ĐỨC KITÔ TÁI HIỆN CUỘC KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI
Trên đây chúng ta chƯa nói đến các lý do tại sao
Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ
Nạn của NgƯời. Đó là để NgƯời có thể chuyển cầu cho chúng ta một cách
cũng hiệu quả nhƯ khi NgƯời chịu treo trên Thập Giá, để đánh động lòng thƯơng cảm của Cha NgƯời khi nhìn thấy những đau khổ của NgƯời.
Một
lý do khác nữa của việc Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ Nạn của NgƯời
trong Thánh Lễ, đó là để chúng ta đƯợc hƯởng những hiệu quả Hy Tế của NgƯời trên Thánh Giá. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nếu chúng ta nhớ rằng, trong cả cuộc đời của NgƯời và nhất là trên Thánh Giá, NgƯời đã dành đƯợc một công nghiệp vô hạn mà chỉ một số ngƯời đạo đức là xứng đáng lãnh nhận.
Bây
giờ NgƯời thông chia những kho tàng ấy mỗi ngày cho chúng ta vào nhiều dịp khác nhau, nhƯng chủ yếu là trong Thánh Lễ. Một tác giả đạo đức
viết: “Điều mà trên Thánh Giá là một Hy Tế Cứu Chuộc, thì trong Thánh Lễ
là một Hy Tế thông chia nhờ đó quyền năng của Hy Tế Thánh Giá đƯợc chia sẻ cho từng ngƯời chúng ta.” Đây là những lời đem lại niềm vui và an ủi cho chúng
ta là những
kẻ tội lỗi. Chúng ta không đƯợc diễm
phúc
đứng dƯới chân Thập Giá trên đồi Canvê, và chia sẻ những hiệu quả của những Hy Tế
kỳ diệu ấy,
nhƯng nếu
chúng ta tham dự Thánh Lễ sốt sắng, thì quyền năng của Hy Tế
Thập Giá sẽ đƯợc thông ban cho linh hồn chúng ta, đúng là không phải cho
mọi
ngƯời nhƯ nhau, nhƯng cho từng ngƯời tùy theo mức độ lòng sốt sắng của
họ.
Bây giờ chúng ta hãy xem chúng ta đƯợc những ơn ích dồi dào biết bao nhờ việc
Đức Kitô tái hiện Cuộc
Khổ Nạn trong Thánh
Lễ vì chúng ta, thông
ban cho chúng ta những công nghiệp của Cuộc Khổ Nạn đó. Bạn có nghĩ tại
sao Đức kitô làm việc này không? Chủ yếu là để chúng ta đƯợc chia sẻ những công
nghiệp của NgƯời mà dâng lên cho Thiên Chúa Toàn Năng vì lợi ích
linh
hồn chúng ta. Thánh
Mechtilde nhắc chúng ta nhớ đến những lợi
ích này. Có lần Đức Kitô nói với Thánh
Nữ: “Này Ta ban mọi thống khổ của Ta cho con,
để những nỗi thống khổ ấy là
của con, rồi con có thể hiến dâng nó lại cho
Ta.” Để giúp chúng
ta
biết rằng Ơn huệ này đƯợc ban cho chúng
ta một cách
tuyệt vời trong Thánh Lễ, Chúa Kitô
nói
với Thánh Nữ: “Ai hiến dâng cho Ta Cuộc
khổ Nạn của Ta (mà Ta đã cho làm của ngƯời ấy), ngƯời ấy sẽ nhận đƯợc gấp
đôi những gì ngƯời ấy dâng, vì Ta đã nói: “Họ sẽ đƯợc gấp
trăm và đƯợc sự sống đời đời.”
Quả
là những lời đầy an ủi cho chúng ta. Chúng ta thật hạnh phúc biết bao khi có Thánh Lễ, vì trong Thánh Lễ Đức Kitô ban cho chúng ta những kho tàng
vô giá và chúng ta có khả năng phát triển và làm giàu thêm
lên. Chỉ cần chúng ta đơn sơ thƯa với Chúa Giêsu: “Giêsu, con xin dâng lên Chúa cuộc
Khổ Nạn cay đắng của Chúa.” NgƯời
sẽ đáp lại: “Con ơi, Ta ban nó lại cho
con nhiều
gấp đôi.”
Nếu chúng ta dâng ngƯời Máu Thánh NgƯời, NgƯời cũng
sẽ trả lời y nhƯ vậy, vì chúng ta dâng bất cứ phần đau khổ nào của NgƯời thì
NgƯời cũng sẽ ban
lại gấp đôi những gì chúng ta dâng. NgƯời sẽ
làm
điều này mỗi khi chúng ta dâng hiến cho NgƯời bất cứ phần nào Cuộc Khổ Nạn của NgƯời nhƯ là
của chính chúng ta. Đây đúng là một cách cho vay có lãi to, một phƯơng pháp dễ dàng để kiếm đƯợc của cải thiêng liêng.
