THÁNH LỄ HY TẾ TUYỆT VỜI | CHUONG 05
CHƯƠNG 5: TRONG THÁNH LỄ ĐỨC
KITÔ TÁI HIỆN CUỘC GIÁNG SINH CỦA NGƯỜI
Ngày ấy, núi non sẽ tiết ra nƯớc
nho, đồi nƯơng
sẽ chảy sữa tràn trề (Ge
4:18). Hội Thánh trên khắp thế giới nói nhƯ thế về mầu nhiệm Giáng Sinh ngọt
ngào của Chúa Cứu Thế.
Và quả thật, vào cái ngày tuyệt vời trên mọi
ngày
ấy, khi Con Thiên
Chúa mặc lấy xác loài ngƯời đã sinh ra trên thế giới
này, có thể nói rất đúng rằng núi non đổ tràn sự ngọt ngào,
và đồi nƯơng tuôn
chảy sữa và mật. Bởi vì NgƯời là
Đấng ngọt hơn Sữa và Mật. Đấng
là
nguồn mạch mọi sự ngọt ngào, khi đến trần gian NgƯời làm cho mọi sự trở nên ngọt ngào. NgƯời mang niềm vui đích thực từ Trời xuống.
NgƯời đem bình an cho những ngƯời thiện tâm. NgƯời đem an ủi cho những ngƯời sầu khổ, một ngày
mới chói chan cho thế giới.
Ôi
đêm ấy, niềm
vui
của Chúa Cha lớn lao chừng nào
khi NgƯời nhìn Con yêu dấu của
NgƯời, sinh
ra từ thuở đời đời, nay sinh
ra từ lòng Đức Nữ Trinh
Vô Nhiễm mà NgƯời đã thƯơng gọi bằng cái tên „Nữ Tử‟ dấu yêu. Niềm vui của Con Thiên Chúa lớn chừng nào khi NgƯời thấy mình trong bộ áo phàm
nhân, không chỉ có một NgƯời Cha trên Trời, mà con có một ngƯời Mẹ dƯới đất
nữa. Sự mãn nguyện
của Chúa Thánh Thần lớn biết chừng nào khi NgƯời
nhìn
Đấng mà NgƯời đã kết hợp với Chúa
Cha từ thuở đời đời trong mối dây
yêu thƯơng thân mật và hoàn hảo nhất, bây giờ nhờ tác động của NgƯời,
đã đƯợc kết hiệp
mật
thiết đến thế với bản tính loài ngƯời, khiến cho hai bản tính
vốn
vô cùng khác biệt và phân biệt; nay đƯợc kết hợp với nhau trong một Ngôi Vị duy nhất của Thiên Chúa làm
NgƯời. Sự ngọt ngào trào dâng tràn trề biết bao nơi tâm hồn Đức Nữ Trinh khi NgƯời nhìn ngắm thơ nhi của mình
mà tự nhủ Hài Nhi mà mình đang bế trong tay không chỉ
là Con của mình mà cũng
là Con của Thiên Chúa Chí Tôn.
Còn
nữa, lớn lao thay hạnh phúc của những ngƯời đƯợc diễm phúc nhìn
ngắm
đứa trẻ xinh đẹp nhất giữa các con cái loài ngƯời và đƯợc bồng ẵm
NgƯời trên tay. Trong tiểu sử thánh Giuse Cupertinô, chúng ta đọc thấy Thánh Nhân đƯợc mặc khải rằng sau khi Ba Nhà
Đạo
Sĩ đã về lại quê hƯơng của họ, từng
đoàn ngƯời đã đến viếng vị Vua Do Thái mới sinh ra. Họ nài xin Đức Mẹ
cho họ bế Hài nhi dễ thƯơng trên tay và ấp ủ vào lòng. Mẹ Maria
dịu dàng cho phép nhiều ngƯời đƯợc bế Hài Nhi, nhƯng Mẹ ngạc nhiên thấy Hài Nhi
chỉ đến với những ngƯời tốt chứ không đến với những ngƯời xấu.
Chúng ta có lý để gọi những ngƯời ấy là những ngƯời diễm phúc, nhƯng
chúng ta quên rằng chúng ta
còn
diễm phúc hơn họ rất nhiểu, vì
chúng ta hằng
ngày đƯợc nhìn ngắm
Hài Nhi bằng con mắt Đức Tin và chia xẻ niềm vui của
cuộc Giáng Sinh của NgƯời.
Hãy nghe những lời của ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ
I: “Với tâm trí đƯợc soi sáng và tình yêu đƯợc đốt cháy
bằng những lời của các tác giả Tin Mừng và các Ngôn Sứ, có vẻ nhƯ chúng ta không coi việc Đức
Kitô giáng sinh là một biến cố của quá khứ, nhƯng là một biến cố của
hiện
tại đang diễn ra trƯớc mắt chúng
ta. Bởi vì chúng ta nghe thấy những lời đã đƯợc loan báo với các mục đồng nay đƯợc công bố cho chúng ta : “Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng Trọng Đại, cũng là Tin Mừng
cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Thế đã sinh ra
cho anh em (Lc 2:10-11). Hằng ngày,
chúng ta có thể hiện diện ở sự kiện Giáng Sinh hạnh
phúc này, hằng ngày mắt chúng ta có thể chứng kiến sự kiện ấy, miễn là chúng ta đi dự Thánh Lễ, bởi
vì khi ấy sự kiện này đƯợc tái hiện thực sự, và nhờ đó công trình cứu chuộc
của ta đƯợc thực hiện.”
Chúng tôi cũng đƯợc nghe cùng một ý tƯởng này trong các mặc khải của
MẸ TU
VIỆN TRƯỞNG HILDEGARD: “Trong Thánh Lễ, khi bánh và rƯợu
trở thành Minh và Máu Đức Kitô,
các hoàn cảnh của cuộc Nhập thể và Giáng Sinh của NgƯời hiện ra rõ nét trƯớc mắt chúng ta giống nhƯ các mầu
nhiệm
này đã đƯợc thực hiện bởi Con Thiên Chúa khi NgƯời còn sống trên dƯơng
thế.‟” Lời chứng này đã đƯợc Giáo Hội xác nhận: Bà làm chứng cho sự thật
rằng: Cuộc Giáng Sinh của Đức Kitô đƯợc tái hiện một cách sống động trong cảnh Thiên Giới, giống nhƯ những gì đã diễn ra hai ngàn năm trƯớc…
THÁNH HIÊRÔNIMÔ
cho rằng chúng ta biết cách thức và tác nhân làm cho Đức kitô sinh ra trong Thánh Lễ bằng những lời này: “Linh mục gọi Đức Kitô
đến qua môi miệng đã đƯợc thánh hiến của ngài.” Nghĩa là, Đức Kitô
sinh
ra trên thế gian qua lời truyền của linh mục khi miệng ngài đọc lên những lời truyền phép. ĐỨC THÁNH CHA GRÊGORIÔ cũng tuyên bố cùng một ý tƯởng
ấy trong lời nguyện ngài truyền các Linh Mục phải đọc trƯớc khi cử
hành Thánh Lễ: “Con sắp sửa cử hành Thánh Lễ, và sinh ra Mình và Máu Chúa
Giêsu Kitô Chúa chúng con.”
Chính Hội Thánh dạy chúng ta rằng Đức Kitô đƯợc tái hiện một cách
thiêng liêng trong Thánh Lễ, vì Hội Thánh
đặt vào miệng linh mục chủ tế
cùng một bài hát ngợi khen mà các Thiên Thần đã hát lên vào đêm Giáng
Sinh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dƯới thế cho ngƯời
thiện tâm (Lc 2:14). Khi những lời này vọng vào tai, chúng
ta hãy tƯởng tƯợng nhƯ đang nghe thấy tiếng Thiên Thần nói với các mục đồng: Này tôi
báo cho anh em một tin mừng trọng đại… hôm nay, một Đấng Cứu Thế đã
sinh ra cho anh em: NgƯời là Đức Kitô, Chúa chúng
ta. Anh em sẽ thấy một Hài Nhi quấn trong tã nằm trong máng cỏ (Lc 2:10-12).
Giả sử Thiên Thần Bản Mệnh nói với chúng ta: “Con ơi, hãy vui lên vì bây giờ trong Thánh Lễ
này, Chúa Cứu Thế của con sẽ sinh ra để cứu rỗi con, con sẽ tận mắt nhìn thấy NgƯời dƯới hình Bánh Thánh.”
Nếu Thiên Thần Bản Mệnh không nói với
chúng ta nhƯ thế, thì Đức Tin cũng nói với chúng ta, chẳng
lẽ chúng ta không vui vì điều này sao? Nếu thực sự tin nhƯ thế, chúng ta sẽ thờ lạy Hài Nhi Thánh trong Thánh Lễ với cùng niềm cung kính và mến yêu giống nhƯ những
ngƯời đã
đƯợc diễm phúc nhìn thấy NgƯời bằng chính con mắt trần của họ.
Trong
Thánh Lễ, Đức Kitô không
chỉ hiện diện một cách thiêng
liêng hay trong trí tƯởng tƯợng của chúng
ta mà thôi. NgƯời còn hiện diện thực sự dƯới
dạng thể lý: cùng một Hài Nhi Giêsu
mà Mẹ
Thiên Chúa đã sinh ra tại Bêlem và Ba Vua đến thờ lạy.
Ở đây
cũng nhƯ tại
đó, bộ dạng của NgƯời đƯợc bọc
kín
bởi khăn tã, nghĩa là bởi hình dáng bề ngoài của Bánh Thánh mà mắt
chúng ta có thể thấy đƯợc. NhƯng Hài Nhi dịu dàng nằm dƯới lớp vỏ bề ngoài ấy chỉ có thể đƯợc nhận biết bằng con mắt Đức Tin bên trong. Đức Tin làm
chúng ta tin chắc không chút nghi ngờ rằng Chúa thực sự ẩn dƯới hình dáng
thấp
hèn này. Có nhiều lý do tại sao NgƯời ẩn mình nhƯ thế trƯớc con mắt
chúng ta; một lý do chính là; cho chúng ta cơ hội thể hiện Đức Tin đối với
một
sự kiện trọng đại nhƯ thế và giúp chúng ta chiếm đƯợc công nghiệp mỗi
khi
tham dự Thánh Lễ. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ cho thấy Chúa
chúng ta, để củng cố Đức Tin của chúng ta vào sự hiện diện thật của NgƯời, đã cho phép những Kitô hữu sốt sắng, thậm chí cả những ngƯời Do Thái và những ngƯời không tin, đƯợc thấy thân thể thật của NgƯời. Chúng ta sẽ kể ra
đây một ví dụ.
CUỘC TRỞ LẠI CỦA DÂN SAXON
Ông
Albertus Krantius kể một câu truyện khá dài về những cố gắng liên
tục
của Hoàng Đế Charlemagne nhằm cải hóa những ngƯời Saxon ngoại đạo về với Kitô giáo. Tuy vị hoàng đế này đã hơn một lần hoàn toàn chinh phục họ bằng vũ lực và buộc họ phải từ bỏ các cuộc thờ cúng ngoại giáo của họ,
nhƯng dƯới sự lãnh đạo của Wittekind, thủ lãnh của họ, họ đã bỏ Đức Tin Kitô
giáo.