Còn
một số lý do khác nữa của việc Đức Kitô tái hiện Cuộc Khổ Nạn của NgƯời
trong Thánh Lễ. Để những tín hữu dù không thể tham dự Hy Tế trên Thập Giá, nhƯng khi tham
dự Thánh Lễ thì có thể nhận đƯợc cùng những Ân Sủng và những công nghiệp giống nhƯ họ
thực sự đứng dƯới chân thập Giá,
miễn là họ tham dự với cùng một lòng sốt sắng nhƯ vậy. Nói nhƯ vậy cũng
tƯơng tự nhƯ nói rằng: Hãy xem Hy Tế của chúng ta tuyệt vời biết bao.
Không chỉ là tƯởng nhớ Hy Tế đã dâng xƯa kia trên Thánh giá, mà là CÙNG MỘT
Hy Tế ấy, và mãi mãi là Hy Tế ấy.
Hơn nữa, những
hoa quả mà Hy Tế Thánh Lễ tạo ra cũng là những hoa quả của Hy Tế Thập
Giá. Lời quả quyết
này nghe có vẻ không
thể
tin nổi. Hy Tế Thánh
Lễ mà lại là cùng một Hy Tế trên đồi Canvê xƯa sao? Hy Tế Thánh
Lễ mà lại có thể tạo ra
cùng những hiệu
quả
nhƯ Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô Sao? Đúng thật là thế đấy, và điều này
cho thấy Hy Tế Thánh Lễ quả là tuyệt vờì và hiệu quả chừng nào! Cha Molina viết về điểm này nhƯ sau:
“Đức Kitô đã truyền cho Hội Thánh phải đời đời hiến dâng cùng một Hy
Tế NgƯời đã dâng trên Thập Giá, cùng một Hy Tế tuy bây giờ không còn là Hy Tế đổ máu nữa. Tôi cũng nói CÙNG
MỘT
Hy Tế; nhƯng Thánh Lễ còn chứa đựng
vô vàn Ân Sủng
và sự
tuyệt vời hơn nữa. Vì cùng
là một Hy Tế đã dâng
trên Thập Giá, Thánh Lễ phải có cùng quyền năng, cùng công nghiệp, và phải đẹp lòng Thiên Chúa nhƯ Hy Tế Thập Giá. Thực sự và cốt yếu là cùng một Hy Tế, bởi vì ở đây cũng vẫn cùng
một
Tế Vật, vẫn là cùng một TƯ Tế:
đƯợc dâng lên cùng một vị Thiên Chúa, với cũng cùng những mục đích nhƯ Hy Tế Thập Giá xƯa. Chỉ có một điểm khác biệt đó là
cách dâng thì khác; trên
Thập Giá, Đức Kitô bị sát tế bằng đau khổ và đổ máu, còn bây giờ không đau khổ và không đổ máu.”
Hỡi
ngƯời Kitô hữu, bạn hãy suy nghĩ về những lời mạnh mẽ này, hãy gẫm về Giá Trị vô hạn. Địa vị cao cả và Quyền Năng vô biên của Thánh Lễ. Chúng
ta biết lời này không chỉ từ các lời
dạy của những con ngƯời đạo
đức và thông thái: Hội Thánh rõ ràng tuyên bố rằng Hy Tế Thập Giá và Hy Tế Thánh Lễ
chỉ là một. Vì vậy chúng ta thấy rõ khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta có thể làm
đẹp lòng Chúa và đƯợc hƯởng những công nghiệp
của NgƯời cũng nhiều nhƯ nếu chúng
ta đã hiện diện trên đồi Canvê – miễn là chúng ta có lòng sốt sắng và hồi tâm giống nhƯ chúng ta đứng dƯới chân Thập Giá. Chúng
ta lại không thấy mình vô cùng diễm phúc đƯợc chứng kiến Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô
hằng ngày trong Thánh Lễ và hƯởng những
hoa quả của Cuộc Khổ Nạn ấy cho linh hồn chúng ta sao? Chúng
ta thật diễm
phúc
vì có thể bằng tinh thần đứng dƯới chân Thánh Giá của Chúa Cứu Thế đang hấp hối, nhìn thấy NgƯời
bằng chính mắt mình,
nói
với NgƯời bằng chính
môi miệng
mình,
giống nhƯ những ngƯời xƯa kia đã đích thân hiện diện lúc Chúa chịu đóng đinh. Chúng
ta phải đánh giá cao biết bao những ân huệ Chúa Kitô hằng ngày ban cho
chúng ta; chúng ta phải lo lắng hết sức
để đƯợc chia sẻ những Ân
Sủng
NgƯời sẵn sàng ban phát cho chúng ta.
Post a Comment