Vào
năm kia, vào mùa Chay, lần
thứ 5 hoàng đế thống lãnh một đại binh
tiến vào đất của họ. Lễ Phục Sinh đã đến gần, và toàn quân đƯợc lệnh dọn
mình để lãnh nhận các bí tích và sốt sắng cử hành Đại Lễ trong doanh trại. Bấy giờ thủ lãnh ngƯời Saxon Wittekind đi đến doanh trại quân đội Đức với
mục
đích xem các Lễ Nghi của NgƯời Kitô giáo. Để không bị lộ, ông cải trang làm một kẻ ăn mày rách rƯới, một mình vào doanh trại xin quân lính của bố thí. Cùng lúc ấy ông để ý quan sát xem tất cả những gì đang diễn ra để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Ông nhận thấy
rằng, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Hoàng Đế và tất cả các binh sĩ đi lại với vẻ mặt ủ rũ, ăn chay nghiêm nhặt và cầu nguyện
rất nhiều; còn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh thì họ đi xƯng tội và vào ngày Chúa Nhật họ rƯớc lễ.
Trong khi đang dự Thánh Lễ, vào lúc Truyền
Phép, ông rõ ràng nhận thấy
trong tay Linh Mục một đứa bé rất xinh đẹp hấp dẫn khiến ông
hết sức thích thú vì ông chƯa từng nhìn thấy cảnh ấy bao giờ. Cho tới lúc Thánh Lễ kết thúc, ông thể rời cặp
mắt
khỏi vị Linh Mục. Sự ngạc nhiên của ông lên đến tột độ khi ông thấy các binh sĩ lên rƯớc lễ; ông thấy Linh Mục cho mỗi ngƯời
rƯớc lễ cùng một đức bé ấy, ai nấy tiếp nhận đứa bé nhƯng mỗi trƯờng hợp một khác nhau.
Đức Bé rất vui vẻ đến với một số lính, nhƯng với một số lính khác, Đứa Bé cảm thấy khó chịu và quay mặt đi nhƯng rồi cũng miễn cƯỡng đến.
Thủ Lãnh của ngƯời Saxon quá ngạc nhiên không hiểu những sự kiện phi thƯờng nay có nghĩa là gì.
Khi Thánh Lễ kết thúc, ông ra ngoài và
đến đứng giữa một
nhóm
kẻ ăn xin khác đang xin những ngƯời vừa dự lễ đi ra. Chính tay Hoàng Đế ban của bố
thí
cho từng ngƯời. Và khi đến lƯợt Wittekind chìa tay ra, một cận thần của
Hoàng Đế nhận ra ông nhờ trông thấy nét dị dạng trên ngón tay ông. “Đó là
Wittekind thủ lãnh của dân
Saxon đấy; thần biết ông ta qua ngón tay cong
của ông ta.” Hoàng Đế truyền đƯa ngƯời này vào lều của ông và hỏi tại sao
ông
ta là thủ lãnh Saxon
mà
lại cải trang làm kẻ ăn mày đến đây. Wittekind sợ bị kết tội
gián
điệp và bị trừng phạt nên
đã thú nhận tất cả với
Hoàng Đế: “Xin đừng nổi giận với tôi. Tôi làm chuyện này chỉ với mục đích tìm hiểu về việc thờ
phƯợng của ngƯời Kitô giáo mà thôi.” Rồi Hoàng
Đế hỏi ông ta đã xem thấy những gì, Wittekind trả lời: “Tôi đã nhìn thấy những điều lạ lùng mà trƯớc đây tôi chƯa từng thấy bao giờ.” Rồi ông kể cho Hoàng Đế tất cả những gì
ông
đã thấy vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và lúc dự Thánh
Lễ sáng hôm ấy,
và ông xin Hoàng Đế cắt nghĩa cho
những mầu nhiệm
ấy.
Hoàng Đế hết sức kinh ngạc khi nghe biết Thiên Chúa đã ban cho kẻ ngoại đạo cứng đầu cứng cổ này đƯợc ơn nhìn thấy Hài Nhi Giêsu trong
Bánh Thánh, một ơn mà NgƯời chỉ dành cho
một ít vị Thánh. Rồi
vua cắt nghĩa cho
thủ
lãnh ngƯời Saxon biết tại sao họ
buồn rầu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,
tại sao họ giữ chay, đi xƯng tội và rƯớc lễ. NgƯời ngoại đạo
này tỏ ra quá cảm
động, ông tuyên bố
từ
bỏ các tà thần, chấp nhận Đức Tin Kitô Giáo và sau
khi đƯợc dạy
dỗ đầy đủ, ông đã lãnh nhận
Phép Rửa. Ông đem một vài Linh Mục trở
về với dân của ông và nhờ
thừa tác vụ của các linh mục này, công quốc
Saxon đã dần dần hoán cải về với Đức Kitô.
Câu truyện có thật này chứng tỏ rằng Hài Nhi Giêsu hiện diện thực sự trong Bánh
Thánh và đã đƯợc nhìn thấy dƯới hình dạng thể lý, không chỉ bởi
một
ngƯời có
đạo, mà cả những ngƯời ngoại
đạo. NgƯời che dấu vẻ đẹp siêu vời
của Thân Thể vinh quang của NgƯời trƯớc mắt chúng ta là những kẻ tội lỗi, nhƯng không
che
dấu vẻ đẹp ấy trƯớc mặt Cha NgƯời và các Thần Thánh trên
trời. NgƯợc lai, trong mỗi Thánh
Lễ. NgƯời tỏ
lộ vẻ đẹp đáng yêu vô vàn ấy làm cho Thiên Chúa ba Ngôi Cực Thánh đƯợc vinh hiển, trong khi Mẹ
Thánh của NgƯời cùng toàn thể Thiên Thần và các Thánh cảm nghiệm đƯợc
niềm vui và hạnh phúc
vô biên.
Bởi vì, nhƯ Đức Kitô đã nói với Đáng Kính
Alanus, không có gì làm vinh danh Thiên Chúa và làm hân hoan Mẹ Thánh
của NgƯời và
các Thần Thánh cho bằng HY TẾ THÁNH LỄ.
Khi
các Thiên Thần nhìn xuống Hài Nhi sơ sinh này, các ngài phủ phục thờ lạy NgƯời với lòng kính cẩn thâm sâu. Đây là điều tác giả ThƯ Do Thái nói tới khi ngài nói: Mọi Thiên Thần của Thiên Chúa hãy thờ lạy NgƯời (Dt
1:6). Vào đêm Giáng Sinh, Thiên Chúa Cha sai Con Một của NgƯời xuống
trần gian lần đầu; nhƯng mỗi khi Thánh
Lễ đƯợc cử hành. NgƯời lại đƯa Con của NgƯời xuống một lần nữa trên các bàn thờ của chúng ta, để hiến
tế NgƯời Con ấy cho chúng ta và thông ban những
ơn lành của cuộc Giáng Sinh của
NgƯời. Lúc ấy các Thiên Thần sấp mình thờ lạy NgƯời, nhƯ Hội Thánh đọc
trong kinh Tiền Tụng: “Các
Thiên Thần ca ngợi, các Quản Thần thờ lạy, các Quyền Thần kính sợ Uy Danh NgƯời;
các tầng trời cùng với toàn thể triều
thần
thiên quốc và các Thần Sốt Mến đồng thanh chúc tụng NgƯời. NhƯ vậy
vào đêm NgƯời sinh ra, các Thiên
Thần hát rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dƯới thế cho ngƯời thiện tâm. Chúng ta cũng thế, cùng
với các đạo binh trên Trời, chúng ta ca ngợi tôn vinh Hài Nhi Thánh,
Đấng từ trời lại đến một lần nữa và mặc lấy hình dạng một Hài Nhi để cứu chuôc chúng ta, và ban cho tất cả những
ai tham
dự Thánh Lễ đƯợc chia sẻ dồi dào những công nghiệp Ngài đã giành đƯợc cho chúng ta.
NIỀM VUI TẠO RA TRÊN TRỜI
Phải có trí thông minh của các Thiên thần mới có thể cắt nghĩa đúng mức
Mầu
Nhiệm siêu vời này, vì nó vƯợt quá trí hiểu của loài ngƯời. Chúng ta
không thể có một ý niệm nào về niềm vui mà Mầu Nhiệm này tạo ra cho Ba
Ngôi
Cực Thánh, nhƯng chúng ta biết đó là một trong các chân lý của Đạo
chúng ta, đó là Ba Ngôi Cực Thánh có đủ mọi sự nơi mình, và mỗi Ngôi truyền
thông cho Hai Ngôi kia niềm
hoan
lạc khôn tả. Kinh Thánh
nói
về sự Khôn Ngoan
Hằng Hữu, Con Thiên Chúa bằng những lời sau đây: Đức Khôn Ngoan
phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu là tấm gƯơng trong phản ánh hoạt động của Thiên Chúa, là hình ảnh lòng nhân hậu của NgƯời (Kn 7:26). Từ thuở đời
đời, Tấm GƯơng này đã đặt trƯớc mắt Cha Hằng Hữu, trong gƯơng, Chúa Cha
thấy
phản ánh hết sức rõ ràng hình ảnh mình và cảm thấy thỏa mãn vô biên; vì trong
đó NgƯời đã
luôn luôn nhìn thấy nhƯ bây giờ và mãi mãi về sau, quyền năng
vô biên và chủ quyền tuyệt đối hoàn hảo của NgƯời, và chúng
sẽ là nhƯ thế mãi muôn đời. Sự hiểu biết này của Thiên Chúa về chính NgƯời
và sự chiêm ngắm hình ảnh NgƯời
trong Tấm GƯơng Thần Linh này là cốt tủy sự
hoan
lạc hoàn hảo vô hạn của NgƯời, cho nên, giả nhƯ không
có những thuộc tính khác nữa, thì nguyên những thuộc tính này đã đủ để tạo thành niệm hạnh phúc vĩnh cửu của NgƯời.
Tấm
gƯơng không tì ố này đƯợc đặt trƯớc mặt Cha Hằng Hữu một cách khác và mới mẻ trong Mầu Nhiệm Giáng Sinh của Đức Kitô, vì khi ấy Tấm GƯơng Thần Linh đƯợc phản chiếu trong bộ áo loài ngƯời của chúng ta và đƯợc
trang điểm bằng mọi nhân đức và sự thiện hảo nhƯ thể là những viên
trân châu quí hiếm. Chiêm ngắm
tấm
gƯơng này tạo cho Cha vĩnh cửu một sự thỏa lòng
mới (nói theo kiểu loài ngƯời chúng
ta), và toàn thể triều thần thiên quốc cũng đƯợc thông chia sự mãn nguyện
này. Vì vậy, trong niềm hân hoan cùng
tột của các ngài, toàn thể Thần Thánh trên trời cất tiếng
ca ngợi bằng một ca khúc trữ tình, Gloria in Excelsis, Vinh danh trên các tầng trời, giai điệu
của bài ca vọng tới tận trái đất và đổ đầy lòng những ngƯời mục đồng một
niềm
vui khôn tả. TrƯớc khi bản Thánh Ca Gloria kết thúc. Ca đoàn Thiên Thần kéo đến Bêlem, phủ phục trƯớc Hài Nhi mới sinh, và dâng lên NgƯời lòng tôn kính khiêm tốn đối với Đấng là Chúa của họ.
Tất cả những sự kiện xảy ra vào đêm Giáng
Sinh vẫn còn diễn ra hằng
ngày
trong mỗi Thánh
Lễ,
vì ở đây. Con Đầu Lòng của Thiên Chúa lại
trở thành NgƯời một lần nữa trong bàn tay Linh Mục; lời của linh Mục vừa nói
ra, Ngôi Lời lại sinh ra một lần nữa. Đức Kitô đƯợc sinh ra bởi Lời Truyền Phép không phải là một Đức Kitô mới, không có chuyện tăng thêm nhiều
nhân
vị của NgƯời: chỉ là NgƯời hiện diện thật sự ở một nơi mà trƯớc đó
NgƯời không hiện diện một cách thể lý. Thực
vậy, NgƯời vẫn chỉ là một Đức Kitô, luôn luôn duy nhất và bất khả phân chia; nhƯng không phải NgƯời chỉ
hiện diện một
cách thiêng liêng. NgƯời cũng hiện diện một cách thể lý
và hiện thực trên bàn thờ. Và NgƯời tiếp tục hiện diện trong hình bánh hình rƯợu bao
lâu hai thể chất này không bị hƯ hoại. Tuy nhiên, khi các chất này bị biến đổi,
thì
sự hiện diện cá vị của Chúa Giêsu cũng chấm
dứt
và chấm dứt hoàn toàn,
khiến cho nếu NgƯời không hiện diện ở một nơi nào khác, thì NgƯời cũng hoàn toàn không tồn tại và sẽ chẳng có Đức Kitô trên Trời hay dƯới đất.
Vậy, khi Con Một Thiên Chúa đƯợc sinh lại một lần nữa qua lời truyền của linh mục, khi Tấm GƯơng trong sáng và đƯợc trang điểm mọi sự hoàn thiện này
đƯợc cả linh
mục và cộng
đoàn giơ lên và dâng hiến cho Thiên Chúa Cha,
thì
bạn có tƯởng tƯợng nổi niềm vui của Chúa Cha lớn lao thế nào không?
Chắc chắn niềm vui ấy cũng
tƯơng đƯơng với
niềm
vui NgƯời đã cảm nghiệm vào đêm Giáng Sinh, vì vào đêm ấy cũng nhƯ bây giờ, Chúa Cha nhìn thấy cùng
một NgƯời Con mà NgƯời đã nói: Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài
lòng
về NgƯời (Mt 3:17). Chỉ có một sự khác
biệt
này, đó là vào đêm Giáng Sinh, NgƯời mặc lấy một Xác Phàm phải chịu khổ và phải chết, còn bây giờ trong Thánh Lễ, NgƯời mang một Thân Thể Vinh Quang,
trên thân thể này 5 thƯơng tích thánh sáng rực nhƯ những viên ngọc quí. Lần ấy NgƯời sinh ra
với một Thân Thể hữu hình, vật chất; còn bây giờ NgƯời sinh ra cũng với Thân
thể Vật chất ấy nhƯng vô hình.
Để chứng minh điều
này. NgƯời đã
làm phép lạ hóa 5 ổ bánh mì thành 5 ngàn ổ hay nhiều hơn nữa để nuôi ăn 5 ngàn
ngƯời đàn ông, không kể đàn bà và trẻ em, số bánh nhiều nhƯ thế không phải là bánh thiêng liêng mà là bánh vật chất hẳn hoi.
Hơn
nữa, chúng ta phải suy rằng Thiên
Chúa Cha không chỉ hài lòng khi chiêm ngắm Tấm GƯơng Thần Linh này, NgƯời cũng hài lòng vì Tấm GƯơng
này là NgƯời Con Hằng sống và chí ái của NgƯời. NgƯời Con yêu thƯơng NgƯời với hết tình con thảo và làm cho NgƯời vui thích khôn tả. Niềm vui
Thiên Chúa tìm thấy
nơi Nhân Tính của Đức Giêsu Kitô
là một niềm vui
vƯợt xa niềm vui NgƯời nhận đƯợc từ các lời ca ngợi của các Thiên Thần,
từ việc thờ lạy của toàn thể các Thánh và của triệu triệu ngƯời tín hữu. Vì chỉ có
Nhân Tính Thánh Thiêng của Đức Kitô, kết hiệp với Thần Tính trong cùng một ngôi vị duy nhất của NgƯời, mới có khả năng dâng lên Thiên
Chúa sự ngợi khen,
yêu mến và vinh quang xứng với Thiên Chúa Uy Nghi vô biên. NhƯ
Thánh Mechtilde nói: chỉ một mình Đức Kitô biết một cách hoàn hảo rằng
Thiên Chúa đƯợc ca ngợi và tôn vinh một cách xứng hợp nhƯ thế nào
trong HY TẾ THÁNH LỄ. Hy Tế này NgƯời đã
thực hiện một cách kỳ diệu, tuyệt vời đến nỗi dù là các Thần Kêrubim hay các Thần Sêraphim hay bất kỳ
quyền thần nào khác trên trời cũng không thể nào hiểu hết, càng không thể tự
mình thực hiện đƯợc hành vi này. Tất cả các cơ binh Thiên
Thần phải chiêm ngắm với lòng kinh ngạc và ngƯỡng
mộ; trí thông minh của các ngài không
thể
nào dò thấu nguồn vui vô hạn này. Và vì chúng ta biết việc này đƯợc lặp
lại hằng ngày trong hàng ngàn Thánh
Lễ, nên ai có thể tìm đƯợc lời để diễn tả sự lớn lao hay mức độ của niềm vui mà
các Thánh Lễ hằng ngày mang lại
cho Thiên Chúa Ba Ngôi Hằng Hữu?
Lạy Chúa, con vui sƯớng tột độ khi nghĩ đến niềm vui này; Ước gì lòng tôn
kính
chân thành của con có thể làm gia tăng niềm vui ấy. Lạy Chúa Giêsu, con nài xin Chúa
trong Hy Tế Thánh Lễ hãy thể hiện phận sự của con là yêu
mến
và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, và thay con đáp đền tình
yêu và lòng tôn kính mà con chểnh
mảng không dâng lên Chúa cho xứng
đáng.
PHÚC LÀNH ĐỒ XUỐNG TRẦN GIAN
Sau
cùng, chúng ta hãy suy đến vô vàn phúc lành đƯợc đổ
xuống trần gian tội lỗi này nhờ việc tái hiện hằng ngày cuộc
Giáng Sinh của Chúa
chúng ta trong HY TẾ THÁNH LỄ. Nói về việc Đấng Cứu Thế Giáng Sinh. Ngôn Sứ Isaia nói:
Một trẻ thơ đã chào đời, để cứu
ta, một
ngƯời con
đã
đƯợc ban tặng cho
ta (Is 9:5-6). Cũng có thể nói nhƯ thế về sự Giáng Sinh của NgƯời trên bàn
thờ; mỗi khi Thánh Lễ
đƯợc cử
hành, Một Hài Nhi đã chào đời để cứu ta,
một
ngƯời Con
đã đƯợc ban tặng cho ta. Ôi Hồng
Ân vô giá! Quí báu chừng nào, không là gì khác mà là kho tàng quí giá trên
hết mọi kho tàng trên trời, không
là gì
khác mà là NgƯời Con của Cha Hằng Hữu, nơi
NgƯời
chứa đựng
mọi
của cải giàu sang, NgƯời từ Thiên Đàng ngự xuống mọi bàn thờ khi
Thánh Lễ đƯợc cử hành, đem theo những của cải giàu sang và những kho tàng
khôn
lƯờng. Những ơn lành chính là: Ơn Thánh Sủng và Lòng ThƯơng Xót, Ơn
Sám Hối và Ơn Tha Tội, Ơn sửa đổi đời sống,
ơn chết lành, một mức độ
Vinh Quang cao sang hơn trên Thiên Đàng; ngoài rất nhiều ân huệ ở đời này –
đƯợc giữ gìn khỏi tai nạn, tội lỗi và xấu hổ, phúc lành của Thiên
Chúa đổ xuống tất cả những điều chúng ta nói hay làm. Những ơn này và nhiều ơn khác nữa. NgƯời sẵn sàng ban không cho những ai dự lễ sốt sắng, và NgƯời sẽ ban tặng hết sức dồi dào.
Hết
suy gẫm kỹ hơn lời Ngôn Sứ Isaia, chúng
ta sẽ
thấy lời ấy rất khích lệ chúng ta. Vị ngôn sứ nói rõ rằng một Hài Nhi đƯợc sinh ra cho chúng ta, một
ngƯời con đƯợc ban tăng chúng ta. Nếu Hài Nhi Giêsu đƯợc sinh ra cho
chúng ta nhƯ thế trong Thánh Lễ, thì NGƯỜI LÀ CỦA CHÚNG TA, TẤT CẢ
NHỮNG GÌ NGƯỜI CÓ ĐỀU THUỘC VỀ CHÚNG TA VÀ TẤT CẢ
NHỮNG GÌ NGƯỜI LÀM CŨNG THUỘC VỀ CHÚNG TA. Vinh dự, lời
ngơi khen, việc thờ phƯợng và
đền tội mà NgƯời dâng lên cho Thiên Chúa Ba Ngôi cũng là của chúng ta. Còn
niềm an ủi nào lớn hơn cho chúng ta là những kẻ tội lỗi, khi chúng ta
tham dự Thánh Lễ, chúng ta biết rằng không chỉ
có Thánh Lễ, mà chính là Hài Nhi Giêsu cũng là của chúng ta tất cả? Giả nhƯ bạn đã có mặt bên máng cỏ vào đêm Giáng Sinh, giả nhƯ bạn có thể bế Trẻ Sơ
Sinh
dịu dàng trong vòng tay và dâng NgƯời lên cho Thiên Chúa Cha với lời cầu khẩn chân thành xin Chúa
Cha thƯơng xót bạn vì Hài Nhi dịu dàng này,
chẳng lẽ NgƯời không
nghe lời cầu của bạn và ban muôn ngàn ơn huệ và tha
thứ
các tội lỗi của bạn sao? Vậy thì bạn hãy cứ làm nhƯ thế khi tham dự Thánh Lễ. Bạn hãy đến gần bàn thờ trong tinh thần, bế Hài Nhi Thánh trong
vòng
tay bạn và dâng NgƯời lên
cho Chúa Cha. Bạn hãy nhớ, bạn CÓ đến gần
bàn thờ và CÓ để Hài Nhi Giêsu trong tay, trên lƯỡi bạn
hay không?
ĐỨC GIÊSU ‘TRÚT BỎ MÌNH HOÀN TOÀN’
Còn
một điểm nữa cần lƯu ý và cần đƯợc cắt nghĩa. Đó là Đức
Kitô không chỉ sinh ra một cách mầu nhiệm trên Bàn Thờ; trên Bàn Thờ NgƯời còn mang lấy một hình dạng qua thấp hèn khiến cả trời
và đất đều phải kinh ngạc. Trong thƯ gửi tín hữu Philipphê, Thánh Phaolô diễn tả sự hạ mình tột độ của Đấng Cứu
Thế trong cuộc Nhập Thể và Giáng Sinh của NgƯời: Anh em hãy có
những tâm tình nhƯ chính Đức Kitô Giêsu.
NgƯời vốn dĩ là Thiên Chúa mà
không nghĩ phải nhất
quyết duy trì địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa, nhƯng
đã hoàn toàn trút bỏ
vinh
quang, mặc lấy thân nô
lệ, trở nên giống phàm nhân, sống nhƯ ngƯời trần thế. NgƯời lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng
lòng
chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl 2:5-8).
Bằng những lời rất mạnh ấy Thánh
Phaolô [và Chúa Thánh Thần] tuyên bố cho chúng ta biết sự khiêm
nhƯờng sâu thẳm của Đức Kitô, và hƯớng sự chú ý của chúng ta tới việc NgƯời
trút bỏ mình hoàn toàn. NhƯng
ai suy gẫm cuộc Giáng Sinh vô hình
của Chúa chúng ta trong Thánh Lễ sẽ còn thấy ở đó một sự khiêm nhƯờng thẳm
sâu tột độ. Trong cuộc Giáng Sinh
lần đầu ở trần gian. NgƯời trở thành một con ngƯời giống nhƯ mọi ngƯời khác mà mặc lấy hình dáng
của một trẻ thơ khôi ngô kháu khỉnh; nhƯng trong cuộc Giáng Sinh mầu nhiệm. NgƯời
mặc lấy hình bánh và xuất hiện trƯớc con mắt tự nhiên của chúng ta chỉ là một miếng bánh. Hơn thế nữa, NgƯời hạ mình tội độ và trút bỏ mình hoàn toàn
đến độ ẩn mình dƯới những vụn bánh nhỏ nhất mà mắt thƯờng chúng ta có thể thấy.
Đây
quả là sự khiêm nhƯờng vô song và một sự từ bỏ mình chƯa từng
đƯợc nghe nói đến bao giờ. Những lời của vị Vua Ngôn Sứ nói về Đức Kitô
có thể áp dụng thích
hợp nhất
ở đây; Thân sâu bọ chứ ngƯời đâu phải, con
bị đời mắng chửi dể duôi (Tv 21:7). Vì ai mà để ý tới một vụn bánh làm gì? Ai mà nhìn nhận đó là Thiên Chúa của mình?
Ai mà
dành cho NgƯời danh dự và vinh quang? Nào
đâu vẻ huy hoàng thuộc về Thân Thể vinh hiển của NgƯời? Nào
đâu sự Toàn Năng của NgƯời? Nào đâu Đấng
Chí Tôn mà cả trời và đất phải run rẩy khiếp sợ trƯớc mặt NgƯời? NgƯời đã gạt bỏ tất cả những
điều
ấy sang một bên để mặc lấy thân phận hèn hạ nhất. Đấng là Lời Thiên Chúa Hằng Hữu lại không biết thốt ra một vần. Đấng dựng nên Trời và Đất lại
không thể cử động tay chân, Đấng mà các tầng trời không chứa nổi lại bị giam
hãm, nhốt chặt giống nhƯ một cái bánh xốp. Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa
lại nằm trói chặt trên
bàn thờ nhƯ một con chiên bị tế, sẵn sàng
bị giết một lần nữa một cách mầu nhiệm làm tế vật vì chúng ta. Hãy nhìn đức ái khôn tả của NgƯời Yêu
trung thành của con cái loài ngƯời.
Hơn
nữa, trong sự khiêm nhƯờng và hạ mình của NgƯời. Đức Giêsu Kitô trong Thánh Lễ
chấp nhận phục tùng vị linh mục chủ tế, không
chỉ phục tùng ngƯời linh mục tốt lành và sốt sắng, mà còn phục tùng cả những ngƯời nguội
lạnh dửng dƯng, để mặc họ làm gì mình tùy ý. NgƯời
không từ chối nhận phép lành của họ, mặc dù tác giả ThƯ Do
Thái có nói: Điều không
ai chối cãi đƯợc, là chỉ ngƯời dƯới mới nhận lời chúc lành của ngƯời trên (Dt 7:7). Vậy
thì
tại sao Đức Kitô, Đấng muôn vàn ở bên trên các linh mục, mà lại nhận phép
lành của một kẻ dƯới mình muôn vàn?
Vậy mà linh mục ban phép
lành trên bánh thánh không chỉ trƯớc và cả sau lúc Truyền Phép và nhiều lần, thì
quả
thực sự hạ mình của NgƯời sâu thẳm là dƯờng nào! Chúng ta nghe nói khi
Đức Giêsu đến với ông Gioan để xin chịu Phép Rửa, ông một mực can NgƯời và nói: „Chính tôi mới cần đƯợc Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với
tôi!‟ (Mt 3:14). Cũng thế, Linh Mục lẽ ra phải co rúm ngƯời lại trong sợ hãi và thƯa. “Ôi lạy Chúa, con phải đƯợc NgƯời ban phép lành, chứ NgƯời là Thiên
Chúa Chí Tôn, làm sao NgƯời lại nhận phép lành của một kẻ tội lỗi
khốn
nạn nhƯ con?” Đây quả là điều đáng kinh ngạc nhất, quá kinh ngạc đến nỗi chúng ta
tìm hiểu xem tại sao Đức Kitô lại hạ mình xuống thấp đến tột độ nhƯ thế.
Một trong các ly do chính
là: để làm nguôi cơn thịnh nộ
của Thiên Chúa
bằng sự hạ mình tột độ này, và để tránh
cho những ngƯời tội lỗi khỏi phải chịu sự trừng phạt công thẳng vì những
tội ác của họ. Không
có cách nào bảo đảm hơn để làm hòa với một kẻ thù cho bằng tự hạ mình xuống trƯớc mặt kẻ
thù và xin tha thứ. Chúng ta học đƯợc điều này nơi gƯơng ông vua vô đạo
Akháp; Kinh Thánh ghi lại rằng khi Ngôn sứ Elia theo lệnh Chúa báo trƯớc
cho vua biết rằng vì các tội ác của vua, Chúa
sẽ trừng phạt vợ con ông: họ sẽ
không đƯợc chôn cất, nhƯng xác của họ sẽ trở thành thức ăn cho những con chó và chim trời (IV 21:17-24).
Vậy
mà, nếu ông vua Akháp vô đạo đã từng bị coi là kẻ đã làm những tội
ác tầy đình hơn cả các cha ông của ông, nhƯng nhờ khiêm nhƯờng mình hạ
mình nên đã đƯợc Thiên Chúa tha không giáng xuống ông hình phạt mà
NgƯời đã đe thì huống hồ là lòng khiêm nhƯờng của Đức Kitô trên bàn thờ
còn có giá trị biết bao trƯớc
mặt Cha NgƯời ở trên Trời! Vì các tội nhân là những
kẻ đã khiêu khích sự báo oán của Thiên Chúa công minh do thói kiêu ngạo và tội ác của họ. Đức Kitô còn hạ mình thấp hèn hơn ông vua Akháp gấp bội. Vì Đức Kitô đã từ bỏ vẻ vinh quang
của mình. NgƯời ẩn mình dƯới hình Bánh Thánh: NgƯời không còn chỉ cúi đầu mà đi, NgƯời còn nằm trên Bàn Thờ nhƯ một Tế Vật nhẫn
nại, và từ đây tim của NgƯời, NgƯời kêu lên Thiên
Chúa Cha để xin tội cho những kẻ tội lỗi. Thiên Chúa Toàn Năng lại không
nói
với các Thiên Thần của NgƯời giống nhƯ NgƯời đã nói với vị Ngôn sứ
xƯa kia: NgƯơi không thấy con của Ta hạ mình thế nào trƯớc mặt Ta sao? Và các Thiên Thần sẽ trả lời . “Có chúng con thấy. Chúng con kinh ngạc
trƯớc sự
hạ mình sâu thẳm
của
Chúa và là Thiên Chúa
chúng con.” Và Thiên
Chúa sẽ
trả lời: Vì Thánh Tử của Ta đã hạ mình nhƯ thế đã kêu xin cho những kẻ tội
lỗi,
thì Ta sẽ tha cho họ và cất bỏ mọi hình
phạt mà họ đáng chịu vì những lỗi
phạm
của họ.
KẾT LUẬN
Vậy
hỡi ngƯời tội lỗi, xin hãy nghe. Hãy nghe Thiên Chúa nói gì với bạn
và bạn sẽ hiểu tại sao cuộc đời bạn đã đƯợc kéo dài cho tới hôm nay và tại sao bạn đã không bị trừng phạt theo số lƯợng tội
ác của bạn. Phần tôi, tôi nghĩ
lý do chính là bạn đã siêng năng tham dự Thánh Lễ và nhờ đó đƯợc hƯởng sự chuyển cầu của Đức Kitô. Trên Bàn Thờ, NgƯời đã lấy lợi ích của bạn làm
của NgƯời, NgƯời đã
hạ mình trƯớc mặt Chúa
Cha vì bạn: NgƯời đã tránh cho bạn những
hình
phạt mà bạn đáng chịu. Vậy, hãy hết lòng biết ơn và dâng lời tạ ơn lên cho đấng bào chữa trung thành
của bạn và với tâm tình biết ơn, hãy
thƯa với NgƯời:
“Xin dâng lời ngợi khen và vinh quang
lên NgƯời, lạy Chúa Giêsu, vì tình thƯơng vô biên NgƯời đã từ Trời hạ cố xuống trong Thánh Lễ và biến đổi
bánh và rƯợu thành Thịt và
Máu Thánh NgƯời, chịu
ẩn mình dƯới những hình
dáng thấp hèn này và nhờ
lòng
khiêm nhƯờng sâu thẳm này. NgƯời làm nguôi
cơn
thịnh nộ của Thiên Chúa và
tránh cho chúng con khỏi những hình phạt do
tội
lỗi chúng con gây ra. Vì ơn lành vô giá này, chúng con tạ ơn NgƯời với cả trái
tim và linh hồn chúng con. Với mọi khả năng của trí khôn và linh hồn,
chúng con ca ngợi tôn vinh NgƯời, và nài xin các cơ binh Thiên Thần hợp
tiếng với chúng con. Chúng con khiêm nhƯờng nài xin NgƯời soi sáng tâm trí
chúng con, để chúng con hiểu rõ hơn mầu nhiệm cứu độ mà NgƯời thực hiện hằng ngày trên các Bàn Thờ của chúng
con, để chúng con có thể quí mến và
tôn
kính các mầu nhiệm
ấy cho xứng đáng và nhờ đó đƯợc hƯởng ơn
cứu độ muôn đời. Amen.”
Post a Comment